Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Tiết 96 đến 100

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Tiết 96 đến 100

TUẦN 21

Ngày giảng:

Tiết 96: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 - Nguyễn Đình Thi -

 A-Mục tiêu: Giúp học sinh :

 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.

- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

- Rèn kỹ năng đọc hiểu và phân tích văn bản nghị luận

- Giáo dục, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương.

 B-Chuẩn bị:

 - GV: giáo án+ SGK+ TLTK

 - HS: chuẩn bị bài

C.Tổ chức các hoạt động dạy học:

*Hoạt động 1: Khởi động:

1-Tổ chức:

 Sĩ số 9a

2-Kiểm tra:

- Phân tích tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ? Nhận xét về cách trình bày luận điểm này của tác giả?

- Cần chọn sách và đọc sách như thế nào?

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài , đồ dùng học tập của học sinh.

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 21 - Tiết 96 đến 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2/1/2011 tuần 21
Ngày giảng:
Tiết 96: Tiếng nói của văn nghệ 
 - Nguyễn Đình Thi -
 A-Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.
- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
- Rèn kỹ năng đọc hiểu và phân tích văn bản nghị luận
- Giáo dục, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương.
 B-Chuẩn bị:
 - GV: giáo án+ SGK+ TLTK
 - HS: chuẩn bị bài
C.Tổ chức các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Khởi động:
1-Tổ chức: 
 Sĩ số 9a
2-Kiểm tra:
- Phân tích tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ? Nhận xét về cách trình bày luận điểm này của tác giả?
- Cần chọn sách và đọc sách như thế nào?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài , đồ dùng học tập của học sinh.
3,Giới thiệu bài:
 Văn nghệ có nội dung và sức mạnh như thế nào? Nhà nghệ sỹ sáng tác tác phẩm với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã góp phần trả lời câu hỏi trên qua bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ”-văn bản mà chúng ta được tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
*Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản:
- GV hướng dẫn HS đọc ?
- Yêu cầu đọc to, rõ, chính xác, diễn cảm ?
- GV đọc mẫu - học sinh đọc ? 
- GV nhận xét học sinh đọc ?
- H/s tóm tắt ?
- Dựa vào phần chú thích * trong SGK, hãy giới thiệu những nét chính về tác giả ?
- Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản ?
Chú ý các chú thích 1,2,3,4,6,11.
- Xác định kiểu văn bản ?
- VB (trích) được chia làm mấy phần, nêu luận điểm của từng phần ?
- Nhận xét về bố cục , hệ thống luận điểm của văn bản ?
- Theo dõi văn bản: Phần 1(Từ đầu đến Nguyễn Du hay Tônx Tôi).
- Nhắc lại luận điểm trong phần 1 của văn bản ?
- Luận điểm này đươc thể hiện trong những câu văn nào ?
- Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả đã đưa ra và phân tích những dẫn chứng nào ?
- Nhận xét về cách lập luận của tác giả ?
- Em học tập được gì ở phương pháp lập luận của tác giả khi tạo lập VB nghị luận. Thảo luận (Chọn lọc dẫn chứng, lập luận chặt chẽ sẽ tạo lập được văn bản có sức thuyết phục với người đọc) ?
- Tiếp tục theo dõi phần (đoạn văn từ “Lời gửi của nghệ thuật đến một cách sống của tâm hồn”) ?
- Theo tác giả, lời gửi của nghệ thuật, ta cần hiểu như thế nào cho đúng?
- Để thuyết phục người đọc người nghe, tác giả đưa ra những dẫn chứng nào ?
- Vậy lời gửi của nghệ thuật, hiểu một cách ngắn gọn nhất là gì ?
- Như vậy nội dung của văn nghệ là gì ?
? Tiểu luận: Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác ở những điểm nào.
I-Đọc - tìm hiểu chung
1-Đọc- kể tóm tắt:
2-Tìm hiểu chu thích: 
a,Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003)
- Quê ở Hà Nội
- Hoạt động văn nghệ khá đa dạng: làm thơ, viết văn, soạn kịch, sáng tác nhạc, viết lý luận phê bình
- Năm 1996 Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b,Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời của tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ”. 
- Viết năm 1948- Trong thời kỳ chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân: Kháng chiến chống Pháp.
- In trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”(XB năm 1956).
C, Từ khó: SGK ( 16,17 )
3-Bố cục- thể loại
a, Thể loại: Kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề văn nghệ.
b, Bố cục: 2 phần:
phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”.
=>Trình bày luận điểm: Nội dung của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng tình cản của cá nhân nghệ sỹ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”
Phần 2: Còn lại=> Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ.
Với 2 luận điểm:
(1) - Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến.
(2)- Văn nghệ có khả năng cảm hoá , sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa từ trái tim.
- Các phần trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc, các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được tiếp xúc tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
II-Đọc - tìm hiểu nội dung
1-Nội dung của văn nghệ:
*Luận điểm: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nghệ sỹ, thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác.
“Tác phẩm nghệ thuật góp vào đời sống xung quanh”
*Đưa ra 2 dẫn chứng:
(1)-Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân trong “truyện Kiều” với lời bình:
-Hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã miêu tả.
-“ cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy”.
Đó chính là lời gửi, lời nhắn - một trong những nội dung của “truyện Kiều”.
(2)-Cái chết thảm khốc của An-na Ca rê- nhi - na(Trong tiểu thuyết cùng tên của L. Tônx tôi) làm cho người đọc “đầu óc bâng khuâng nặng những suy nghĩ trong lòng còn vương vấn những vui buồn không bao giờ quên được nữa .
 Đó chính là lời gửi, lời nhắn của L.Tônx tôi.
Chọn lọc đưa ra 2 dẫn chứng tiêu biểu, dẫn ra từ 2 tác phẩm nổi tiếng của 2 tác giả vĩ đại của văn học dân tộc và thế giới cùng với những lời phân tích bình luận sâu sắc.
*Lời gửi của nghệ thuật: 
- “Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luận lí hay một triết lý về đời người hay những lời khuyên xử thế hay một sự thực tâm lý hoặc xã hội”.
- Lời gửi của nghệ thuật còn là tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phấn khích”
 Đưa ra 2 dẫn chứng(“Truyện Kiều”, tiểu thuyết “An-na Ca-rê-nhi-na”)
 Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lý khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sỹ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc.
*Nội dung của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và đời sống tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sỹ.
 Nội dung của văn nghệ còn là dung cảm là nhận thức của người tiếp nhận .Nó sẽ được mở rộng , phát huy vô tận qua thế hệ người đọc, người xem. 
(Những bộ môn khoa học khác như: Lịch sử , địa lý khám phá , miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã , hội các quy luật khách quan. Văn nghệ tập chung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách , số phận con người, thế giới bên trong tâm lý , tâm hồn con người.)
*Hoạt động 3 : Luyện tập.
 - Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì ?
* Hoạt động 4 : củng cố – HDVN
 -Khắc sâu nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ 
 - Học nắm nội dung bài 
 -Phân tích nội dung phản ánh , thể hiện của văn nghệ.
======================================
Ngày soạn : 2/1/2011
Giảng: 
Tiếp 97: Tiếng nói của văn nghệ (tiếp)
 - Nguyễn Đình Thi -
A-Mục tiêu :
Tiếp tục giúp học sinh:
- Hiểu được sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ với đời sống con người.
- Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn , chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
- Tích hợp với phần tiếng việt ở bài các thành phần biệt lập, với phần TLV ở bài nghị luận XH
- Rèn kỹ năng đọc hiểu và phân tích văn bản
B-Chuẩn bị.
1, Giáo viên: giáo án+ SGK+ TLTK
2, Học sinh: chuẩn bị bài
C.Tổ chức các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Khởi động.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
- Phân tích nội dung phản ánh của văn nghệ trong phần I của văn bản .
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 
3, Giới thiệu bài:
 Tiết trước , chúng ta đã cùng tìm hiểu nội dung phản ánh của văn nghệ. Giờ học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của văn bản , để thấy được sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người.
*Hoạt động 2:Đọc- hiểu văn bản
Để hiểu được sức mạnh kì diệu của văn nghệ, trước hết phải lý giải được vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?
(Chú ý đoạn văn “ chúng ta nhận của những nghệ sĩ.cách sống của tâm hồn”).
? Lấy VD từ các tác phẩm văn nghệ đã được học và đọc thêm để làm sáng tỏ.
? Như vậy nếu không có văn nghệ thì đời sống con người sẽ ra sao.
*Chú ý phần văn bản từ “sự sống ấy “ đến hết
?Trong đoạn văn T/G đã đưa ra quan niệm của mình về bản chất của văn nghệ. Vậy bản chất của văn nghệ là gì?
?Từ bản chất của văn nghệ, T/G đã diễn giải và làm rõ con đường đến với người tiếp nhận- tạo nên sức mạnh kì diệu của nghệ thuật là gì.
? Khi tác động bằng nội dung và cách thức đặc biệt này thì vâưn nghệ đã giúp con người điều gì.
? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của T/G, tác dụng của nghệ thuật lạp luận đó.
? cảm nhận của em về cách viết văn nghị luận của tác giả qua văn bản này
? Nêu nội dung chính của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”.
II-Đọc - tìm hiểu nội dung
1-Nội dung của văn nghệ:
2-Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người.
*Con người cần đến tiếng nói của văn nghệ:
-“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riênglàm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ ”Văn nghệ giúp cho chúng ta được cuộc sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời, với chính mình. VD: Các bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy, “Bài học đường đời đầu tiên” ( trích “Dế Mèn phiêu lưu ký”) của Tô Hoài, “Bức tranh của em gái tôi”-của Tạ Duy Anh.
-Văn nghệ với đời sống quần chúng nhân dân-những con người Việt Nam đang chiến đấu,sản xuất trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: “ những người rất đông bị tù trung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt” thì tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài , với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi.
-Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho cuộc đời luôn vui tươi. Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người luôn vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả cực nhọc.
 Nếu không có văn nghệ thì cuộc sống tinh thần thật nghèo nàn, buồn tẻ tù túng.
*Bản chất của văn nghệ:
-Là “tiếng nói tình cảm”. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng “ tình yêu ghét, niềm vui buồn” của con người chúng ta trong đời sống thường ngày. – Nghệ thuật còn nói nhiều với tư tưởng” nhưng là tư tưởng không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu, thấm vào những cảm xúc , những nỗi niềm. 
*Con đường đến với người tiếp nhận, tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ:
-Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc,đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảmĐến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờcùng các nhân vật và người nghệ sĩ.
-“nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên trên đường ấy”.
 Văn nghệ giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy văn nghệ thực hiện các c ... n định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào.
? Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ:” nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không ? Vì sao ?
? Các từ “chắc”, “có lẽ” được gọi là thành phần tình thái. Em hiểu thế nào là thành phần tình thái ?
? Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần tình thái hay trong chương trình Ngữ Văn.
VD: 1- “Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về”
 ( “sang thu”- Hữu Thỉnh)
 2- “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện “ của mình.
(“Phong cách Hồ Chí Minh”- Lê Anh Trà)
(GV diễn giảng thành phần tình thái trong câu chia thành các loại:
 1-Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến.
 2-Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói(VD theo tôi, ý ông ấy...)
 3-Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe (VD à, ạ, nhỉ, nhé... đứng cuối câu)
- GV treo bảng phụ ngữ liệu lên bảng ?
- Học sinh đọc to phần ngữ liệu, chú ý các từ gạch chân ?
? Các từ ngữ “ồ”, “trời ơi” trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không ?
? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc kêu “trời ơi”
? Các từ “ồ ”, “trời ơi” được dùng để làm gì ?
? Các từ “ồ ”, “trời ơi” được gọi là thành phần cảm thán. Em hiểu như thế nào là thành phần cảm thán ? Vị trí của thành phần cảm thán trong câu?
 ?Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần cảm thán hay trong chương trình Ngữ Văn
? Các thành phần tình thái và thành phần cảm thán được gọi là các thành phần biệt lập. Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập.
1 H/ S đọc ghi nhớ?
I, Thành phần tình thái:
1, Ngữ liệu: ( SGK 18 )
2. Nhận xét
=> “Chắc”, “có lẽ” là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu: “chắc” thể hiện độ tin cậy cao, “có lẽ”: thể hiện đọ tin cậy thấp hơn.
=> Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ” thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi.
Vì các từ ngữ “chắc”, “có lẽ” chỉ thể hiện nhận định của người nói đói với sự việc trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu ( chúng không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu)
2.Kết luận:
* Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
II, Thành phần cảm thán:
1, Ngữ liệu: (SGK 18)
a) ồ, sao mà độ ấy vui thế.
( Kim Lân, “Làng”)
b) Trời ơi, chỉ còn có 5 phút ( Nguyễn Thành Long, “Lặng lẽ Sa Pa ” )
2, Nhận xét:
=> Các từ ngữ: “ồ”, “trời ơi” không chỉ sự vật sự việc. 
=> Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ ”, “trời ơi” là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này ( đó là: sao mà độ ấy vui thế, chỉ còn có 5 phút)
Chính những phần câu tiếp sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
=> Các từ “ồ ”, “trời ơi” không dùng để gọi ai cả chúng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình.
=> VD “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa” (“Bếp lửa”- Bằng Việt)
3, Kết luận:
*Các thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói ( vui, buồn, mừng, giận...)
* Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên dược gọi là thành phần biệt lập. 
*Ghi nhớ (SGK18)
*Hoạt động 3:Luyện tập
-Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh lên bảng làm bài tập.
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
 (nếu có)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
-1HS đọc theo yêu cầu BT
-1HS lên bảng làm bài tập
1-Bài tập 1: (SGK 19)
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán?
a. Có lẽ thành phần tình thái.
b. Chao ôi thành phần cảm thán.
c. Hình như thành phần tình thái.
d. Chả nhẽ thành phần tình thái.
2-Bài tập 2: (SGK-19)
Sắp xếp những từ ngữ: chắc là, dường như, chắc chắn,có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như...theo trinh tự tăng dần sự tin cậy (hay độ chắc chắn)
- Dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
3-Bài tập 3: (SGK-19)
-Trong 3 từ: chắc,hình như, chắc chắn
 +Với từ : chắc chắn, người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra.
 +Với từ: hình như, người nói chịu trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra.
-Tác giả Nguyễn Quang Sáng chọn từ "Chắc"trong câu:" Với lòng...chắc anh nghĩ rằng... cổ anh" vì niềm tin vào sự việc có thể diễn ra theo 2 khả năng:
-H/s đọc yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn học sinh cách làm.
-Trình bày trước lớp.
-H/s nhận xét.
-GV nhận xét đánh giá 
+ Thứ nhất theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy.
+ Thứ hai do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
4-Bài tập 4: (SGK19)
*Hoạt động 4:Củng cố dặn dò
 -Hệ thống toàn bài.
 -Về nhà: Học bài,làm lại các bài tập.
 -Chuẩn bị bài:Các thành phần biệt lập -tiếp.
Soạn2/1/2011	
Giảng: 
Tiết 99. nghị luận về một sự việc,
 hiện tượng đời sống
A.Mục tiêu :
 - Giúp học sinh biết cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống
 - Hiểu được đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 - Kĩ năng làm bài văn nghị luận về mọt sự việc, hiện tượng đời sống.
B.Chuẩn bị:
 - GV: SGK, SGV,giáo án
 - HS: SGK, chuẩn bị bài
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1: – Khởi động:
1-Tổ chức:
 Sĩ số 9a
2-Kiểm tra: 
 -Em hiểu biết gì về kiểu bài nghị luận ?
3-Bài mới: -Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Đọc VB “Bệnh lề mề”
I.Tìm hiểu bài nghị luận về 1 sự vật, hiện tượng đời sống
Tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống ? 
1.Ngữ liệu: “Bệnh lề mề”
2.Nhận xét
Theo em trong đời sống còn có nhiều hiện tượng khác ? (Cãi lộn, quay cóp, nhổ bậy, nói tục, nói dối, ham chơi điện tử...)
- Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào ? 
a.Những biểu hiện:
Sai hẹn, đi chậm, không coi trọng mình và người khác 
- Nêu bật được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề
- Cách trình bày hiện tượng trong văn bản có nêu được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề không ?
- Nguyên nhân của hiện tượng đó là do đâu ?
b.Nguyên nhân của hiện tượng đó:
- Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác
- Bệnh lề mề có tác hại gì ?
c.Những tác hại của bệnh lề mề
- Làm phiền mọi người, làm mất thì giờ; làm nảy sinh cách đối phó 
- Tác giả phân tích tác hại của bệnh lề mề như thế nào ? 
- Phân tích tác hại:
+ Nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo hoặc lại phải kéo dài thời gian.
+ Người đến đúng giờ cứ phải đợi
+ Giấy mời phải ghi sớm hơn 30 – 1h
Đọc đoạn văn kết ? đoạn văn nói lên điều gì ?
d.Nêu giải pháp khắc phục
Đó là những giảI pháp gì?
- Mọi người phải tôn trọng nhau
- Nếu không thật cần thiết - không tổ chức họp
Thế nào là nghị luận về 1 vấn đề đời sống xã hội ? 
Yêu cầu về nội dung hình thức của bài nghị luận ?
- Những cuộc họp mọi người phải tự giác tham dự đúng giờ
Đọc ghi nhớ ?
3.Kết luận – Ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập
II.Luyện tập:
1-Bài 1: 
HS phát biểu
GV ghi lên bảng
- HS thảo luận lựa chọn, bày tỏ thái độ đồng tình, phản đối ?
Nêu sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của các bạn trong trường hoặc ngoài xã hội. Xem hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận, hiện tượng nào không đáng viết
*Hoạt động 3 – Củng cố, dặn dò
 -Đọc lại ghi nhớ
 -Đọc kỳ bài văn; học bài
 - Tìm đọc văn bản thuộc kiểu bài này
 - Chuẩn bị theo yêu cầu bài “Cách làm bài văn nghị luận... đời sống”
==================================
Soạn2/1/2011	
Giảng: 
Tiết 100: Cách làm nghị luận
 về một sự việc, hiện tượng đời sống
A.Mục tiêu 
 - Giúp học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
 -Hiểu được đối tượng của kiểu bài nghi luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Những yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này.biết quan sát các hiện tượng đời sống.
B.Chuẩn bị:
 - GV : SGK, SGV,1 số đề bài; 1 số văn bản mẫu
 - HS :SGK, chuẩn bị bài
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1 – Khởi động:
1-Tổ chức:
 Sĩ số 9a 
2-Kiểm tra:
 Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ?
 Những yêu cầu đối với bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ?
3-Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Đọc 4 đề văn trong SGK – 22
I.Tìm hiểu các đề bài
Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
- Giống nhau:
Chỉ ra những điểm giống nhau đó ?
+ Đối tượng: là sự việc, hiện tượng đời sống
+ Phần nên yêu cầu: thường có mệnh lệnh
(nêu suy nghĩ, nhận xét, ý kiến, bảy tỏ thái độ của mình)
- Sự khác nhau giữa các đề ?
- Khác nhau:
1. + Có sự việc, hiện tượng tốt - biểu dương, ca ngợi
+ Có sự việc, hiện tượng không tốt - lưu ý, phê bình, nhắc...
2. + Có đề cung cấp sẵếnự việc,hiện tượng dưới dạng 1 truyện kể, mẫu tin để người làm bài sử dụng 
+ Có đề không cung cấp nội dung sẵn mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tảụư việc, hiện tượng đó
Đọc đề bài trong sgk – 23 ?
II.Tìm hiểu cách làm bài
Muốn làm bài văn nghị luận phải qua những bước nào
 Đề bài: về tấm gương Phạm Văn. Nghĩa
 (Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn
1.Tìm hiểu đề, tìm ý:
ý, viết bài, kiểm tra)
a. Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp mẹ việc đồng áng
Bước tìm hiểu đề cần tìm hiểu rõ ý ?
(Tính chất,nhiệm vụ của đề’ Phạm Văn Nghĩa là ai? làm
b. Nghĩa là người biết kết hợp học và hành
việc gì, ý nghĩa việc đó? Việc thành đoàn phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa
c. Nghĩa là người biết sáng tạo làm tời cho mẹ kéo
có ý nghĩa như thế nào ? )
- Nêu suy nghĩ về học tập Phạm VănNghĩa ?
d. Học tập Nghĩa là học tập yêu cha mẹ, học lao động, học cách kết hợp học - hành, học sáng tạo – làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn
- GV giới thiệu khung, dàn ý trong SGK
2.Lập dàn bài:
(HS ghi khung bài trong SGK vào vở)
- HS cụ thể hoá các mục nhỏ thành dàn ý chi tiết theo các ý đã tìm ?
- Mở bài: SGK
- Thân bài: 
a. Phân tích ý nghĩa việc làm Phạm Văn Nghĩa: a, b, c
b. Đánh gía việclàm Phạm Văn Nghĩa: d
c. Đánh giá ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa:
+ Tấm gương đời thường, bình thường ai cũng có thể làm dược
+ Từ 1 gương có thể nhiều người tốt - xã hội tốt 
- Tấm gương bình thường nhưng có ý nghĩa lớn
- Kết bài: SGK
- Chia nhóm 4 nhón MB, ý a, b, c
3.Viết bài:
- HS viết ĐV, trình bày ?
HS viết từng đoạn
- HS khác bổ sung ? Giáo viên nhận xét, kết luận.
4.Đọc lại bài, sửa chữa
Nêu rõ các bước để làm 1 bài văn nghị 
*Ghi nhớ: SGk – 24
luận về sự việc,hiện tượng đời sống? Đọc ghi nhớ ?
*Hoạt động 3 – Củng cố, dặn dò
 - Củng cố: Lập dàn bài cho đề 4 mục I SGK – 22
- Dặn dò: + Học bài. Nắm vững phương pháp làm bài
+ Lập dàn ý chi tiết cho đề bài 4
 + Viết bài nghị luận về tình hình địa phươngtheo yêu cầu 
 và cách làm SGK
=======================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_21_tiet_96_den_100.doc