TIẾT 91 + 92 Ngày dạy: 27- 12 - 2010
Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
( Trích ) - Chu Quang Tiềm -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến Thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc – Hiểu một văn bản dịch ( Không sa đà vào phân tích ngôn từ ) .
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận .
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Giúp HS có những phương pháp đọc sách hữu hiệu nhất
C. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại ,vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 9a2.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Sự chuẩn bị của học sinh
- Giới thiệu chương trình học kì II.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
- GV trò chuyện với học sinh bằng những câu hỏi sau.
? Trong chương trình Chào Buổi Sáng, em thấy có mục nào đáng chú ý?
? Mục Mỗi ngày một quấn sách có được em theo dõi thường xuyên không?
Theo lời khuyên của người giới thiệu, em đã tìm mua ( Mượn ) và đã đọc được quấn sách nào? Theo em, mục ấy được đặt ra mục đích gì? ( Từ đó dẫn vào bài )
TUẦN 20 Ngày soạn: 19- 12 – 2010 TIẾT 91 + 92 Ngày dạy: 27- 12 - 2010 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ( Trích ) - Chu Quang Tiềm - Văn bản: A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến Thức: - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. - Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Biết cách đọc – Hiểu một văn bản dịch ( Không sa đà vào phân tích ngôn từ ) . - Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận . - Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Giúp HS có những phương pháp đọc sách hữu hiệu nhất C. PHƯƠNG PHÁP - Đàm thoại ,vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 9a2................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ: - Sự chuẩn bị của học sinh - Giới thiệu chương trình học kì II. - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - GV trò chuyện với học sinh bằng những câu hỏi sau. ? Trong chương trình Chào Buổi Sáng, em thấy có mục nào đáng chú ý? ? Mục Mỗi ngày một quấn sách có được em theo dõi thường xuyên không? Theo lời khuyên của người giới thiệu, em đã tìm mua ( Mượn ) và đã đọc được quấn sách nào? Theo em, mục ấy được đặt ra mục đích gì? ( Từ đó dẫn vào bài ) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? - HS:Trả lời dựa theo chú thích trong SGK ? Giải nghĩa các từ khó SGK ? Văn bản thuộc thể loại gì? - HS: Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội) - GV: Chốt, ghi bang * HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản ,Phân tích văn bản - Giáo viên nêu yêu cầu đọc,hướng dẫn học sinh đọc, - GV: Gọi học sinh đọc bài. - HS: Đọc văn bản ? Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần. - HS: Suy nghĩ trả lời Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết: ? Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra những luận điểm nào? - HS: Thảo luận nhóm trình bày ? Nếu học vấn là những hiểu biếthọc tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì? - HS: Suy nghĩ trả lời - GV: Chốt ? Khi cho rằng học vấn không chỉ là chuyện đọc sáchcủa học vấn. Tác giả muốn ta nhận thức được điều gì về đọc sách và quan hệ đọc sách với học vấn? - HS: Thảo luận,trình bày - GV: Chốt,ghi bảng ? Để chứng minh cho luận điểm trên tác giả đó đưa ra những lí lẽ nào? ? Theo tác giả: Sách lànhân loại=> Em hiểu ý kiến này như thế nào? - HS : Suy nghĩ trả lời ? Những cuốn sách giáo khoa em đang học có phải là di sản tinh thần không? ? Vì sao tác giả lại quả quyết rằng: Nếu.xuất phát.? Hoạt đông nhóm: Các nhóm trả lời câu hỏi: 1. Theo ý kiến của tác giả, Đọc sách là hưởng thụ,là chuẩn bị trên con đường học vấn.Em hiểu ý kiến này như thế nào? 2. Em hưởng thụ được những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình? 3. Với những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách? HS: Thảo luận nhóm Các nhóm trả lời vào bảng phụ Gv: Chốt ghi bảng HẾT T 91 CHUYỂN T 92 1. Ổn định: 9a2.......................................... 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách - HS: Đọc tiếp đoạn 2: ? Trong phần văn bản tiếp theo, tác giả đã bộc lộ suy nghĩ của mình về việc lựa chọn sách như thế nào? Lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách ? Quan niệm đọc chuyên sâu được phân tích qua những lí lẽ nào? - HS: Suy nghĩ trả lời - Gv: Chốt, ghi bảng ? Em hãy nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả? ? Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của tác giả? ? Nhận xét của tác giả về cách đọc lạc hướng như thế nào? - HS: Suy nghĩ trả lời - GV: Chốt ghi bảng ? Vì sao lại có hiện tượng đọc lạc hướng?Cái hại của đọc lạc hướng là gì? ? Tác giả đã có cách nhìn và trình bày như thế nào về vấn đề này? - HS: Suy nghĩ trả lời ? Em nhận được lời khuyên nào từ việc này? Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của mình? ? Hãy tóm tắt quan niệm của tác giả về việc chọn tinh, đọc kĩ và đọc để trang trí - HS : Tóm tắt ? Tác giả đã tỏ thái độ như thế nào về cách đọc sách này? ? Là người đọc sách em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bổ ích nào?Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của bản thân? ? Theo tác giả thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?Vì sao tác giả lại đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông? - HS: Suy nghĩ trả lời - Gv: Chốt, sửa sai ? Em có nhận xét gì về cách trình bày lí lẽ của tác giả? Từ đó em nhận được gì từ lời khuyên này? - HS: Thảo luận trình bày ? Những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc? * Hoạt động nhóm ? Theo em lời khuyên nào bổ ích nhất? ? Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản? - HS: Đọc Ghi nhớ * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Hệ thống nội dung vừa học. - Học sinh nhắc lại nội dung cơ bản vừa học. - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong bài - Học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Về nhà: Học bài , Soạn bài:Tiếng nói của văn nghệ I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: - Chu Quang Tiềm ( 1897- 1986). Nhà Mĩ Học và lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc. 2.Tác phẩm: - Bà về việc đọc sách trích trong Danh nhân Trung Quốc.bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách. Thể loại: Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – tìm hiểu từ khó: - Đọc rõ ràng rành mạch,nhưng vẫn với giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện. - Chú ý hình ảnh so sánh trong bài. 2.Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục:3 phần P1: Tầm quan trọng của đọc sách. P2: Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách P3: Còn lại: Lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách b. Phương thức biểu đạt: c. Đại ý: d. Phân tích : d1. Tầm quan trọng của đọc sách. * Luận điểm:"Đọc sách.của học vấn" - Đó là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có. - Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người. - Trong đó đọc sách là một mặt nhưng đó là mặt quan trọng. - Muốn có học vấn không thể không đọc sách. * Lí lẽ: - Sách là kho tàngtinh thần nhân loại. - Nhất định.trong quá khứ làm xuất phát . - Đọc sách là hưởng thụcon đường học vấn. => Sách là thành tựu đáng quý, muốn nâng cao học vấn cần dựa vào thành tựu này. - Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị.Sách là những giá trị quý giá,là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ lưu giữ cẩn thận. * Có: vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại. Vì : Sách lưu giữ tất cả học vấn của nhân loại. Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này. => Sách là vốn quý của nhân loại,đọc sách là cách để tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách. HẾT T 91 CHUYỂN T 92 d2. Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách - Trong tình hình hiện nay sách vở nhiều => Việc đọc sách không dễ. - Sách nhiều nên đọc không chuyên sâu, khó lựa chọn. => Không tham đọc nhiều, cần đọc kĩ, cần đọc thêm loại sách thưởng thức. 3. Lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách * Luận điểm: Đọc sách để nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu. *Lí lẽ: - Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu - Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. - Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thưởng thức. - Xem trọng cách đọc chuyên sâu, coi thường cách đọc không chuyên sâu. - Đọc sách để tích lũy, nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu, tránh tham lam ,hời hợt. - Đọc lạc hướng là: tham lam mà không thực chất. - Vì sách vở ngày càng nhiều. - Đọc lạc hướng lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, bỏ lỡ cơ hội đọc sách quan trọng cơ bản. - Đọc sách không đọc lung tung mà cần đọc có mục đích cụ thể. * Quan niệm về chọn tinh, đọc kĩ: - Tác giả đề cao cách chọn tinh, đọc kĩ, phủ nhận cách đọc chỉ để trang trí bộ mặt. - Đọc sách cần đọc tinh, kĩ hơn là đọc nhiều mà đọc dối. - Đọc để có kiến thức phổ thông là đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học từ THCS đến năm đầu đại học. - Vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh.Các học giả cũng không bỏ qua đọc để có kiến thức phổ thông. Vì các môn học liên quan với nhau, không có học vấn nào cô lập. - Đọc sách cần chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng. => Đọc sách cốt để chuyên sâu, ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng phục vụ cho chuyên sâu. => Tác giả kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ so sánh toàn diên ,tỉ mỉ 3 .Tổng kết, ( Ghi nhớ SGK/63) a. Nghệ thuật : - Bố cục chặt chẽ, hợp lí. - Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản. - Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh, với những các ví von cụ thể và thú vị. b. Nội dung : - Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách, và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho có hiệu quả. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC E. RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . ************************************************ TUẦN 20 Ngày soạn: 19- 12 - 2010 TIẾT 93 Ngày dạy: 31 – 12 - 2010 KHỞI NGỮ Tiếng việt : A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được những đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. - Biết đặt câu có khởi ngữ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến Thức: - Đặc điểm của khởi ngữ. - Công dụng của khởi ngữ. 2. Kĩ năng: - Nhân diện khởi ngữ trong câu. - Đặt câu có khởi ngữ. 3. Thái độ: - Hiểu thêm về các từ ngữ, sự phong phú, đa dạng của từ ngữ. Biết đặt câu có sử dụng khởi ngữ. C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Lớp 9a2.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các thành phần chính của câu? Đặt câu có đầy đủ các thành phần chính? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Cho 2 ví dụ: a. Tôi đọc quyển sách này rồi. b. Quyển sách này tôi đọc rồi. - Những cụm từ gạch chân có giống nhau về chức năng cú pháp không? (Ở (a) là bổ ngữ, còn ở (b) có một chức năng khác). HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu - HS: Đọc 3 ngữ liệu SGK ? Xác định CN trong câu - HS: Xác định - GV: Kiểm tra ? Khởi ngữ đứng ở vị trí nào? - HS: Xác định trả lời GV: Chốt, ghi bảng ? Xác định CN, khởi ngữ trong câu-Tác dụng của khởi ngữ? ? Tìm CN? ? ... HS: Một cuộc sống ấm áp, tươi sáng được che chở và nâng niu.... ? Ý nghĩa của hình ảnh con cò trong đoạn 2? - HS Đọc đoạn 3 ? Lời mẹ ru con được thể hiện ntn? ? Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ như thế nào. ? Nhà thơ đã khái quát lên tình mẹ như một quy luật qua câu thơ nào? ? Đó là quy luật thể hiện tình cảm của người mẹ ntn?. - G/V: Mở rộng đó là phong cách nghệ thuật độc đáo trong thơ Chế Lan Viên. “Lũ chúng con ngủ trong giường chiếc hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con Hạnh phúc đựng trong một tà áo hẹp...” - G/v gợi ý: Học sinh mở rộng tình cảm của mẹ giành cho con nhân từ, mở rộng, bền vững, che chở cho con qua những câu ca dao, qua thơ của Nguyễn Duy. “Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” ? Đọc đoạn cuối ? Những dòng thơ cuối với âm hưởng lời ru ntn? - HS: Âm hưởng lời hát ru tha thiết ngọt ngào ? Thể thơ tự do tác giả sử dụng có khả năng thể hiện cảm xúc ntn? (Linh hoạt) ? Nt đã khai thác và làm mới vẻ đẹp của ca dao ntn? - HS: S/d ca dao, liên tưởng độc đáo, tạo suy ngẫm, triết lí....) ? Biểu hiện đáng quý nào trong tấm lòng nhà thơ được bộc lộ? ? Ý nghĩa lớn lao của lời ru đối với mỗi người ntn? * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: SGK/ 47 2.Tác phẩm: - Sáng tác năm 1962 in trong tập “ Hoa Ngày Thường- Chim Báo Bão” II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: - 3 đoạn (như đã chia trong SGK) + Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ. + Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi ấu thơ sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời. + Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người. b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình c. Đại ý: d. Phân tích : d1. Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ. -“Con cò bay la .Con cò Đồng Đăng” à Gợi tả không gian, khung cảnh quen thuộc, sự nhịp nhàng thong thả, bình yên. -“Con cò ăn đêm Cò sợ xáo măng.” à Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ trong cuộc sống vất vả, nhọc nhằn - Ngủ yên! Ngủ yên! cò ơi, chớ sợ! Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng! à Câu thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, lời thơ thiết tha giàu cảm xúc, mà vẫn có ý nghĩa biểu tượng sâu sắcà thể hiện tình mẹ nhân từ, yêu thương, che trở cho con. - Con ngủ chẳng phân vân. à Gợi ra một hình ảnh thanh bình, mẹ đã ru con bằng những câu ca dao là cả điệu hồn dân tộc và bằng tình mẹ giành cho con. è Lời ru ngọt ngào, dịu dàng tràn đầy tình yêu thương của mẹ đến với tuổi ấu thơ để vỗ về, nuôi dưỡng tâm hồn cho con. Qua hình ảnh con cò với nhiều ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. d2. Lời ru thứ 2 - Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên. à Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, hình ảnh con cò được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn mỗi con người, nâng đỡ con người. - Lớn lên, lớn lên, lớn lên... à Qua hình ảnh con cò, gợi ra ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ. - Nghệ thuật sáng tạo hình tượng độc đáo, hình tượng con cò sẽ theo cùng con người suốt cuộc đời đó là biểu tượng của tình mẹ ngọt ngào, che trở và nâng đỡ. d3. Ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ với cuộc đời cuả mỗi người - Dù ở gần con, Dù ở xa con...., -> Lời thơ giản dị mà thấm đượm tình mẹ tha thiết danh cho con, hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. - Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. à Khái quát lên thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc mở ra những suy ngẫm thành những triết lý sâu sa. Để ngợi ca và biết ơn tình mẹ dành cho con. - Một con cò thôi ..Vỗ cánh qua nôi -> Lời hát ru tha thiết ngọt ngào ý nghĩa lớn lao của hình ảnh con cò là biểu hiện cao cả, đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho mỗi cuộc đời con người. 3 .Tổng kết, ( Ghi nhớ SGK/47) a. Nghệ thuật : - Viết theo thể thơ tự do, tác giả thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều mức độ. - Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật giọng suy nghẫm, triết lí của nhà thơ. - Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. b. Nội dung : - Đề cao ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa cảu lời hát ru đối với cuộc đời mỗi con người. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc bài thơ theo yêu cầu. - Hình ảnh con cò trong những lời ru của mẹ như thế nào? - Hoàn thành các yêu cầu cần về luyện tập. - Chuẩn bị ôn lại cách viết văn để tiết sau trả bài. E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . ********************************************************* TUẦN 24 Ngày soạn: 05- 01 - 2011 TIẾT 112 Ngày dạy: 11- 01- 2011 Tập Làm Văn : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí xã hội .Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí xã hội .Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày. - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt - Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội. 3. Thái độ: - Suy nghĩ , sáng tạo trong bài viết của mình - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy. C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành. - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 4,các câu ở bài văn. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Lớp 9a2.............................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong tiết học. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Chúng ta đó cùng nhau viết bài TLV số 5: Đó là kiểu bài yêu cầu các yếu tố nghị luận về tư tưởng đạo lí, với việc tạo lập văn bản tự sự, về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong Tiếng Việt HKI. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập làm văn ? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết) * HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm G/V: Đọc lại đề bài, bài viết số 5 H/S: Ghi đề vào vở. ? Kiểu đề thuộc thể loại nào? ? Nội dung của đề Y/c? ? Hình thức của bài viết? G/V: Định hướng qua một ví dụ. ? Yêu cầu của việc mở bài ntn? ? Tìm luận điểm để giải quyết cho đề bài? ? Việc sắp xếp các luận điểm ntn? ? Thái độ, quan điểm của người viết trước vấn đề này ntn? ? Qua văn bản ở lớp 8 “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” có những thông tin gì em cần nhớ? HS: Dùng làm luận cứ cho bài văn ? Em có sự khẳng định gì về vấn đề? ? Bài học cho bản thân là gì? a. Ưu điểm: - Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết) - 1số bài vận dụng yếu tố miêu tả khá linh hoạt - Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s: Hậu, Ru Lai, Jiêm, Ha Bích.. - Trình bày sạch đẹp. b.. Tồn tại: - Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. - Sử dụng dẫn chứng chưa linh hoạt, chưa nhiều - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu: - Còn sai chính tả - Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học. - Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao - GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa - GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt - Trả bài cho H/s * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Kiểm tra lại việc sửa lỗi của H/S. - Viết lại những đoạn đã mắc lỗi trong bài viết. - Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống - Chuẩn bị bài mới dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý đã học phần lý thuyết. I. ĐỀ BÀI: - Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Em hóy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về vấn đề trên. II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM 1. Nội dung: - Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm - Nội dung: Câu chuyện giữa em với thầy cô giáo 2. Đáp án chấm: a. Mở bài: (1,5 điểm) - Giới thiệu hiện tượng vứt rác bừa bãi là phổ biến hiện nay. - Nêu khái quát tác hại của việc làm này.. b. Thân bài: (7 điểm) - Phân tích hiện tượng vứt rác bừa bãi trong thực tế hiện nay là phổ biến. - Đánh giá việc vứt rác bừa bãià gây những hậu quả - Nếu không vứt rác bừa bãi có kết thúc ra sao? c. Kết bài: (1,5 điểm) - Khẳng định, phủ định vấn đề vứt rác bừa bãi - Rút ra bài học cho bản thân. * Hình thức - Chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả , không viết tắt , viết số . - Bài viết trình bày khoa học 3. Nhận xét ưu, nhược điểm a. Ưu điểm: - H/S đã nghị luận được đúng thể loại mà đề bài yêu cầu; vấn đề đó rất bức xỳc và có ý nghĩa với cuộc sống, nghị luận rõ hiện thực và tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi, lên án phê phán. - Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng. b. Nhược điểm - Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu. - Lí lẽ để bàn bạc sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu. 4. Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc, trả bài: - Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình. - Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn - Lỗi về chữ viết - Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi. * Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có). III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC BẢNG THỐNG KÊ BÀI VIẾT TLV 3 Lớp SS SB 0-1-2 3-4 Dứơi TB 5-6 7-8 9-10 Trên TB SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9a2 E. RÚT KINH NGHIỆM: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ***************************************
Tài liệu đính kèm: