Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

TIẾT : 71 & 72 CHIẾC LƯỢC NGÀ

NS :14/ 11/ 2010 (Trích)

ND : 15/ 11/ 2010 - Nguyễn Quang Sáng -

A. Mức độ cần đạt.

 Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược nga.

B. Trọng tâm kiến thức:

 1. Kiến thức :

- Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong một đoạn Chiếc lược ngà.

- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu trong truyện.

 - Nắm được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, đặt biệt là tâm lí nhân vật bé Thu; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh lòng cảm thông, chia sẻ với những nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho cha con anh Sáu.

 3. Kĩ năng :

- Đọc-hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của truyện, phân tích và cảm thụ tác phẩm tự sự.

C. Phương pháp: Phân tích,tái hiện, thuyết giảng, thảo luận .

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 71 & 72	 CHIẾC LƯỢC NGÀ
NS :14/ 11/ 2010 (Trích)
ND : 15/ 11/ 2010 - Nguyễn Quang Sáng -
A. Mức độ cần đạt.
 Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược nga.
B. Trọng tâm kiến thức:
 1. Kiến thức : 
- Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong một đoạn Chiếc lược ngà. 
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu trong truyện.
 - Nắm được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, đặt biệt là tâm lí nhân vật bé Thu; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh lòng cảm thông, chia sẻ với những nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho cha con anh Sáu. 
 3. Kĩ năng :
- Đọc-hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của truyện, phân tích và cảm thụ tác phẩm tự sự.
C. Phương pháp: Phân tích,tái hiện, thuyết giảng, thảo luận.
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ : - Phân tích hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long? 
 - Tóm tắt truyện “Lặng lẽ SaPa” và nêu những nét chính về nội dung, nghệ thuật của truyện?
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 Học sinh đọc chú thích é sách giáo khoa trang 201.
? Cho biết một vài nét chính về tác giả Nguyễn Quang Sáng?
? Tác phẩm được sáng tác vào thời điểm nào? Hoàn cảnh đất nước lúc ấy ra sao?
? Xác định vị trí của đoạn trích?
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
GV hướng dẫn cách đọc – đọc mẫu và gọi HS đọc.
GV kiểm tra việc nắm chú thích của HS
? Văn bản được viết theo thể loại gì ?
? Tóm tắt đoạn trích bằng một đoạn văn khoảng 8 đến 10 dòng?
? Trong văn bản, tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ Nam Bộ, hãy giải thích nghĩa của những từ ngữ đó?
? Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của anh Sáu và bé Thu?
? Thái độ của bé Thu như thế nào khi anh Sáu trở về? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
? Em có nhận xét gì về diễn biến tâm lí của bé Thu? Hành động hất tung cái trứng cá có đáng trách không ?
? Theo em, bé Thu là một đứa trẻ có tính cách như thế nào?
HẾT TIẾT 1
? Khi Thu bỏ về ngoại thì chuyện gì xẩy ra? Sự việc ấy có ý nghĩa gì? ( Được bà ngoại giải thích Thu biết được sự thật )
? Khi nhận ba, thái độđầu tiên của Thu là gì? Vì sao ? -> Vẻ mặt buồn, nghĩ ngơi. -> nhận rõ sự thật., ân hận.
?Tìm những chi tiết thể hiện cảm xúc của bé Thu?
? Em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả và tình cảm của tác giả ?
? Qua tất cả các chi tiết trên, em hiểu được điều gì về tình cảm và tính cách nhân vật bé Thu?
? Tìm cảm sâu nặng và cao đẹp của anh Sáu đối với con được thể hiện qua những chi tiết, sự việc, hành động nào?
? Khi ở chiến trường, điều gì đã khiến ông day dứt. ân hận?
? Tình cảm dành cho con lúc đi xa được thể hiện qua những chi tiết nào?
? Cảm nhận của em về tình cảm mà anh Sáu dành cho con?
* Thảo luận: Được sống và học tập trong hoà bình, em có suy nghĩ gì về quá khứ của dân tộc? Trách nhiệm của bản thân em cũng như mọi người là gì?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết.
? Khái quát một vài nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
 Học sinh đọc ghi nhớ trang 202.
 I. Giới thiệu chung.
 1. Tác giả : 
 Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1923, quê ở An Giang.
 Là nhà văn quân đội trưởng thành trong quân ngũ ; cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
 2. Tác phẩm:
 - Được sáng tác năm 1966
 -Vị trí đoạn trích : đoạn trích thuộc phần giữa của truyện.
II. Đọc hiểu văn bản
 1. Đọc – tìm hiểu chú thích.
 2. Tìm hiểu văn bản
a. Thể loại : Truyện ngắn.
b.. Hình ảnh bé Thu và niềm khát khao tình cha.
 * Trước khi hiểu sự việc..
 - Mặt tái đi, vụt chạy, kêu thét lên.
 - Từ chối sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ nghĩ rằng ông Sáu không phải là cha mình.
-> Diễn biến tâm lí tự nhiên.
=> Cá tính mạnh mẽ, dứt khoát, rạch ròi, có tình cảm sâu sắc, chân thành , mãnh liệt đối với ba.
*. Khi hiểu sự việc..
-Kêu thét : Ba ! như xé ruột gan mọi người không cho ba đi, hôn khắp ba nó
-> Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ; yêu mến, trân trọng tình cảm trẻ thơ.
=> Tình yêu ba mãnh liệt.
TL: Thu là cô bé có tính cách sâu sắc mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, có có tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn có sự hồn nhiên ngây thơ chân thành của đứa trẻ 8 tuổi trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
 c. Nỗi niềm của một người cha. .
- Lần đầu tiên gặp con:
 Thuyền chưa cập bến, ông nhảy thót lên bờ, vừa chạy vùa chì tay đón con
- Những ngày đoàn tụ: quan tâm, chờ đợi con gọi tiếng ba
->Tình thương ấp ủ đã lâu được bộ lộ mãnh mẽ.
- Những ngày xa con:
 - Cố công làm chiếc lược cho con với niềm yêu thương vô hạn.
 - Nhớ con, ân hận vì đánh con. Mong gặp con.
 - Hy sinh, gửi lại chiếc lược cho con .
->Tình thương con sâu sắc, vô hạn.
=>Sự khốc liệt của chiến tranh làm cho tình cảm gđ phải li biệt thế nhưng tình phụ tử vẫn mãi thiêng liêng ,cao cả.
d. Ý nghĩa văn bản:
Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật : 
 - Tình huống truyện éo le.
- Cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp: chứng kiến và thấu hiểu cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật trong truyện.
b. Nội dung : (Xem ghi nhớ)
III. Hướng dẫn tự học : 
 - Nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
 - Nắm nội dung phân tích.
 - Chuẩn bị bài : Ôn tập tiếng Việt.
E.Rút kinh nghiệm :
..
..
TIẾT : 73	 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
NS : 14/ 11/ 2010
ND : 15/ 11/ 2010
A. Mức độ cần đạt.
 Giúp học sinh củng cố, khắc sâu hơn những kiến thức về tiếng việt đã học.
 1. Kiến thức : - Các phương châm hội thoại.
 - Xưng hô trong hội thoại
 - Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp
 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, bồi dưỡng cho học sinh ý thức tự giác, tích cực trong học tập 
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tái hiện, hệ thông hoá kiến thức và vận dụng những kiến thức về lí thuyết để thực hành những bài tập cụ thể 
B. Chuẩn bị.
	Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ.
	Học sinh : Xem lại bài cũ, chuẩn biï bài mới.
 Tích hợp : Các tiết phương châm hội thoại, Chiếc lược ngà.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ :
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Ôn tập, củng cố lí thuyết.
 ? Nhắc lại những đơn vị kiến thức về tiếng việt đã học ở chương trình lớp 9 ?
 Giáo viên treo bảng phụ.
? Khi giao tiếp, ta cần tuân thủ những phương châm hội thoại nào? 
? Với mỗi phương châm ta cần chú ý những vấn đề gì? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Khi lựa chọn từ ngữ xưng hô, ta cần chú ý điều gì?
? Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi cách dẫn?
? Có thể phát triển nghĩa của từ vựng theo những cách nào? Lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi cách?
? Thế nào là thuật ngữ? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Có mấy cách để trau dồi vốn từ? Lấy ví dụ minh hoạ?
 Hoạt động 2 : Học sinh thảo luận bài tập.
 Học sinh đọc bài tập 1.
? Vận dụng những kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nỗi bật của việc dùng từ ngữ trong đoạn thơ?
? Đọc đoạn trích “Mã Gíam Sinh mua Kiều” và nhận xét cách xưng hô, nói năng của hai nhân vật Mã Gíam Sinh, Tú bà?
 Đọc bài tập 3.
? Tìm trong số những từ ngữ, câu in đậm trong đoạn trích những lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp? Đâu không phải là lời dẫn?
? Vì sao “thằng lớn” phải dùng từ “có lẽ” trong lời nói của mình?
? Phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những đoạn trích ở bài tập 4?
 5. Bài tập 5. Tìm cách nói có sử phép nói quá.
 Chưa ăn đã hết, một tất lên trời, một chữ bẻ đôi cũng không biết, cười vỡ bụng, rụng rời chân tay 
I. Lý thuyết.
1. Các phương châm hội thoại.
 - Phương châm về chất.
 - Phương châm về lượng.
 - Phương châm quan hệ.
 - Phương châm cách thức.
 - Phương châm lịch sự.
 2. Xưng hô trong hội thoại.
- Từ ngữ xưng hô:
- Yêu cầu khi sử dụng ng6n ngữ xưng hô.
 3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Cách dẫn trực tiếp.
- Cách dẫn gián tiếp.
 4. Sự phát triển của từ vựng.
 5. Thuật ngữ.
 6. Trau dồi vốn từ.
II. Luyện tập. 
 1. Bài tập 1. Phân tích tác dụng của từ láy.
 Từ láy : nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu trong đoạn thơ vừa tả hình dáng của sự vật vừa thể hiện tâm trạng của con người.
 2. Bài tập 2. Tìm lời dẫn trực tiếp và phân tích cách nói của nhân vật. 
 - Lời dẫn trực tiếp được báo trước bằng từ “rằng” và đặt trong dấu ngoặc kép.
 - Cách nói của bà mối : cách nói của bà mối là cách nói của người chuyên nghề mối lái : đưa đẩy, vòng vo 
 - Cách nói của Mã Gíam Sinh : trịch thượng, vô lễ, lươn lẹo (khi mặc cả) 
 3. Bài tập 3. Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 a. Lời dẫn trực tiếp : “Có lẽ tất cả  đều tốt”.
 Lời dẫn gián tiếp : ngày trước, trước kia, đã có thời.
Không là lời dẫn, chỉ là lời trần thuật : còn lại.
 b. Dùng từ “có lẽ” : điều mình nói chỉ là suy đoán, chưa thật chắn chắn (liên quan đến phương châm về chất).
 4. Bài tập 4. Phân tích nghệ thuật.
 a. Nghệ thuật so sánh : so sánh hai phía của dãy Trường Sơn như hai con người, hai miền đất, hai hướng luôn gắn bó keo sơn, không gì chia cắt được.
 b. Nghệ thuật ẩn dụ : Dùng sợi dây đàn để nói đến tấm hồn con người. Đó là tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc sống.
 c. Sử dụng điệp ngữ và nhân hoá (tre, giữ, anh hùng) nhằm tạo sự nhịp nhàng cho câu văn. Nghệ thuật điệp ngữ nhằm nhấn mạnh chiến công của cây tre, nghệ thuật nhân hoá gây ấn tượng và tạo sự gần gũi cho con người.
4. Hướng dẫn tự học.
 - Xem lại bài, hoàn chỉnh các bài tập.
 - Chuẩn bị kiểm tra 45 phút phần tiếng việt.
E. Rút kinh nghiệm :
.
.
TIẾT : 74 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
NS : 15/ 11/ 09
ND : 23/ 11/ 09
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh kiểm tra, đánh giá lại những kiến thức về tiếng Việt đã học ở học kì I.
 2. Giáo dục : Thông qua tiết kiểm tra, giáo dục học sinh thái độ nghiêm túc, trung thực, cẩn thận  trong học tập.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức, kĩ năng hoạt động động lập và vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực hành các bài tập cụ thể.
B. Chuẩn bị.
	Giáo viên : Đề ra, đáp án.
	Học sinh : Ôn tập .	
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra :Phát bài
 3. Thu bài.
 4. Hướng dẫn về nhà.
	Xem lại bài. Tiếp tục ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kại.
 5 . Rút kinh nghiệm : 
...
..,....
TRƯỜNG THCS TT MADAGUOI KIỂM TRA MỘT TIẾT
HỌ VÀ TÊN MÔN NGỮ VĂN 9 (TIẾNG VIỆT )
LỚP :.. Năm học : 2009-2010 (Học kì I )
Ngày kiểm tra: Đề chẵn
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên.
Người ra đề .
Người duyệt.
I.Trắc nghiệm: (3đ )Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
1.Tuân thủ phương châm về lượng khi giao tiếp nghĩa là:
a.Nói có nội dung và nội dung vừa đủ. b. Nói điều xác thực.
c.Nói điều mình tin là đúng. d.Nói để làm người nghe khó chịu.
2.`Thuật ngữ thường được dùng trong văn bản nào ?
a.Trong tác phẩm văn học nghệ thuật. 	c.Trong văn bản khoa học ,công nghệ.
b.Trong giao tiếp hàng ngày.	d.Trong văn bản nhật dụng.
3.Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình ,trước hết chúng ta phải làm gi?
a.Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
b.Phải biết sử dung thành thạo các câu chia theo mục đích nói.
c.Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa.
d.Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.
4.Trong tiếng Việt ,chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?
a. Tiếng Anh.	B. Tiếng Pháp.	c. Tiếng Hán.	d.Tiếng La-tinh.
5.Trong những câu hỏi sau , câu nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?
a. Nói với ai?	b. Nói khi nào?
c. Có nên nói quá không?	d. Nói ở đâu?
6.Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một nguời ,một nhân vật?
a. Một 	b.Hai.	 c.Ba.	 d.Bốn.
7. Trong các dòng sau dòng nào là thành ngữ?
a. Cá không ăn muối cá ươn. b. Uống nước nhớ nguồn.
c. Tham thì thâm. d. Nước mắt cá sấu.
8.Nói “ Một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý ” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng?
a. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ. b. Hiện tượng đồng âm của từ.
c. Hiện tượng đồng nghĩa của từ. d. Hiện tượng trái nghĩa của từ.
9.Câu “ Én là một loai chim biết bay ” là câu sai vì sao?
a. Không có nội dung. b. Thiếu nội dung.
c.Thừa nội dung. d. Nội dung không có nghĩa.
10. Trường hợp nào sau đây người nói có thể không tuân thủ phương châm về chất ?
a.Bệnh nhân nói với thầy thuốc về bệnh của mình.
b.Thầy thuốc nói với bệnh nhânvề một bệnh nan y của người ấy.
c. Bố mẹ nói với con về tình hình kinh tế đang khó khăn của gia đình.
d.Người bị mất tài sản khai báo sự việc với công an.
11.Đọc các câu thơ có hình ảnh “mặt trời” sau và cho biết từ “mặt trời” nào mang nghĩa gốc?
 “Ngày ngày mặt trời(1) đi qua trên lăng “Mặt trời (1)của bắp thì nằm trên đồi
 Thấy một mặt trời( 2) trong lăng rất đỏ” Mặt trời (2)của mẹ em nằm trên lưng”
 a. (1)	 b. (2 ).
12.Trong các câu sau câu nào mắc lỗi dùng từ?
a.Khủng long là loài vật đã bị tuyệt tự.
b. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
c.Bố tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
d.Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
II. Tự luận : (7 đ)
Câu 1 (2,0đ): Nêu khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ? Lấy 1 ví dụ minh họa ? 
Câu 2 (5,0 đ) Viết đoạn văn (5-7 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp,cách dẫn gián tiếp, từ Hán Việt.(Gạch chân từ Hán Việt và chú thích các cách dẫn).
 ...
...
...
...
...
...
...
 ĐÁP ÁN.
I Trắc nghiệm (3 đ)
ĐỀ CHẴN:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
a
c
a
c
c
b
d
a
c
b
a
a
ĐỀ LẺ:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
II. Tự luận: (7 đ)
Câu 1 (2,0 đ):- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học ,công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học ,công nghệ. 0,5 đ
Đặc điểm: Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm (và ngược lại)
 Thuật ngữ không có tính biểu cảm. 0,5 đ
VD : Trọng lực là lực hút của trái đất. 1 đ
Lưu ý: HS có thể lấy VD khác .
Câu 2 (5,0đ): HS viết đúng và đủ theo yêu cầu đồng thời không sai chính tà và diễn đạt câu văn trôi chảy ,rành mạch,liên kết thì mới đạt điểm tối đa. 
MA TRẬN ĐỀ :
PHẦN
TRẮC NGHIỆM
 TỰ LUẬN
CÂU
%
ĐIỂM
CÂU KHÓ
CÂU 
%
ĐIỂM
CÂU KHÓ
Stt câu
Điểm
Stt câu
Điểm
Nhận biết
1,2,3,4,5,6,7,8
20%
2,0
0
0
Thông hiểu
9,10,11,12
10%
1,0
0
0
1
20%
2,0
0
Vận dung
0
0
2
50%
5,0
0
TỔNG CỘNG
30%
3,0điểm
70%
7,0điểm
0
TIẾT : 77	 KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
ND : 21/ 12/ 09
NS : 27/ 12/ 09	 
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học về thơ và truyện hiện đại. Từ đó, đánh giá được kết quả học tập, rèn luyện của mình để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì I.
 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết kiểm tra, giáo dục học sinh ý thức cẩn thận, nghiêm túc, trung thực trong học tập và trong đời sống.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức, kĩ năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng diễn đạt 
B. Chuẩn bị. Giáo viên : Đề ra, đáp án.
	 Học sinh : ôn tập.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : Xem xét tình hình chung 
 2. Kiểm tra :
 3. Thu bài.
 4. Hướng dẫn về nhà. 
 Xem lại bài.
 Chuẩn bị bài “Cố hương”.
5 Rút kinh nghiệm :
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_15_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs.doc