Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần: 19

Tiết: 86,87

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

1. Kiến thức:

Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.

2. Kĩ năng:

- Tập làm quen, nhận dạng cái hay về vần và nghĩa thơ tám chữ của một số tác giả.

- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.

3. Thái độ:

Có thái độ yêu thích thể thơ tám chữ và nội dung ý nghĩa của các thể thơ tám chữ.

II. Chuẩn bị:

-Giáo viên: Chuẩn bị một số bài thơ tám chữ của một số tác giả – bảng phụ.

-Học sinh: Làm thơ tám chữ hoặc sưu tầm một số bài thơ tám chữ trước ở nhà.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 19 - Giáo viên: Trần Thanh Nhàn - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2009
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 19
Tiết: 86,87
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
2. Kĩ năng:
- Tập làm quen, nhận dạng cái hay về vần và nghĩa thơ tám chữ của một số tác giả.
- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
3. Thái độ:
Có thái độ yêu thích thể thơ tám chữ và nội dung ý nghĩa của các thể thơ tám chữ.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Chuẩn bị một số bài thơ tám chữ của một số tác giả – bảng phụ.
-Học sinh:
Làm thơ tám chữ hoặc sưu tầm một số bài thơ tám chữ trước ở nhà.	
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.
1.Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
2.Giới thiệu bài mới.
Nhằm giúp các em thực hành khắc sâu hơn những kiến thức về thơ tám chữ, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về thể thơ này.
Lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
ơMục tiêu: Học sinh làm quen với một số bài thơ tám chữ của các tác giả và củng cố những kiến thức về thơ tám chữ đã học.
-GV: Gọi HS giới thiệu một số đoạn thơ (bài thơ) tám chữ của các tác giả?
-GV: Định hướng các bài thơ hay sưu tầm (bảng phụ)
1. Thế Lữ: 
Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy
Thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo động
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê 
2. Xuân Diệu: 
Cây trên đường trụi lá đứng tần ngần
Khắp nhanh chuyển một buồng tê tái
Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời 
3. Hàn Mặc Tử:
Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Bao lời thơ đều dính não cân ta
Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọt
Cho mê man cho điếng cả làn da
-Em hãy nhận xét điểm hay của các tác giả về thơ tám chữ ở việc gieo vần và ngắt nhịp ?
-GV: Thơ tám chữ gần với văn xuôi nên ngắt nhịp cũng linh hoạt.
HS giới thiệu
HS quan sát – trình bày.
HS nhận xét – bổ sung.
* Nhận xét: Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân linh hoạt, có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau: mông – động, tái – hãi; có vần gián cách: ta – dạ.
HĐ3:Hướng dẫn HS thực hành làm thơ tám chữ.
II. Tập làm thơ tám chữ.
ơMục tiêu: Vận dụng kiến thức về thơ tám chữ vào sáng tác và khắc sâu hơn những kiến thức đã học.
1.Viết thêm một câu để hoàn thiện một bài thơ
-GV: Treo bảng phụ một số bài thơ chưa trọn vẹn. HS viết tiếp các câu còn lại cho phù hợp thơ tám chữ.
a. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ 
Nhớ người yêu, khác hẳn với tình nhân
Biển dù nhỏ không là con sông rộng
 (Phạm Công Trứ – Vô đề)
-GV gợi ý: 
Chợt quen nhau chưa thể gọi
Mua đồng ơi sao đã vội
b. Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ 
(Hoàng Thế Sinh, có một đêm như thế mùa xuân)
-GV gợi ý:
 + Những trái chín có từ ngày
Tôi thẫn thờ nắm cành táo nhọn gai
- Hướng dẫn học sinh đọc bình thơ tám chữ (chú ý nghệ thuật thể hiện đặc điểm ở thể thơ này)
+ Mỗi nhóm cử đại diện lên đọc và bình thơ trước lớp
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá, xếp loại các đại diện của nhóm vừa đọc và bình xong theo các nội dung sau: đúng thể thơ tám chữ không? Đọc có diễn cảm không? Bình có sâu săùc không, lời lẽ diễn đạt?
-Cho học sinh trình bày những nội dung thơ đã sưu tầm – giáo viên khuyến khích cho điểm những bài thơ về môi trường.
-Yêu cầu học sinh làm thơ đúng luật về một trong các chủ đề sau:
1.Mái trường, thầy cô, bạn bè
2.Con sông quê hương
3.Quê hương
-Gọi học sinh trình bày – bổ sung.
-GV nhận xét các bài thơ của học sinh
HS thực hiện theo yêu cầu
HS trình bày các bài thơ đã sưu tầm
HS tập làm thơ đúng chủ đề 
HS trình bày – nhận xét
2. Bình thơ tám chữ
3. Tập làm thơ tám chữ
HĐ3:Hướng dẫn công việc ở nhà.
-Ôn tập thật kĩ nội dung ba phần Đọc – hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn.
-Thi nghiêm túc – đúng qui định
HS ghi nhận – thực hiện đúng yêu cầu.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: / /2009
Tuần: 19
Tiết: 88
Hướng dẫn đọc thêm:
NHỮNG ĐỨA TRẺ
_Mac-xim Go-rơ-ki_
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
-Rung cảm trước những tâm hồn trẻ thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-go-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng đọc, kể và phân tích các tác phẩm tự sự tự thuật.
3. Thái độ:
-Có thái độ trân trọng tình cảm bạn bè ngây thơ, trong sáng dù có những trở lực thành phần xã hội, ngăn cản.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Tham khảo sách giáo viên + sách thiết kế bài giảng + xem nội dung sách giáo khoa.
-Học sinh:
Tìm đọc toàn tác phẩm “ thời thơ ấu” , chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(3’)
1.Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
Thực hiện theo yêu cầu
2.Giới thiệu bài mới.
 Mác-xim Go-rơ ki là nhà văn Nga và của thế giới vào thế kỷ XX. Ông sinh ra và lớn lên ở một thành phố nhỏ bên bờ sông Vôn –ga, trong một gia đình công nhân nghèo. Sớm mồ côi cha, sống với ông bà ngoài. Từ nhỏ đã biết ự lập, kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Với nghị lực phi thường ấy đã giúp ông trưởng thành là đại văn hào Nga – Người mở đầu cho văn học cách mạng Nga – là tác giả của bộ ba tự thuật tiểu thuyết: Kiếm sống 
(1916), Những trường đại học của tôi (1923), Thời thơ ấu (1913 – 1914), đoạn trích thuộc chương IX. Sau đoạn A-li- ô-sa cứu được thằng bé con ông đại tá rơi xuống giếng.
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.(15’)
I. Giới thiệu chung.
ơ Mục tiêu: HS khái quát những nét chính cần nhớ về tác giả, tác phẩm; nắm một số chú thích cần thiết cho phần phân tích chi tiết văn bản.
-Yêu cầu học sinh HS đọc chú thích, nêu những nét chính về tác giả M.Go-rơ-ki, về tác phẩm “Thời thơ ấu”.
-Lệnh học sinh khái quát về tác giả – tác phẩm?
-GV giới thiệu thêm: 
 a. Về tác giả .
- Tên thật : A-lêch-xây Mac-xi-mô-vich Pê-scôp ( 1868 – 1936 ), bút danh Go-rơ-ki nghĩa là cay đắng . 
- Sinh ra và lớn lên ở thành phố bên bờ sông Vôn-ga, trong 1 gia đình công nhân nghèo. Ông sớm mồ côi cha mẹ, ở với ông bà ngoại, sớm tự lập và kiếm sống bằng nhiều nghề. Oâng đã tự học, tự rèn luyện với nghị lực phi thường để trở thành nhà văn lớn của văn học Xô viết. Ông là đại văn hào Nga, người mở đầu cho văn học CM Nga thế kỉ XX. 
- Tác giả của nhiều truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút kí, kịch nói, tiểu luận phê bình văn học đặc sắc : Người mẹ, Những truyện cổ tích nước Ý,  
- Ông là nhà văn Nga có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. 
 b. Về tác phẩm 
- Tiểu thuyết tự thuật bộ ba : Thời thơ ấu (1913 ), Kiếm sống ( 1916 ), Những trường đại học của tôi ( 1923 ). Nhân vật chính là A-li-ô-sa kể lại quãng đời thơ ấu và thanh niên của mình từ năm 3 tuổi đến 17 tuổi. 
- Thời thơ ấu gồm 13 chương, kể lại quãng đời A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại khoảng 7 năm. Khi mẹ qua đời, ông nghoại đuổi A-li-ô-sa ra đời kiếm sống. 
- Đoạn trích thuộc chương9, sau đoạn A-li-ô-sa cứu thằng bé con ông đại tá bị rơi xuống giếng. Những đứa trẻ tuy không cùng cảnh ngộ nhưng vẫn kết bạn với nhau với tâm hồn trong trắng, hồn nhiên.
HS đọc chú thích 
HS khái quát – trình bày:
-A-lêch-xây Mac-xi-mô-vich Pê-scôp ( 1868 – 1936 ), bút danh Go-rơ-ki nghĩa là cay đắng. 
-Xuất thân từ gia đình công nhân nghèo, tự kiếm sống, tự học với nghị lực, ý chí phi thường. 
-Tiểu thuyết tự thuật bộ ba.
HS lắng nghe
1.Tác giả.
-A-lêch-xây Mac-xi-mô-vich Pê-scôp ( 1868 – 1936 ), bút danh Go-rơ-ki nghĩa là cay đắng. 
-Xuất thân từ gia đình công nhân nghèo, tự kiếm sống, tự học với nghị lực, ý chí phi thường. 
2.Tác phẩm.
 - Tiểu thuyết tự thuật bộ ba : 
 +Thời thơ ấu (1913) 
 + Kiếm sống ( 1916 ) 
 + Những trường đại học của tôi ( 1923). 
HĐ3:Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản.(60’)
II. Đọc – hiểu văn bản.
1.Đọc văn bản.
ơ Mục tiêu: Rung cảm trước những tâm hồn trẻ thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-go-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này. Rèn luyện kĩ năng đọc, kể và phân tích các tác phẩm tự sự tự thuật.Có thái độ trân trọng tình cảm bạn bè ngây thơ, trong sáng dù có những trở lực thành phần xã hội, ngăn cản.
2.Bố cục.
-GV nêu yêu cầu đọc : lưu ý những đoạn đối thoại, phát âm chính xác các từ phiên âm tiếng nước ngoài.
-GV đọc mẫu – gọi học sinh đọc – nhận xét. 
-Hãy cho biết ngôi kể và bố cục đoạn trích. 
-Ngôi kể : thứ nhất, chú bé A-li-ô-sa 
( M. Go-rơ-ki lúc nhỏ ) 
-GV treo bảng phụ chốt nội dung bố cục. 
- Bố cục : + Từ đầu  ấn em nó cuối xuống -> Tình bạn hồn nhiên. 
 + Tiếp  cấm khg được đến nhà tao -> Tình bạn bị cấm đoán. 
 + Đoạn còn lại -> Tình bạn vẫn tiếp diễn. 
 -Câu chuyện được kể theo trật tự nào?
 -Vì sao những đứa trẻ chóng thân nhau? Có phải vì A-li-ô-sa cứu được một đứa thoát hiểm không ? 
-GV: Bọn trẻ đến với nhau một cách tự nhiên, hồn nhiên của những đứa trẻ cùng cảnh ngộ sống thiếu tình thương. Đó cũng là một trong những kỉ niệm tuổi thơ cay đắng như ng đôi khi cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào của tác giả. 
-Em có nhận xét gì về tình bạn của những đứa trẻ?
-Trước khi quen thân, A-li-ô-sa đã biết được gì từ những đứa  ... ẻ trước những câu hỏi của bố. 
-Hình ảnh so sánh “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” thể hiện điều gì?
-Hình ảnh ba đứa trẻ khi bị bố mắng tiếp tục hiện lên dưới sự quan sát và cảm nhận của A-li-ô-sa như thế nào ? Điều đó khẳng định thêm phẩm chất gì của A-li-ô-sa ? 
-GV cho học sinh thảo luận theo bàn (5’) thực hiện nội dung yêu cầu sau:
 Trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đời thường với truyện cổ tích. Đó là một đặc điểm của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích này. Vậy cụ thể ra sao và tác dụng nghệ thuật của biện pháp đó theo nhận xét của em ? 
-Gọi học sinh trình bày – bổ sung.
* Bình giảng: Đọc phần trích ta thấy dường như A-li-ô-sa không nhắc đến tên của 3 đứa trẻ, chắc gì khi chơi thân với nhau. Vì A-li-ô-sa còn biết thằng lớn mười một tuổi cơ mà ! hay là chuyện xảy ra mấy chục năm rồi Gorki không còn nhớ đến chúng nữa? Song có lẽ đó là dụng ý của nhà văn, không nhắc tên những đứa bạn nhỏ
-> Câu chuyện tình bạn của những đứa trẻ thiếu tình thương có ý nghĩa khái quát hơn và đậm màu săùc cổ tích hơn
HS đọc đúng yêu cầu – nhận xét.
HS trình bày:
-Ngôi kể : thứ nhất, chú bé A-li-ô-sa.( M. Go-rơ-ki lúc nhỏ ) 
-Bố cục : 
+ Từ đầu  ấn em nó cuối xuống -> Tình bạn hồn nhiên. 
+ Tiếp  cấm không được đến nhà tao -> Tình bạn bị cấm đoán. 
+ Đoạn còn lại -> Tình bạn vẫn tiếp diễn. 
HS trả lời:
-Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian. 
HS dựa vào văn bản trình bày:
- Ông bà ngoại A-li-ô-sa và gia đình lão đại tá thuộc những thành phần xã hội khác nhau. Một bên là dân nghèo, một bên là sĩ quan quân đội giàu sang . Do sự tình cờ A-li-ô-sa cứu được đứa nhỏ nên bọn trẻ kết bạn với nhau. 
- Hoàn cảnh của A-li-ô-sa rất đáng thương, em cũng biết ba đứa trẻ nhà giàu kia cũng thiếu thốn tình thương, chẳng sung sướng gì. 
HS nêu ý kiến:
-Tình bạn ngây thơ, hồn nhiên, chân thành. 
HS trình bày:
-A-li-ô-sa chưa hiểu gì về chúng, thậm chí còn không phân biệt được đứa này với đứa kia: “chúng cùng mặc áo cánh, quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau”
HS nêu suy nghĩ:
-“Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” 
-> So sánh thật chính xác, khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con mất mẹ sợ hãi co cụm và nhau khi thấy diều hâu; đồng thời toát lên sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ. 
HS quan sát văn bản – trình bày:
-Hình ảnh so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hải co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu.
HS nêu suy nghĩ – trình bày
- Khi đại tá xuất hiện, hỏi một cách hách dịch : “Đứa nào gọi nó sang ?” Thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn. 
- Đây là lần thứ hai tác giả dùng cách so sánh này. So sánh vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài, vừa thể hiện tâm trạng của ba đứa trẻ. Chúng bị bố áp chế, lẳng lặng cam chịu. 
- Một lần nữa A-li-ô-sa tỏ sự cảm thông với các bạn nhỏ. 
HS thảo luận theo yêu cầu – trình bày:
-Mấy đứa trẻ vừa nhắc đến chuyện dì ghẻ , A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến mụ dì ghẻ độc ác trong các truyện cổ tích mà em được nghe bà ngoại kể . 
-Chi tiết mẹ thật ( đã chết) của mấy đứa trẻ. Mẹ thật của các cậu thế nào cũng về  Biết bao lần người chết đã sống lại nhờ phép thần trong truyện cổ tíc. 
-Chi tiết người bà nhân hậu. Người kể nhiều truyện cổ tích cho cháu nghe, mỗi khi quên, A-li-ô-sa lại chạy về hỏi bà. 
-Thằng bé lớn khái quát : Có lẽ tất cả các bà đều tốt . Bà mình trước cũng rất tốt. Thằng bé hay nói ngày trước, đã có thời, trước kia  một cách buồn bã, dường như nó đã sống trên trái đất một trăm năm chứ không phải mười một năm. 
- Mấy đứa trẻ tên là gì, ta không rõ, hay tác giả cố tình không kể ra, hoặc ông đã quên mất tên chúng  
->Với cách kể này, câu chuyện càng trở nên khái quát và càng có màu sắc cổ tích đậm đà hơn. 
-Từ đầu  ấn em nó cuối xuống -> Tình bạn hồn nhiên. 
-Tiếp  cấm không được đến nhà tao -> Tình bạn bị cấm đoán. 
-Đoạn còn lại -> Tình bạn vẫn tiếp diễn. 
3.Tìm hiểu văn bản.
a. Hình ảnh những đứa trẻ sống thiếu tình thương. 
- Gia đình A-li-ô-sa nghèo. 
- Gia đình ba đứa trẻ giàu có. 
- Cùng cảnh ngộ thiếu tình thương. 
->Tình bạn ngây thơ, hồn nhiên, chân thành. 
b. Những quan sát và nhận xét tinh tế của A-li-ô-sa. 
- Bọn trẻ rất giống nhau 
- “Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” -> sợ hãi. 
- Mấy đứa trẻ lặng lẽ đi vào nhà như những con ngỗng ngoan ngoãn. 
-> Sự thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ. 
c. Chuyện đời thường và truyện cổ tích. 
- Hình ảnh mụ dì ghẻ độc ác. 
- Mẹ thật thế nào cũng về. 
- Người bà nhân hậu. 
- Mấy đứa trẻ khôngcó tên. 
HĐ4:Hướng dẫn HS tổng.(10’)
III.Tổng kết.
ơ Mục tiêu: Khái quát những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật của VB; củng cố kiến thức bài học.
1.Nội dung.
-Hãy cho biết chủ đề và những nét thành công về nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích? 
HS khái quát – trình bày:
-Chủ đề : Hình ảnh chú bé A-li-ô-sa tốt bụng, cứng cỏi và tình bạn hồn nhiên thân thiết của những đứa trẻ thiếu tình thương bất chấp sự cấm đoán của người lớn . 
-Nghệ thuật kể chuyện : +Tự thuật, nhớ lại và hình dung, tưởng tượng lại những ấn tượng thời ấu thơ. 
+So sánh chính xác. 
+Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp tâm lí nhân vật. 
+Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau. 
-Hình ảnh chú bé A-li-ô-sa tốt bụng, cứng cỏi và tình bạn hồn nhiên thân thiết của những đứa trẻ thiếu tình thương bất chấp sự cấm đoán của người lớn. 
2.Nghệ thuật.
-Tự thuật, nhớ lại và hình dung, tưởng tượng lại những ấn tượng thời ấu thơ. 
-So sánh chính xác. 
-Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp tâm lí nhân vật. 
-Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau. 
HĐ5:Hướng dẫn công việc ở nhà.
(2’)
-Xem lại đề kiểm tra tổng hợp, xem lại kiến thức cũ, chuẩn bị tiết trả bài.
Ghi nhận, thực hiện
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: /12/2009
Ngày dạy: /12/2009
Tuần: 19
Tiết: 89
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu cần đạt:	
Giúp HS :
1. Kiến thức:
-Nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua một bài làm mang tính tổng hợp.
2. Kĩ năng:
-HS củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp, trắc nghiệm và tự luận,đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và sự hướng dẫn của GV.
3. Thái độ:
-Có ý thức trong việc làm bài một cách nghiệm túc.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên:	
Chấm bài, phân loại bài theo điểm, theo loại lỗi.
-Học sinh:
Xây dựng lại bài làm, tự đánh giá, nhận xét.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1:Khởi động.(5’)
1.Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Thực hiện theo yêu cầu
2.Giới thiệu bài mới.
 Nhằm giúp các em củng cố lại nhận thức về các truyện trung đại đã học từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật, giúp các em thấy rõ được những ưu, khuyết điểm của bài viết của mình. Hôm nay chúng ta đi vào tiết trả bài viết truyện trung đại.
HS lắng nghe, ghi bài
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề kiểm tra.(15’)
I.Trắc nghiệm.
ơMục tiêu: Giúp HS nhận ra đáp án của đề thi..
-Giáo viên lần lượt đọc nội dung các câu trắc nghiệp cho học sinh lựa chọn giải đáp nội dung phần trắc nghiệm.
-Yêu cầu học sinh nêu ý kiến cá nhân giải đáp các câu hỏi tự luận.
+Em sẽ giới thiệu về chị em Thuý Kiều?
+Em thích nhất nhân vật nào trong các truyện trung đại em đã học?
-Giáo viên nhận xét – bổ sung.
HS lần lượt nêu ý kiến – bổ sung - nhận xét.
HS trình bày nội dung các câu hỏi tự luận - nhận xét – bổ sung hoàn chỉnh.
Câu 1: B Câu 2: C 
Câu 3: D Câu 4: D Câu 5: C Câu 6: B Câu 7: A Câu 8: D Câu 9: B Câu 10: D 
Câu 11: A. nĩi cĩ sách, mách cĩ chứng; B. nĩi mị
Câu 12 : 1- c; 2 - b;
3- a
II.Tự luận.
Câu 1:
Cho tình huống đúng yêu cầu và xác định đúng phương châm hội thoại đã vi phạm 
( 1 điểm )
Câu 2:
Dẫn lại câu tục ngữ đúng theo cách trực tiếp. ( 1 điểm )
Câu 3:
* Yêu cầu:
-Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm
-Đảm bảo bố cục.
-Trình bày sạch đẹp.
-Đúng chính tả, ...
a/ Mở bài : (0,5đ) 
 Giới thiệu khái quát về sự thay đổi của trường cho bạn biết.
b/ Thân bài : (4đ)
-Từ xa em nhìn thấy ngơi trường như thế nào ?
-Trên đường, đến gần vào trường và sân trường thay đổi ra sao ?
-Vào trường em thấy trường thay đổi như thế nào ?
-Thầy cơ thay đổi ra sao ?
c/ Kết bài : (0,5đ)
Cảm xúc, suy nghĩ khi em về thăm trường lần này như thế nào ?
HĐ3:Giáo viện nhận xét bài làm của học sinh.(23’)
ơMục tiêu: HS nhận ra những ưu và khuyết điểm của bài làm, rút ra được những kinh nghiệm trong việc làm bài.
* Ưu điểm: Đa số đạt được yêu cầu bài làm.
- Phần tự luận: Nhiều em diễn đạt ý trôi chảy, trình bày sạch, rõ ràng, nội dung đầy đủ theo yêu cầu đề bài 
- Phần trắc nghiệm đa số các em thực hiện đúng yêu cầu từng câu.
* Khuyết điểm: 
-Một số học sinh sử dụng yếu tố miêu tả một cách gượng ép, không phù hợp.
- Bài viết tập trung vào miêu tả quá nhiều, mất đi tính tự sự, không đúng với yêu cầu của đề bài.
HS lắng nghe
HS lắng nghe, ghi nhận, khắc phục
* GV phát bài – ghi điểm.
HS nhận bài – sửa chữa – hô điểm.
HĐ4:Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
-Chuẩn bị sách Ngữ văn 9, tập 2, vở.
-Soạn bài : Bàn về đọc sách.
+Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.
+Xác định các luận điểm và luận cứ của văn bản.
HS ghi nhận, thực hiện ở nhà.
Lớp 
Sĩ số
 0 < 3.5
3.5 < 5
5 < 6.5
6.5 < 8 
8 < 10
9/1
9/4
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_19_giao_vien_tran_thanh_nhan_truong_t.doc