Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần: 14

Tiết: 66, 67

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1. Kiến thức:

_Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

_Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được hạnh phúc của người lao động.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: nhân vật, bức tranh thiên nhiên

3. Thái độ:

Yêu mến những con người không tên, không kể lứa tuổi, ngành nghề, vai trò xã hội âm thầm, miệt mài lao động phục vụ tổ quốc, phục vụ những lợi ích chính đáng của con người.

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2009
Văn bản: LẶNG LẼ SA PA
Nguyễn Thành Long
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 14
Tiết: 66, 67
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
_Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
_Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được hạnh phúc của người lao động.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: nhân vật, bức tranh thiên nhiên
3. Thái độ:
Yêu mến những con người không tên, không kể lứa tuổi, ngành nghề, vai trò xã hội âm thầm, miệt mài lao động phục vụ tổ quốc, phục vụ những lợi ích chính đáng của con người.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Dạy – học Ngữ văn 9, bảng phụ.
-Học sinh:
Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
1.Kiểm tra bài cũ.	
1. Đoạn văn sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói, lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại. Họ dạt cả vào các khoảnh bóng cây tránh nắng. Một vài tiếng động nhẹ khẽ gợn lên, oi ả.
a. Tự sự b. Miêu tả
c. Biểu cảm d. Lập luận
2. Phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.
Thực hiện theo yêu cầu
- Chọn câu c
- Nội dung bài học
2. Giới thiệu bài mới.
Trong lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có một nhân vật làm cho người đọc phải chú ý: đó chính là người họa sĩ già. Dường như chính tác giả đã hóa thân và người nghệ sĩ cao tuổi, giàu kinh nghiệm đời, say mê sự nghiệp ấy gửi tới bạn đọc những điều tâm đắc về cuộc sống, về con người. Một trong những điều tâm đắc nhất phải chăng đã được biểu hiện trong giây phút xáo động tâm hồn của nhà họa sĩ? Khi trò chuyện với anh thanh niên khí tượng, ông đã nghĩ: Những điềui suy nghĩ đứng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao nhiêu điều suy nghĩ trong óc người khác Vậy, những vang âm nào đã ngân lên từ Lặng lẽ Sa Pa?
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu giới thiệu chung.(10’)
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả.
ơMục tiêu: Giúp HS nắm những nét khái quát về tác giả, tác phẩm; hiểu các từ khó phục vụ cho việc tìm hiểu văn bản.
-GV gọi HS đọc phần chú thích SGK 188.
-Trình bày những nét chính về tác giả và truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
-GV chốt những nội dung chính ghi bảng
HS đọc nội dung chú thích
HS khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm – trình bày.
-Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
-Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.
2. Tác phẩm. 
-Tác phẩm là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả.
-Truyện rút ra từ tập Giữa trong xanh in năm 1972.
HĐ3:Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.(50’)
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản
ơMục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được hạnh phúc của người lao động. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: nhân vật, bức tranh thiên nhiên.
2. Bố cục:
-GV hướng dẫn HS đọc: Giọng chậm, cảm xúc, lắng sâu, kết hợp kể, tóm tắt 
-GV đọc đoạn đầu từ đầu  anh ta kìa SGK 181.
-GV gọi hai học sinh đọc – nhận xét.
-GV: Kể đoạn cuối từ “Trời ơihết”
-Hãy cho biết bố cục của đoạn trích.
-GV chốt lại dán bảng phụ :
Đoạn 1: Từ đầu đến “anh ta kia kìa” (SGK 180 – 181): Giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cơ.ø 
Đoạn 2: Những lời giới thiệu như thế (181 – 187): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên, bác họa sĩ, cô kỹ sư 
Đoạn 3: Còn lại: Cuộc chia tay giữa anh thanh niên và đoàn khách.
-Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về cốt truyện – nhân vật ? 
-Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật nào ? 
-Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long :
 Truyện tập trung thể hiện nhân vật anh thanh niên sống và làm việc ở đỉnh Yên Sơn – Nhân vật anh thanh niên sống và làm việc ở đỉnh Yên Sơn – Nhân vật anh thanh niên là người thế nào -> phân tích.
-GV: Cho HS đọc thầm đoạn 1 của truyện (181)
-Anh thanh niên được tác giả miêu tả như thế nào? Tính cách anh thanh niên ra sao ?
-Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên được tác giả miêu tả cụ thể như thế nào ?
-Qua các chi tiết trên, em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên ? Cái gì đã giúp anh vượt qua hoàn cảnh ấy ?
-GV: Anh hiểu rõ công việc thầm lặng mình là cần thiết và có ích cho mọi người. Nó gắn liền anh với mọi người và cuộc sống chung đất nước. Anh yêu công việc của mình “cuộc sống của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Anh suy nghĩ thật chính chắn: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia” (SGK 185).
-GV: Trong công việc là thế, còn với cuộc sống của bản thân, anh tổ chức sắp xếp thật ngăn nắp chủ động: trồng hoa, nuôi gà tự học, đọc sách ngoài giờ làm việc. Trong công việc là thế, còn với cuộc sống của bản thân anh tổ chức sắp xếp thật ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học, đọc sách ngoài giờ làm việc.
-Bên cạnh hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên. Em hãy tìm những phẩm chất đáng quý.
*GV: Ở người thanh niên ấy ta còn thấy được những nét tính cách và phẩm chất đáng quý. Đó là sự cởi mở, chân thành, xem trọng tình cảm. Tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, nhiệt thành, sự săn sóc chu đáo của anh với ông họa sĩ và cô gái mới lần đầu gặp gỡ đã nói lên nét đáng mến ở anh. Ngoài ra anh còn là người khiêm tốn và thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh từ chối không cho bác hoạ sĩ vẽ chân dung mình và nhiệt thành giới thiệu với ông người khác đáng cảm phục hơn. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau SaPa và anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét.
-Qua tìm hiểu về anh thanh niên em có ấn tượng và suy nghĩ gì ? 
-GV: Đọc đoạn cuối SGK 182. “Họa sĩ nghĩ thầmnay”
-Em thấy ở cô kĩ sư trẻ có gì đặc biệt qua lời giới thiệu của bác lái xe ?
-Cùng với sự bàng hoàng là sự hàm ơn đối với người thanh niên -> không phải vì bó hoa mà anh tặng cô mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô ? Cái độc đáo ở đây là sự lan tỏa từ cuộc sống tâm hồn của người khác. 
-Hãy tìm những chi tiết về ông họa sĩ già. Nêu cảm nhận của em về nhân vật này ?
* GV: Ngay từ phút đầu gặp gỡ anh thanh niên, bằng sự từng trải, nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật ông đã xúc động và bối rối ? Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn khơi gợi một ý sáng tác..”. Chính ông đã làm cho chân dung nhân vật chính “anh thanh niên” sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng 
-Bác lái xe là người như thế nào ? Em có nhận xét gì về bác ? 
-GV: Qua lời kể của bác lái xe, cô gái, ông họa sĩ và người đọc hồi hộp đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên. Bên cạnh các nhân vật còn có các nhân vật xuất hiện gián tiếp: ông kỹ sư vườn rau SaPa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét -> sự từ chối làm mẫu vẽ của anh thanh niên trước họa sĩ còn mở ra trước mắt người đọc cả đội ngũ người tri thức cống hiến thầm lặng.
-GV: Cho HS đọc 2 đoạn tả cảnh tiêu biểu.
(1) Những nét hớn hở dừng sít lại(SGK 181).
(2) Hai ông con rực rỡ theo (SGK 188)
-Chất trữ tình toát lên từ những yếu tố quan trọng nào ?
-GV bình: Sức hấp dẫn và góp phần thành công truyện “Lặng lẽ SaPa” là chất trữ tình, chất trữ tình này được toát lên từ những đoạn truyện tả cảnh thiên nhiên. Thế nhưng chủ yếu vẫn là từ nội dung của truyện. Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mọi người có thể nói tác phẩm này mang dáng dấp một bài thơ. Chất thơ bàng bạc trong truyện từ thiên nhiên, từ cảnh núi cao đến hình ảnh con người làm việc trong lặng lẽ mà không hề cô độc. Tác giả đã tạo được một không khí trữ tình cho tác phẩm nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp những sự việc, con người mộc mạc bình dị nhờ thế chủ đề tác phẩm được rõ nét và sâu sắc.
HS đọc đúng yêu cầu
HS chia bố cục – trình bày
-Bố cục chia làm ba phần.
HS nhận xét – trình bày:
-Cốt truyện đơn giản, tình huống cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và đoàn khách; anh thanh niên hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác.
HS trả lời:
-Ngôi 3 – điểm nhìn trần thuật: ông họa sĩ.
HS lắng nghe
HS đọc đoạn 1
HS quan sát văn bản – trình bày:
- Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét quanh năm giữa cây cối, mây núi SaPa.
-Làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây  chiến đấu”.
-Công việc đòi hỏi, tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao “Nửa đêm, đúng giờ ốpqui định”.
HS khái quát – trình bày.
- Hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt.
- Có ý thức trách nhiệm và tình yêu đối với công việc.
HS lắng nghe
HS tìm – trình bày:
- Có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người.
- Cuộc sống không cô đơn buồn tẻ vì anh ... u cảm, miêu tả nội tâm nhân vật. Các nhân vật được miêu tả rõ nét qua lời nói, cử chỉ, hành động, suy nghĩ
HĐ5:Hướng dẫn học sinh thực hiện luyện tập.(8’)
IV.Luyện tập.
ơMục tiêu: Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật; rèn kĩ năng làm văn tự sự.
-Hãy phát biểu của em về một trong hai nhân vật : anh thanh niên, ông họa sĩ.
-Gọi học sinh trình bày – nhận xét.
HS viết đoạn văn nêu cảm nghĩ.
HS trình bày – nhận xét.
 Phát biểu về một trong hai nhân vật : anh thanh niên, ông họa sĩ.
HĐ6:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
-Về nhà đọc lại tác phẩm.
-Soạn bài: Xem lại kiến thức về văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm -> Chuẩn bị cho bài viết bài tập làm văn số 3.
+ Tham khảo các đề văn sách giáo khoa.
+ Đọc sách tham khảo ở thư viện.
Ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 14
Tiết: 68, 69
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
Vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài Tập làm văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày.
3. Thái độ:
Qua bài viết, học sinh ý thức tầm quan trọng của việc ứng dụng kiến thức toàn diện của bộ môn vào việc thực hành tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Những bài văn hay Ngữ văn 9.
-Học sinh:
Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Ổ định tổ chức.( 5’)
-GV ổn định và sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh.
-Nêu yêu cầu của hai tiết hôm nay.
HS thực hiện theo yêu cầu.
HĐ2:Cho học sinh tiến hành viết bài.( 80’)
ơMục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức vào việc viết bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. Rèn kĩ diễn đạt, trình bày, ý thức được tầm quan trong của việc ứng dụng lí thuyết vào thực hành.
-GV chép đề lên bảng, yêu cầu học sinh bắt đầu viết bài.
-GV yêu cầu học sinh làm bài nghiêm túc.
-GV theo dõi học sinh làm bài.
-GV thu bài nhận xét quá trình làm bài của học sinh.
HS chép đề bài.
HS viết bài đúng yêu cầu và nghiêm túc.
HS nộp bài đúng thời gian qui định.
Đề: Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
1. Mở bài :
-Giới thiệu nội dung chính về một kỉ niệm đáng nhớ em và 
thầy ( cô )giáo cũ.
2. Thân bài :
-Đó là kỉ niệm gì?
-Xảy ra vào thời điểm nào?
-Câu chuyện diễn ra như thế nào? Đáng nhớ ở chỗ nào?
-Có sử dụng các yếu tố miêu tả miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc của người viết về tình thầy trò.
3. Kết bài:
-Những mong ước, hứa hẹn của bản thân.
HĐ3:Hướng dẫn công việc ở nhà.(5’)
-Soạn bài : Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
+ Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét về ngôi kể.
+ Oân lại kiến thức về ngôi kể.
Ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 14
Tiết: 70
NGƯỜI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn.
3. Thái độ:
Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc lựa chọn ngôi kể thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong việc bộc lộ nội dung câu chuyện trong văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo SGK, SGV, Dạy – học Ngữ văn 9, bảng phụ.
-Học sinh:
Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(3’)
1.Kiểm tra bài cũ.
1. Lí do nào sau đây khiến hình thức độc thoại nội tâm không đứng sau dấu gạch đầu dòng?
a.Do đó không phải là lời nói. b.Do lời nói đó không thốt thành lời.
c.Do đó là lời của tác giả. d.Do nó có hình thức của lời dẫn gián tiếp.
2. Giá trị của các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự? Nêu và phân tích ví dụ để chứùng minh.
Thực hiện theo yêu cầu
- Chọn câu b
- Nội dung bài học, cho ví dụ đúng yêu cầu
2. Giới thiệu bài mới.
 Ai cũng biết tự sự là kể lại sự việc, thuật lại sự việc diễn ra như thế nào, nhưng ai là người kể, người kể xuất hiện ở ngôi kể nào, xưng là gì ? Có nghĩa là sự việc ấy nhìn qua con mắt (điểm nhìn) của ai. Sự thay đổi ngôi kể nào thì nội dung hiện thực của câu chuyện có nghĩa thiết thực 
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.(15’)
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
ơMục tiêu: HS hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự. Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn.
-Cho HS đọc – tìm hiểu đoạn trích SGK 192.
-Đoạn trích kể về ai ? Kể về sự việc gì ? Ai là người kể câu chuyện trên ? 
-Cách kể này có già khác với cách kể bình thường mà các em đã được học ở lớp dưới ?
-Những câu nói: (1) giọng cười đầy tiếc rẻ, (2) Những người con gáinhư vậy”, là nhận xét của người nào ? Về ai ?
-Nêu những căn cứ để có thể nhận xét “Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động của các nhân vật ?
HS đọc đoạn trích – trình bày – bổ sung:
-Kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ với anh thanh niên.
-Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan “Anh thanh niên vừa vào kêu lên”, “Cô kĩ sư mặt đỏ ửng”, “Bỗng nhà họa sĩ già quay lại”.
HS trình bày :
- Lớp dưới: Ngôi I xưng “tôi” hoặc tên.
- Lớp 9: Người kể chuyện giấu mình (ông họa sĩ) nhưng lại có mặt khắp nơi trong văn bản.
HS trình bày :
- Nhận xét của người kể về anh thanh niên và lồng vào đó là suy nghĩ của anh ta. (2) lời người kể như nhập vào anh thanh niên để nói hộ tình cảm của anh ta. Nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện.
HS nêu dẫn chứng:
-Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn để người kể chuyện. 
1. Tìm hiểu đoạn trích.
- Người kể giấu mình -> ngôi thứ ba. 
-Ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ I ta còn có cách kể chuyện nào ?
HS trả lời:
-Ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ I còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
- Từng cách kể (theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba) theo em có những ưu điểm và hạn chế riêng nào?
Từng cách kể (theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba) theo em có những ưu điểm và hạn chế riêng nào?
-Người kể chuyện có vai trò gì trong văn bản tự sự?
HS khái quát – trình bày:
- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ I, còn có kể chuyện theo ngôi thứ ba. - Vai trò : Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện; giới thiệu và đánh giá nhân vật và tình huống
2. Ghi nhớ:
- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ I, còn có kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể giấu mình 
- Vai trò : Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện; giới thiệu và đánh giá nhân vật và tình huống
-GV: Cho HS đọc phần ghi nhơ.
HS đọc ghi nhớ
*Chốt: Từng hình thức kể có những ưu điểm và hạn chế riêng, tùy vào ý đồ bộc lộ nội dung mà người viết cần có sự lựa chọn cho phù hợp.
HS lắng nghe
HĐ3:Hướng dẫn HS luyện tập.(25’)
II. Luyện tập.	
ơMục tiêu: HS khắc sâu đặc điểm của hai hình thức kể chuyện; rèn luyện kĩ năng kể chuyện theo những ngôi khác nhau.
-GV: Cho HS đọc đoạn trích SGK 193 và trả lời câu hỏi SGK 194.
Gợi ý: 2 (a) – Người kể chuyện là ai ?
Đó là chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
-Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế nào so với ngôi kể thứ ba ở đoạn trích mục I.
-Hướng dẫn HS chuyển ngôi kể 3 sang ngôi 1.
- Chọn người kể là cô kĩ sư nông nghiệp. 
-GV gợi ý sửa chữa -> giáo viên treo đáp án.
HS đọc bài tập
HS trình bày:
-Ưu điểm: Giúp người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.
- Hạn chế: Trong miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật. 
HS thực hiện viết đoạn văn chuyển ngôi kể 3 sang ngôi 1.
1. Đọc đoạn trích.
2. Trả lời câu hỏi:
a) – So sánh cách kể trong 2 đoạn văn:
- Người kể xưng “tôi” -> ngôi thứ nhất.
b). Chọn nhân vật cô kỹ sư là người kể chuyện:
- Nghe tiếng chàng trai kêu to: “Trời ơn, chỉ còn có năm phút” và sau đó là một giọng cười đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy giật mình, bâng khuâng
Bỗng chàng trai chạy ra sau nhà rồi trở lại ngay với cái làn trên tay. Nhà họa sĩ già tặc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên, chợt cảm thấy lúng túng, bèn đưa bàn tay 
đặt lên chiếc ghế, rồi thong thả đi đến chỗ nhà họa sĩ. Đúng lúc ấy chàng trai kêu lên: “Ô cô quên chiếc mùi soa dây này”.
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
1. Học bài, rèn luyện văn tự sự, chú ý ngôi kể.
2. Chuẩn bị văn bản Chiếc lược ngà
+ Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, từ khó.
+ Tóm tắt văn bản
+ Thực hiện các câu hỏi Đọc –Hiểu văn bản.
Ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_14_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_t.doc