TUẦN 15
TIẾT 71
CHIẾC LƯỢC NGÀ
( Nguyễn Quang Sáng)
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
1. Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong éo le của cho con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Đặc biệt là nhân vật Bé Thu. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm truyện.
3. Thái độ: Cảm thương trước số phận và hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Chuẩn bị của GV: - Ảnh tác giả. - Nâng cao Ngữ văn 9 + SGV + SGK + đầu chiếu Pro tơ.
- Chuẩn bị của HS: - Trả lời phần hướng dẫn chuẩn bị bài
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: ................. Tuần 15 Tiết 71 Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng) I/ Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong éo le của cho con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Đặc biệt là nhân vật Bé Thu. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm truyện. 3. Thái độ: Cảm thương trước số phận và hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. II/ Chuẩn bị của gv và hs: - Chuẩn bị của GV: - ảnh tác giả. - Nâng cao Ngữ văn 9 + SGV + SGK + đầu chiếu Pro tơ. - Chuẩn bị của HS: - trả lời phần hướng dẫn chuẩn bị bài III/ tiến trình bài dạy Hoạt động của gv và hs Nội dung chính 1/ Kiểm tra: (3') - Em hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. 2/ Bài mới: (1') Hoạt động I:(7') HDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm. GV: Hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Quang Sáng? (GV sử dụng máy chiếu) HS: Trả lời GV: Ông viết văn từ thời chống Mỹ rồi trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và sáng tác văn học. - Cho học sinh quan sát ảnh tác giả. GV: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? GV: Văn bản trong SGK là đoạn trích ở giữa truyện. Hoạt động Ii: (10') HDHS đọc - tìm hiểu chú thích. GV: Đọc mẫu một đoạn HS: Đọc tiếp cho đến hết Chú ý: Đọc giọng kể của tác giả cảm động, hơi buồn chú ý chọn giọng phù hợp. (GV sử dụng máy chiếu) GV: Hướng dẫn học sinh đọc chú thích. Hoạt động Iii: (5') HDHS tìm hiểu V. bản GV: Em có nhận xét gì về ngôi kể? HS: Ngôi thứ nhất. GV: Truyện có mấy tình huống, đó là những tình huống nào? HS: Truyện có hai tình huống: (GV sử dụng máy chiếu) + Tình huống 1: Anh Sáu về thăm nhà gần 3 ngày, bé Thu không nhận anh là ba, đến lúc hiểu ra thì cha con phải chia tay. + Tình huống 2: Anh Sáu vào chiến khu làm chiếc lược ngà và hy sinh. Hoạt động Iii: (15') Hướng dẫn HS phân tích VB HS: Đọc văn bản GV: Diễn biến tâm lý và tình cảm nhân vật bé Thu trong truyện có thể chia làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? HS: Hai giai đoạn. - Trước buổi chia tay, trước khi thừa nhận anh Sáu là ba. - Trong buổi chia tay đầy nước mắt, khi nhận ra thì ba đã phải đi rồi. GV: Phân tích thái độ và tình cảm của bé Thu trong phút đầu gặp hai người khách lạ? (GV sử dụng máy chiếu) HS: Khi nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt, ngơ ngác, lạ lùng. GV: Khi thấy anh Sáu (mặt sẹo) đến gần lặp đi lặp lại “ba đây con” thì con bé có thái độ ra sao? HS: Con bé lạ quá mặt tái đi, chớp chớp mắt nhìn vụt chạy và kêu thét “má má” GV: Tại sao con bé lại có thái độ như vậy? HS: Quá ngạc nhiên, bất ngờ không hiểu chuyện gì xảy ra, tiếp sau là sự sợ hãi, hốt hoảng. GV: Vì sao bé Thu lại sợ hãi như vậy? HS: Vì người nhận là ba không giống trong hình (mặt sẹo). GV: Tâm lý sợ hãi được thể hiện qua chi tiết nào? HS: Kêu thét “má má”, chạy vụt GV: Chi tiết đó cho người đọc cảm nhận gì? GV: Khi mới tiếp xúc với ông Sáu, bé Thu có thái độ gì? HS: Gọi trống không. GV: Bé Thu có đón nhận sự quan tâm của ông Sáu không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? HS: Không chịu gọi “ba” để nhờ chắt nước nồi cơm, hất cái chứng cá GV: Qua cách cư xử của Thu trong thời gian ông Sáu ở nhà ta thấy được nét tính cách gì ở Thu? HS: Bướng bỉnh, gan lì. 3/ Củng cố: (1’) - Tại sao bé Thu nhìn thấy anh Sáu lại bỏ chạy chi tiết đó cho em cảm nhận điều gì? I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: Sinh 1932, Quê ở An Giang - Là nhà văn – chiến sĩ - Là tác giả của nhiều kịch bản phim truyện “Mùa gió chướng”, “Cánh đồng hoang”... 2. Tác phẩm: Viết năm 1966. II. Đọc- chú thích: 1. Đọc * Tóm tắt truyện: 2. Chú thích: III. Tìm hiểu văn bản: A. Vài nét chung: - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất đặt vào nhân vật anh Ba. - Bố cục: có hai tình huống. B. Phân tích: 1. Diễn biến tâm lý và tình cảm của nhân vật bé Thu trong ba ngày anh Sáu thăm nhà. a. Thái độ và tình cảm của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha - Nghe gọi, con bé giật mình tròn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng. - Nó lạ quá, mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét. à Gây cho người đọc sự cảm động, cảm thương anh Sáu. + Chỉ gọi trống không + Không nhờ ông Sáu việc gì. + Hất miếng trứng ông gắp cho. + Bỏ về bên ngoại khóc. à Bướng bỉnh, gan lì, tính mạnh mẽ. 4/ Dặn dò: (1’) - Học bài. Soạn phần còn lại Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: ................. Tiết 72 (Tiếp) Chiếc lược ngà (Tiếp) ( Nguyễn Quang Sáng) I/ Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong éo le của cho con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Đặc biệt là nhân vật Bé Thu. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ. 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm truyện. 3. Thái độ: Cảm thương trước số phận và hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. II/ Chuẩn bị của gv và hs: - Chuẩn bị của GV: - Nâng cao Ngữ văn 9 + SGV + SGK + đầu chiếu Pro tơ. - Chuẩn bị của HS: - Trả lời phần hướng dẫn chuẩn bị bài III/ tiến trình bài dạy Hoạt động của gv và hs Nội dung chính 1/ Kiểm tra: (3') - Hãy nêu diễn biến tình cảm và tâm lý bé Thu trong ba ngày đầu anh Sáu về thăm nhà? 2/ Bài mới: Vào bài (1’) Hoạt động I: (25') HDHS tìm hiểu văn bản: (Tiếp) GV: Điều gì đã khiến bé Thu theo ngoại trở về vào sáng hôm sau? + Thu không nhận ba vì sao? HS: Thu không nhận ba vì vết sẹo ở má. GV: Vì sao lại có vết sẹo ấy? HS: Giặc bắn súng làm có sẹo. GV: Vậy đằng sau chi tiết Thu không nhận ba, tác giả muốn nói điều gì? HS: Tác giả muốn nói tiếng nói tố cáo chiến tranh đã huỷ diệt quan hệ gia đình- máu mủ (nhất là quan hệ cha con). GV: Vậy thái độ và cách cư xử của Thu trong ba ngày phép có đáng trách không? HS: Không đáng trách. GV: Chính cách cư xử ấy tô đậm thêm tình yêu cha của bé Thu một cách chân thành- chỉ yêu khi tin là ba thật. Chuyển ý: Nếu ở phần trên ta chứng kiến cảnh bé Thu kiên quyết không nhận ba thì ở phần này ta được chứng kiến cảnh gì? Cảnh đó diễn ra như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh đó? (GV sử dụng máy chiếu) HS: + Kêu thét + Chạy thót + Hôn bahôn cả lên vết thẹo ... + Hai chân câu chặt lấy ba ... GV: Những chi tiết đó thể hiện tình cảm của Thu với ba như thế nào? HS: Yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. GV: Lý do nào khiến Thu có sự thay đổi nhanh như vậy? HS: Được bà giải thích về vết sẹo. GV: Lúc này tâm trạng Thu ra sao? (GV sử dụng máy chiếu) HS: Ân hận, hối tiếc. GV: Em có cảm nhận gì về tình cảm của bé Thu lúc nhận ra cha? HS: Thương nhớ dồn nén bấy lâu nay bùng lên mạnh mẽ, hối hả. GV: Qua những diễn biến tâm lý của bé Thu em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả? HS: Tác giả rất am hiểu tâm lý trẻ, yêu mến trân trọng những tình cảm của trẻ thơ. HS: Đọc chi tiết phần sau của truyện (tình cảm của ông Sáu với con). GV: Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện ở những thời điểm nào? (GV sử dụng máy chiếu) HS: Thể hiện ở chuyến về thăm nhà và ở chiến khu. GV: Ông ân hận vì đánh con. Làm theo lời hứa với con về “cây lược” mong ngày trở về gặp lại con. GV: Ông làm cây lược ngà như thế nào? HS: Dồn tâm trí, công sức để làm cây lược. GV: Mục đích ông làm cây lược như vậy có tác dụng gì? HS: Phần nào dịu đi sự ân hận, thể hiện tình yêu của người cha với con, tố cáo chiến tranh gây đau thương mất mát GV: Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện? (GV sử dụng máy chiếu) Hướng dẫn HS tìm hiểu NT của bài (4') Hoạt động II: (10') Hướng dẫn HS luyện tập / Củng cố: (1’) - Đọc diễn cảm đoạn truyện mà em thích - Tóm tắt 10 dòng. III. Tìm hiểu văn bản: a. Thái độ, tình cảm của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha b. Thái độ hành động của bé Thu khi nhận ra người cha. - Thái độ và hành động thay đổi hoàn toàn. - Cất tiếng gọi “ba” -> tiếng kêu như tiếng xé... + Chạy thót + Hôn bahôn cả lên vết thẹo ... + Hai chân câu chặt lấy ba ... -> Yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. - Được giải thích, sự nghi ngờ của Thu được giải toả. -> Tâm trạng: Ân hận, hối tiếc. - Thương nhớ dồn nén bấy lâu nay bùng lên mạnh mẽ, hối hả. -> Tác giả am hiểu tâm lý trẻ em, yêu mến trân trọng những tình cảm của trẻ thơ. 2. Tình cha con sâu nặng: - Ân hận vì đã đánh con. - Luôn nhớ lời dặn của con. - Vui sướng khi tìm được khúc ngà - Dành hết tâm trí, công sức vào làm cây lược. Cần mẫn khắc từng nét chữ. - Dịu đi sự ân hận, chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi với con. B. Tổng kết: ND: NT: - Cốt truyện khá chặt chẽ, có yếu tố bất ngờ hợp lý. - Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. * Ghi nhớ: sgk/202 IV. Luyện tập: 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài. Làm bài 2 (203). - Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: ................. Tiết 73 ôn tập phần tiếng việt I/ Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: Qua bài hệ thống kiến thức tiếng việt đã học trong học kỳ I lớp 9. Tích hợp văn bản văn học và tập làm văn. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tổng hợp về sử dụng tiếng việt trong khi nói hoặc viết, kỹ năng dùng từ. 3. Thái độ: Vận dụng một cách nghiêm túc kiến thức đã học vào giao tiếp. II/ Chuẩn bị của gv và hs: - Chuẩn bị của GV: - Hệ thống kiến thức. - Chuẩn bị của HS: - Ôn tập. III/ tiến trình bài dạy Hoạt động của gv và hs Nội dung 1/ Kiểm tra: Kết hợp khi giảng 2/ Bài mới: (1') Hoạt động I: (30') HDHS ôn các phương châm hội thoại. GV: Nhắc lại khái niệm phương châm về lượng. HS: Trong giao tiếp cần nói cho có nội dung: Nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. GV: Khi giao tiếp cần nói như thế nào cho đúng phương châm về chất? HS: Trả lời: Trong giao tiếp kông nói những đIều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực. GV: Nêu khái niệm về phương châm quan hệ. (VD: Đi đâu đấy? Trả lời: Tôi đi chơi - Con mèo đen đã chết (sai). HS: Khi giao tiếp cần nói đúng chủ đề giao tiếp tránh nói lạc đề. GV: Thế nào gọi là phương châm cách thức? cho ví dụ. GV: Trong giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ. VD: Bạn có thích ăn quả táo (mà) mình để trên bàn không? GV: Nêu lại khái niệm, cho ví dụ. HS: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. GV: Khi xưng hô đối thoại cần chú ý điều gì? HS: Căn cứ vào đặc điểm, tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. GV: Em hiểu thế nào về cách dẫn trực tiếp, gián tiếp? HS: Trình bày. Hoạt động II: (10') HDHS phần luyện tập. GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích/191 HS: Đọc GV: Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp, phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại. HS: Tự trình bày GV: Nhận xét, kết luận. 3/ Củng cố: (3') - Hệ thống bài - Hãy kể tên các phương châm hội thoại mà em biết I. Các phương châm hội thoại: 1. Ôn các nôi dung a. Phương châm về lượng. b. Phương châm về chất. c. Phương châm quan hệ. d. Phương châm cách thức. e. Phương châm lịch sự. 3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: a, Cách dẫn trực tiếp b. Cách dẫn gián tiếp II. Luyện tập: Bài 1: Trong đối thoại - Trong lời dẫn gián tiếp: - Từ xưng hô: tôi (ngôi thứ nhất) nhà vua (ngôi thứ ba), chúa công (ngôi thứ hai), vua Quang Trung (ngôi thứ ba). - Từ chỉ địa điểm: đây (tỉnh lược). - Từ chỉ thời gian: bây giờ, bấy giờ. 4/ Dặn dò: 1’ - Ôn kỹ phần tiếng Việt để giờ sau kiểm tra. Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: ................. Tiết 75 Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (Đề bài, đáp án, biểu điểm do nhà trường quản lí) Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: ................. Tiết 75 Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (Đề bài, đáp án, biểu điểm do nhà trường quản lí)
Tài liệu đính kèm: