Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

 TIẾT : 78-79-80 CỐ HƯƠNG - Lỗ Tấn -

 NS : 28/ 11/ 2010 - Trả bài kiểm tra văn

 ND : 29-30/ 11/ 2010

 A. Mục tiêu cần đạt.

- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung,nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.

 1. Kiến thức : - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới của tác giả.

 - Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm “Cố hương”; việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đat trong tác phẩm.

 2. Giáo dục : Thông qua nội dung bài học, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước

 3. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích và cảm thụ tác phẩm tự sự.

- Đọc-hiểu truyện hiện đại nước ngoài.

- Kể và tóm tắt được truyện.

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾT : 78-79-80 	CỐ HƯƠNG - Lỗ Tấn -
 NS : 28/ 11/ 2010	 - Trả bài kiểm tra văn
 ND : 29-30/ 11/ 2010
 A. Mục tiêu cần đạt.
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung,nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.
 1. Kiến thức : - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới của tác giả.
 - Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm “Cố hương”; việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đatï trong tác phẩm.
 2. Giáo dục : Thông qua nội dung bài học, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước 
 3. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích và cảm thụ tác phẩm tự sự.
- Đọc-hiểu truyện hiện đại nước ngoài.
- Kể và tóm tắt được truyện.
C. Phương pháp: Phân tích, thuyết giảng. Tái hiện
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 Học sinh đọc chú thích sách giáo khoa trang 216, 217.
? Cho biết một vài nét chính về tác giả Lỗ Tấn?
 Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát ảnh chân dung tác giả.
? Văn bản “Cố hương” trích trong tập truyện nào? Được sáng tác năm bao nhiêu?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc tiếp.
Giáo viên kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh.
? Văn bản được chia làm mấy phần? Xác định ranh giới và nêu nội dung chính của mỗi phần?
? Em hãy tóm tắt ngắn gon nội dung câu chuyện ?
? Trong truyện có mấy nhân vật chính? Đâu là nhân vật trung tâm? Vì sao?
? Theo em có thể đồng nhất nhân vật “ tôi “ với Lỗ Tấn được không ?(không- tôi là nhân vật văn học,kết quả sáng tạo của tác giả.) 
 Học sinh đọc lại đoạn 1.
? Dòng cảm xúc về con người và cảnh vật quê hương trong lòng “tôi” có thống nhất trong toàn câu chuyện không? Thay đổi như thế nào?
? Cảnh vật quê hương được tác giả tái hiện bằng phương thức nào là chủ yếu? Tìm những chi tiết cho thấy sự thay đổi ấy?(- Trong hồi ức : đẹp đẽ,nhưng không hình dung rõ nét.Trong hiện tại : xơ xác, hoang vắng, tiêu điều - Lòng người se lại,buồn ->kể ,tả,biểu cảm trực tiếp,so sánh đối chiếu cảnh hiện tại và trong kí ức)
? Tâm trạng của con người ra sao ?
? Tại sao khi về đến nhà,tấn lại buồn hiu quạnh khi nhìn mấy cọng tranh kkô phất phơ trước gió trên mái ngói? 
? Hình ảnh Nhuật Thổ xuất hiện trước mắt “tôi” khác với Nhuận Thổ hai mươi nắm trước như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
? Để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
? Em có nhận xét gì về Nhuận Thổ trước đây và những đổi thay của nhân vật này?
? Những chi tiết đó nói lên tâm trạng gì của nhân vật “tôi”?
? Thái độ và tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào trong những ngày ở quê?
? Nhân vật “Tôi” ra đi ù mang tâm trạng như thế nào?
? Qua diễn biến tâm trạng, ta có thể thấy tình cảm thống nhất của nhân vật “ tôi” đối với quê hương là gì ?
( Tuy buồn đau về sự sa sút ,nghèo nàn của làng quê như ng vẫn ước mơ hi vọng vào tương lai vao thế hệ trẻ sẽ đem đến những đổi thay cho quê hương ,sẽ được sống cuộc đời hp trên quê hương .Và chính chúng sẽ làm được điều ấy.)
? Trong truyện có những hình ảnh con đường nào? “con đường” ở cuối truyện có ý nghĩa gì? 
( Con đường thuỷ,đường sông đưa Tấn về quê,rời quê->là hình ảnh biều trưng cho sự luân chuyển của cuộc sống ,con người như nước ,như dòng chảy của sông. Con đường trong suy nghĩ,liên tưởng của Tôi ở cuối truyện ,biểu trưng,khái quát triết lí về cuộc sống con ngưởi hiện tại đến tương lai ,con đường đến tự do,hạnh phúc,con đường hi vọngcon đường không tự nhiên mà có.)
? Em có cảm nhận gì về nhan đề của bài “Cố hương”?
( Là hình ảnh thu nhỏ của XH,đất nước; Sư thay đồi ấy phản ánh điển hình sự biến đổi của xã hội Trung Hoa 20 năm đầu TK20 ;Vấn đề XH bức thiết được đặt ra : cần thiết phải xây dựng những cuộc đời mới khác trước,đẹp hơn trước cho các thế hệ tương lai.)
? Một trong những đặc điểm nghệ thuật trong bố cục của truyện là kết cấu “đầu cuối tương xứng”. Hãy chỉ ra đặc điểm đó?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết.
? Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ?
Học sinh đọc ghi nhớ trang 219.
Hoạt động : Trả bài kiểm tra Văn.
* GV nhận xét những ưu khuyết điểm về bài là của HS.
* GV chữa bài theo đáp án ở tiết 77.
* GV phát bài.
* Thống kê chất lượng.
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Y
Kém
9D/31
9E/30
I. Giới thiệu chung.
 1. Tác giả :
 - Lỗ Tấn (1881 – 1936)là nhà văn Trung Quốc nổi tiếng.
 - Ông là nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn, là nhà văn của nhân dân.
 - Sự nghiệp của ông là cách mạng và văn chương.
 2. Tác phẩm:
 Văn bản được trích từ tập truyện “Gào thét” (1923).
II. Đọc hiểu văn bản.
 1. Đọc, tìm hiểu chú thích.
 - Đọc, tóm tắt.
 - Chú thích : sách giáo khoa trang 216, 217.
 2. Tìm hiểu văn bản
a. Thể loại : truyện ngắn.
b. Bố cục : 3 phần: -Tấn trên đường về quê.
 -Trong những ngày ở quê.
 -Trên đường rời quê.
c. Hình ảnh Nhuận Thổ.
 Hai mươi năm trước Hiện tại.
 - Khoẻ mạnh, nhanh , -Ốm yếu.
 nhanh nhẹn.
 - Mặt tròn trĩnh, da -Da vàng sạm.
 bánh mật.
 - Tay hồng hào, mập -Tay thô kệch, ,mạp.	 nặng nề ,nứt nẻ. 
 - Trang phục đẹp đẽ, cổ- Đội mũ lông rách, đeo vòng bạc.	 áo mỏng dính. - Hiểu và kể nhiều câu - Ít nói chuyện.
 chuyện.
- Nói chuyện hồn nhiên, - Thưa, bẩm 
 vô tư. 
 -> Đẹp đẽ, hồn nhiên -> Tàn tạ, bần hèn,
đầy sức sống nghèo khổ, vất vả,
. tội nghiệp.
-> Sự khác biệt ấy phản ánh hiện thực về sự thay đổi của xã hội Trung Quốc.
( Những tiêu cực trong xã hội nằm ngay trong tính cách của người nông dân. ( Buồn, chua xót, đau đớn trước thực tại )
d. Những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật tôi”.
 *. Những ngày ở quê.
 - Ngạc nhiên trước sự thay đổi của thím Hai Dương và Nhuận Thổ.
 - “Điếng người” trước lời chào của Nhuận Thổ.
 - Than thở cho gia cảnh của Nhuận Thổ.
 -> Buồn, đau xót trước sự sa sút trong đời sống của những người nơi quê hương.
=> Các thế lực tàn bạo tạo nên thực trạng đáng buồn
 *. Khi rời quê.
 - Lòng không chút lưu luyến, thấy ngột ngạt, lẻ loi, bức bối, ảo não 
 - Nghĩ về thế hệ trẻ : phải sống một cuộc đời mới, cuộc đời mà “tôi” chưa từng sống. 
 - Hình ảnh con đường.
 => Niềm tin vào sự thay đổi của xã hội, tìm một con đường đi mới cho người dân Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XX.
e. Ý nghĩa:
Cố hương là nhận thức về thực tại và mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
3. Tổng kết.
 a. Nghệ thuật.
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, giúp câu chuyện sinh động , giàu cảm xúc.
-Sáng tạo những hình ảnh biểu tượng,biệu trưng giàu ý nghĩa triết lí.(con đường, bé Nhuận Thổ)
 b. Nội dung.
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Nhận xét chung:
Ưu điểm.
Bài làm tốt phần trắc nghiệm.
Nắm vững kiến thức về tác giả.
Khả năng cảm nhận văn bản tốt.
Tồn tại.
Kĩ năng phân tích hình ảnh thơ còn hạn chế.
Trình bày cẩu thả, chữ viết còn mắc nhiều lỗi chính tả.
Kiến thức về thể loại còn hạn chế.
II. Chữa bài (Theo đáp án ở tiết 77) 
III. Phát bài.
III. Hướng dẫn tự học
Đọc nhớ được một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện.
E Rút kinh nghiệm : 
...
TIẾT : 75	& 76 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN- ôn tập thơ và truyện hiện đại
NS : 19 /11/ 2010
ND :20-29/ 11 / 2010
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh :
- Nắm được nội dung của những kiến thức về tập làm văn đã học ở lớp 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về Thơ và truyện hiện đại.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung của các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối học kì.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu, tổng hợp các đơn vị kiến thức đã học và vận dụng các kiến thức lí thuyết vào thực hành các bài tập cụ thể.
B. Chuẩn bị.
	Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ.
	Học sinh : Chuẩn bị bài mới.
 Tích hợp : các kiểu loại văn bản đã học.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Bài mới :	
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Ôn tập các kiến thức cơ bản về Tập làm văn.
? Phân môn tập làm văn đã học ở chương trình lớp 9 gồm những nội dung lớn nào?
? Những nội dung nào là đơn vị kiến thức trọng tâm, cần chú ý?
? Trong văn thuyết minh, các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả có vai trò, vị trí và tác dụng như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Nêu vài trò, tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
? Hãy lấy ví dụ về một đoạn văn tự sự trong đó có yếu tố miêu tả nội tâm? Một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu yếu tố tả nội tâm kết hợp với nghị luận?
? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
? Vai trò của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
? Tìm đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
? Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện theo ngôi thứ nhất và một đoạn người kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của người kể trong mỗi đoạn văn?
HẾT TIẾT 75
TIẾT 76
Hoạt động 2 : Ôn tập các kiến thức cơ bản về Thơ và truyện hiện đại.
* Gv lần lượt cho HS hệ thống các kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại.
- Chỉ ra những hình ảnh đặc sắc làm nổi bật nội dung tư tưởng của từng bài thơ?
* GV hướng dẫn HS nhắc lại một số điểm nổi bật về các nhân vật chính trong các tác phẩm truyện hiện đại.
A. ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN.
1. Kiến thức cơ bản.
 - Văn thuyết minh : kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
 - Văn bản tự sự : 
 + Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, biểu cảm, lập luận.
 + Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; người kể và vai trò của người kể trong văn bản tự sự.
2. Vai trò, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
 Biện pháp nghệ thuật khơi gợi được sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh. Miêu tả giúp người đọc hình dung được đối tượng thuyết minh. Hai yếu tố trên giúp cho bài viết thêm sinh đông, hấp dẫn.
3. Vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự.
 Yếu tố miêu tả nội tâm làm cho nhân vật thêm sinh động.
 Yếu tố nghị luận giúp cho câu chuyện thêm tính triết lí.
é Ví dụ : 
 - Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.
 “Bên trời gốc bể bơ vơ . Có khi gốc tử đã vừa người ôm” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).
 Đoạn 1 sách bài tập trang 96.
 - Đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
 Đoạn trích “Thuý Kiều báo ân, báo oán” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
 - Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
Đoạn trích trong văn bab3 “Lão Hạc” “Lão không hiểu tôi,tôi nghĩ vậy..Cuộc đời này quả thật mỗi ngày một thêm đáng buồn”
 Đoạn văn thứ 3 ở sách bài tập.
4. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
 a. Khái niệm.
 b. Vai trò.
 c. Đoạn văn tự sự có yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
  “Tôi cất giọng véo von  không chui nổi vào tổ tao đâu”. 
5. Các đoạn văn tự sự.
-Kể theo ngôi thứ nhất.
 “Xe chạy chậm chậm  mẹ tôi cầm nón vẫy tôi ...
mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”
 (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng trích ở văn bản trang 193).
 => Người kể diễn tả cảm xúc, tâm tư, diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật, bộc lộ được suy nghĩ một cách chủ quan. Tuy nhiên, tính khái quát thấp và tạo sự đơn điệu cho bài văn.
- Kể theo ngôi thứ ba.
 “Chính anh thanh niên giật mình nói to  chào anh’ (Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long – sách giáo khoa trang 187).
=> Người kể kể lại câu chuyện một cách khách quan, hiểu thấu mọi chuyện, miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật.
B. ÔN TẬP KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI.
1. Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại.
Tác giả
Tên bài
Năm stác
Thể thơ
Hình ảnh đặc sắc
1. Chính Hữu
Đồng chí
1948
Tự do
Trăng(mảnh trăng treo)
2.Huy Cận
Đoàn thuyền đánh cá
1958
Thất ngôn
 Mặt trời, trăng, sóng cài then, đêm sập cửa.
3.Bằng Việt
Bếp lửa
1963
Tám chữ
Ngọn lửa, tiếng chim tu hú.
 4.Phạm Tiến Duật 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
1969
Tự do
Xe không kính.
5. Nguyễn Khoa Điềm 
Khúc hát ru.
1971
Tám chữ
Giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng cầm súng ,cắm chông, đi giành trận cuối.
6.Nguyễn Duy
Aùnh trăng
1978
Ngũ ngôn
Aùnh trăng, vầng trăng .
2.Truyện hiện đại:
a. Ông Hai (Làng – Kim Lân)
* Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Cợ Dầu theo giặc:
* Tình yêu làng của ông Hai thống nhất vời tình yêu nước , yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ.
b. Anh thanh niên ( Lặng lẽ SaPa- Nguyễn Thành Long)
- Yêu và say mê với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Chân thành, cởi mở, hiếu khách.
- Biết làm đẹp cho cuộc sống .
- Khiêm tốn, thành thực. 
c .Bé Thu (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
- Đứa bé mạnh mẽ, cứng cỏi tưởng như ương nghạnh.
- Tình cảm sâu sắc mãnh liệt nhưng dứt khoát và rạch ròi.
-> Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, cao cảdù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
4. Hướng dẫn về nhà.
 - Những kiến thức cơ bản trong chương trình tập làm văn lớp 9 ở học kì I?
 - Ôn tập, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối học kì I.
 5. Rút kinh nghiệm : 
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_16_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs.doc