Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

TUẦN 2 – TIẾT 6 & 7 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH

 NS: - G. G. MÁC-KÉT -

ND:

A. Mục tiêu cần đạt.

 1. Kiến thức : giúp học sinh :

- Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản : nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống trên toàn trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặng nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

- Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, nổi bật là chứng cứ cụ thể, xác thực, so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục

 2. Giáo dục : thông qua tiết học, bối dưỡng cho học sinh tình yêu hoà bình, tự do và lòng yêu thương nhân ái, ý thức đấu tranh vì nền hòa bình thế giới.

 3. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ văn bản nghị luận.

B. Chuẩn bị .

 * Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, một số tranh ảnh về bom nguyên tử.

 * Học sinh : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 * Tích hợp: Một số kiến thức về bom nguyên tử.

C. Tiến trình hoạt động.

 1. Ổn định : Xem xét tình chung _ Sĩ số: 9C 9D

 2 Bài cũ : - Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện ở những khía cạnh nào? Em học tập được gì từ phong cách ấy của Bác?

 - Vì sao nói : Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị nhưng cũng rất đỗi thanh cao?

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 – TIẾT 6 & 7	ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
 NS: - G. G. MÁC-KÉT -
ND:
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức : giúp học sinh :
- Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản : nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống trên toàn trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặng nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, nổi bật là chứng cứ cụ thể, xác thực, so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục 
 2. Giáo dục : thông qua tiết học, bối dưỡng cho học sinh tình yêu hoà bình, tự do và lòng yêu thương nhân ái, ý thức đấu tranh vì nền hòa bình thế giới.
 3. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị .
	* Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, một số tranh ảnh về bom nguyên tử.
 * Học sinh : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 * Tích hợp: Một số kiến thức về bom nguyên tử.
C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : Xem xét tình chung _ Sĩ số: 9C 9D
 2 Bài cũ : - Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện ở những khía cạnh nào? Em học tập được gì từ phong cách ấy của Bác?
 	 - Vì sao nói : Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị nhưng cũng rất đỗi thanh cao?
 3. Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc, giáo viên 	
đọc mẫu một đoạn, gọi học sinh đọc tiếp.	
? Em hiểu gì về thanh gươm Đamôclet?	 
 UNICEF nghĩa là gì?
 Em hiểu gì về tổ chức FAO?
 Giải nghĩa cụm từ “kỉ địa chất”?
? Xác định bố cục của văn bản và nội dung chính của	
mỗi phần?	
 Học sinh đọc lại đoạn từ đầu đến cho toàn thế giới 
trang 18.
? Mở đầu bài viết, tác giả đưa ra vấn đề gì? Tác dụng?	
 I. Gíới thiệu chung.
II. Đọc - hiểu văn bản.	
Đọc – tìm hiểu chú thích.
 - Đọc.
- Chú thích : sách giáo khoa trang 20.
2. Thể loại : văn bản nghị luận – chính trị xã hội
 3. Bố cục :3 phần.
 4 Phân tích.
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
 - Thời gian cụ thể :8.8.1986.
	- Số lượng chính xác : hơn 50.000 đầu đạn hạt 
	 	 nhân.
	 => Tính hiện thực và nguy cơ khủng khiếp của 
	chiến tranh hạt nhân.
? Trong bài viết, tác giả đưa ra một phép toán đơn - Phép tính : bốn tấn thuốc nổ có thể hủy diệt tất
giản nhưng rất ý nghĩa. Hãy chỉ ra phép tính ấy?	cả hành tinh xoay quanh mặt trời.
Hỏi : Tác giả tính toán về nguy cơ của bốn tấn thuốc 	=> Cụ thể sự tàn phá của vũ khí hạt nhân.
nổ nhằm mục đích gì?
Hỏi : Nhận xét cách vào đề của tác giả? Tác dụng?	Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng.	
 => Thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh về 
	tính hệ trọng của vấn đề.
	 2. Chiến tranh hạt nhân làm mất đi cuộc sống 
	 	tốt đẹp của con người.
? Tác giả triển khai luận điểm bằng cách nào? Các lĩnh vực đời sống xã hội. Cho vũ khí hạt nhân
Gơiï ý : chứng minh.	 - 100 tỉ đô la - 100 máy bay.
Hỏi : Tác giả đề cập tới những lĩnh vực nào của đời - Y tế :phòng bệnh hơn - 10 tàu mang vũ 
sống? Tìm những dẫn chứng so sánh giữa việc đầu tư 1 tỉ người, cứu hơn 14 triệu khí hạt nhân.
cho nước nghèo với đầu tư cho vũ khí hạt nhân?	 trẻ em	 
 	 -Tiếp tế thực phẩm : cho 575 -149 tên lửa MX.
 triệu người thiếu dinh dưỡng.
 - Gíao dục : chi phí xoá mù - 2 tàu ngầm mang 
	 chữ trên toàn thế giới.	vũ khí.
? Em có đồng ý với cách nhận xét của tác giả 
không?
? Nhận xét việc thực hiện hai “chiến dịch” trên?	=> Chỉ là giấc mơ. => Đã và đang thực
 hiện.
? Suy nghĩ của em về cách lập luận của tác giả?	-> So sánh, số liệu cụ thể nói lên tính chất phi lí 
 và sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua vũ trang.
? Vì sao tác giả chọn những lĩnh vực trên để so 	=> Chạy đua vũ trang cướp đi nhiều điều kiện sống 
sánh? Mục đích của sự so sánh đó?	 của con người.
? Sự thiếu hụt về điều kiện sống vẫn diễn ra không
có khả năng thực hiện thì vũ khí hạt nhân vẫn phát 
triển. Điều này có ý nghĩa gì?
? : Em hiểu như thế nào về lí trí trí của tự nhiên? 
? Tác giả đã làm gì để chứng minh cho nhận định 
của mình? Hãy nêu rõ những dẫn chứng ấy? 
 ð Chiến tranh hạt nhân đẩy sự tiến hóa về điểm 
	ban đầu, tiêu hủy mọi thành qủa của sự tiến hóa.
? Luận cứ này có ý nghĩa như thế nào với vấn đề
của văn bản?
 Giáo viên hướng dẫn học sinh xem một số tranh
ảnh về sự hủy diệt của chiến tranh. Liên hệ với tình 
hình an ninh thế giới trong những năm gần đây, đặc 
biệt là tình hình chính sự ở Lebanon.
	 4. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh ? Trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doa sự	hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
 sống của nhân loại, thái độ của tác giảnhư thế nào?
Gợi ý :Không bi quan mà hướng tới giải pháp tích cực.
Hỏi : Tiếng gọi của tác giả có phải là tiếng nói hư ảo - Sự có mặt của chúng ta là sự khởi đầu cho tiếng
không? Tác giả đã phân tích như thế nào?	 nói của những người bênh vực, bảo vệ hoà bình.
? Liệu tiếng nói ấy có ngăn chặn được vũ khí hạt 
nhân hay không? Nếu nó vẫn xẩy ra thì sao?
? Phần kết tác giả đưa ra lời đề nghị gì? Ý nghĩa? - Lên án, ngăn chặn những thế lực hiếu chiến đẩy 
 nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.
	 IV. Ghi nhớ :
? Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho văn bản là 	sách giáo khoa trang 21.
“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
? Nhận xét nghệ thuật nghị luận của tác giả?
	Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc ghi nhớ sách 
giáo khoa trang 21.
4. Hướng dẫn về nhà.
 Học bài, làm bài tập.
 chuẩn bị : “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
TUẦN : 2 –TIẾT : 8.	 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( Tiếp theo)
NS : /08/2008
ND : /08/2008
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức : giúp học sinh nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
2. Gíao dục : thông qua việc giúp học sinh nắm được nội dung phương châm lịch sự, giáo dục học sinh ý thức ứng xử một cách lịch sự, có văn hóa trong giap tiếp.
3. Kĩ năng : rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng các phương châm hội thoại trên trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị.
	* Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ.
 * Học sinh : Học bài cũ, soạn bài mới.
 * Tích hợp: Bài các phương châm hội thoại, một số tình huống giao tiếp. 
C. Tiến trình 
 1. Ổn định : Xem xét tình hình chung _ Sĩ số: 9C 9D
 2. Bài cũ : Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Nêu cách thực hiện chúng và lấy ví dụ minh họa?
 3. Bài mới : 
	 I. Phương châm quan hệ.
Học sinh học đọan hội thoại trên bảng phụ.	 1. Ví dụ :
? Trường hợp trong đoạn hội thoại trên ta gọi là gì? Thành ngữ : “ Ông nói gà, bà nói vịt”.
 Em hiểu như thế nào về thành ngữ “ Ông nói gà bà => Mỗi người nói một đề tài, người này không hiểu 
nói vịt? ý người kia.
? Nếu xảy ra tình huống trên thì cuộc hội thoại có 
đạt được mục đích không? Vì sao?
? Trong giao tiếp, ta cần chú ý điều gì?	 2. Ghi nhớ : SGK\21.
 Gọi 2 – 3 học sinh đọc ghi nhớ trang 21.
	 II. Phương châm cách thức.
 Học sinh đọc hai thành ngữ trang 21.	1. Ví dụ : 
? Giải thích ý nghĩa của hai thành ngữ trên?	 a. Thành ngữ:
	- “ Dây cà ra dây muống”.
	=> Nói dài dòng, rườm rà.
	- “ Lúng búng như ngậm hột thị”.
? Cách nói ấy ảnh hưởng như thế nào đến qúa 	=.> Nói ấp úng không thành lời, không rành 
trình giao tiếp?	mạch.
 Học sinh đọc truyện cười ở bảng phụ.	 b. Truyện cười:“ Mất rồi”.
? Vì sao có sự hiểu lầm ở người khách? Câu rút gọn của cậu bé tạo sự mơ hồ vì có thể
? Đúng ra cậu bé phải nói như thế nào?	 hiểu theo hai cách khác nhau.
 Học sinh đọc ghi nhớ trang 22.	 2. Ghi nhớ : sách giáo khoa trang 22.
	 III. Phương châm lịch sự.
 Học sinh đọc truyện cười ở bảng phụ. 	1. Ví dụ : Truyện “ Người ăn xin”.
Vì sao lão ăn xin và cậu bé đều thấy 
như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?	Cảhai người đều nhận được tình cảm từ 
Hỏi :Nhờ đâu cậu bé nhận được tình cảm củaông lão? người kia.
Hỏi : Em rút ra được điều gì cho bản thân qua câu 
chuyện trên? 
 Học sinh đọc ghi nhớ trang 23.	2. Ghi nhớ : SGK\23.
 IV. Luyện tập.
 Học sinh thảo luận phần luyện tập theo nhóm.	1. Bài tập 1. Phân tích ý nghĩa của câu.
 Học sinh đọc các câu tục ngữ ở bài tập 1.
? Qua những câu tục ngữ, ca dao đó, cha ông a. Ý nghĩa: khẳng định vai trò của ngôn ngữ 
khuyên dạy chúng ta điều gì?	 trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp 
 nên dùng lời lẽ nhã nhặn, lịch sự
? Tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung 
tương tự?	 b. Một số câu có nội dung tương tự.
 - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dể nghe.
- Vàng thì thử lửa thử than
	 Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời 
? Phép tu từ từ vựng nào đã học có liên quan trực 2. Bài tập 2. Xác định biện pháp tu từ.
Tiếp đến phương châm lịch sự? Phép nói giảm nói tránh.
	3. Bài tập 3. Điền vào chỗ trống.
Đọc các câu trong bài tập 3.	 a. Nói mát.
? Chọn từ ngữ thích hơ6p điền vào chỗ trống?	 b. Nói hớt.
 ? Cho biết mỗi từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến	 c. Nói móc.
Phương châm hội thoại nào?	 d. Nói leo.
 => Cả a. b. c. d. liên quan đến phương châm lịch sự.
	 e. Nói ra đầu ra đũa.
	=> Liên quan đến phương châm cách thức.
 4. Bài tập 4. Vận dụng phương châm hội thoại giải 
? Vận dụng những phương châm hội thoại đã học 	thích 
để giải thích vì sao người nói đôi khi phải sử dụng 	 a. Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề 
những cách nói như : nhân tiện đây xin hỏi, cực chẳng không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi,
đã phải nói, đừng nói leo ? tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ
 phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn 
 đạt trên.
	b. Trong giao tiếp, đôi khi vì một lí do nào đó 
 	 người nói phải nói điều mà mình cho là tổn thương 
người nghe, để giảm nhẹ và để tuân thủ phương châm lịch sự, người nói phải dùng cách diễn đạt trên.
 c. Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm việc không tuân thủ đó.
 5. Bài tập 5. Giaỉ nghĩa thành ngữ và cho biết phương châm hội thoại liên quan.
? Giải thích nghĩa của các thành ngữ cho sẵn và -Nói băm nói bổ : nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo.
cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm -Nói như đấm vào tai : nói mạnh, trái ý người khác,
hội thoại nào? khó tiếp thu 
	 - Điều nặng tiếng nhẹ : nói trách móc, chì chiết.
	 ð Các thành ngữ trên liên quan đến phương 
	châm lịch sự.
 - Nửa úp nửa mở : nói mập mờ, ỡm ờ, nói không 
	hết ý.	
	ð Phương châm cách thức.
 -	 Mồm loa mép giải : lắm lời, đanh đá, nói át người 
 khác.
 ð Phương châm lịch sự.
 - Đánh trống lảng : né tránh không muốn tham dự
 	 vào vấn đề không muốn đề cập đến.
 ð Phương châm quan hệ.
 	 - Nói như dùi đục chấm mắm cáy : nói không khéo, 
 thô tục, thiếu tế nhị.
 ð Phương châm lịch sự.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn chỉnh các bài tập, học thuộc các ghi nhớ
 chuẩn bị : SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
TUẦN : 2 – TIẾT : 9.	
	NS: 	 SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
 ND: TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
 A. Mục tiêu cần đạt. 
1. Kiến thức : giúp học sinh nhận thức được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh – yếu tố miêu tả làm cho vấn đề được thuyết minh thêm cụ thể, sinh động hơn.
2. Gíao dục : thông qua việc tìm hiểu văn bản “ Cây chuối trong đời sống Việt Nam” bồi dưỡng cho học sinh ýthức coi trong những món ăn dân dã Việt Nam.
 3. Kĩ năng : rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
 B. Chuẩn bị : 
 * Giáo viên : Tham khảo tài liệu soạn giáo án.
 * Học sinh : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 * Tích hợp: Văn bản thuyết minh, một số đoạn văn mẫu.
 C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định Xem hoạt động. xét tình chung _ Sĩ số: 9C 9D
 2. Bài cũ : kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
 3. Bài mới : 
	 I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết 
 Học sinh đọc văn bản “Cây chuối trong đời sống 	minh.
 Việt Nam” trang 25. 	 1 Tìm hiểu văn bản :“Cây chuối trong đơiø sống 
 ? Gỉai thích nhan đề của văn bản? Việt Nam.
? Văn bản nêu lên vấn đề gì?
 ? Tác giả thuyết minh đặc điểm của cây chuối qua - Đặc điểm của chuối.
 những câu văn nào? 
 ? Nêu một vài công dụng của cây chuối? 
? Ngày nay, món ăn “chuối” có còn được mọi người
 quan tâm không? Thái độ của em đối với “chuối”? + Nơi nào cũng có (câu 1).
 	 + Là thức dụng, thức ăn từ thân đến lá, gốc.
	 + Công dụng của chuối.
 ? Chỉ ra những câu văn miêu tả cây chuối? - Yếu tố miêu tả.
 	 + Câu 1 :cây chuối mềm vươn lên như những
 	trụ cột.
	 + Câu 3 : gốc chuối tròn như đầu người
? Thử lược bỏ yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên
 rồi so sánh với đoạn văn vừa phân tích?
 ? Cho biết vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản
thuyết minh? => yếu tố miêu tả giúp bài văn thêm sinh động, sự 
	vật được tái hiện cụ thể.
? Theo em, những đối tượng nào cần được miêu tả * Lưu ý :
khi thuyết minh?	- Đối tượng thuyết minh : các loài cây, di tích, 	 thành phố 
? Khi trình bày các đặc điểm cần thuyết minh, ta 	- Đặc điểm thuyết minh : khách quan, tiêu biểu ,
phải chú ý điều gì?	 chú ý đến lợi ích, tác hại của đối tượng.
 Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc ghi nhớ trang 25.	2. Ghi nhớ SGK\ 25.
 II. Luyện tập.
 1. Bài tập 1. Bổ sung yếu tố miêu tả.
 Học sinh thảo luận bài tập.	 a. Thân cây chuối có hình dáng tròn như những chiếc cột nhà sơn màu xanh.
? Bổ sung yếu tố miêu tả vào những câu văn cho	 b. Lá chuối tươi như chiếc quạt phe phẩy theo 
sẵn? làn gió. Trong những ngày nắng nóng, đứng 
 dưới chiếc quạt ấy thật mát. 
 c. Sau mấy tháng chắt lọc dinh dưỡng, tăng diệp
 lục cho cây, những chiếc lá già mệt nhọc héo úa 
 dần rồi khô lại 
? Chỉ ra những yếu tố miêu tả trong văn bản trên? 2. Bài tập 2. Tìm yếu tố miêu tả.
	 “Tách là loại chén uống nước của tây, nó có 
	tai  khi mời ai uống trà thì bưng hai tay  vừa 
	cười vừa làm động tác ”
 Học sinh đọc văn bản “Trò chơi ngày xuân”. 3. Bài tập 3. Tìm yếu tố miêu tả.
 ? Chỉ ra yếu tố miêu tả trong văn bản trên? - Câu 1 : Lân được trang trí công phu 
 - Câu 2 : Những người tham gia chia làm hai 
	phe 	
 - Câu 3 : Hai tướng của hai bên mặc trang phục 
	xưa lộng lẫy 
 -Câu 4 : Sau hiệu lệnh, những con thuyền lao 
	vút 
 4. Hướng dẫn về nhà.
 - Học bài, hoàn chỉnh bài tập.
 - Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
 - Chuẩn bị : tiết luyện tập.
TUẦN : 2 – TIẾT : 10.
NS : LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
ND :
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH	
A. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức : giúp học sinh củng cố lại kiến thức về việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản thuyết minh.
 2. Gíao dục : thông qua việc giúp học sinh thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, giáo dục học sinh ý thức và thói quen vận dụng yếu tố miêu tả vào trong bài viết của mình.
 3. Kĩ năng : rèn kĩ năng kết hợp miêu tả với thuyết minh trong bài văn thuyết minh, kĩ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước tập thể.
B. Chuẩn bị .
 * Giáo viên : Tham khảo tài liệu, soạn giáo án, một số dàn ý. 
Hoc sinh : Học bài cũ, soạn bài mới.
Tích hợp : Bài Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
 C. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : Xem xét tình hình chung _ Sĩ số: 9C 9D
 2. Bài cũ :- Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
 -Viết đọan văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả? 
 3. Bài mới : 
 	 I. Tìm hiểu đề bài.
	Học sinh đọc lại đề. 	 Con trâu ở làng quê Việt Nam.
 1. Tìm hiểu đề, tìm ý.
? Đề văn yêu cầu làm gì? Xác định vấn đề cần	- Yêu cầu : thuyết minh.
thuyết minh? 	- Vấn đề thuyết minh : con trâu ở làng quê Việt 
	 Nam.
? Tìm các ý cho đề văn trên và sắp xếp các ý theo 
một trình tự thích hợp?
 2. Lập dàn ý.
Lập dàn ý cho đề văn trên? a. Mở bài. 
	Gíơi thiệu chung về trâu (được nuôi ở đâu? Tác 
 dụng?  ) 
	b. Thân bài : 
	 - Nguồn gốc.
	 - Trâu trong nghề làm ruộng : là sức kéo để cày
	 bừa - Trâu là tài sản lớn của nông thôn Việt Nam
	- Trâu trong lễ hội, đình đám.
 - Trâu là nguồn cung cấp thịt, da, sừng trâu dùng
 để làm đồ mĩ nghệ
 .- Trâu với tuổi thơ.
 c. Kết bài.
	Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
 3. Viết bài. 
	 Có thể tả cảnh trẻ chăn trâu, cho trâu tắm, trâu
? Có thể mở bài bằng mấy cách? Đó là những ăn Từ đó, dẫn ra vai trò, vị trí của con trâu trong
cách nào?	 đời sống nông thôn Việt Nam.
	 b. Thân bài : 
? Chỉ ra yếu tố thuyết minh và yếu tố miêu tả cần 	- Yếu tố thuyết minh : trâu cày, bừa  giới thiệu 
sử dụng trong phần thân bài? 	từng công việc, thuyết minh về con trâu với tuổi 
	thơ ở nông thôn, cách trâu gặm cỏ 
	- Yếu tố miêu tả : miêu tả con trâu trong từng 
	công việc cụ thể , miêu tả cảnh trẻ chăn trâu, 
	cảnh trâu gặm cỏ 
 c. Kết bài : 
? Phần kết bài cần nêu những ý gì?	 Tình cảm của người nông dân đối với con trâu :
 Tình cảm của em đối với con trâu nói riêng và các 	yêu qúi, coi trâu như một người bạn 
 con vật khác nói chung? (có thể trích dẫn bài ca dao : “Trâu ơi ta bảo trâu
 này ” 
	 4. Đọc lại và sửa chữa. 
 Sau khi học sinh viết xong, giáo viên yêu cầu học 
sinh trình bày bài viết của mình. Gíao viên cùng các 
học sinh còn lại nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài văn thuyết minh 
hoàn chỉnh ở bảng phụ.
4. Hướng dẫn về nhà.
	- Xem lại bài.
	- Viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
	- Chuẩn bị bài viết số 1.
	* Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_2_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs_t.doc