Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS ĐạM’rông

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS ĐạM’rông

Văn bản

LẶNG LẼ SA PA

 Nguyễn Thành Long

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tp.

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

- Phân tích được nhân vật trong tp tự sự.

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tp.

3. Thái độ:

- Tình yêu quê hương đất nước, suy nghĩ về trách nhiệm của cá nhân về sự cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho đất nước.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp, thuyết trình, phân tích

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thị Nhung - Trường THCS ĐạM’rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 66,67
Ngày soạn: 05-11-2010
Ngày dạy: 08-11-2010
Văn bản
LẶNG LẼ SA PA
 Nguyễn Thành Long
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
Kiến thức:
Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tp.
Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
Kĩ năng:
Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
Phân tích được nhân vật trong tp tự sự.
Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tp.
Thái độ:
Tình yêu quê hương đất nước, suy nghĩ về trách nhiệm của cá nhân về sự cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho đất nước.
PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3
2. Kiểm tra: Nhân vật ông Hai gợi cho em suy nghĩ gì về người nông dân VN trong kháng chiến?
( Người dân yêu làng, yêu nước . Tình cảm phát triển tự nhiên thể hiện ý thức của người nông dân về trách nhiệm đối với đất nước.)
3. Bài mới: Từ những cuộc gặp gỡ bình thường với những con người lặng lẽ đang làm việc miệt mài cho đất nước ở Sa Pa , nơi nghỉ mát kì thú nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng cao đẹp, qua một chuyến đi , ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn , nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết thành một truyện ngắn đặc sắc, dạt dào chất thơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
GV : Nêu vài nết về tác giả và tác phẩm?
HS : Dựa vào chú thích, trả lời.
GV : Khái quát những nét chính.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
GV : Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu từ khó.
-Cùng hs đọc phần đầu và gọi hs đọc phần tiếp đến hết. 
GV : Lời kể xuất phát từ điểm nhìn của nhân vật ông hoạ sĩ, anh thanh niên, bác lái xe, hay từ người nào khác? 
HS : Tác giả giấu mình. Vì truyện này kể theo ngôi thứ 3.
GV : Xác định sự đan xen các phương thức biểu đạt? 
HS : tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, lập luận.
GV: Tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ SaPa?
GV: Phát biểu chủ đề của truyện?
THẢO LUẬN NHÓM : 
GV: Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật anh thanh niên thể hiện qua những khía cạnh nào ?
HS: 
- Trong công việc 
- Trong cuộc gặp gỡ 
- Trong đời sống thường ngày 
GV: Cho biết hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét gì về công việc của nhân vật anh thanh niên?
HS: Trả lời
GV: Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
GV : Anh có những niềm vui nào, say mê gì khiến anh bớt đi cô đơn hiu quạnh?
HS : Niềm yêu sách, người thầy người bạn lúc nào cũng ở bên anh. Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp: dẫn chứng “”
HẾT TIẾT 1.
GV:Anh thanh niên đã có suy nghĩ gì về công việc của mình ? 
Hs: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. “
THẢO LUẬN NHÓM : Em nhận xét gì về nhân vật thanh niên qua những dòng tâm sự trên. 
HS thảo luận, trả lời.
GV : Trong cuộc gặp gỡ với cô kĩ sư trẻ và ông họa sỹ già, ta còn hiểu thêm những nét đẹp nào?
HS : Sự cởi mở, quí trong tình cảm, khao khát gặp gỡ trò chuyện với mọi người
GV : Cảm nhận chung của em về nhân vật anh TN ?
HS: Tự bộc lộ. 
GV : Những nhân vật nào còn được nhắc đến trong truyện này hoặc qua lời kể của anh thanh niên?
HS : Trả lời
GV: Dưới cái nhìn của hoạ sĩ, cảnh Sa Pa đẹp như thế nào? 
HS : Đẹp một cách kì lạ: Nắng bây giờmàu xanh của rừng
HS đọc các đoạn văn khác: 
 Những nét hớn hở trên mặt người lái xe...luồn cảm vào gầm xe ( trang 181 ) 
 Còn cô kĩ sư ...cô đỡ lấy...( trang 182 ) 
 Hai ông con...im lặng rất lâu ...( trang 188 ) 
GV : Em hiểu gì về hoạ sĩ qua đoạn văn tả cảnh của ông?
HS : Năng lực quan sát cùng với cảm xúc, trí tưởng tượng bay bổng. Tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, đất nước.
GV : Khi chứng kiến cảnh anh TN tặng hoa cho cô gái, nghe anh kể về những gian khó trong công việc , nhà hoạ sĩ cảm thấy bối rối. Vì sao?
HS : Thảo luận cặp:
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, ông đã nhận ra những điều tốt đẹp từ anh TN. Đó là sự bối rối của người đi tìm cái đẹp, bỗng cái đẹp hiển hiện ngay trước mắt mình.
GV : Em hiểu gì về những suy tư của ông: Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá; Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị ấy cứ như con bướm. 
HS : Những vẻ đẹp của anh TN khơi dậy cảm xúc suy tư của người hoạ sĩ già từ thành phố lên.Đó là cái nhọc tinh thần rất cần cho sáng tạo nghệ thuật; Nhà hoạ sĩ đã cảm nhận được sự hấp dẫn bất ngờ của thế hệ trẻ khi ví thanh niên như con bướm. Đó là cách thể hiện niềm tin yêu và hi vọng.
GV : Vì sao hoạ sĩ vẽ ngay anh TN và còn hứa chắc chắn tôi sẽ trở lại! 
HS : Vì ông đã tìm được cảm xúc sáng tác cho mình. Ông muốn hoàn thiện bức chân dung anh hoàn thiện nhất. Cách sống của anh TN đã làm ông quên đi tuổi tác của mình để tiếp tục lao động sáng tạo. 
GV : Những điều đó cho thấy ông hoạ sĩ có quan điểm như thế nào về nghệ thuật?
HS : Đi vào đời sống và tin yêu sẽ giúp nghệ sĩ có cảm hứng sáng tạo trong lao động nghệ thuật. 
GV : Qua lời kể từ anh thanh niên, em hiểu gì về những con người nơi Sa Pa lặng lẽ? Và những người khác?
HS : Đó là những con người âm thầm cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho đất nước. ( bố anh TN, ông kĩ sư vườn rau )
GV: Trong vb, ngoài anh thanh niên và ông hoạ sĩ, còn có một số nhân vật khác, em hãy nêu vài nét về các nhân vật đó? 
? Nhân vật cô kĩ sư hiện lên trong truyện như thế nào .
? Nhân vật bác lái xe có vai trò gì trong truyện
HS: Phát biểu.
GV: Em hãy cho biết giá trị nghệ thuật, nội dung ?
HS: trả lời
GV: nội dung bài học
 HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.Tác giả: Nguyễn Thành Long.
-Nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí, chủ yếu hướng vào cuộc sống đời thường
-Trưởng thành viết văn từ kháng chiến chống Pháp.
2.Tác phẩm: Viết vào năm 1970, một chuyến đi chơi ở Lào Cai.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc- tìm hiểu từ khó.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu đến “Người lái xe lại nói”:Bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô kỹ sư 1 trong những người cô độc nhất thế gian.
- Phần 2: Tiếp theo đến “như thế”:Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên với ông hoạ sỹ, cô kỹ sư.
- Phần 3: Còn lại. ->Họ chia tay 
b. Phân tích. 
b1. Tình huống truyện và chủ đề
*Tình huống truyện
Cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m giữa núi rừng Sa Pa. Cuộc gặp gỡ bất ngờ ở nơi heo hút ấy đã để lại trong tâm tưởng mỗi người những tình cảm, ấn tượng tốt đẹp.
*Chủ đề: 
Truyện khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
b2. Nhân vật anh thanh niên
+ Hoàn cảnh làm việc
Trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét
Bốn bề chỉ có cỏ cây mây trời 
Có cả mưa tuyết vào mùa đông 
-> Hoàn cảnh làm việc khó khăn, cô độc , thiên nhiên khắc nghiệt. 
+ Công việc của người thanh niên 
Đo gió, đo mưa tình nắng 
Đo chấn động vỏ quả đất 
Báo về dưới xuôi 4 lần trong một ngày : 4h, 7h, 11h và 1h, gọi là giờ “ốp” 
-> Công việc đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và cẩn thận
-> Công việc vất vả, nhưng khó khăn lớn nhất chính là sự cô đơn , nhàn chán, đơn điệu của nó 
-> Thể hiện sự kiên trì, cần thận chu đáo và sự nhiệt tình trong công việc. 
Tiết 2
+ Suy nghĩ của người thanh niên về công việc: 
 - Say sưa, nghiêm túc, tận tâm, tận lực, có ý thức trách nhiệm và kỷ luật cao.
- Anh xác định rõ mục đích công việc mình làm, tìm thấy niềm vui trong công việc, sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ, tài năng và sức lực của đất nước. 
+ Những đóng góp của người thanh niên 
Dự báo thời tiết phục vụ cho chiến đấu và sản xuất 
Anh phát hiện ra đám mây khô trên cầu Hàm Rồng nhờ thế không quân của ta đã hạ được nhiều máy bay Mĩ 
->Những cống hiến to lớn của anh thanh niên cho sự nghiệp xây dựng cũng như bảo vệ đất nước. 
 b3. Nhân vật người hoạ sĩ già. 
 -Tha thiết với vẻ đẹp của Sa Pa , của đất nước. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Sa pa tuyệt đẹp vừa bao la hùng vĩ vừa mềm mại trữ tình 
- Thiết tha với vẻ đẹp cuộc đời: Luôn đi tìm cái đẹp, cảm thấy bối rối trước vẻ đẹp của anh TN.
-Có cái nhìn mới mẻ, tin yêu và hi vọng vào thế hệ thanh niên qua cuộc gặp gỡ và chứng kiến cử chỉ và nếp sống đẹp của anh TN.
=>Có quan niệm và say mê sáng tạo nghệ thuật một cách nghiêm túc.
b4.Những nhân vật khác.
-Cô kĩ sư trẻ bước vào đời với niềm sau mê hăm hở của tuổi trẻ.
-Ông kĩ sư vườn rau cặm cụi thụ phấn cho hoa.
-Anh kĩ sư lập bản đồ say mê, quên mình vì công việc.
=>Những con người âm thầm lặng lẽ cống hiến sức lực và trí tuệ cho đất nước.
3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, hấp dẫn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; mtả nhân vật và nhiều điểm nhìn.
- Kết hợp giữa kể, tả và nghị luận
- Tạo t/c trữ tình trong tp truyện.
b. Ý nghĩa văn bản
- Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đọc diễn cảm tp.
- Viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về một vài chi tiết nghệ thuật mà bản thân thích nhất.
- Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo “ Chiếc lược ngà”
E. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************************************************************
Tuần 14
Tiết 68,69
Ngày soạn: 04-11-2010
Ngày dạy: 11-11-2010 
BÀI VIẾT SỐ 3
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Biết vận dụng những kiến thức đó học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận
 2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc trong giờ làm bài, thể hiện suy nghĩ, sáng tạo trong bài viết.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Thực hành viết
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Lớp 9a3..............................................................
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị cho giờ viết bài của H/s
 3. Bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu các yếu tố nghị luận , miêu tả nội tâm , với việc tạo lập văn bản tự sự. giờ học này các em vận dụng kiến thức đã học và tạo lập 1 văn bản theo yêu cầu.
I-ĐỀ bài:Nhân ngày 20-11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy cô giáo cũ
II-Yêu cầu chung.
1-Tìm hiểu đề.
- Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm
- Nội dung:câu chuyện giữa em với thầy cô giáo
2-Lập dàn ý:
a- Mở bài:(1điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ thầy cô giáo
b- Thân bài (7điểm)
-kỉ niệm giữa em và thầy cô đó là kỉ niệm nào?
-Hoàn cảnh diễn ra kỉ niệm đó?
-Kỉ niệm đó để lại cho em ấn tượng gì?
-Suy nghĩ của em về kỉ niệm đó?
-Tình cảm của em dành cho thầy cô
-Tình cảm của thầy cô dành cho em
c-Kết bài: ( 1đ) ấn tượng của em về buổi gặp gỡ đó 
3-Hình thức (1đ)
- Chữ viết sạch sẽ , không sai lỗi chính tả , không viết tắt , viết số . 
- Bài viết trình bày khoa học 
* Hướng dẫn về nhà: Về nhà soạn bài : Người kể chuyện trong văn tự sự.
E. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************************************************************
Tuần 14
Tiết 70
Ngày soạn: 04-11-2010
 Ngày dạy: 13-11-2010
Tập làm văn
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tp truyện.
- Thấy được tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong một số tp đã học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Vai trò của người kể chuyện trong tp tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tp tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tp tự sự.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện người kể chuyện trong tp tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
3. Thái độ:
- Nhập vai phù hợp, kể chuyện có hiệu quả.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: 9A3..........
2. Kiểm tra: Truyện lặng lẽ Sa Pa dùng ngôi kể thứ mấy? Tác giả nhìn sự việc từ góc độ nào? Người kể và ngôi kể có quan hệ không?
3. Bài mới:Ai cũng biết tự sự là kể lại sự việc. Nhưng ai là người kể chuyện ? Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi nào? Xưng là gì? Sự việc ấy được nhìn nhận qua con mắt ( điểm nhìn) của ai? Người đó là người nào , trong cuộc hay ngoài cuộc? Cũng là sự việc ấy nhưng nếu thay đổi ngôi kể thì nội dung hiện thực được phản ánh và ý nghĩa câu chuyện có sự khác nhau. Đó cũng là vấn đề mà chúng ta sẽ bàn trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1:Vai trò của người kể chuyện trong vb tự sự.
GV : Gọi 1 hs đọc ví dụ và tìm hiểu câu hỏi sgk.
-Chuyện kể về ai? Sự việc gì?
-Ai là người kể câu chuyện đó? 
-Những câu “ Giọng cười như đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp như vậy”..là nhận xét của người nào, về ai?
HS : Thảo luận bàn và báo cáo.
GV : Căn cứ vào đâu có thể nhận xét : người kể câu chuyện dường như thấy hết và biết hết tất mọi việc , mọi người, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật?
HS : Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện , đối tượng được miêu tả , ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, có thể nhận xét: Người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư tình cảm nhân vật.
-1 HS đọc ghi nhớ sgk.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
Bài 1: Cho hs đọc yêu cầu bài 1.
GV : Người kể là ai? Kể điều gì? Hạn chế và ưu điểm của cách kể ở ngôi 1? ( Bé Hồng có nhìn thấy và cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc của người mẹ khi cậu nằm trong lòng mẹ không?)
HS : Thảo luận nhóm và báo cáo.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
GV : Phân công lớp chia làm 04 nhóm : Mỗi nhóm đặt mình là nhân vật người đó, kể chuyện.
Gợi ý: Chú ý mỗi nhân vật sẽ bày tỏ được những suy nghĩ cảm xúc tình cảm gì khi đóng vai là người kể chuyện? Các nhân vật bị hạn chế những gì khi nhìn ở nhân vật khác?
HS trình bày
GV nhận xét.
*Bài tập bổ sung: ( Bảng phụ)
Xác định ngôi kể và điểm nhìn của người kể chuyện trong đoạn văn sau: 
“Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật , của hội hoạ trong cuộc hành trình .sự thử thách”.
( Nguyễn Thành Long)
Gợi ý: Người kể giấu mình , không xuất hiện trực tiếp . điểm nhìn của người kể chuyện thay đổi liên tục cả 3 hình thức : điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn thấu suốt.
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. NGƯỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ.
* Ví dụ: sgk.
-Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
-Người kể vắng mặt.
-Những câu văn đó là nhận xét của người kể chuyện nhập vào vai anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện.
-Căn cứ vào : người kể vắng mặt , mọi sự việc nhân vật đều được miêu tả, người kể chuyện có khi nhập vào nhân vật đưa ra những nhận xét.
2.KẾT LUẬN: 
-Ghi nhớ: sgk.
II. LUYỆN TẬP.
Bài 1: Đoạn trích trong lòng mẹ.
-Người kể: nhân vật tôi -> bé Hồng( ngôi 1)
*Ưu điểm của ngôi kể:
+Diễn tả cảm xúc tâm tư tình cảm miêu tả những diễn biến tâm lí phức tạp.
+Nhân vật bộc lộ suy nghĩ về sự việc -> chủ quan.
* Hạn chế:
-Không miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều ->gây sự đơn điệu trong giọng văn.
Bài 2: Chuyển đoạn văn:
-Nhân vật anh thanh niên:
+Cảm xúc khi thấy thời gian hết : tâm trạng buồn, tiếc rẻ.
+Không biết được hành động của cô gái.
-Nhân vật cô gái.
+Tâm trạng khi thấy anh thông báo thời gian đã hết.
+Lời muốn nói( suy nghĩ của cô) khi nắm tay anh.
-Nhân vật ông hoạ sĩ:
+Tình cảm suy nghĩ như thế nào để quyết định muốn quay lại.
+Không nhìn cảnh bọn trẻ chia tay.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Ghi lại hình dung của em về một người kể chuyện trong một vb.
- Học thuộc ghi nhớ sgk và làm bài tập viết đoạn văn tự sự dùng ngôi thứ 3 , người kể chuyện giấu mình.
- Chuẩn bị bài: Chiếc lược ngà.
E.RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_14_gv_nguyen_thi_nhung_truong_thcs_da.doc