Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Tuần 71 đến 76

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Tuần 71 đến 76

 TIẾT 71+72:

CHIẾC LƯỢC NGÀ

 (Nguyễn Quang Sáng)

 I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức:

- Học sinh cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh .

- Sự sáng tạo nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả

 2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

 3. Thái độ:

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.

II. Chuẩn bị.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

1. Khởi động:

* Kiểm tra bài cũ:? Kể tóm tắt nội dung truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"? . Phát biểu chủ đề của truyện "Lặng lẽ Sa Pa".

* Giới thiệu bài mới:

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Tuần 71 đến 76", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :26/11 /2010
 Ngày dạy: /1 /2010
 Tiết 71+72:
Chiếc lược ngà
 (Nguyễn Quang Sáng)
 I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức :
- Học sinh cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh . 
- Sự sáng tạo nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả 
 2. Kĩ năng :
 - Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
 3. Thái độ :
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
II. Chuẩn bị .
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Khởi động :
* Kiểm tra bài cũ :? Kể tóm tắt nội dung truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"? . Phát biểu chủ đề của truyện "Lặng lẽ Sa Pa".
* Giới thiệu bài mới:
 2. Dạy bài mới :
 Hoạt động 1: 
? Giới thiệu vài nét về Nguyễn Quang Sáng? 
GV nhấn mạnh một số nét tiêu biểu về tg’ và sự nghiệp sáng tác của Ng.Quang Sáng.
? Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn "Chiếc lược ngà" ?
GV hướng dẫn đọc-tóm tắt.
GV giới thiệu phần đầu của tác phẩm .
? Em hãy tóm tắt nội dung chính của đoạn trích?
? Truyện được kể theo ngôi nào?
? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể này.
? Nêu bố cục của đoạn trích ?
? Truyện được xây dựng trên những tình huống nào?
? Em nhận xét gì về hai tình huống trên ? ý nghĩa của những tình huống đó ?
 Hoạt động 2: 
Học sinh đọc phần1.
? Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu có thể chia thành mấy đoạn?
? Những từ ngữ hình ảnh nào chứng tỏ bé Thu không nhận anh Sáu là cha ? 
? Qua đó em có nhận xét gì về tính cách của bé Thu ? 
? Những hành động của bé Thu có đáng trách không ? Vì sao ?
 GV bình .
? Buổi sáng cuối cùng khi anh Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé Thu thay đổi như thế nào?
? Hãy tìm chi tiết thể hiện thái độ hành động của bé Thu khi nhận cha? 
? Nhận xét của em về thái độ và hành động đó ? Thái độ và hành động đó biểu hiện tình cảm của bé Thu với cha ntn ?
? Nếu chứng kiến cảnh này em sẽ cảm thấy như thế nào ?
?Qua đó em hiểu gì về cá tính của bé Thu?
? Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu qua đoạn trích.
? Em đánh giá như thế nào về nghệ thuật xây dựng n/v của tác giả.
Học sinh đọc phần 2.
? Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm của ông Sáu với con ?
? Suy nghĩ của em về những việc làm và tình cảm của ông Sáu dành cho con ?
Giáo viên bình.
? Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh và cuộc sống tâm hồn của người lính ?
(Thấm thía những mất mát đau thương , éo le mà chiến tranh mang đến cho bao người, bao gia đình )
Giáo viên cho học sinh liên hệ.
Hoạt động 3: 
? Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của tác giả.
? Em hãy nội dung, chủ đề của truyện.
.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả :
- Nguyễn Quang Sáng 1932, quê ở An Giang.
- Nhà văn quân đội trưởng thành trong quân ngũ từ hai cuộc k/c của dân tộc.
- Đề tài : Viết về cuộc sống con người Nam Bộ.
2. Tác phẩm: 
a. Hoàn cảnh sáng tác : 1966 - khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
b. Đọc - kể tóm tắt truyện .
- Đọc đúng giọng điệu, ngôi kể, lối kể .
- Tóm tắt : như SGV
c. Ngôi kể, bố cục
- Ngôi thứ nhất, đặt điểm nhìn vào nhân vật anh Ba
- Bố cục : 2 phần
- P 1: Những ngày ông Sáu về thăm nhà
- P 2: Ông Sáu khi ở khu căn cứ
d. Tình huống truyện:
- Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận cha thì ông Sáu lại phải ra đi.
- ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao cho con, ông đã hi sinh 
-> Tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lí
II. Phân tích 
1. Nhân vật bé Thu
a. Trước khi Thu nhận ông Sáu là cha :
- Thu hốt hoảng, tái mặt, bỏ chạy, thét lên -> sợ hãi 
- Thu nói trống không, nhất định không kêu tiếng ba .
- Hất cái trứng cá mà ông gắp cho . 
- Khi bị ông Sáu đánh - Thu bỏ về nhà ngoại .
-> Sợ hãi, ương ạnh, lạnh nhạt
=> Cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc và một tình yêu thương ba chân thật -> tâm lí tự nhiên .
b. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra cha
- Thái độ : ân hận, hối tiếc : "Nghe bà kể ...... thở dài như người lớn" khuôn mặt sầm lại đôi mắt mênh mông .
- Hành động : 
+ Thét gọi "Ba !" -> tiếng kêu như xé .
+ Chạy thót lên, dang tay ôm chặt cổ ba nó .
+ Nó hôn ba : tóc, vai, cổ, hôn vết thẹo. 
+ Dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba.
+ Đôi vai nhỏ bé run run .
=> Sự nghi ngờ về cha được giải toả, tình yêu, nổi nhớ mong cha bùng lên mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận .
- Tình cảm của Thu: sâu sắc mạnh mẽ dứt khoát rạch ròi . 
- Cá tính : cứng cỏi ương ngạnh nhưng cũng rất hồn nhiên ngây thơ .
-> Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ, diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng tình cảm trẻ thơ .
2. Nhân vật ông Sáu .
- Trong lần về thăm nhà : háo hức để ôm con vào lòng, suốt ngày quanh quẩn bên con ......
- Khi ở khu căn cứ : 
+ ân hận vì đã đánh con, nhặt được khúc ngà, hớt hải chạy về khoe
+ Tỉ mỉ, cố công cưa từng chiếc răng lược, khắc từng nét chữ trên lược
+ Nhớ con, lấy lược ra ngắm nghía và mài lên tóc cho bóng
+ Khi bị thương nặng, chỉ còn chút sức lực cuối cùng, anh đưa tay vào túi móc cây lược đưa cho người bạn, khi người bạn hứa chuyển cây lược cho con gái, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
=> Ông là một người cha rất yêu thương con - một tình yêu con thắm thiết, sâu nặng .
III. Tổng kết .
1. Nghệ thuật : 
- Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ nhưng hợp lý.
- Người kể chuyện : người bạn ông Sáu-> Tăng tính chân thực, ý nghĩa của truyện sức thuyết phục -> Tăng sự tin cậy với người đọc.
2. Nội dung : Ghi nhớ
3. Củng cố, luyện tập:
Bài tập: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong truyện.
IV. Hướng dẫn về nhà học bài, chuân bị bài.
- Làm bài tập, nắm cốt truyện, nội dung của truyện.
- Chuẩn bị tiết 73: Ôn tập Tiếng Việt
Yêu cầu: ôn lại phần lí thuyết, làm trước bài tập ra giấy nháp.
V. Đánh giá ,điều chỉnh:
..
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Tiết 73: Ngày soạn: 26/11 /2010
 Ngày dạy: /12 /2010
 Ôn tập Tiếng Việt 
I. Mục tiêu cần đạt 
 1. Kiến thức :
- Hệ thống hoá những kiến thức Tiếng Việt đã học trong học kì I ở lớp 9.
- Tích hợp với các văn bản , tập làm văn đã học.
 2. Kĩ năng :
- Rèn luyện các kĩ năng tổng hợp về sử dụng Tiếng Việt trong nói, viết.
 3. Thái độ :
 - Biết nắm rõ hơn về các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
 II. Chuẩn bị .
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Khởi động :
* Kiểm tra bài cũ 
 2. Dạy bài mới :
 Hoạt động 1: Nội dung ôn tập 
 I. Các phương châm hội thoại 
1. Giáo viên cho HS nhắc lại nội dung của các phương châm hội thoại.
Bài tập 1: Nối p.c hội thoại với nội dung tương ứng
Các phương châm hội thoại
Nội dung
1, Phương châm về lượng.
2, Phương châm về chất.
3, Phương châm quan hệ.
4, Phương châm cách thức.
5, Phương châm lịch sự.
A. Khi giao tiếp nói cho có nội dung, nội dung có lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu.
B. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
C. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh noi lạc đề.
D. Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
E. Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Bài tập 2: Kể lại một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ .
? Qua các tình huống giao tiếp trên, em có thể rút ra bài học gì trong việc vận dụng các phương châm hội thoại ?
? Nguyên nhân nào dẫn đến việc không tuân thủ các phương châm hội thoại
? Kể tên các đại từ xưng hô ?
Chia theo mấy ngôi ?
? Ngoài đại từ xưng hô còn có các từ nào cũng dùng để xưng hô ?
HS đọc đoạn thơ "Khóc Dương Khuê" và "Bạn đến chơi nhà" của Ng.Khuyến 
? Xác định các từ ngữ dùng để xưng hô trong các đoạn thơ trên ?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ xưng hô trong 2 đoạn thơ trên ?
GV : Như vậy Nguyễn Khuyến đã đề cao phương châm "xưng khiêm, hô tôn" trong ứng xử .Vậy em hiểuphương châm đó như thế nào ?
VD : ở lứa tuổi học sinh chúng ta cần nói, viết ntn để thể hiện p.châm đó ?
 Gọi dạ, bảo vâng . Khi nói với người trên, người lớn tuổi chúng ta phải dùng chữ "thưa" : thưa cụ, thưa cô .... Không nói cộc lốc, trống không .Gặp người lạ ta cũng phải biết "xưng khiêm, hô tôn"
? Ngày xưa trong xã hội quân thần việc xưng hô với vua, với những nhà sư, kẻ sĩ như thế nào ? Còn hiện nay ntn ?
GV : Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu xưng hô với cai lệ lúc van nài hắn tha cho chồng mình cũng vậy .
? Vì sao khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô ?
? Phân biệt cách dẫn trực tiếp và gián tiếp .
? Hãy nêu cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp .
II. Xưng hô trong hội thoại .
1. Các từ ngữ xưng hô .
- Đại từ xưng hô :
+ Ngôi thứ nhất : Tôi, ta, chúng ta, ...
+ Ngôi số hai : cậu, bạn, mày.
+ Ngôi số ba : bọn họ, chúng nó, họ nó, hắn 
- Từ chỉ quan hệ họ hàng , quan hệ xã hội làm từ xưng hô : cô, dì, chú, bác, ông, bà .....
- Từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp: thủ tướng, giáo sư, bác sĩ, bạn ...
- Danh từ riêng
* Bài tập
- Bác - tôi.
- Bác - ta .
-> Qua những vần thơ này, ta thấy chan hoà một tình bạn tri kỉ, chân thành, thân mật, quý trọng . Nguyễn Khuyến đã coi trọng chữ "lễ" trong giao tiếp, nghĩa là người ăn nói một cách khiêm tốn, kính trọng người đang giao tiếp với mình -> tuân thủ p.c lịch sự .
2. Xưng khiêm, hô tôn: Khi xưng hô người nói phải tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính -> Biết tuân thủ p.c quan hệ, lịch sự trong hội thoại .
- Ngày xưa : bệ hạ, bần tăng, bần sĩ .
- Ngày nay : quý ông, quý bà, quý cô .... xưng em, gọi anh hoặc bác (gọi thay con) .
3. Trong Tiếng việt khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô :
Mỗi từ xưng hô thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ người nói - người nghe ( thân hay sơ, khinh hay trọng .... ) => Cần lựa chọn được từ ngữ xưng hô để đạt hiệu quả giao tiếp .
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp .
 Trực tiếp gián tiếp 
Nhắc lại nguyên văn Thuật lại có điều chỉnh 
Đặt trong dấu ngoặc không đặt trong 
 ngoặc kép ngoặc kép 
- Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp .
+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép .
+ Chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp sang ngôi thích hợp ( Đ. từ ngôi thứ 3 )
+Thay đổi các từ định vị t.gian cho thích hợp 
Hoạt động 2: Bài tập - Học sinh ... tiếp
 Câu 4: Nghĩa của từ biến đổi và phát triển theo hướng nào ?
 A. Hình thành nghĩa mới và nghĩa cũ mất đi.
 B. Hình thành các nghĩa mới cùng tồn tại với nghĩa gốc và có quan hệ với nghĩa gốc.
 C. Cả hai hướng trên.
 Câu 5: Trong câu “Đầu lòng hai ả tố nga” (Truyện Kiều - Nguyễn Du), từ “đầu” được chuyển nghĩa theo phương thức nào ?
 A. ẩn dụ B. Hoán dụ
 Câu 6: Câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) có dùng biện pháp nghệ thuật gì ?
 A. So sánh B. Nhân hóa C. ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu7: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu “ Tài nguyên còn ............. trong lòng đất”.
 A. ẩn giấu B. giấu giếm C. cất giấu
Câu 8: Từ “ông” trong câu “Ông cháu có nhà không” là chỉ:
 A. người nói B. người nghe C. người được nói đến
Bài 2: Đoạn giải nghĩa từ sau đây của Trần Ngọc Thêm có một số từ bị lược bỏ. Em hãy chọn các từ thích hợp trong số những từ sau: nắm, vác, cầm, bưng, bê, bế, bồng, gùi, cõng, gánh, khiêng, đội, địu để điền vào chỗ trống. 
 “ mang gọn trong tay là .................., mang trong tay qua trung gian (sợi dây, cái túi) là ............... , mang bằng hai tay một vật nặng là ................. , mang một người trên lưng 
là ................., mang trong lòng bằng hai tay một cách nâng niu là .................. ”
Bài 3: Tìm 5 thuật ngữ trong lĩnh vực vật lí, 5 thuật ngữ trong lĩnh vực văn học.
Bài 4: Các trường hợp sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào ? Phân tích tại sao người nói vi phạm phương châm đó.
 a. Hà : - Huệ ơi đi học thôi !
 Huệ : - Năm phút nữa mẹ tớ mới về .
 b. Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
 Hỏi quê, rằng : “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
 Bài 5: Chuyển đoạn hội thoại sau thành đoạn văn kể chuyện và chuyển các lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau sang lời dẫn gián tiếp.
 “Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:
 - Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cư được hay thua, tiên sinh nghĩ thế nào ?
Thiếp nói:
 - Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.”
IV. Đáp án - Biểu điểm
Bài
Đáp án
Biểu điểm
1
Khoanh tròn vào chữ cái
C1- D , C2 - E , C3 - B , C4 - C , C5 - A , C6 - B , C7 - A , C8 - C
2
2
Lần lượt điền các từ: nắm , xách, bê, cõng, bồng
1
3
- 5 thuật ngữ trong lĩnh vực vật lí. 
- 5 thuật ngữ trong lĩnh vực văn học. 
0,5
0,5
4
a. Vi phạm phương châm quan hệ. Lí do: người nói muốn người nghe hiểu theo hàm ý là chờ 5 phút nữa.
b. Vi phạm p.c lịch sự. Nguyên nhân: để MGS nói cộc lốc, trịnh thượng nhằm khắc họa chân dung n/v vô học, hợm của, cậy tiền.
1
1
5
Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh hỏi xem vua đem binh ra chống cự quân Thanh, mưu đánh và giữ, được hay thua thế nào. Thiếp nói bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới không biết tình hình quân Tây Sơn yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua ra đánh không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
4
 IV. Hướng dẫn về nhà học bài, chuân bị bài.
 - Nắm chắc các tác phẩm thơ và truyện hiện đại chuẩn bị kiểm tra.
- Chuẩn bị tiết 75+ 76: làm bài kiểm tra truyện và thơ hiện đại
V. Đánh giá ,điều chỉnh:
..
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Tiết 75 + 76 : Ngày soạn:26 /11 / 2010
 Ngày kiểm tra: /12 / 2010
Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức:
 - Kiểm tra kiến thức và kĩ năng của HS về phần thơ và truyện hiện đại đã học từ bài 10 đến bài 15.
 2. Kĩ năng:
 - GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kĩ năng, thái độ, để có định hướng giúp HS khắc phục những điểm còn yếu.
 3. Thái độ:
 - HS biết nắm rõ cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ hoạc đoạn trích.
II. Ma trận
 Mức độ 
Nhận 
biết
 Th
hiểu
 Vận
dụng 
Tổng
Nội dung
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đồng chí
1 
 0,25
1
 0,25
2
 0,5
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
1
 0,25 
1
 1,5
2
 1,75
Đoàn thuyền đánh cá
1
 0,25
1
 0,25
2
 0,5
Bếp lửa
1 
 0,25 
1
 0,25
2
 0,5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1
 0,25
1
 0,25
2
 0,5
ánh trăng
1
 0,25
1
 0,25
2
 0,5
Làng
1
 0,25
1
 0,25
Lặng lẽ Sa Pa
1
 4
1
 4
Chiếc lược ngà
1
 1,5
1
 1,5
Tổng
6 
 1,5
6
 1,5 
1
 3
1
 4
10
III. Đề bài
Câu 1: Nối ý ở cột A với cột B cho thích hợp
A(Tác phẩm)
B (Nội dung chính)
1. Đồng chí
a. Tình yêu thương con và ước vọng của bà mẹ dân tộc Tà-ôi trong kháng chiến chống Mĩ.
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
b. Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động mới.
3. Đoàn thuyền đánh cá
c. Vẻ đẹp chân thực của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc.
4. Bếp lửa
d. Tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
đ. Những năm tháng gian khổ của người lính, nhắc nhở thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”.
6. ánh trăng
e. Tình cảm cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
g. Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ.
h. Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh. 
Nối: ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý đúng.
1. Hình tượng bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” là :
 A. một hình ảnh thực.
 B. một hình ảnh biểu tượng.
 C. một hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
 2. Nên hiểu câu thơ “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” như thế nào ?
 A. Em bé như mặt trời rọi nắng trên lưng mẹ.
 B. Em bé là mặt trời - nguồn sáng, nguồn vui, nguồn sống của mẹ.
 C. Mặt trời thiên nhiên như em bé nằm trên lưng mẹ.
 D. Mặt trời gần gũi với mẹ như là một người con.
 3. Nhận định nào sau đây nêu chính xác nhất về đặc sắc nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân ?
 A. Tâm lí nhân vật ông Hai được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
 B. Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống thử thách gay go để nhân vật tự bộc lộ mình.
 C. nhà văn đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
 D. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.
4. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu có ý nghĩa:
 A. là một hình ảnh thực, một khung cảnh thực: những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với người lính như một người bạn.
 B. là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng cho cuộc đời người lính cách mạng: chất chiến đấu và chất trữ tình, thực tại và mơ mộng, chiến sĩ và thi sĩ.
 C. “Đầu súng trăng treo” là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến: nền thơ kết hợp giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
 D. Tất cả các ý nghĩa trên.
5. Tác giả dùng biện pháp tu từ gì để viết hai câu mở đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 A. So sánh, nhân hóa C. Hoán dụ, ẩn dụ
 B. So sánh, ẩn dụ D. Nhân hóa, hoán dụ
6. Vầng trăng trong bài thơ “ánh trăng” (Nguyễn Duy) là: 
 A. hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát.
 B. là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ, thời chiến tranh.
 C. là quá khứ nghĩa tình, đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
 D. tất cả các ý trên. 
Câu 3: Trong “bài thơ về tiểu đội xe không kính” nhà thơ Phạm Tiến Duật đã sáng tạo một hình ảnh rất độc đáo. Đó là hình ảnh nào ? ý nghĩa của hình ảnh đó trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ ? 
Câu 4: Kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích “Chiếc lược ngà” (8-10 dòng)
Câu 5: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
IV. Đáp án, biểu điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
Nối: 1- c, 2- g, 3- b, 4- h, 5- a, 6- đ
1,5
2
Khoanh tròn: 1- C, 2- B, 3- C, 4- D, 5- A, 6- D
1,5
3
- Hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính.
- ý nghĩa: làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn. Làm nhiệm vụ trên những chiếc xe không kính, không còn nguyên vẹn (không có đèn, không có mui, thùng xe có xước) do bom đạn ác liệt của kẻ thù lại là hoàn cảnh để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
0,5
1
4
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha và vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người trong bức ảnh mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
1,5
5
- Yêu cầu: kiểu bài nhân tích nhân vật.
- Nội dung: (4 đ)
A. Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm, nhân vật anh thanh niên
 - Nêu khái quát những nét đẹp của anh thanh niên
B. Thân bài: phân tích các nét đẹp:
 1.Tự nguyện làm công tác ở nơi heo hút.
 2. Quan tâm đến mọi người: tặng tam thất cho vợ bác lái xe,...
 3. Sống gọn gàng, ngăn nắp, say mê đọc sách để tiến bộ.
 4. Suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc: khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, việc của cháu gắn với công việc của bao anh em dưới kia,...
 5. Khiêm tốn khi nói về công việc:giới thiệu những người khác đáng cảm phục. Lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho sự nghiệp chung.
C. Kết bài: cảm nghĩ và tình cảm của người viết với nhân vật. 
- Bố cục rõ ràng, viết đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, không có lỗi dùng từ.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
IV. Hướng dẫn về nhà học bài, chuân bị bài.
 - Nắm chắc lại các tác phẩm thơ và truyện hiện đại .
- Chuẩn bị tiết 77+ 78: Soạn bài Cố hương
V. Đánh giá ,điều chỉnh:
..
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_16_tuan_71_den_76.doc