Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

TIẾT : 81 TRẢ BÀI tập làm văn số 3 & bài KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

NS : 4 / 12/ 2010

ND : 6 / 12/ 2010

A. Mục tiêu cần đạt.

 1. Kiến thức : Giúp học sinh thấy được những ưu điểm trong bài làm của mình để phát huy, đồng thời, phát hiện ra những lỗi sai, những hạn chế để khắc phục, sửa chữa.

 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc khi đánh giá bài làm của mình, bồi dưỡng tinh thần ham học hỏi, tinh thần cầu tiến ở học sinh

 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận diện và sửa lỗi ở học sinh.

B. Chuẩn bị.

 Giáo viên : giáo án, chấm, chữa bài làm của học sinh.

 Học sinh : xem lại bài.

C. Tiến trình hoạt động.

 1. Ổn định :

 2. Bài cũ :

 3. Bài mới :

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 18 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 81	 TRẢ BÀI tập làm văn số 3 & bài KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
NS : 4 / 12/ 2010
ND : 6 / 12/ 2010
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh thấy được những ưu điểm trong bài làm của mình để phát huy, đồng thời, phát hiện ra những lỗi sai, những hạn chế để khắc phục, sửa chữa.
 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc khi đánh giá bài làm của mình, bồi dưỡng tinh thần ham học hỏi, tinh thần cầu tiến ở học sinh 
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận diện và sửa lỗi ở học sinh.
B. Chuẩn bị.
	 Giáo viên : giáo án, chấm, chữa bài làm của học sinh.
 Học sinh : xem lại bài.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ :
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Sửa bàiTiếng việt cho HS
Học sinh đọc lại yêu cầu đề ra.
Giáo viên căn cứ vào đáp án đã chuẩn bị để sửa bài cho hoc sinh.
GV nhận xét bài làm của HS
 Giáo viên nhận xét chung về những ưu điểm, tồn tại ở bài làm của học sinh.
Phát bài
GV đọc một số đoạn văn khá ở phần tự luận.
Hoạt động 2 : : Nhận xét và Sửa bài viết số 3 . 
GV nhận xét và sữa lỗi chính tả , lỗi diễn đạt cho Hs.
A. BÀI TIẾNG VIỆT
I. Sửa bài.
II. Nhận xét chung.
Ưu điểm
HS biết cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Nắm vững các kiến thức về tiếng Việt đã học trong chương trình.
Bài làm trình bày tương đối sạch đẹp.
Tồn tại.
Sai lỗi chính tả nhiều.
Kĩ năng viết đoạn văn còn hạn chế.
 III. Phát bài, giải đáp thắc mắc.
B. BÀI VIẾT SỐ 3
I. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
 - Nhìn chung đa số bài viết nắm vững kiểu bài văn tự sự , hiểu được nội dung đề bài, hiểu được tư tưởng chính của bài thơ về tiểu đội xe không kính. 
- Một số bài biết kết hợp yếu tố đối thoại, độc thoại , độc thoại nội tâm, nghị luận trong văn tự sự.
2. Tồn tại:
- Một số bài vẫn còn vi phạm lỗi chính tả, trình bày chũ viết cẩu thả khó đọc : 
- Nhiều bài chưa chú ý kết hợp yếu tố độc thoại nội tâm và nghị luận. 
- Một số ít bài vẫn mắc phải lỗi diễn đạt.
II. Đọc bài khá –giỏi:
9E: Ân
9D : Kim.
4. Hướng dẫn tự học
 - Xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài mới.
E. Rút kinh nghiệm : 
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Tiếng Việt
Lớp/ Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9D/ 30
9E/ 31
Bài viết số 3
Lớp/ Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9D/ 30
9E/ 31
TUẦN : 18 – TIẾT : 87	 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
NS : 1 / 1/ 08
ND : 2 / 1/ 08
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh thấy được những ưu điểm trong bài làm của mình để phát huy, đồng thời, phát hiện ra những lỗi sai, những hạn chế để khắc phục, sửa chữa.
 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc khi đánh giá bài làm của mình, bồi dưỡng tinh thần ham học hỏi, tinh thần cầu tiến ở học sinh 
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận diện và sửa lỗi ở học sinh.
B. Chuẩn bị.
	 Giáo viên : giáo án, chấm, chữa bài làm của học sinh.
 Học sinh : xem lại bài.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : Xem xét tình hình chung Sĩ số 9C 9D
 2. Bài cũ :
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Sửa bài cho HS
Học sinh đọc lại yêu cầu đề ra.
Giáo viên căn cứ vào đáp án đã chuẩn bị để sửa bài cho hoc sinh.
 Hoạt động 2 : GV nhận xét bài làm của HS
 Giáo viên nhận xét chung về những ưu điểm, tồn tại ở bài làm của học sinh.
Hoạt động 3 : Phát bài
I. Sửa bài.
II. Nhận xét chung.
Ưu điểm.
Bài làm tốt phần trắc nghiệm.
Nắm vững kiến thức về tác giả.
Khả năng cảm nhận văn bản tốt.
Tồn tại.
Kĩ năng phân tích hình ảnh thơ còn hạn chế.
Trình bày cẩu thả, chữ viết còn mắc nhiều lỗi chính tả.
Kiến thức về thể loại còn hạn chế.
III. Phát bài, giải đáp thắc mắc.
4. Hướng dẫn về nhà.
 - Xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài “Bàn về đọc sách”.
 Ø Rút kinh nghiệm : 
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp/ Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9C
9D
 TIẾT : 83 & 84	 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (Tiếp theo tiết 54)
NS : 5 / 12/ 2010
ND : 7 / 12/ 2010
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh củng cố, nắm vững hơn nữa những kiến thức về thơ tám chữ : đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ này.
 2. Giáo dục : Thông qua nội dung tiết học, bồi dưỡng cho các em ý thức, tinh thần sáng tạo và gửi gắm những tình cảm tốt đẹp của mình vào trong sáng tác.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng cảm thụ và kĩ năng làm thơ tám chữ.
B. Chuẩn bị.
	Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
	Học sinh : Xem lại bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 Tích hợp : Một số bài thơ 8 chữ.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ : 
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Nhận diện thể thơ tám chữ.
? Nhắc lại thế nào là thể thơ tám chữ? Nhận xét về cách ngắt nhịp, gieo vần, cách chia khổ của thể thơ trên?
Hoạt động 2 : Học sinh thảo luận bài tập.
 Học sinh đọc các đoạn thơ ở bảng phụ.
? Hãy chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các đoạn thơ trên?
? Phân tích nội dung, nghệ thuật của những đoạn thơ đó?
 Học sinh đọc bài thơ còn dang dở sau :
 Mùa thu lá bay em đã đi rồi
 Nghe tiếng lòng tôi một bài thơ cũ.
 Nhưng tôi biết là lá xanh vẫn ở.
 * * *
 Lá vẫn ở nên tôi nghe em thở
 .
 Là lá vàng đã rơi ngập lòng tôi 
 (Hoa muội – Bùi Chí Vinh).
? Hãy viết câu thơ thích hợp để điền vào những chỗ thiếu đó?
I. Nhận diện thể thơ tám chữ.
 Số câu, số tiếng.
 Cách ngắt nhịp.
 Cách gieo vần.
II. Thực hành làm thơ tám chữ.
 1. Bài tập 1. Chọn từ cho sẵn điền vào chỗ trống.
 a. Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
 Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
 Để linh hồn ràng buộc với muôn cây
 Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.
 (Xuân Diệu).
 b. Sao ngắn ngủi là những giờ họp mặt
 Sao vội vàng là những lúc trao yêu
 Vừa nắng mai sao đã vội sương chiều
 Em hờ hững để cho lòng anh lạnh.
 (Xuân Diệu).
 2. Bài tập 2. Viết câu thơ phù hợp điền vào chỗ trống. 
 Mùa thu lá bay em đã đi rồi
 Nghe tiếng lòng tôi một bài thơ cũ.
 Tôi không biết mùa thu Trung Hoa
 Nhưng tôi biết là lá xanh vẫn ở.
 * * *
 Lá vẫn ở nên tôi nghe em thở
 Lá rung rinh nên tôi thấy em cười
 Khi em bước vào mùa thu thiếu phụ
 Là lá vàng đã rơi ngập lòng tôi 
 (Hoa muội – Bùi Chí Vinh).
3. Bài tập 3. Tập làm bài thơ hoàn chỉnh.
4. Hướng dẫn về nhà.
 - Tự làm một bài thơ tám chữ và phân tích nội dung tư tưởng trong bài thơ đó.
 - Tiếp tục ôn tập các kiến thức đã học.
5. Rút kinh nghiệm : 
....
....
....
....
TIẾT 85 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt) 
Ngày soạn : 4.12.2010
Ngày dạy: 5.12.2010 
 I. Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
Hệ thống hóa kiến thức về văn bản tự sự 
Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả,nghị luận 
II. Chuẩn bị 
+ Giáo viên :- Soạn giáo án 
- Dự kiến khả năng tích hợp : Với Tập làm văn qua bài đã học 
+ Học sinh :Học bài, soạn bài theo yêu cầu của giáo viên 
III. Tiến trình hoạt động
 1. Ổn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của học sinh 
 3. Bài mới :* Giới thiệu bài : 
* Tiến trình bài học :
(?) Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới?
 Gọi hs đọc yêu cầu của câu 8 
(?) Câu số 9 yêu cầu điều gì ? ( HSTLN)
(?)Một số tác phâm tự sự trong sgk từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục 3 phần : MB, TB, KB . Nhưng tại sao bài tập làm văn tự sự của hs vẫn phải có đủ ba phần đã nêu? 
(?) Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập Làm Văn đã giúp em được gì trong việc đọc- hiểu văn bản của các tác phẩm tự sự? 
(?)Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc- hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự?
Câu 7
 Nội dung phần Tập làm văn vừa lặp lại, vừa nâng cao cả về kiến thức lẫn kĩ năng đã học ở các lớpdưới về văn bản tự sự.
 Ở lớp 9 , hs học sâu hơn về sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
Câu 8 : Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự. Vì các yếu tố miêu tả, biểu cảm , nghị luận chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự. Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. 
 Trong thực tế khó cómột văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 9:
Văn bản tự sư kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh
Văn bản miêu tả kết hợp với yếu tố tự sự, biểu cảm, thuyết minh
Văn bản nghị luận có thể kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
Văn bản biểu cảm kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận 
Văn bản thuyết minh có thể kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận
Văn bản điều hành không kết hợp được các yếu tố trên 
Câu 10: Một số tác phẩm tự sự đã học, không phải bao giờ cũng phân biệt rõ 3 phần : M ở bài, Thân bài, Kết bài . Nhưng những bài tập làm văn tự sự của hs trong nhà trường vẫn phải có đủ ba phần bởi vì : Khi học ở trường phổ thông, cần được đào tạo một cách bài bản . Các em phải luyện tập tỉ mỉ, kĩ lưỡng từ những thao tác cơ bản nhất để từ cái vốn liếng ban đầu rất cơ bản đó các em có thể sáng tạo khi đã trưởng thành. 
Câu 11: Những kiến thức đó đã soi sáng, thêm rất nhiều cho việc đọc- hiểu các tác phẩmtự sự. 
VD : Bài miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, đã giúp ta hiểu sâu những đoạn miêu tả nội tâm Thúy Kiều trong Truyện Kiều, nội tâm của ông Hai trong truyện ngăn Làng, nội tâm của ông giáo trong truyện ngăn Lão Hạc . Hoặc bài đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm, giúp ta hiểu sâu về tính cách nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, hiểu sâu hơn tính cách và tâm trạng của cha con ông Sáu trong chiế lược ngà.
Câu 12 : 
Khi đọc – hiểu các tác phẩm tự sự trong sgk Ngữ văn, chúng ta đã bắt gặp những mô hình rất sinh động về ngôi kể, cách kể, cách miêu tả nội tâm nhân vật, cách tái hiện những cuộc đối thoại, độc thoại, Những mô hình đó là một sự gợi ý rất lớn đối với chúng ta trong việc viết bài văn tự sự. 
4. Hướng dẫn về nhà 
- Học những nội dung đã ôn tập 
- Học bài để chuẩn bị thi học kì I
5. Rút kinh nghiệm.
TIẾT 86-87
 ÔN TẬP học kì I 
Ngày soạn : .12.2010 
Ngày dạy: .12.2010 
 A. Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
Củng cố kiến thức về Tiếng Việt, Văn bản, Tập làm văn đã học từ đầu năm. 
Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức tổng hợp. 
B. Chuẩn bị 
+ Giáo viên :- Soạn giáo án 
+ Học sinh :Học bài, soạn bài theo yêu cầu của giáo viên 
C. Tiến trình hoạt động
 1. Ổn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của học sinh 
 3. Bài mới :* Giới thiệu bài : 
* Tiến trình bài học :
* GV hướng dẫn HS hệ thống kiến thức Tiếng Việt.
- Nêu khái niệm và lấy ví dụ.?
* GV hướng dẫn HS hệ thống kiến thức về văn bản. 
- Một số nhân vật để lại ấn tượng cho người đọc.
* GV hướng dẫn HS hệ thống kiến thức về Tập làm văn . 
I. Phần Tiếng Việt:
 1. Các phương châm hội thoại.
 2. Sự phát triển của từ vựng.
 3. Trau dồi vốn từ. 
 4. Cách dẫn trực tiếp , cách dẫn gián tiếp.
II. Văn bản:
Truyện trung đại
Chuyện người con gái Nam Xương
Số phận người phụ nữ dưới xã hội phong kiến nam quyền
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Thói ăn chơi hưởng lạc ,bất nhân, đê tiện của bọn quan lại 
Hoàng Lê nhất thống chí.
Hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Truyện Lục Vân Tiên.
Hình tượng người anh hùng nghĩa hiệp trọng nghĩa khinh tài.
Thơ hiện đại.
Đồng chí ( Chính Hữu)
Bài thơ về tiểu đội xe không kính.(Phạm Tiến Duật)
Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.
Bếp lửa – Bằng Việt.
Aùnh trăng – Nguyễn Duy.
Gợi nhắc cách sống tình nghĩa, thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn
Truyện hiện đại.
Làng – Kim Lân.
 Tình yêu làng của ông Hai thống nhất với tình yêu nước
Lặng lẽ SaPa – Nguyễn Thành Long.
Hình ảnh anh thanh niên với những phẩm chất tốt đẹp
Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng
Tình phụ tử thiêng liêng cao cả ngay trong chiến tranh khốc liệt.
Tập làm văn.
1. Nghị luận văn học: 
Miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Nghị luận trong văn bản tự sự.
Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2 . Nghị luận xã hội:
a. Môi trường.
b. Giáo dục.
c. Truyền thống đạo lí.
.
IV. Hướng dẫn tự học.
- Học những nội dung đã ôn tập 
- Học bài để chuẩn bị thi học kì I
D. Rút kinh nghiệm.
TIẾT : 90	 TRẢ BÀI THI H ỌC K Ì I
NS : 17/ 12/ 2010
ND :20/ 12/ 2010
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : Giúp học sinh tự đánh giá chính xác, trung thực, khách quan bài l àm của mình, nhận ra những ưu điểm để phát huy và những tồn tại, yếu kém để khắc phục.
 2. Giáo dục : Thông qua tiết trả bài, giáo dục học sinh tính cẩn thận, nghiêm túc trong qúa trình làm bài, đánh giá. Bồi dưỡng tinh thần cố gắng vươn lên trong học tập cũng như trong đời
sống.
 3. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tự phân tích, đánh giá. 
B. Chuẩn bị.
	Giáo viên : Giáo án, chấm, chữa bài viết của học sinh.
	Học sinh : Xem lại bài.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định :
 2. Bài cũ :
 3. Bài mới :
GV căn cứ vào đáp án của SGD để sửa chữa bài cho HS.
Phần Tiếng Việt.
Phần Văn – Tập làm văn.
Hướng dẫn về nhà:
Tiếp tục ôn tập củng cố kiến thức kì I.
Soạn bài “Bàn về đọc sách”.
Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_18_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs.doc