Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20, 21 - GV: Trần Đăng Tá - Trường THCS Thống Nhất

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20, 21 - GV: Trần Đăng Tá - Trường THCS Thống Nhất

Tiết 91 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ( theo Chu Quang Tiềm)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1- Mức độ cần đạt :

Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiển của văn bản.

2-. Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

3. Kỹ năng:

- Biết cách đọc , hiểu một văn bản dịch. Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

4- Thái độ :

Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1-Ổn định tổ chức

2-Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra sách giáo khoa,việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.

3 – Giới thiệu bài mới : Cuộc sống ngày càng phát triển, nên việc đọc sách càng chiếm vị trí quan trọng. Yêu cầu đọc sách để tích luỹ tri thức của mỗi con người.Vì vậy, văn bản giúp ta bàn về lợi ích của việc đọc sách.

 

doc 20 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20, 21 - GV: Trần Đăng Tá - Trường THCS Thống Nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỌC KÌ 2
( Soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
 Tuần 20	 Soạn,dạy: 4 /1 /11
 Tiết 91 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 ( theo Chu Quang Tiềm)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1- Mức độ cần đạt : 
Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiển của văn bản.
2-. Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .
3. Kỹ năng:
- Biết cách đọc , hiểu một văn bản dịch. Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm . 
4- Thái độ :
Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao. 
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1-Ổn định tổ chức
2-Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra sách giáo khoa,việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
3 – Giới thiệu bài mới : Cuộc sống ngày càng phát triển, nên việc đọc sách càng chiếm vị trí quan trọng. Yêu cầu đọc sách để tích luỹ tri thức của mỗi con người.Vì vậy, văn bản giúp ta bàn về lợi ích của việc đọc sách.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu chung văn bản
Học sinh đọc chú thích tác giả.
? Nêu những nét chính về tác giả Chu Quang Tiềm?
HS trả lời khái quát. GV bổ sung.
? Hiểu gì về xuất xứ văn bản “Bàn về đọc sách”?
Giáo viên nhấn mạnh vai trò của văn bản. Lời bàn tâm huyết truyền cho thế hệ sau.
Giáo viên hướng dẫn đọc – Học sinh đọc một vài đoạn. GV kiểm tra việc nắm từ ngữ khó của HS.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VĂN BẢN
1. Tác giả Chu Quang Tiềm:
- Chu Quang Tiềm (1897 – 1986): nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc .
 2. Tác phẩm:
a. Nguồn gốc, xuất xứ:
- “Bàn về đọc sách” trích “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” xuất bản 1995 .
Hoạt động 2: Đọc hiểu –Phân tích văn bản
? Xác định thể loại của văn bản? Dựa vào những yếu tố nào để xác định?
HS xác định và lí giải.
? Xác định bố cục của văn bản?
? Dựa vào bố cục của văn bản hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề nghị luận ấy ? 
- HS xác định bố cục và tóm tắt các luận điểm.
Học sinh đọc phần đầu. 
? Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào? Tìm câu chứa luận điểm mang tính khái quát ? ( câu đầu đoạn)
? Tác giả đã đưa ra những luận cứ nào để làm rõ ý nghĩa đó ? tìm lí lẽ ?
-HS liệt kê.
? Phương thức lập luận nào được tác giả sử dụng ở đây ?Nhận xét cách lập luận ?
( Nêu LĐ-> p/tích-> Tổng hợp lại)
? Từ đó em thấy mối quan hệ giữa đọc sách và học vấn ra sao ? 
HS xác định.
? Để nâng cao học vấn thì việc đọc sách có ý nghĩa gì ? Quan hệ giữa 2 ý đó như thế nào ? ( Nhân qủa)
? Chứng minh rằng lập lựân của tác giả là logic làm sáng tỏ luận điểm ?
-Học vấn không chỉ là....mà là....
-Sách là....... Nếu.....thì ......
? Trong thời đại hiện nay , để trau dồi học vấn , ngoài con đường đọc sách còn có những con đường nào khác ? 
Học sinh tự bộc lộ.
GV chốt: 
_ Trách nhiệm của người đọc đối với di sản văn hóa nhân loại.
-Muốn tiến lên con đường học vấn, không thể không đọc sách.
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Thể loại :
- Văn bản nghị luận (lập luận giả thiết 1 vấn đề xã hội): 
2- Vấn đề : Tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách như thế nào để có hiệu quả.
3-. Bố cục : 3 phần
- Luận điểm 1(2 đoạn văn đầu): Khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách .
- Luận điểm 2 (đoạn văn thứ 3): Các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay . 
- Luận điểm 3 (3 đoạn văn cuối ): Bàn về phương pháp đọc sách .
4- Phân tích:
4.1-Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách .
a- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn
+ Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.
+ Những sách có giá trị cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại.
+ Sách là kho tàng kinh nghiệm của con người nung nấu, thu lượm suốt mấy nghìn năm.
b- Đọc sách là trả món nợ đối với thành quả nhân loại
- Đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao kiến thức
- Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa trên con đường học tập, phát hiện thế giới
- Đọc sách là kế thừa những thành tựu đã qua
4- Cũng cố: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách .
5- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
	- Tiếp tục tìm hiểu thực trạng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
D- RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tuần:20	 Soạn,dạy: 4 /1 /11
Tiết:92 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (tt)
 ( theo Chu Quang Tiềm)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1- Mức độ cần đạt :
 Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiển của văn bản.
2- Kiến thức:
Hiểu được những khó khăn trong việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .
3-Kỹ năng:
Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm . 
4- Thái độ :
Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao. 
	B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
	C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1-Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ.
-Cho biết bố cục 3 phần của văn bản Bàn về đọc sách ?( 5đ) => tiết 91
- Nêu những luận cứ về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ?(5đ) => tiết 91
3-Tổ chức dạy học bài mới
*Chuyển ý : Nhưng tác giả không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách. Ông chỉ ra những khó khăn trong việc đọc sách. và phương pháp đọc sách như thế nào ?
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Phân tích văn bản(tt)
*Học sinh đọc phần 2 . 
? Xác định câu văn mang luận điểm trong đoạn văn ? Và tên luận điểm chính đó là gì?
?Theo em đọc sách có dễ không?vì sao?
? Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết lựa chọn sách mà đọc ? 
- HS lí giải, phân tích được 2 luận cứ
? Đoạn văn trên tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận nào? ý nghĩa của nó?
- HS chỉ và phân tích.
*HS đọc phần 3
?Theo tác giả , điều quan trọng nhất trong phương pháp đọc sách là gì ? 
Vì sao?
? Để bàn về PP đọc sách, tác giả đưa ra mấy luận điểm phụ ? (3)
? LĐiểm phụ thứ nhất ? Tìm luận cứ ?
?Cách lập luận ? ( Tổng –phân- hợp)
? Cách phân tích ? ( Nêu giả thiết, so sánh, dẫn chứng thực tế và thơ văn, dùng lí lẽ giải thích việc đọc )
? Tại sao đọc nhiều không thể coi là vinh dự?
?LĐiểm phụ thứ hai là gì ? tìm luận cứ?
? Cách lập luận ? ( Tổng –phân-hợp)
? Cách phân tích ? (Dẫn chứng số liệu)
? L Điểm phụ thứ ba là gì ?
GV bình: Tác giả đã khẳng định " Trên đời không có học vấn nào là cô lập , tách rời học vấn khác". Vì thế " Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn" - chứng tỏ , sự từng trải của 1 học giả lớn ? Tác giả phân tích đọc sâu và đọc rộng phải như thế nào ? và đánh giá ntn về mối quan hệ ấy ?
- HS nhận xét.
? Luận điểm này được tác giả triển khai bằng phép lập luận nào? ( quy nạp)
4.2 . Thực trạng của việc đọc sách
 hiện nay
a-Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.(dễ sa vào lối “ăn tuơi nuốt sống”,không kịp tiêu hóa)
b-Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.( khó lựa chọn, lãng phí thời gian , sức lực)
- Lập luận theo cách diễn dịch: nêu luận điểm bằng câu khái quát rồi dùng lí lẽ để phân tích (luận cứ). Sử dụng các hình ảnh so sánh cụ thể, dễ hiểu góp phần thuyết phục cho luận cứ nêu ra.
4.3 . Phương pháp đọc sách :
a-Phải chọn cho tinh , đọc kĩ những quyển nào thực sự có giá trị cho mình Vì đọc sách ngoài việc học tập tri thức còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện làm người.
b-Phải biết lựa chọn sách kiến thức phổ thông và sách chuyên môn để có cách đọc cho phù hợp. Vì thiếu sự lựa chọn thì không thu lợi ích thật sự
c-Phải chú ý đến mối quan hệ hữu cơ giữa kiến thức phổ thông và chuyên sâu.Vì trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. Không biết rộng thì không thể biết sâu, không thông thái thì không nắm gọn.
- Cách lập luận của từng luận cứ:
+ Sử dụng các hình ảnh so sánh thành ngữ (cưỡi ngựa qua chợ, trọc phú khoe của, chuột chui vào rừng sâu...) về đọc sách rất cụ thể, sinh động.
+ Sử dụng các số liệu để hạn định cách chọn sách tạo nên cách khuyên răn thiết thực.
+ Sử dụng lí lẽ thấu tình , đạt lí
(Nêu vấn đề rồi phân tích và tổng hợp)
Hoạt động 2: Tổng kết - luyện tập
? Bài viết này có tính thuyết phục cao. Theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào? 
Học sinh thảo luận, tóm tắt lại:
-Bố cục :
-Cách lập luận, phân tích:
- Cách viết :
? Nội dung của văn bản đã xác lập cho người đọc những tư tưởng, quan điểm nào ?
 GV bổ sung. Học sinh đọc ghi nhớ. 
GV cho HS làm việc theo nhóm: Qua văn bản " Bàn về đọc sách " em thu hoạch thấm thía nhất ở điểm nào? Vì sao? 
 Đại diện nhóm trả lời. GV khuyến khích những suy nghĩ có tính thiết thực gắn với từng ca nhân
III. TỔNG KẾT – LUYỆN TẬP 
1-Nội dung : 
Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy nâng cao học vấn. Cần phải biết lựa chọc sách để đọc và có phương pháp đọc sách để có hiệu qủa cao.ù- N
2-Nghệ thuật
+ Trình bày ý kiến xác đáng, lí lẽ thấu tình đạt lí.
+ Bố cục chặt chẽ hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh, dùng cách ví von , cụ thể
3-Luyện tập : 
Phát biểu điều mà em thấm thía sau khi học bài Bàn về đọc sách
4- Cũng cố :
 Phương pháp đọc sách, nghệ thuật của văn bảặn-
5-Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức bài học; đọc thuộc ghi nhớ .
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT: Viết thành một đoạn văn ngắn.
	- Chuẩn bị: Khởi ngữ.
	D. RÚT KINH NGHIỆM:
 ..
Tuần :20
 Tiết 93 - Tiếng Việt: 	 Soạn, dạy:5 /1 /11
:
 KHỞI NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1- Mức độ cần đạt:
- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
- Biết đặt câu có khởi ngữ
2-Kiến thức:
- Nhận biết khởi ngữ phân biệt với chủ ngữ của câu và "bổ ngữ đảo".
- Nhận biết vai trò, công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó 
3- Kỹ năng:
	- Rèn kĩ năng nhận diện khởi ngữ và vận dụng khởi ngữ trong nói , viết
4- Thái độ : Sử dụng khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu 
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo, phim trong, bảng phụ
- HS: Đọc và chuẩn ... 
- Biết làm bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
- Có kĩ năng nhận biết và xây dựng bố cục một bài bình luận ở dạng này.
4- Thái độ : Giáo dục kĩ năng sống: Có ý thức tìm hiểu môi trường xung quanh, có trách nhiệm với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. 
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định tổ chức :
2- Kiểm tra : 
a-Để làm rõ 1 vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng phép lập luận nào?( 2đ)
b-Thế nào là phép phân tích và phép tổng hợp?(8 đ)
=> HS trả lới theo nội dung tiết 94
3- Bài mới : Trong cuộc sống, có nhiều sự việc, hiện tượng mà các em cần đem ra bàn luận như : 1 vụ cãi vả, việc quay bài khi làm kiểm tra hoặc trẻ con hút thuốc lá, đam mê trò chơi điện tử  Nhưng ít khi có dịp suy nghĩ, phân tích về những sự việc ấy, để tìm mặt đúng mặt sai của nó. Bài nghị luận hôm nay sẽ giúp các em có thói quen suy nghĩ, bàn luận về những vấn đề đó.
	Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm văn nghị luận về một sự việc hiện tượng 
trong đời sống xã hội.
HS đọc văn bản "Bệnh lề mề"
? Tác giả bình luận hiện tượng gì trong đời sống?
? Tác giả nêu những biểu hiện cụ thể nào của hiện tượng đó? 
? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? (Có)
? Tác giả làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy? (phân tích những nguyên nhân của bệnh lề mề trong từng trường hợp cụ thể).
? Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng lề mề (khách quan và chủ quan)?
? Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả đã phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào?
? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?
? Bố cục của bài viết có mạch lạc, chặt chẽ không? Vì sao?
- HS phát biểu.
- GV phân tích lại từng ý kết luận. GV khái quát rút ra dàn bài chung. 
? Thế nào là nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội?
? Bài văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội cần tuân thủ theo những yêu cầu gì?
- HS rút ra nhận xét, trả lời.
- GV bổ sung, cho HS đọc ghi nhớ SGK.
I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
1. Ví dụ: Văn bản "Bệnh lề mề" .
- Vấn đề bình luận: bệnh lề mề, một hiện tượng đời sống.
- Các biểu hiện:
+ Muộn giờ họp.
+ Đi muộn khi được mời dự các buổi lễ
+ Đi muộn, nhỡ tàu xe...
(Biểu hiện của bệnh lề mề rất phong phú, đa dạng)
- Nguyên nhân: Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác.
- Tác hại: Làm phiền mọi người, làm mất thì giờ, làm nảy sinh cách đối phó, tạo thói quen kém văn hoá.
- Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề vì : cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau .
- Làm việc đúng giờ là tác phong của người có căn hoá .
- Bố cục mạch lạc: trước hết nêu hiện tượng từ đó phân tích các nguyên nhân, tác hại của căn bệnh, cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục.
2. Kết luận:
Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có những vấn đề đáng suy nghĩ.
- Yêu cầu về nội dung bài nghị luận gồm:
+ Nêu sự việc, hiện tượng.
+ Phân tích mặt sai, đúng, mặt lợi, hại của sự vật, hiện tượng.
+ Tỏ thái độ (Khen hoặc phê phán).
+ Đề xuất, kiến nghị.
Hoạt động 2: Luyện tập
Giáo dục kĩ năng sống: Có ý thức tìm hiểu môi trường xung quanh, có trách nhiệm với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. 
BT1 : Thảo luận : Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội. Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nào đáng để viết 1 bài văn nghị luận xã hội và sự việc, hiện tượng nào thì không cần viết.
GV cho HS làm bài tập theo nhóm: Các nhóm cử đại diện trình bày trên bảng trong 5'
Bài tập 1 : 
 a-Sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn 
-Giúp bạn học tập tốt.
-Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm.
-Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường
-Giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ.
-Đưa em nhỏ qua đường.
-Nhường chỗ ngồi cho cụ già khi đi xe buýt.
-Trả lại của rơi cho người mất.
 b-Trong các sự việc, hiện tượng trên thì có thể viết 1 bài văn nghị luận xã hội cho các vấn đề sau:
-Giúp bạn học tập tốt (do bạn yếu kém hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn).
-Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường (xây dựng môi trường xanh – sạch –đẹp)
-Giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ (đạo lí “uống nước nhớ nguồn”)
Bài tập 2 (sgk)
GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2. Lớp trao đổi - GV nhận xét, bổ sung.
- Hiện tượng.
- Tác hại
- Nguyên nhân
- Đề xuất
Bài tập 2 
 Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết bài nghị luận, vì :
-Thứ nhất : nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút, đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề giống nòi.
-Thứ hai : nó liên quan đến bảo vệ môi trường khói thuốc lá gây bệnh cho những người không hút đang sống xung quanh người hút.
-Thứ ba : nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút.
4-Củng cố : Hệ thống kiến thức.
- Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống? Yêu cầu về nội dung ?
5-Dặn dò : Nắm vững lí thuyết về kiểu bài 
 Chuẩn bị “Cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống”
D. RÚT KINH NGHIỆM:...................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tuần :21 Soạn ,dạy: 12 /1 /11
Tiết 100 - Tập làm văn: 	CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
A. MỤC TIÊUCẦN ĐẠT: 	
1 Mức dộ cần đạt: 
Rèn kĩ nang làm bài nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
2. Kiến thức:
- Biết đối tượng kiểu bài, yêu cầu cụ thể khi nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
-Giáo dục môi trường qua một sự việc, hiện tượng trong đời sống về môi trường
3. Kỹ năng:
- Có kĩ năng quan sát, nhận diện đề, kĩ năng xây dựng dàn ý của dạng bài này và kĩ năng viết bài nghị luận xã hội.
4- Thái độ: Có ý thức đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực và học tập những tấm gương tốt trong học tập và rèn luyện.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định tổ chức :
2- Kiểm tra : 
- Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?(5đ)
-Nêu các sự việc hiện tượng tốt trong nhà trường? Sự việc nào đáng viết bài nghị luận?(5đ)
=> HS trả lời theo nội dung ghi tiết 99
3- Tổ chức dạy học bài mới
 *Vào bài : Muốn làm bài nghị luận, trước hết cần tìm hiểu đề sau đó tìm hiểu về cách làm. Đó chính là vấn đề mà chúng ta đem ra bàn luận hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các đề bài 
- HS đọc các đề trong SGK.
? Các đề trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống đó?
- HS xác định. 
- GV cho HS tự nghĩ một đề bài tương tự.
*Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông
*Nhà trường với các tệ nạn xã hội.
*Nhà trường với vấn đề môi trường:
Tham gia phong trào làm xanh ,sạch , đẹp trường lớp . Phê phán hiện tượng xã rác bừa bãi
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
1. Điểm giống nhau của 4 đề văn là đều đề cập đến những sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội, đều yêu cầu người viết trình bày nhận xét, suy nghĩ, nêu ý kiến...
2. Các đề nghị luận bổ sung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài
 Học sinh đọc đề ở SGK .
? Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào ? 
? Đề thuộc loại gì ? 
? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì ?
? Đề yêu cầu làm gì ? 
? Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào?
- Nghĩa là một người có ý thức sống , làm việc có ích . Chúng ta mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường có hiệu quả.
? Vì sao Thành đoàn lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ? 
- Vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kỳ ai cũng có thể làm như thế được, cụ thể: 
+ Là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
+ Là một học sinh biết kết hợp học với hành.
+ Là một học sinh có đầu óc sáng tạo...
? Những việc làm của Nghĩa có khó không? Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ? 
- Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha mẹ , biết kết hợp học với hành ... Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng , hư hỏng ....
Giáo viên giới thiệu chung dàn ý SGK, học sinh lập dàn ý chi tiết cho các mục.
Học sinh viết các đoạn văn theo nhóm. Sau đó giáo viên gọi trình bày trước lớp.
- GV cho HS rút ra kết luận về cách làm bài văn nghị luận về một sự việ , hiện tượng trong đời sống. 
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. Tìm hiểu đề, tìm ý: 
* Tìm hiểu đề : 
- Thể loại: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đề nêu hiện tượng: người tốt, việc tốt, tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả.
- Đề yêu cầu : Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
* Tìm ý : 
2 . Lập dàn bài 
a- MB : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
b- TB : Mô tả sự việc, hiện tượng (nêu các biểu hiện của nó). Nêu các mặt đúng, sai, lợi hại của sự việc hiện tượng. Bày tỏ thái độ khen chê đối với sự việc hiện tượng. Nêu nguyên nhân tư tưởng xã hội sâu xa của sự việc hiện tượng.
c- KB : ý kiến khái quát đối với sự việc hiện tượng.
3 . Viết bài
* Chú ý : Cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, có ý kiến cảm thụ riêng.
Hoạt động 3: Luyện tập
Lập dàn ý cho đề 4 mục I : 
1 . Mở bài : 
- Giới thiệu Nguyễn Hiền.
- Nêu khái quát ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền .
2 . Thân bài : 
* Phân tích con người và tình hình học tập của Nguyễn Hiền .
- Hoàn cảnh hết sức khó khăn : nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa.
- Có tinh thần ham học, chủ động học tập ở chỗ : nép bên của sổ lắng nghe, chỗ nào chưa hiểu thì hỏi lại thầy. Lấy lá để viết chữ , rồi lấy que xâu lại ....
- Ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền.
* Đánh giá con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền :
- Tinh thần học tập và lòng tự trọng của Nguyễn Hiền đáng để mọi người khâm phục, học tập.
3 . Kết bài: 
Câu chuyện gợi cho ta suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân về lòng ham học và thái độ học tập của mình. Chỉ khi nào đã ham học và đam mê kiến thức thì mới có thể trở thành con người có ích.
4-Củng cố : Hệ thống kiến thức. HS đọc lại ghi nhớ
5- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
- Chuẩn bị: +Chuẩn bị nội dung chương trình địa phương ( sgk/25)
 + Đọc và soạn: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mơi
D. RÚT KINH NGHIỆM:.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_20_21_gv_tran_dang_ta_truong_thcs_tho.doc