Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 và 3

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 và 3

Tuần 2

Tiết 6 ,7 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI

HÒA BÌNH

 ( G.G.MÁC KÉT )

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1-Kiến Thức:

Giúp HS hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân de dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, nỗi bật là chứng cứ cụ thể xác thực, các so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt

2-Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích cảm thụ văn bản thuyết minh + lập luận.

3-Tư tưởng : Bồi dưỡng tình yêu hòa bình tự do và lòng yêu thương nhân ái, ý thức đấu tranh vì nền hòa bình thế giới.

Tiết 1: Phân tích nguy cơ chiến tranh.

Tiết 2: Phân tích tác hại của chiến tranh , ý thức đấu tranh của nhân loại.

II-CHUẨN BỊ:

 -Giáo viên: - Bài soạn tiết dạy.

 -Tranh ảnh , tư liệu về sự hủy diệt của chiến tranh

 -Nạn đói nghèo Nam phi.

 -Học Sinh: Đọc kĩ văn bản. soạn bài theo câu hỏi HD tìm hiểu bài SGK

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 và 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 6 ,7 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI
HÒA BÌNH 
 ( G.G.MÁC KÉT )
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1-Kiến Thức: 
Giúp HS hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân de dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, nỗi bật là chứng cứ cụ thể xác thực, các so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt 
2-Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích cảm thụ văn bản thuyết minh + lập luận.
3-Tư tưởng : Bồi dưỡng tình yêu hòa bình tự do và lòng yêu thương nhân ái, ý thức đấu tranh vì nền hòa bình thế giới.
Tiết 1: Phân tích nguy cơ chiến tranh.
Tiết 2: Phân tích tác hại của chiến tranh , ý thức đấu tranh của nhân loại.
II-CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên: - Bài soạn tiết dạy.
 -Tranh ảnh , tư liệu về sự hủy diệt của chiến tranh
 -Nạn đói nghèo Nam phi.
 -Học Sinh: Đọc kĩ văn bản. soạn bài theo câu hỏi HD tìm hiểu bài SGK
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
 1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số , thái độ chuẩn bị học tập của học sinh .
 2. Kiểm tra bài cũ: + Câu hỏi: Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những nét đẹp nào? Em học tập được điều gì ở phong cách Bác?
 + Trả lời : * Đẹp trong lối sống: Nơi ở, nơi làm việc,trang phục
 * Học tập lối sống giản dị giản dị của Bác.
 3.Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
Chiến tranh và hoà bình là một trong những vấn đề được nhân loại quan tâm hàng đầu vì nó liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của hàng triệu con người. Bài học hôm nay sẽ giúp các em đi sâu tìm hiểu rõ về vấn đề này.
 b.Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: 
Hướng dẫn học sinh -Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
-Yêu cầu HS đọc chú thích SGK.
-Nêu những nét khái quát về tác giả và xuất xứ của tác phẩm?
- GV khái quát những nét chính về tác giả, xuất xứ của tác phẩm 
- GV hướng dẫn đọc VB.
- GV đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc lại. 
+Hdẫn HS tìm hiểu chú thích
Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ?
HOẠT ĐỘNG 2: 
Hướng dẫn phân tích văn bản
 - phần 1.
 Trong đoạn đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?
-Sự chính xác đó được thể hiện trong VB ntn?
-Tg còn đưa ra những tính toán lí thuyết ntn?
** Hdẫn thảo luận.
-Em biết được những nước nào đã sử dụng vũ khí hạt nhân?
-Qua phần lập luận trên , em có nhận xét gì về cách vào đề của tg?
** Luyện tập tiết 1:
Tiết 2: 
HOẠT ĐỘNG 2 :
H dẫn phân tích phần 2-3-4
-Tác giả đã triển khai luận điểm bằng cách nào?
-Những biểu hiện của cuộc sống được tác giả đề cập đến ở những lĩnh vực nào?
- Chi phí đó được so sánh với chi phí vũ khí hạt nhân như thế nào? 
-GV hệ thống trên bảng ghi
-Em có nhận xét gì về lĩnh vực mà tg lựa chọn đối với csống con ng ? Sự so sánh này có ý nghĩa gì?
-Khi thiếu hụt về đk sống vẫn diễn ra không có khả năng thực hiện thì vũ khí hạt nhân vẫn phát triển- Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
-Em có nhận xét gì vè cách lập luận của tg?
Hướng dẫn phân tích phần 3.
 -Vì sao có thể nói “ctranh HN không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên” ?
GV: Lí trí tự nhiên là quy luật của TN , lo gich tất yếu của cuộc sống.
Để chứng minh cho nhận định của mình tác giả đã đưa ra những đẫn chứng về mặt nào?
 Những dẫn chứng ấy có ý nghĩa như thế nào? 
GV: Những DC dẫn đến 1 nhận thức rõ ràng về tính chất phản tiến hoá , phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân .
* Tìm hiểu luận cứ phần kết bài: P4
 -Trước nguy cơ hạt nhân doe dọa loài người và sự sống trên , thái độ của tác giả như thế nào?
-Lời kêu gọi của tác giả được phân tích ntn?
-Phần kết tác giả đưa ra lời đề nghị gì?
-Em hiểu như thế nào về ý nghĩa lời đề nghị đó?
HĐ3 Hướng dẫn tổng kết
 -Tổng kết thông qua nội dung ghi nhớ.
-GV chốt lại về nội dung , NT VB.
*HĐ4
Hướng dẫn luyện tập, củng cố.
-1HS đọc chú thích, trình bày những hiểu biết tóm tắt về tác giả , tác phẩm . 
+Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a, Sinh năm 1928
+ Yêu hòa bình, viết nhiều tiểu thuyết nổi tiếng.
-HS đọc VB-nhận xét
-HS đọc thầm các chú thích SGK.
-HS thảo luận theo nhóm- cử đại diện trả lời.
- 1 luận điểm 
- 4 luận cứ.
+Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
+Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe dọa.
+Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí loài người.
+Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hòa bình
-HS theo dõi phần 1 của VB.
-Để thấy tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh , tg đã đưa ra con số ngày tháng rất cụ thể và số liệu chính xác về đầu đạn hạt nhân.
-8/8/1986 , 50 000 đầu đạn hạt nhân ,4 tấn thuốc nổ tất cả sẽ làm nổ tung và biến hết thảy.
-Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời.
-Thảo luận
+ Anh ,Mĩ ,Đức
-Vào đề trực tiếp bằng những chứng cứ rất xác thực đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng đang được nói tới.
-HS đọc lại P1 Vb 
-Làm 1 số BT trắc nghiệm thông qua bảng phụ.
-Theo dõi phần 2 VB.
-Chứng minh , đưa ra chứng cứ so sánh.
-Các lĩnh vực XH , y tế , tiếp tế thực phẩm(Đều là những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người)
-HS nêu.
-HS trình bày dựa vào các vấn đề trích dãn SGK , chú ý các so sánh , đối chiếu của tác giả .Để từ đó rút ra nhận xét .
-HS phát biểu.
-Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới rất nhiều đk để cải thiện cuộc sống con người. 
-Lập luận đơn giản mà có sức thuyết phục cao bằng cách đưa ra VD so sánh trên nhiều lĩnh vực , những con số biết nói.
-Theo dõi P3 VB.
-Chtranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống của các sinh vật trên trái đất.
+Dẫn chứng khoa học về địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa củasựïø sống trên trái đất: 380 triệu năm con bướmmới bay được, 180 triệu năm bông hồng mới nở.
+Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hóa trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa.
- Thái độ tích cực: Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình. ( Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó)
+Sự có mặt của chúng ta là sự khởi đầu cho tiếng nói những người đang bênh vực bảo vệ hòa bình.
-Sự có mặtcủa chúng ta là sự khởi đầu cho tiếng nói những người đang bênh vực bảo vệ hoà bình.
+Cần lập ra nhà băng lưu giữ trí nhớ..
---Nhấn mạnh : Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình , lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.
-HS đọc ghi nhớ tổng kết bài.
-Làm BT trắc nghiệm.
-Sưu tầm báo , tranh ảnh về chiến tranh HN.
-Phát biểu cảm nghĩ sau khi học VB.
I.TÌM HIỂU CHUNG 
1.Tác giả-tác phẩm:
+Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a, Sinh năm 1928
+Là người yêu hòa bình, viết nhiều tiểu thuyết nổi tiếng.
2. Thể loại: VB nhật dụng 
Phương thức biểu đạt : Nghị luận
3. Đọc văn bản – chú thích:
4/ Bố cục:
-Luận điểm: Hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân và nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
- 4 luận cứ
 II Tìm hiểu chi tiết :
1.Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
-Thời gian cụ thể: 8/8/1986.
-Số liệu chính xác: 50.000 đầu đạn 
=>Tính chất hiện thực và khủng khiếp của nguy cơ hạt nhân.
- 4 tấn thuốc nổ có thể hủy diệt cả hành tinh.
--Tính toán cụ thể về sự tàn phá.
-Vào đề bằng chứng cứ xác thực gây ấn tượng mạnh về tính chất hệ trọng của vấn đề.
2. Chiến tranh hạt nhân làm mất đi cuộc sống tốt đẹp của con người.
- Hàng loạt so sánh, dẫn chứng trong các lĩnh vực xã hội y tế, giáo dục, ........ -> rất cần thiết trong cuộc sống con người ( đặc biệt là đối với những nước nghèo, đang phát triển ) -> Cách so sánh toàn diện , cụ thể có tác dụng làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm , tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.
-> Có sức thuyết phục cao.
+ Qua 380 triệu năm con bướm mới bay được .
+ 180 triệu năm bông hồng mới nở .
+ 4 kỉ địa chất con người hát hay....
+ Thế mà chỉ cần " bấm nút một cái " quá trình vĩ đại và tốn kém đó " trở lại điểm xuất phát của nó .
-> Tính chất phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân nếu nổ ra nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá của sự sống trong tự nhiên -> Chiến tranh hạt nhân mang tính chất phản động.
** Tính chất phi lí và sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua vũ trang.
3 Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phẩn lại sự tiến bộ của tự nhiên:
+ Dẫn chứng khoa học về địa chất và cổ sinh về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất: 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm bông hồng mới nở.
+Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽû đẩy lùi sự tiến hóa trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa.
=> Phản tự nhiên, phản tiến hóa.
4. Nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bìmh:
+Tác giả hướng tới thái độ tích cực: Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
 .
+Đề nghị của M.Két nhằm lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân.
III . Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK
* Luyện tập:
 4. Củng cố : 
Trình bày tác hại của chiến tranh hạt nhân ? Nếu không có chiến tranh hạt nhân theo em thế giới của chúng ta sẽ như thế nào? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng hòa bình thế giới và ngăn chặng chiến tranh hạt nhân ? 
5. Hướng dẫn học tập: 
Học bài theo những nội dung đã phân tích , học thuộc ghi nhớ , tìm một số tác hại của chiến tranh hạt nhân ( Chất độc hóa học ) ở địa phương mà em biết ? 
Soạn : Các PCHT 
TUẦN 2 
Tiết 7	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 (tt)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.-Kiến Thức: 
Giúp học sinh nắm được Phương châm quan hệ , phương châm cách thức, phương châm lịch
2.-Kĩ năng: RL kĩ năng phân tích VD , vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
3-Tư tưởng : Ứng dụng các PC hội thoại vào cuộc sống cho phù hợp nhằm làm tăng giá trị của sự diễn đạt . Có ý thức tránh lạm dụng các phương châm hội thoại trong mọi tình huống .
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Các đoạn hội thoại vi phạm phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự
 Bảng phụ: Ghi các đoạn hội thoại.
-Học Sinh: Đọc kĩ bài học.trả lời các câu hỏi đã hướng dẫn ở tiết trước.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: Kiểm tra sỉ số , việc chuẩn bị bài của học sinh 
2-Kiểm tra bài cũ: 
+Câu hỏi: Kể và nêu cách thực hiện các phương châm hội thoại đã học?
+Trả lời : - Phương châm về lượng: Nội dung vấn đề đưa vào giao tiếp yêu cầu không thiếu không thừa.
 - Phương châm về chất: Nói những thông tin có những bằng chứng xác thực.
3-Bài mới: 
Giới thiệu bài: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu hai phương châm về lượng và về chất trong hội thoại . Không phải chỉ có hai phương châm đó mà còn một số phương châm khác nữa khi hội thoại cần chú ý . Các  ... ra cụ thể, toàn diện mang tính cấp thiết .
-Các nhóm thảo luận- cử đại diện trả lời-> HS khác nhận xét .
 +Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và quốc tê.
-Là vấn đề liên quan đến trực tiếp tương lai của 1 đất nước & toàn nhân loại.
-Thực hiện chủ trương chính sách , những hoạt động cụ thể với việc bảo vệ chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của 1 XH.
-Vấn đề bv ch sóc trẻ em được quốc tế quan tâm thích đáng với các chủ trương nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể toàn diện.
-Đọc ghi nhớ SGK.
-Làm BT 1 SGK
I-Tìm hiểu chung 
1. Tác giả : 
2. Văn bản : 
+ VB trích từ bản“ tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.” Trích trong “ Việt Nam và các văn kiện quốc tế vè quyền trẻ em” 
+Hoàn cảnh: 30 / 09 / 1990
3. Đọc, tìm hiểu chú thích,bố cục 
-Đọc 
-Chú thích ( SGK)
- Bố cục: 3 phần. 
-Thể loại : Văn bản nhật dụng.
-PTBĐ: nghị luận 
(VB chính luận)
 II.Tìm hiểu chi tiết 
1- Sự thách thức:
-Nêu lên những thực tế , những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt , về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới.
+Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+Chịu những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư bệnh dịch, mù chữ, môi trường xuống cấp.
+Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
=> Lập luân ngắn gọn đầy đủ cụ thể . 
2- Cơ hội: 
-Công ước LHQ về quyền trẻ em.
-Sự hợp tác quốc tế.
( Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.
+Sự hợp tác và đoàn kết quốc ttế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể chuyển sang phục vụ mục tiêu kinh tế tăng cường phúc lợi xã hội.)
-Có điều kiện thuận lợi để chăm sóc trẻ em.
3- Nhiệm vụ:
-Tăng cường sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục , gia đình, môi trường , quyên bình đẳng ..cho trẻ em.
-Nhiệm vụ cụ thể , toàn diện mang tính cấp thiết.
Ghi nhớ: SGK
IV- Luyện tập:
4-Củng cố :
Nêu vai trò của trẻ em trong xã hội ? Tình hình trẻ em trên thế giới hiện nay? Chúng ta cần làm những gì để bảo vệ và phát triển quyền của trẻ em ? 
5. Dặn dò :
Đọc lại văn bản , nắm các luận điểm , luận cứ của bài , nắm kĩ cách lập luận .
Học ghi nhớ.
-Nêu nhận thức về bài học và liên hệ bản thân
-Chuẩn bị văn bản tiếp theo.
Tiết 13 
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 (TT)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến Thức: 
-Giúp HS nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
-Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại đoi khi không được tuân thủ.
 2.Kĩ năng:Vận dụng một cách phù hợp các phương châm hội thoại đã học
 3.Thái độ: Ý thức được sự giàu đẹp của tiếng Việt và sự phong phú đa dạng của ngữ pháp tiếng Việt.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Kế hoạch tiết dạy. Nghiên cứu kĩ SGK, SGV. Bảng phụ.
-Học Sinh: Nghiên cứu kĩ bài trong sách giáo khoa, soạn các nội dung đã hướng dẫn ở tiết 12( phần hướng dẫn học tập ở nhà)
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
 1-Ổn định: 
 2-Kiểm tra bài cũ: 
+ Câu hỏi: Nêu các phương châm hội thoại đã học? 
+ Trả lời: 5 phương châm hội thoại đã được học:
 Phương châm về lượng., Phương châm về chất, Phương châm quan hệ .,Phương châm cách thức.
 Phương châm lịch sự.
 3-Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài : Trong quá trình giao tiếp , chúng ta cần thực hiện đúng các phương châm , tuy nhiên vận dụng chúng trong hoàn cảnh cụ thể như thế nào cho đúng cho xác thực , đem lại hiểu quả lại là một chuyện khác . Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay , bài học này sẽ giải đáp cho các em những thắc mắc .
 b. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung 
Hoạt động 1:
-Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Cho học sinh đọc tình huống được nêu trong sách giáo khoa.
H: Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao? 
-Trong trường hợp nào thì được coi là lịch sự?
-Em hãy tìm một số VD tương tự như câu chuyện trên?
-Vậy cần rút ra bài học gì khi giao tiếp?
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh 
-Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
-Hướng dẫn HS phát hiện các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
 -Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn không? Vì sao?
-Có PC HT nào đã không được tuân thủ?
-Vì sao người nói không tuân thủ PC ấy?
-Hdẫn HS bổ sung VD.
 Tìm hiểu VD 3.
-Lời nói của bác sĩ về bệnh nan y của bệnh nhân không tuân thủ PC HT nào?
-Việc không tuân thủ PC HT về chất có thể chấp nhận được không ? Vì sao?
-Hdẫn HS bổ sung VD.
Hoạt động 3:
-Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS đọc BT1
-Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy?
Bài tập 2:
-Yêu cầu HS đọc BT2
- 4 nhân vật vì sao đến nhà lão miệng?
-Thái đôï của họ như thế nào có căn cứ không?
-Vi phạm phương châm nào?
-Theo dõi VD , suy nghĩ , trình bày nhận xét .
-Câu “Bác làm việc vất vả lắm phải không?” trong tình huống khác có thể là lịch sự nhưng trong trường hợp này chàng ngốc đã làm một việc quấy rối người khác, phiền hà người khác.
-Trong trường hợp PC LS được thể hiện đúng ngữ cảnh giao tiếp (nói ở đâu? với ai? 
 nhằm mục đích gì? )
-HS tìm và nêu VD.
-HS trả lời theo nội dung ghi nhớ.
-HS đọc 4 trường hợp nêu ở SGK.
- HS trả lời 
+Không 
+ Cung cấp thông tin không đúng
+Vi phạm phương châm về lượng 
+Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào.Để tuân thủ PC về chất (xác thực ) người nói phải trả lời 1 cách chung nhất “đâu khoảng đầu TK XX”
-HS thaỏ luận bổ sung VD.
+DK: 
Cậu có biết trường ĐH Quy Nhơn ở đâu không?
Trường ĐH QN ở TP QN
+Bác sĩ buộc phải vi phạm p/c về chất.
+ Là việc làm nhân đạo để động viên bệnh nhân nên chấp nhận được.
+HS thảo luận.
DK: Khi người chiến sĩ bị rơi vào tay địch cần giữ kín bí mật CM.
+Cần hiểu theo nghã hàm ý: khuyên không nên chạy theo tiền bạc mà quên những thứ thiêng liêng khác.
-1 HS trả lời -> 1 HS khác nhận xét .
+Không nhất thiết như vậy.
-2 HS trả lời -> 2 HS khác nhận xét 
+Việc không tuân thủ các 
phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: 
(Nội dung phần ghi nhớ II-SGK)
-1HS đọc -> 1 HS khác nhận xét 
+Phương châm cách thức
+Vì cách nói của ông bố đối với cậu bé 5 tuổi như thế là không rõ.
-1HS đọc -> 1 HS khác nhận xét 
+Bất hòa với lão miệng.
+Thấi độ giận dữ. Không có lí do chính đáng.
+Vi phạm phương châm lịch sự
-1HS trả lời phần ghi nhớ mục I -> 1 HS khác nhận xét .
-1 HS trả lời phần ghi nhớ mục II -> 1 HS khác nhận xét .
I- Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:
-VD : Chàng rể đã vận dụng PC lịch sự không đúng ngữ cảnh nên gây phiền hà đến người khác .
-Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp( Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?)
II- Những trường hợp không tuân thủ Phương châm hội thoại:
a. Các trường hợp khong tuân thủ phương châm hội thoại ( SGK )
b. Nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại
*Việc không tuân thủ các phương châm hội thoai có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý khác.
III- LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
- Câu chuyện không tuân thủ phương châm cách thức.
Bài tập 2:
- Đoạn trích phương châm lịch sự không được thực hiện vì các nhân vật nỗi giận vô cớ.
4. Củng cố 
-Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm gì của tình huống giao tiếp?
-Việc không tuân thủ các tình huống giao tiếp bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
5- Hướng dẫn học tập:
-Về nhà học thật kĩ phần lí thuyết – Xem lại các ví dụ đã phân tích
-Xây dựng các đoạn hội thoại
-Ôn tập thật kĩ, chuẩn bị cho bài viết số I-Văn thuyết minh.
TUẦN 3
TIẾT: 14 -15 BÀI : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 VĂN THUYẾT MINH 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến Thức: Học sinh viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu ket hợp với lập luận và miêu tả
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ý trình bày đoạn văn, bài văn.
3.Thái độ: Ý thức tốt khi làm bài , chú tâm làm cho đúng cho hay.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm. Bảng phụ ghi dàn ý đại cương ( Gợi ý ) 
 -Học Sinh: Ôn tập kĩ kiến thức để làm bài.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1.Ổn định: Kiểm tra sỉ số , việc chuẩn bị của học sinh .
2.Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Giáo viên chép đề lên bảng 
Đề bài : Thuyết minh về ngôi trường mà em đang học .
Hoạt động 2: - Giáo viên hướng dẫn cách làm 
 - Học sinh nghe hướng dẫn .
 Hoạt động 3 : Giáo viên treo bảng phụ có dàn bài để học sinh tham khảo .
 1- Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về ngôi trường: Địa điểm, thời gian và quá trình hình thành.
 2-Thân bài:
-Nguồn gốc của ngôi trường, tên trường có từ bao giờ, mang ý nghĩa gì?
-Kiến trúc, qui mô, bề thế của ngôi trường: Số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, phòng hành chánh , số lượng học sinh
-Hoạt động dạy và học như thế nào? Bề dày thành tích trong những năm qua: về hoạt động dạy và học, hoạt động đội, hoạt động thể đục thể thao
3- Kết bài:
-Khẳng định vị trí vai trò của ngôi trường đốii với việc học tập của địa phương và ngành giáo dục huyện nhà.
+CHÚ Ý: Phương pháp thuyết minh: sử dụng các phương pháp thuyết minh kết hợp với miêu tả và các biện pháp nghệ thuật .
Biểu điểm:
-Điểm 8-10 : Bài viết tốt, đúng phương pháp thuyết minh có kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, từ ngữ phong phú, không sai lỗi chính tả.
-Điểm 6-7: Bài viết cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên song còn mắc một số lỗi về dùng từ đặt câu và diễn đạt.
-Điểm 4 -5 : Bài viết được một nửa số ý còn sai nhiều lỗi các loại.
-Điểm 1-3 : Học sinh bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết được vài câu nhưng vô nghĩa.
4. Củng cố : Qua bài viết này , em cần nhớ những vấn đề gì? Để có một bài thuyết minh hay , cần vận dụng những kiến thức , những biện pháp nghệ thuật gì ? 
5.Hướng dẫn học tập:
-Đọc kĩ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” và trả lời các câu hỏi:
+Nêu một số nét cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ?
+Truyện chia làm mấy phần? Nội dung cụ thể của từng phần?
+Tóm tắt diễn biến câu chuyện.	
 	KBTBắc , ngày tháng năm 2011
 Kí duyệt của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_2_va_3.doc