Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Tiết 95 đến 98

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Tiết 95 đến 98

Tiết 95 LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :

 - Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong làm văn nghị luận

- Tích hợp với phần Văn ở bài Bàn về đọc sách, ở bài tiếng Việt Khởi ngữ.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, viết các đoạn văn nghị luận có sử dụng các phép phân tích và tổng hợp.

II. CHUẨN BỊ:

 - Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ

 - Trò: SGK,Bài soạn, đọc ví dụ, nghiên cứu tài liệu, hệ thống bài tập.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)

 2. Bài cũ: (5 phút)

- Thế nào là phép phân tích, tổng hợp ? Cho ví dụ.

 3. Bài mới:

* Giới thiệu bài : (1 phút) Ở tiết 94 chúng ta đã đi tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp. Tiết học

này chúng ta tiến hành luyện tập.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Tiết 95 đến 98", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 95
LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
 - Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích và tổng hợp trong làm văn nghị luận
Tích hợp với phần Văn ở bài Bàn về đọc sách, ở bài tiếng Việt Khởi ngữ.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, viết các đoạn văn nghị luận có sử dụng các phép phân tích và tổng hợp.
II. CHUẨN BỊ: 
	- Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ
 - Trò: SGK,Bài soạn, đọc ví dụ, nghiên cứu tài liệu, hệ thống bài tập. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
 2. Bài cũ: (5 phút)
- Thế nào là phép phân tích, tổng hợp ? Cho ví dụ.
 	3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài : (1 phút) Ở tiết 94 chúng ta đã đi tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp. Tiết học
này chúng ta tiến hành luyện tập.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng 
Hoạt động 1 (15 phút)
I/ Đọc và nhận dạng, đánh giá
Gv gọi 02 HS đọc văn bản.
1. Văn bản 1 (SGK)
- GV chia 2 nhóm, mỗi nhóm làm một bài.
- HS suy nghĩ, trả lời. Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung, GV nhận xét.
a) Từ cả cái “hay cả hồn lẫn xác” tác giả chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay của cả bài:
- Hay ở cái điệu xanh;
- Hay ở những cử động;
- Hay ở các vần thơ;
- Hay ở các chữ không non ép;
=> phép lập luận phân tích.
GV cho HS trao đổi đoạn văn (b)- Gv tông rkết các ý kiến, nêu đáp án chung .
b) Văn bản 2 (SGK)
Đoạn nhỏ mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt về sự thành đạt.
- Phân tích 4 nguyên nhân khách quan: gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện, tài năng.
- Phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người => Tổng hợp các nguyên nhân chủ quan: Sự phân đấu kiên trì của mỗi cá nhân – thành đạt là làm cái gì có ích cho bản thân và được xã hội công nhận.
Hoạt động 2 (18 phút)
II/ Thực hành phân tích
Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT 2.
- HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày, lớp góp ý, GV nhận xét.
2/ Định hướng:
- Thế nào là học qua loa, đối phó ?
- Bản chất của việc học qua loa đối phó ?
- Tác hại ?
* Bản chất của việc học qua loa đối phó:
- Học mà không lấy việc học làm mục đích;
coi việc học là phụ.
- Học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi cuả thầy cô, của thi cử, bằng cấp.
- Do học bị động nên không thấy hứng thú =>chán học, bỏ bê.
- Học hình thức không đi vào thực chất kiến thức bài học;
- Học đối phó dù có bằng cấp nhưng đầu óc trống rỗng.
GV yêu cầu HS làm BT3. 
HS thảo luận, làm bài trình bày.
GV sửa chữa bổ sung.
3/ Lí do khiến mọi người đọc sách:
- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại từ xưa đến nay;
- Đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm
- Đọc sách cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào ra quyển ấy.
- Cần đọc rộng để hiểu vấn đề CM tốt hơn.
 4. Củng cố: (3 phút)
- GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK (PT,TH)
 	 5. Dặn dò: (2 phút)
- Về nhà làm tiếp BT 4 (SGK); phân tích những tác hại của việc 
 - Chuẩn bị bài: Tiếng nói của văn nghệ.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 96
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 (Nguyễn Đình Thi) 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của t/g.
- Tích hợp TV ở bài Các thành phần biệt lập và bài TLV Nghị luận về một hiện tượng xã hội.
 - Rèn kĩ năng phân tích – tổng hợp
II. CHUẨN BỊ: 
	- Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ
 - Trò: SGK,bài soạn, nghiên cứu tài liệu.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Bài cũ: (5 phút)
- Hiểu gì về ý nghĩa của việc đọc sách ? Nêu tác dụng của việc đọc một tác phẩm ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : (1 phút) Văn nghệ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống của con người. Có thể nói không ngoa rằng: không có văn nghệ thì cuộc sống con người sẽ tàn lụi. Vậy tại sao con người lại cần đến văn nghệ ? Bìa học này giúp chúng ta hiểu rõc thêm về điều đó. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng 
Hoạt động 1 (13 phút)
I/ Tìm hiểu chung
GV gọi HS đọc Chú thích SGK. Cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm.
1/ Tác giả, tác phẩm
a/ Tác giả:
- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) – Quê: Hà Nội. Hoạt động văn nghệ đa dạng: viết văn, làm thơ, soạn kịch, sáng tác nhạc, viết LLPB.
- Được tặng thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b/ Tác phẩm: Được viết năm 1948 trích từ tác phẩm “Mấy vấn đề văn học” in năm 1956,
GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
- GV đọc mẫu – 03 HS đọc 
- Bố cục văn bản được chia làm mấy phần ? Nêu luận điểm chính ?.
2/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
a/ Đọc: Giọng khúc chiết, rõ ràng, thể hiện giọng điệu lập luận.
b/ Chú thích: HS đọc SGK lưu ý các từ: bác ái, luân lí, triết học, chiến khu...
3/ Bố cục: Chia làm 2 luận điểm:
- Phần 1: Từ đầu đến “....tâm hồn”: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
- Phần 2: Còn lại – Tiếng nói kì diệu của văn nghệ; phương pháp tiếng nhậ
Hoạt động 2 (20 phút)
II/ Đọc, hiểu văn bản:
HS đọc phần I.
Tác giả đã chỉ ra những nội dung tiếng nói của văn nghệ ?Mỗi nội dung tác giả đã phân tích ntn ?
1/ Nội dung tiếng nói của văn nghệ
- Luận điểm 1: Văn nghệ không những phản ánh hiện thực khách quan bằng mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tạo:
- Để làm rõ nội dung trên t/g chọn nêu 2 dẫn chứng tiêu biểu: 
+ Hai câu thơ trong Truyện Kiều: “Cỏ non ... một vài bông hoa” với lời bình: hai câu thơ tả cảnh mùa xuan tươi đẹp; làm rung động với cái đẹp lạ lùng mà nhà văn miêu tả; cảm thấy lòng ta luôn có sự tái sinh => Đó là lời gửi, lời nhắn – Một trong những nội dung của Truyện Kiều.
+ Cái chết thảm khốc của An –na Ca rê –nhi na (trong tiểu thuyết cùng tên) đã làm người đọc bâng khuâng, thương cảm => Lời gửi, lời nhắn, là nội dung tư tưởng, t/c độc đáo của TPVH.
 4. Củng cố: (3 phút) 
- GV chốt lại phần I.
 	 5. Dặn dò: (2 phút)
	- Học bài cũ.
- Về nhà chẩn bị phần II của văn bản.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 97
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 (Tiếp theo) (Nguyễn Đình Thi) 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của tác giả.
 - Tích hợp TV ở bài Các thành phần biệt lập và bài TLV Nghị luận về một hiện tượng xã hội.
 - Rèn kĩ năng phân tích - tổng hợp
II. CHUẨN BỊ: 
	- Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ
 - Trò: SGK,Bài soạn, nghiên cứu tài liệu.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Bài cũ: (5 phút)
	- Hiểu gì về ý nghĩa của việc đọc sách ? Nêu tác dụng của việc đọc một tác phẩm?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : (1 phút) Văn nghệ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống của con người. Có thể nói không ngoa rằng: Không có văn nghệ thì cuộc sống con người sẽ tàn lụi. Vậy tại sao con người lại cần đến văn nghệ ? Bài học này giúp chúng ta hiểu rõc thêm về điều đó. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài giảng
Hoạt động 2 (28 phút)
II/ Đọc, hiểu văn bản
Nội dung tiếng nói của Vn trình bày ở đoạn 2. hãy tìm câu chủ đề của đoạn ?
Cách phân tích đoạn này có khác gì với đoạn trước ?
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng t/c yêu ghét, say sưa, vui buồn, mộng mơ của nghệ sĩ => khiến ta rung động ngỡ ngàng. Quen mà lạ là đặc điểm của văn nghệ.
- Tác giả sử dụng lập luận phản đề.
* Tóm lại: Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các KHXH khác (khoa học này khám phá, miêu tả, đúc kết các hiện tượng TN, XH, các quy luật khách quan).
Nội dung của VN miêu tả chiều sâu tính cách, số phận con người, tâm hồn con người => Đó là nội dung hiện thực mang tính hình rượng cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn cá nhân của người nghệ sĩ.
2. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ:
Muốn hiểu sức mạnh kì diệu của văn nghệ, trước hết cần hiểu vì sao con người cần đến tiêng nói của văn nghệ.
- HS tìm các luận chứng; khái quát, phát biểu.
- Giúp ta nhận thức chính bản thân mình, giúp ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn.
- Mỗi tác phẩm ...đem đến cho tời đại họ một cách sông của tâm hồn “
+ Văn nghệ đối với đời sống nhân dân:
- Đối với số đông (người cần lao...) khi tiếp xúc với văn nghệ họ thay đổi hẳn, làm cho tâm hồn họ được sống.
- Văn nghệ không thể xa rời cuộc sống =>giúp con người biết sống và mơ ước, vượt lên bao khó khăn gian khổ hiện tại.
3. Con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận.
Trong đoạn văn không ít lần t/g đã đưa ra quan niệm của mình về bản chất của văn nghệ. Bản chất đó là gì ? Từ bản chất đó t/g diễn giải và làm rõ con dường đến với người tiếp nhận – tạo nên sức mạnh của nghệ thuật là gì ?
- Nghệ thuật là tiếng nói của t/c.
- Chỗ đứng của văn nghệ là chỗ giao nhau giữa tâm hồn con người và cuộc sống sản xuất; là tình yêu ghét là nỗi buồn vui trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội.
- Nghệ thuật là tư tưởng, nhưng là tư đã được nghệ thuật hoá không khô khan khó hiểu, trừu tượng.
=> con đường tiếp cận độc đáo: đọc nhiều lần, đọc cả tâm hồn, cùng tác giả trao đổi, ..
- Văn nghệ vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác vừa là sợi dây truyền sự sống mà người nghệ sĩ mang lại.
- Nghệ sĩ đốt lửa trong lòng, khơi dậy nhiệt tình, quyết tâm, lòng tin, đánh thức niềm tin và sự phẫn nộ chân chính...tạo nên sức sống tâm hồn.
- Văn nghệ giúp con người tự nhận thức, tự xây dựng nhân cách và cách sống bản thân con người cá nhân và xã hội.
- Văn nghệ có hiệu quả lâu bền vì giúp con người biết tự giác (nhận thứcbằng t/c).
- Đó chính là khả năng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
Hoạt động 3 (55 phút)
III. Ghi nhớ:(Sgk)
Gv gọi Hs đọc to mục ghi nhớ ở Sgk.
 4. Củng cố: (3 phút)
 - GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK ,. Gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ (SGK)
 	 5. Dặn dò: (2 phút)
- Về nhà đọc kĩ, học phần Ghi nhớ;
 - Chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 98
CÁC THÀNH PHẦN TÌNH THÁI 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
- Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái và cảm thán; phân biệt tác dụng riêng của mỗi thành phần ở trong câu. 
- Tích hợp với phần Văn ở bài Tiếng nói của văn nghệ và bài TLV: Nghị luận về một hiện tượng xã hội.
 - Rèn kĩ năng sử dụng các thàn phần đó ở trong câu.
II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, máy chiếu, tư liệu, bảng phụ
 -Trò: SGK,Bài soạn, nghiên cứu tài liệu.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Bài cũ: (5 phút)
? Thế nào là đề ngữ ? MQH giữa đề ngữ với nội dung của câu?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : (1 phút) Trong câu ngoài các thành phần chính của câu, còn có các thành phần biệt lập, thành phần này góp phần làm rõ thêm nội dung các bộ phận thành phần chính trong câu. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
I/ Thành phần tình thái
GV gọi HS đọc phần I (SGK).
- Các từ “chắc”, “có lẽ” là nhận định của người nói với sự việc nêu ở trong câu ntn ?
- Nêu không có từ ngữ in đậm thì sự việc của câu chứa chúng có thay đổi đi không ?
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ 
1. Ví dụ: (Sgk)
a/ “chắc” => thể hiện thái độ tin cậy cao.
b/ “có lẽ” => thể hiện thái độ tin cậy cao.
* Nếu không có từ ngữ này thì ý nghĩa câu sẽ không thay đổi vì các từ ngữ này thể hiện sự nhận định thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
 Các từ ngữ trên là phần tình thái của câu.
2. Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2
II/ Thành phần cảm thán
GV gọi HS đọc VD ở SGK.
Các từ in đậm biểu thị cảm xúc gì ?Có chỉ sự vật sự việc gì không ?
- Em hiểu thế nào là thành phần cảm thán ?
- HS đọc ghi nhớ (SGK)
1. VD (SGK):
+ Ồ (cảm xúc vui sướng)
+ Trời ơi ! (Cảm xúc tiếc rẻ)
Các từ không chỉ sự vật, sự việc gì, không gọi ai.
Các từ đố dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, hờn, giận)
2. Ghi nhớ (SGK): 
Hoạt động 3
III/ Luyện tập
-HS đọc bài tập 1 – yêu cầu: tìm các từ chỉ thành phần tình thái, cảm thán.
HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
-HS đọc bài tập 2,3: GV tổ chức hoạt động nhóm, mỗi nhóm cử 01 HS lên bảng làm.
1/ - Các thành phần tình thái gồm:
Có lẽ
Hình như
Chả nhẽ
 - Thành phần cảm thán: Chao ôi.
2/ Sắp xếp các từ chỉ thái độ tin cậy tăng dần:
Hìh như => dường như =>có vè như=>có lẽ => chắc là => chắc hẳn => chắc chắn
- HS nhận xét, trả lời.
3/ a. Từ chỉ độ tin cậy thấp nhất: hình như, chỉ độ tin cậy bình thường, chỉ độ tin cậy cao: chắc chắn.
b/ “Chắc”: chỉ mực độ bình thường để không tỏ ra quá sâu và quá thờ ơ.
 4. Củng cố: (3 phút)
 - GV chốt lại phần ghi nhớ ở SGK , Gọi Hs đọc lại phần ghi nhớ (SGK), lưu ý cách dùng.
 5. Dặn dò: (2 phút)
- Về nhà đọc kĩ, học phần Ghi nhớ;
	- Sưu tầm các từ ngữ tình thái, cảm thán
 - Chuẩn bị bài: Chuẩn bị bài Nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_21_tiet_95_den_98.doc