Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

TIẾT : 66 & 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích)

NS : 6/11/2010 - Nguyễn Thành Long -

ND :9/11/2010

A. Mức độ cần đạt.

- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về nhựng người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Hiểu, cảm nhận được nội dung, nghệ thuật truyện Lặng lẽ Sapa.

B. Trọng tâm kiến thức

 1. Kiến thức :

- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên – con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc.

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động , hấp dẫn trong truyện.

 2. Kĩ năng :

- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

 3. Giáo dục : Thông qua tiết học, giáo dục học sinh lí tưởng sống cao đẹp, ý thức góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, có lối sống cao đẹp

C. Phương pháp: Phân tích, thuyết giảng, thảo luận

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 66 & 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích)
NS : 6/11/2010	 - Nguyễn Thành Long -
ND :9/11/2010	
A. Mức độ cần đạt.
- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về nhựng người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, nghệ thuật truyện Lặng lẽ Sapa.
B. Trọng tâm kiến thức
 1. Kiến thức : 
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên – con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động , hấp dẫn trong truyện..
 2. Kĩ năng :
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. 
 3. Giáo dục : Thông qua tiết học, giáo dục học sinh lí tưởng sống cao đẹp, ý thức góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, có lối sống cao đẹp 
C. Phương pháp: Phân tích, thuyết giảng, thảo luận
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 9D: 9E:
 2. Bài cũ : - Phân tích hình tượng nhân vật ông Hai để thấy được tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng ciến của người nơng dântrong thời kì kháng chiến chống pháp? 
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 Học sinh đọc chú thích é sách giáo khoa trang 188.
? Cho biết một vài nét chính về tác giả Nguyễn Thành Long?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
? Đoạn trích thuộc phần nào của tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
GV hướng dẫn cách đọc và gọi HS đọc một số đoạn.
? Em hiểu như thế nào về các từ “vật lí địa cầu, tam thất, máy nhật quang kí ”?
? Xác định thể loại của văn bản?
? Cảnh đẹp Sapa được miêu tả qua những chi tiết nào? Cảnh ấy gợi cho ta suy nghĩ gì?
? Qua cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên và ông họa sĩ, em biết được gì về cuộc sống và công việc của anh thanh niên ? Đặc thù của công việc này là gì?
- Em hãy đặt mình vào hoàn cảnh ấy và nhận xét gì về hoàn cảnh sống và công việc của anh?
? Điều gì đã giúp anh vượt qua hoàn cảnh ấy để thực hiện tốt nhiệm vụ? Anh suy nghĩ và quan niệm như thế nào về nghề nghiệp và lí tưởng sống?
- Từ đó em có nhận xét gì về anh thanh niên/
? Tìm những chi tiết khắc hoạ hình ảnh anh thanh niên trong đời sống hằng ngày và trong quan hệ với mọi người?
- Từ đó nhận xét về vẻ đẹp trong tính cách của anh?
- Anh không hề cô đơn vì anh tìm thấy được nguồn vui khác: đọc sách, tròng hoa, nuôi gàvà vì anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, khoa học
- Anh khao khát được gặp gỡ trò chuyện với mọi người, anh quan tâm chu đáo với mọi người(hoa, trứng, tam thất)
- Anh thấy công việc và những lời giới thiệu của nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé, anh vẫn còn thua ông bố là chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc, rồi khi bác hoạ sĩ kí hoạ chân dung , anh giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn.
- Nhận xét gì về nghệ thuật giới thiệu nhân vật ?
- Qua nhân vật anh thanh niên em có nhận xét gì về phẩm chất của những người lao động bình thường? 
- Ngoài nhân vật anh thanh niên, còn có những nhân vật nào khác? Các nhân vật ấy đóng vai trò gì? 
+ Ông hoạ sĩ: Vừa là điểm nhìn trần thuật vừa thể hiện suy nghĩ, tình cảm của tác giả.
+ Cô kĩ sư: Giúp câu chuyện đậm chất trữ tình qua cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa 2 con người xa lạ. Tuy vậy, đó lại là sự đồng cảm của thế hệ, của lí tưởng thanh niên VN một thời đánh Mĩ.
+ Bác lái xe: Làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, gợi sự tò mò, tìm hiểu của người đọc.
+ Các nhân vật vắng mặt: Góp phần thể hiện chủ đề của truyện, tập trung hoàn thiện hình tượng anh thanh niên
- Họ có điểm gì chung? 
* Thảo luận: Em có uy nghĩ gì về thái độ sống của một bộ phận giới trẻ ngày nay? Vậy sông trong thời bình, bản thân em cần phải làm gì để góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
( Phải có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, không ngừng học tập và làm theo tấm gương HCM)
- Em hãy rút ra ý nghĩa của truyện?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết.
- Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật? 
-Hãy chỉ ra những chi tiết tạo nên chất trữ tình? 
( Chất trữ tình:Miêu tả cảnh Sapa; Vẻ đẹp cuộc sống một mình giữa thiên nhiên, một mình với công việc thầm lặng mà không hề cô 9ơn; cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều cảm xúc trong lòng kẻ ở-người đi)
- Khái quát nội dung văn bản?
* Thảo luận: 1)Tại sao tất cả những nhân vậttrong truyện, đều không được đặt tên.?
(Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hoá họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình thường, phổ biến thường gặp trong quần chúng nhân dân ta trên khắp nẻo đường đất nước.)
2) Tại sao truyện mang tên “ Lặng lẽ Sapa ”?
I. Giới thiệu chung.
 1. Tác giả : 
 - Nguyễn Thành Long (1925 – 1991). Ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp.
- Ơng cĩ những đĩng gĩp cho nền văn học Việt Namhiện đại ở thể loại truyện kí.
 2. Tác phẩm.
 “Lặng lẽ Sa Pa”ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai của tác giả.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc, giải thích từ khó.
 - Đọc, tóm tắt.
 - Chú thích : SGK/ 188.
2. Tìm hiểu văn bản
 a Thể loại : truyện ngắn.
 b. Cảnh đẹp Sapa:
- Đẹp một cách kì lạ.
- Những cây thông rung tít trong nắng.
- Mây cuộn tròn, lăn trên vòm lá ướt sương.
-> Bức tranh nên thơ .
c. Chân dung con người lao động .
 * Anh thanh niên:
 - Hoàn cảnh sống và làm việc.
 + Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm tuyết phủ, xung quanh không một bóng người.
+ Công việc : đo gió, đo mưa, tính mây-> công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác 
=> Cuộc sống cô đơn, vắng vẻ, công việc đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao.
- Ý thức và thái độ của anh đối với công việc: 
+ Say mê,tìm thấy niềm vui trong công việc.
+ Quan niệm : người với việc là đôi.
+ Công việc của anh có ích và cần thiết cho đất nước, cho nhân dân. ( góp phần vào cuộc kháng chiến.)
-> Lời kể giàu chất nghị luận
=> Con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc.
- Nét đẹp trong tính cách:
 + Tổ chức, sắp xếp cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp, đơn giản 
 + Chân thành, quý trọng tình cảm.
 + Khiêm tốn, thành thực. 
-> Cách kể tự nhiên, sinh động.
=> Chân dung của con người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp. 
*. Các nhân vât khác.
 - Ôâng hoạ sĩ. cô kĩ sư, bác lái xe 
 - Các nhân vật vắng mặt.
=> Các nhân vật phụ một mặt giúp cho hình ảnh anh thanh niên đẹp hơn, mặt khác làm nổi bật phẩm chất con người Sa Pa say mê lao động, thầm lặng cống hiến.
d. Ý nghĩa văn bản:
 Lặng lẽ Sapa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong mộtchuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
3. Tổng kết.
 a. Nghệ thuật.
- Tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Miêu tả đặc sắc.
- Kết hợp kê, tả, nghị luận.
- Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm.
 2. Nội dung.
- Cảnh đẹp nên thơ trên vùng núi Sapa .
- Khắc hoạ chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất cao đẹp.
- Lòng mến yêu, cảm phục đối với những người đang cống hiến quên mình cho Tổ quốc.
III. Hướng dẫn tự học
 - Đọc diễn cảm truyện. 
 - Viết đoạn văn cảm nhận về một vài chi tiết nghệ thuật mà em thích nhất/
 - Chuẩn bị viết bài văn số 3.
E. Rút kinh nghiệm :
...
TIẾT : 69 & 70	 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
NS :12/11/09
ND :13/11/09
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh : củng cố , khắc sâu những kiến thức về văn tự sự và vận dụng những	kiến thức ấy vào việc thực hành viết một bài văn tự sự cụ thể.
 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh tính cẩn thận, nghiêm túc, trung thực  trong học tập.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết văn tự sự kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm nhân vật.
B. Chuẩn bị.
	Giáo viên : Đề ra, gợi ý đáp án.
	Học sinh : xem trước bài, chuẩn bị giấy, bút.
C.Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : Xem xét tình hình chung 
 2. Kiểm tra :
	Ø Đề ra : Hãy tưởng tượng mình được gặp người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Em hãy viết về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
 Ø Gợi ý đáp án.
 1. Mở bài (1.5 điểm).
 Giới thiệu tình huống gặp gỡ (thời gian, không gian, địa điểm ).
 2. Thân bài (7 điểm).
 a. Khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm chiến tranh kết thúc.
 ( Giọng nói, tiếng cười, khuôn mặt, trang phục ).
 b. Cuộc trò chuyện với người chiến sĩ.
 - Người lính Trường Sơn kể lại cuộc chiến đấu trong những năm chống Mĩ ác liệt.
 + Những khó khăn.
 + Những kỉ niệm đáng nhớ.
 + Những sức mạnh làm nên chiến thắng 
 - Những câu hỏi, tâm sự của những người đi sau – thế hệ trẻ chúng ta.
 - Suy nghĩ về chiến tranh, về quá khứ hào hùng của dân tộc 
 - Xác định trách nhiệm gìn giữ hoà bình.
 c. Kết bài (1.5 điểm).
 Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật “tôi” về người lính và ước mơ của bản thân, của nhân dân.
1 é Yêu cầu chung : bài văn đầy đủ bố cục ba phần, xác định đúng thể loại, đảm bảo nội dung, diễn đạt rõ ràng, rành mạch , bài viết có sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm 
 3. Thu bài.
4. Hướng dẫn về nhà.
 Xem lại bài, chuẩn bị tiết “Người kể chuyện trong văn bản tự sự”.
5. Rút kinh nghiệm :
. 
.
 TIẾT : 68	 NGƯỜI KỂ CHUYỆN 
 NS :8/11/2010	 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 ND :9/11/2010
A. Mức độ cần đạt.
- Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện .
- Thấy được tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.
B. Trọng tâm kiến thức:
 1. Kiến thức :
 - Vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.
 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, bồi dưỡng cho học sinh ý thức ham tìm tòi, chịu khó suy nghĩ, ham học hỏi trong học tập.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố người kể, ngôi kể khi trong quá trình tạo lập văn bản.
C. Phương pháp: Thuyết giảng, thảo luận, phát vấn
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 9D: 9E: 
 2. Bài cũ : a. Phân biệt đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
 b. Làm bài tập 2 /tr 179
 3. Bài mới :
Hoạt động củaGV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của người kể trong văn bản tự sự
 Học sinh đọc đoạn trích trong tác phẩm “Lặng lẽ SaPa” ở bảng phụ.
? Đoạn trích kể về ai và kể về sự việc gì? Ai là người kể các nhân vật và sự việc trên?
? Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì lời văn phải thay đổi như thế nào?
? Câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẽ” là nhận xét của nhân vật nào? Về ai?
?Người kể có thể đứng ở những vị trí nào trong tác phẩm tự sự? Tương ứng với mỗi vị trí, người kể phải xưng hô như thế nào? Tác dụng?
 Học sinh đọc ghi nhớ trang 193.
Hoạt động 2 : Học sinh thảo luận bài tập.
Đọc bài tập 1.
? So sánh với đoạn trích vừa phân tích, cách kể ở đoạn trích này có gì khác?
? Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế nào so với ngôi kể trong đoạn trích rên?
? Chọn một trong ba nhân vật trong đoạn trích ở ví dụ 1 làm người kể chuyện, sau đó chuyển thành đoạn văn khác sao cho phù hợp với ngôi kể, giọng văn, cách kể ?
* GV hướng dẫn HS tự học.
I. Tìm hiểu chung
1. Vai trò của người kể trong văn bản tự sự.
 *Xét Ví dụ : 
 a. Ví dụ 1 :SGK/ 192.
 - Người kể giấu mình nhưng lại như có mặt khắp mọi nơi trong văn bản. 
 - Biết được mọi việc.
 - Nhìn thấu được nhân vật trong truyện..
=> Kể theo ngôi thứ ba (số ít),
 b. Ví dụ 2 : Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
 => Kể theo ngôi thứ nhất (số ít), người kể xứng “tôi”.
* Vai trò của người kể: dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, kết nối các sự việc , giúp người đọc hiểu về nhân vật , đưa ra nhận xét, đánh giá về những điều được kể.
 2. Ghi nhớ : SGK/ 193.
II. Luyện tập.
 1. Bài tập 1. Xác định ngôi kể.
 Kể theo ngôi thứ nhất, người kể là nhân vật “tôi” – bé Hồng.
 - Ưu điểm : nhân vật được bộc lộ cảm xúc chủ quan; miêu tả được những diễn biến tinh vi, phức tạp của nhân vật 
 - Hạn chế : tính khái quát thấp, dễ tạo ra sự đơn điệu 
 2. Bài tập 2.
 Gợi ý :
 Ví dụ chọn nhân vật cô gái :
 - Tâm trạng của cô khi anh thanh niên thông báo thời gian đã hết.
 - Lời muốn nói (suy nghĩ của cô) khi nắm tay anh thanh niên 
III. Hướng dẫn tự học.
 - Ghi lại hình dung của em về một người kể chuyện trong một văn bản cụ thể.
 - Hoàn chỉnh các bài tập.
 - Chuẩn bị Bài viết số 3.
5.Rút kinh nghiệm 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_14_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs.doc