Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 24 đến 27

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 24 đến 27

Tiết 111 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

 Con cò

 (Chế Lan Viên)

I. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức: Học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả. Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận thơ trữ tình tự do.

 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính cha mẹ và thái độ trân trọng những giá trị văn hoá cao đẹp.

II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài

 1. Kỹ năng xác định giá trị: Xác định được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người.

 2. Kỹ năng nhận thức: Học sinh nhận thức được tình cảm biết ơn sâu sắc của mình đối với cha mẹ nhất là người mẹ.

 3. Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Học sinh tin tưởng vào những giá trị tình cảm cao đẹp của bản thân được nuôi dưỡng trong cuộc sống.

 

doc 64 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 24 đến 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 24
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 111 Hướng dẫn đọc thêm
 Con cò
 (Chế Lan Viên)
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: Học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả. Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận thơ trữ tình tự do.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính cha mẹ và thái độ trân trọng những giá trị văn hoá cao đẹp.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài
 1. Kỹ năng xác định giá trị: Xác định được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
 2. Kỹ năng nhận thức: Học sinh nhận thức được tình cảm biết ơn sâu sắc của mình đối với cha mẹ nhất là người mẹ.
 3. Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Học sinh tin tưởng vào những giá trị tình cảm cao đẹp của bản thân được nuôi dưỡng trong cuộc sống.
III. Chuẩn bị: 
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đọc tích cực; 
Kỹ thuật đặt câu hỏi; Kỹ thuật động não. 
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: ảnh chân dung tác giả + Bảng phụ. Hoặc ứng dụng CNTT.
IV. Tiến trình bài dạy	
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’) Theo La phông ten, chó sói là một loài vật ntn? Tại sao cùng một đối tượng phản ánh nhưng quan niện của Buy phông và la phông ten lại khác nhau? Điều đó có ý nghĩa gì?
 3. Bài mới (1’) Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông có đóng góp lớn cho phong trào “ Thơ mới” và nền thơ ca CMVN với nhiều tập thơ nổi tiếng và nhiều tập phê bình tiểu luận có giá trị.
Hoặc: Lời ru không biết từ bao giờ đã đi vào tiềm thức, tuổi thơ của mỗi người
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích (15’)
(+Kỹ thuật đọc tích cực)
SGK trang 45.
- GV nêu y/c đọc: Giọng thủ thỉ, tâm tình, tha thiết thể hiện tình cảm của mẹ dành cho con.
- GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc, kết hợp tìm hiểu từ khó.
- Học sinh đọc CT*: Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Gv treo ảnh chân dung và giới thiệu thêm.
GV: Thơ ông có một phong cách độc đáo, rõ nét. Câu thơ đài ngắn khác nhau, rất tự do phóng khoáng nhưng giàu chất suy tưởng triết lý.Chất trí tuệ và tính hiện đại luôn luôn được nhà thơ chú trọng.
Máy chiếu:
 + Điêu tàn (1937)
 + Hoa ngày thường - Chinm báo bão (1967)
- Nêu hoàn cảnh, TG sáng tác của bài thơ?
GV: Đây là bài thơ khai thác về hình tượng con cò trong lời hát ru để ca ngợi tình mẹ và gợi ra những suy ngẫm về ý nghĩa của lời hát ru đối với tâm hồn con người.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu văn bản (23’)
(+Kỹ thuật động não
 + Kỹ năng xác định giá trị; Kỹ năng nhận thức)
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Tác dụng? (Tình cảm dâng trào, mạch cảm xúc tự do tuôn chảy)
- Hình ảnh xuyên suốt cả bài thơ là hình ảnh nào?
- Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung?
Máy chiếu: Bố cục 3 phần
 + Đ1: Hình ảnh con cò trong lời ru tuổi thơ
 + Đ2: H.ảnh con cò trên những chặng đường đời.
 + Đ3: Những suy ngẫm, triết lý về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
- Gọi học sinh đọc lại Đ1: Nêu nội dung?
- Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ được gợi ra từ đâu?
- “Con cò bay la
 Con cò bay lả
 Con cò cổng phủ
 Con cò Đồng Đăng”, 
 “ Con cò ăn đêm
 Con cò xa tổ, 
 Cò gặp cành mềm
 Cò sợ xáo măng”. Em hiểu ntn về những câu thơ này?
GV: Không phải từ sự quan sát và miêu tả trực tiếp của nhà thơ mà nó được gợi ra từ những bài ca dao quen thuộc.
 GV: Người mẹ hiền bế con thơ trên tay, cất lời ru bài “ Con cò bay lả bay la”, “ Con cò mày đi ăn đêm”. Nhìn con thơ “ Con còn bế trên tay - Con chưa biết con cò”- mà lòng mẹ dạt dào tình thương. Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận, mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thương. Con được sống yên vui, hạnh phúc trong lòng mẹ:
 “ Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
 Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”.
- Tình thương của mẹ trong lời ru còn được biểu hiện ntn? 
- Tác giả đã sử dụng BPNT gì để diễn tả tình yêu, sự chở che của mẹ với con thơ?
GV: NT hoán dụ đã hình tượng hoá tình mẫu tử bao la. Mẹ đã dành cho con thơ tất cả: Cánh tay dịu hiền của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ Nhịp thơ cũng là nhịp võng, nhịp cánh nôi nhẹ đưa, vỗ về. 
- Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao trong lời hát ru của nhà thơ? ( Trích dẫn ca dao nhưng không dẫn nguyên văn cả câu=> Tạo ra sự khéo léo, linh hoạt)
- Nhịp điệu, lời thơ có gì đặc biệt?
Trắc nghiệm: Hình ảnh cánh cò được gợi về qua những câu ca dao cho ta cảm nhận điều gì?
a. Không gian làng quê thanh bình, yên ả, thân thương với những lời ru mang đậm hồn dân tộc.
b. Cuộc sống lao động lam lũ vất vả.
c. Vẻ đẹp tần tảo, thân thương của người phụ nưc VN.
d. Cả 3 ND trên.
- Qua đoạn thơ, em đã cảm nhận được điều gì về tình cảm của mẹ dành cho con qua lời ru tuổi thơ?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
 1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả (1920 – 1989)
- Tên thật: Phan Ngọc Hoan
- Quê: Huyện Cam Lộ - Tỉnh Quảng Trị.
- Trước CMT8/1945: Là nhà thơ nổi tiếng của phong trào “Thơ mới”.
- Sau CMT8/1945: Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại VN.
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí minh về VHNT năm 1996.
- Thơ ông phóng khoáng tự do, giàu chất suy tưởng triết lý.
* Tác phẩm chính: 
b. Tác phẩm: Sáng tác 1962 in trong “ Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967)
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Thể loại:
 Thơ tự do
2. Bố cục: 3 phần
3. Phân tích
 a. Hình ảnh con cò trong lời ru thuổi thơ
- Được gợi ra từ những câu ca dao quen thuộc.
Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
 sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
=> NT hoán dụ
Lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng; Giọng thơ trìu mến, êm ái, thiết tha :
Lời ru con của mẹ ngọt ngào, đằm thắm vỗ về giấc ngủ tuổi thơ con sâu đậm một tình yêu con tha thiết, bao la.
4. Củng cố – Luyện tập (1’) Đọc diễn đoạn 1 bài thơ “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”(Nguyễn Duy)
5. Hướng dẫn về nhà (1’) Tiếp tục đọc kỹ và trả lời các câu hỏi sgk.
 .
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 112 Hướng dẫn đọc thêm
 Con cò
 (Chế Lan Viên) - (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và y nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao để ca ngợi tình mẹ và những lời hát ru đối với cuộc sống con người. Từ đó thấy được sự vận dụng sáng tạo của tác giả và đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu bài thơ.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích thể thơ trữ tình tự do; phân tích hình tượng thơ được sáng tạo bằng sự liên tưởng, tưởng tượng .
 3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu kính cha mẹ và trân tỷọng những giá trị văn hoá cao đẹp.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài
 1. Kỹ năng xác định giá trị: Xác định được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
 2. Kỹ năng nhận thức: Học sinh nhận thức được tình cảm biết ơn sâu sắc của mình đối với cha mẹ nhất là người mẹ.
 3. Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Học sinh tin tưởng vào những giá trị tình cảm cao đẹp của bản thân được nuôi dưỡng trong cuộc sống.
III. Chuẩn bị: 
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đọc tích cực; 
Kỹ thuật đặt câu hỏi; Kỹ thuật động não. 
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: ảnh chân dung tác giả + Bảng phụ. Hoặc ứng dụng CNTT.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu văn bản (30’)
 (+Kỹ năng xác định giá trị; Kỹ năng nhận thức) 
+ Kỹ thuật đọc tích cực; Kỹ thuật đặt câu hỏi; Kỹ thuật động não)
- GV nhắc lại yêu cầu đọc: Giọng thủ thỉ, tâm tình, tha thiết thể hiện tình cảm của mẹ dành cho con.
- Gọi học sinh đọc lại toàn bộ bài thơ: Học sinh nhận xét. 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại bố cục, nội dung các phần?
- Gọi học sinh đọc phần 2: ND?
- Hình ảnh cánh cò trong lời ru của mẹ được phát triển theo những giai đoạn nào của cuộc đời con?
(3 giai đoạn: Từ thuở nằm nôi -> Tuổi đến trường đi học -> Trưởng thành)
- Mở đầu đoạn 2 là lời vỗ về ngọt ngào của mẹ. Trong lời ru của mẹ ta lại bắt gặp một hình ảnh quen thuộc, thân thương. Đó là hình ảnh nào? 
GV: Mẹ ru con ngủ yên, ngủ ngoan. Con sẽ lớn khôn, con đến trường, đi học.
Trắc nghiệm: Trong đoạn 2, hình ảnh cánh cò trắng được thể hiện thông qua BPNT nào?
 a. Nhân hoá, ẩn dụ. c. So sánh
 b. Hoán dụ. d. Điệp ngữ.
 - Vậy em hiểu “Cánh trắng cò” ở đây tượng trưng cho điều gì?
 (Và đó cũng là ước mơ đẹp của người mẹ hiền về cuộc đời tương lai của con)
GV: Ngắm nhìn con ngủ, lòng mẹ dạt dào mơ ước. Một câu hỏi khẽ thốt lên trong lòng mẹ hiền. 
- Mẹ đã ước mơ điều gì vậy ?
 - Thi sĩ? Tại sao mẹ lại mong con trở thành thi sĩ?
GV: Thi sĩ là người làm ra, sáng tạo ra cái đẹp, khơi gợi và bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ của tâm hồn con người. 
- Từ đó, người mẹ bộc lộ mong ước gì ở con? 
- Học sinh đọc Đ3: Nêu ND?
- Đoạn thơ cuối, tiếng hát của mẹ cất lên dìu dặt, mêng mang. Tình yêu thương mẹ dành cho con được khảng định qua những câu thơ nào?
- Nhà thơ đã sử dụng BPNT nào trong đoạn thơ?
- Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh và khảng định điều gì? 
GV:Cánh cò là biểu tượng cho lòng mẹ bao la, chở che, bao dung. Nhà thơ đã khái quát thành một câu thơ đúc kết một chân lý, qui luật.
- Em hãy tìm và đọc lên câu thơ ấy?
Trắc nghiệm: Từ “lớn” trong câu thơ “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ” được hiểu theo nghĩa nào?
a. Nghĩa gốc (Sự cao lớn, phát triển về thể chất).
b. Nghĩa chuyển ( Sự trưởng thành, thành đạt trong nhận thức, trong thực tế cuộc sống và xã hội). 
Trắc nghiệm: Nhận định nào nêu đúng và đầy đủ nhất cách hiểu về 2 câu thơ này?
a. Tình mẹ yêu con mãi mãi không bao giờ thay đổi.
b.Ca ngợi người mẹ luôn luôn yêu thương con ngay cả khi con đã lớn khôn.
c. Bổn phận làm con phải luôn luôn ghi nhớ -công lao của cha mẹ.
d. Tình cảm người mẹ dạt dào và lời ru có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người. 
- Tác giả đã sử dụng BPNT gì để diễn tả tình cảm của mẹ ở đoạn thơ này?
- Qua đó, nhà thơ muốn khảng định điều gì?
GV bình: Thử hỏi có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển và có gì bao la bằng tấm lòng người mẹ thương con?
Lòng mẹ mãi chở che, ôm ấp con đến hết cuộc đời. Lời ru à ơi ấy nhen nhóm trong ký ức mỗi chúng ta, thổi bùng lên ngọn lửa tuổi thơ và lòng biết ơn vô hạn với mẹ, như lời thơ của Nguyễn Duy đã viết:
 “ Cái cò, sung chát đào chua
 Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
 Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
 (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
- Y/c học sinh đọc thầm 10 câu cuối.
GV: Những câu thơ cuối thấm đượm chất triết lý trữ tình: “à ơi! 
 Một con cò thôi
 Con cò mẹ hát
 Cũng là cuộc đời 
 Vỗ cánh qua nôi” - Nghĩ về con cò trong ca dao, nghĩ về cuộc đời con mai sau, mẹ nghĩ về thân phận, số phận những con cò nhỏ bé đáng thương trong cu ... (1945-1954)
 Đồng chí
b. 1954-1964: Đoàn thuyền;Con cò; Bếp lửa.
c.1965-1975: Bài thơ về; Khúc hát ru
d. Sau 1975: ánh trăng; Viếng lăng Bác; Mùa xuân ; Nói với con.
=> Các tác phẩm đều đã tái hiện một cách chân thực cuộc sống đất nước và hình ảnh con người VN trong suốt 1 thời kỳ lịch sử. Đồng thời thể hiện t/c, tư tưởng, tâm hồn con người:
 + T/y quê hương, đất nước.
 + Tình đ/c, sự gắn bó với CM.
 + Những t/c thiêng liêng của con người (Tình mẹ con)
3. So sánh đặc điểm chung – riêng giữa 3 bài thơ:
a. Điểm chung
- Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, sâu sắc.
- Sử dụng âm hưởng lời hát ru, lời nói của con với cha mẹ.
b. Đặc điểm riêng
- Khúc hát ru: Sự thống nhất gắn bó giữa t/y con với lòng y/n, yêu CM của bà mẹ Vân Kiều trong thời kỳ K/c chống Mỹ.
- Con cò: Vận dụng sáng tạo h.ảnh con cò và những lời hát ru để phát triển và ca ngợi lòng mẹ, tình mẹ con và khảng định ý nghĩa lời hát ru với cuộc đời của mỗi con người.
- Mây và sóng: Lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của em bé với mẹ. Qua đó thể hiện t/c mẹ con thắm thiết.
4. Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội trong 3 bài thơ:
* Đều khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của anh bộ đội cụ Hồ trong những hoàn cảnh khác nhau:
 + Tình đ/c giản dị, thiêng liêng của những người lính nông dân nghèo những năm đầu k/c chống Pháp.
 + T/c lạc quan yêu đời, tư thế hiên ngang dũng cảm vượt qua khó khăn nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam.
 + Tâm sự của người lính sau chiến tranh, sống giữa cuộc sống hiện đại gợi nhớ những kỷ niệm gắn bó với TN, đất nước và là lời nhắc nhở về đạo lý thuỷ chung, tình nghĩa.
4. Củng cố (1’) 
5. Hướng dẫn học (1’) Ôn tập lại toàn bộ KT về các tác phẩm thơ hiện đại VN, chuẩn bị kiểm tra văn 45’. Chuẩn bị bài “Nghĩa tường minh”(Tiết 2)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 128
 Nghĩa tường minh và hàm ý
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy
- Giúp học sinh hiểu và nắm được 2 yêu cầu khi sử dụng hàm ý.
- Rèn kỹ năng vận dụng hàm ý và giải đoán hàm ý nhanh, chính xác.
- Giáo dục ý thức chủ động đưa hàm ý vào giao tiếp và năng lực giải đoán hàm ý.
II. Chuẩn bị : Thầy – Nghiên cứu bài + Đồ dùng
 Trò – Học bài, đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 Câu hỏi
Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Lấy ví dụ cụ thể?
 Đáp án
* Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn tả trực tiếp bằng những từ ngữ có liên quan.
* Nghĩa hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt bằng những từ ngữ trực tiếp song được hiểu suy ra từ những từ ngữ ấy.
3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
- Gọi học sinh đọc đoạn trích SGK trang 90: Chú ý các câu in đậm.
- Nêu hàm ý của các này?
- Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải nói hàm ý như vậy?
GV: Vì chị quá đau đớn khi phải dứt ruột bán con đầu lòng ngoan ngoãn. Chị không đủ nhẫn tâm để nói thẳng ý định của mình. Mà chị phải lựa lời nói xa nói gần cho con hiểu từ từ mà chấp nhận sự thật phũ phàng, đau đớn.
- Trong 2 câu trên, hàm ý ở câu nào rõ hơn?
Vì sao chị lại phải nói rõ hơn như vậy?
(Vì Tí không hiểu và chưa rõ hàm ý chị định nói trong câu T1, nên chị phải nói thêm câu T2)
- Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói T2 của mẹ?
(Tí giẫy nẩy)
- Qua tìm hiểu ví dụ trên, em hãy cho biết khi sử dụng hàm ý chúng ta cần phải chú ý điều gì?
-Học sinh nêu y/c BT1. Gv hướng dẫn các em lập bảng.
I. Bài học
 1. Điều kiện sử dụng hàm ý
 a. Ví dụ
- “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”.
=> Từ nay Tí không được ăn cơm ở nhà nữa.
- “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”.
=> Tí bị bán sang nhà cụ Nghị.
b. Ghi nhớ: Để sử dụng hàm ý, cần có 2 điều kiện:
+ Người nói, viết có ý thức đưa hàm ý và câu nói.
+ Người nghe, người đọc có năng lực giải đoán hàm ý.
II. Luyện tập
 1. Bài tập 1:
 Câu
 Người nói - Người nghe
 Hàm ý
Chi tiết chứng tỏ người nghe hiểu hàm ý của người nói.
 (a)
 (b)
 (c)
Anh TN – Hoạ sĩ, cô gái.
NV tôi – Những người hàng xóm.
Kiều – Hoạn Thư
- Mời 2 người vào nhà uống nước.
- Nhà tôi cũng nghèo lắm.
- Một người ghê gớm như HT mà hôm nay cũng phải đến đây cúi đầu để chào Kiều.
- Làm nhiều điều ác sẽ phải gặp quả báo, những điều không may mắn.
Ông theo liền anh TN vào nhà.
- HT hồn lạc phách xiêukêu ca.
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
- Học sinh đọc y/c và ND bài 2
- Vì sao bé Thu không nói thẳng mà phải sử dụng hàm ý?
- Việc em sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?
- Em sẽ sử dụng hàm ý từ chối ntn trong tình huống này?
2. Bài tập 2: Xác định hàm ý
-“Cơm chín rồi, nhão bây giờ”
=> Muốn gọi nhờ chắt nước cơm.
3. Bài tập 3: Điền câu sử dụng hàm ý từ chối.
- Mình phải làm BT.
4. Củng cố (1’) 
5. Hướng dẫn học (1’) Học bài và hoàn thiện các BT. Chuẩn bị tiết sau KT Văn 1 tiết.
 ..
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 129
 Kiểm tra văn (phần thơ)
I. Mục tiêu bài dạy
- Giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập về các tác phẩm thơ hiện đại VN trong chương trình NV9 đã học.
- Rèn kỹ năng hệ thống, cảm nhận và phân tích chi tiết, hình ảnh thơ đẹp.
- Giáo dục ý thức độc lập, tự giác khi làm bài.
II. Chuẩn bị: Thầy - Đề bài, đáp án, biểu điểm.
 Trò - Ôn tập.
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’)
A. Đề bài:
 Câu 1: Chép lại theo trí nhớ những câu thơ có từ “Trăng” trong các tác phẩm thơ hiện đại VN đã học trong chương trình NV9. Cho biết những câu thơ ấy trích trong bài thơ nào, của ai?
 Câu 2: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
B. Đáp án – Biểu điểm:
 Câu 1(3 điểm): Chép đúng, đủ, chính xác mỗi câu thơ được 0,25 điểm.
 Câu thơ có chứa từ “ Trăng “
 Xuất xứ
 Tác giả
1. Đầu súng trăng treo.
2. Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
3. Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
4. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
5. Vầng trăng thành tri kỷ
6. Đột ngột vầng trăng tròn.
7. Vầng trăng đi qua ngõ.
8. Cái vầng trăng tình nghĩa.
9. Trăng cứ tròn vành vạnh.
10. ánh trăng im phăng phắc.
11. Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.
 Đồng chí
Đoàn thuyền đánh cá.
ánh trăng.
Viếng lăng Bác.
Chính Hữu
Huy Cận.
Nguyễn Duy.
Viễn Phương.
Câu 2(7 điểm):
 a. Giới thiệu chung về bài thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ(1 điểm)
 b. Phát hiện và phân tích cái hay, cái đẹp về ND và NT của bài thơ (5 điểm) 
 -Quan sát tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ trước khoảnh khắc giao thời khi đất trời sang thu (Hương ổi, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã) => NT nhân hoá, hình ảnh tương phản.
- Những dấu hiệu mùa hạ vẫn còn song không còn rõ rệt nữa( Mưa, nắng, mây, sấm)=> Những biến chuyển của TN nhẹ nhàng, rõ rệt.
- 2 câu cuối “Sấm cũng bớt bất ngờ – Trên hàng cây đứng tuổi”=> Những quan sát, cảm nhận, suy nghĩ, liên tưởng + hình ảnh ẩn dụ :Triết lý sâu sắc ( Con người sẽ trở nên vững vàng, nghị lực, bản lĩnh hơn trước những tác động bất thường của cuộc đời)
 c. Khái quát lại những giá trị ND – NT của bài thơ(1 điểm)
4. Củng cố (1’)
5. Hướng dẫn học (1’) Ôn lại các tác phẩm thơ VN hiện đại đã học. Lập dàn ý đề bài TLV số 6 viết ở nhà.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 130
 Trả bài tập làm văn số 6 ở nhà
I. Mục tiêu bài dạy
- Giúp học sinh ôn tập, tổng hợp các KT đã học về văn NL. Qua đó g/v đánh giá năng lực nhận thức, tiếp thu bài của học sinh để từ đó xây dựng phương hướng bồi dưỡng cụ thể.
- Rèn kỹ năng sửa lỗi bố cục, liên kết, dùng từ, đặt câu. Hoàn thiện qui trình viết bài NL về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị: Thầy - Đề bài, đáp án, biểu điểm.
 Trò – Lập dàn ý chi tiết.
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò 
TG
 Nội dung
- Yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu đề bài TLV số 6 ở nhà.
- Khi MGS đến nhà Kiều, tâm trạng nàng ntn?
- MB em cần nêu những ý gì?
- Em sẽ vận dụng các ý tìm được ở trên vào phần TB này ntn?
- Nét đặc sắc nổi bật về NT trong đoạn trích?
- KB cần đảm bảo y/c gì?
- GV nhận xét những ưu điểm và nhược điểm của học sinh trong bài viết.
- Gv nêu một số lỗi điển hình và hướng dẫn học sinh cách sửa.
- Trả bài và gọi điểm vào sổ điểm lớp. 
- GV chọn một bài đạt điểm khá, giỏi đọc cho học sinh nghe.
Đề bài: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” của Nguyễn Du.
I. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: NL về một đoạn trích tác phẩm truyện.
- Nội dung: Tình cảnh éo le, tội nghiệp và tâm trạng đau đớn của Kiều.
II. Tìm ý
- Đau đớn, xót xa, tiều tuỵ, nhợt nhạt, vô hồn.
- Cảnh ngộ tội nghiệp, éo le, tủi nhục ê chề khi trở thành một món hàng cho MGS cò kè trả giá, ép làm thơ, đánh đàn.
III. Lập dàn ý
 1. Mở bài:
- Giói thiệu khái quát về tác phẩm “Truyện Kiều” củan Nguyễn Du và vị trí của đoạn trích(Đầu phần II, khi gia đình Kiều gặp tai biến, nàng quyết định bán mình chuộc cha và em, người đến mua Kiều là MSG) 
- Cảm nhận chung về số phận, cuộc đời của Kiều: Người phụ nữ tài hoa, đức hạnh song phải chịu nhiều bất hạnh và đau khổ dưới chế độ phong kiến.
2. Thân bài:
- Cảnh ngộ của Kiều thật éo le, tội nghiệp khi nàng phải chia dứt mối tình đầu trong trắng với văn nhân Kim Trọng để bán mình chuộc cha và em.
- Khi MGS đến, dáng vẻ Kiều tiều tuỵ, nhợt nhạt, vô hồn:
 “Ngại ngùng dợn gió e sương
 Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
 Mối càng vén tóc bắt tay
 Nét gầy như cúc, điệu gầy như mai”
- Kiều đang có biết bao mơ ước về tương lai, hạnh phúc thế mà giờ đây nàng trở thành một món hàng, nhân phẩm bị chà đạp phũ phàng; Bị “ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ”.
- Kiều đau đớn đến tái tê mà không biết chia sẻ cùng ai
* Nghệ thuật: Bút pháp ước lệ, hình ảnh ẩn dụ và so sánh : Tác giả đã tái hiện tâm trạng đau đớn đến tột cùng của Kiều. Nàng là hiện thân của một nỗi đau câm lặng, là nỗi niềm xót xa của bông hoa bị ngắt khỏi cành, con chim bị lìa khỏi tổ.
- Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du thấu hiếu và đồng cảm với cảnh ngộ và nỗi đau của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
3. Kết bài
- Khảng định lại số phận bất hạnh của Kiều trong đoạn trích.
- Nêu cảm nghĩ bản thân.
IV. Nhận xét chung
 1. Ưu điểm:
- Đa số học sinh làm đúng kiểu bài NL về một đoạn trích truyện.
- Đủ bố cục 3 phần: MB-TB-KB.
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc.
- Trình bày sạch đẹp.
 2. Nhược điểm
- Lựa chọn dẫn chứng chưa tiêu biểu.
- Kỹ năng trình bày dẫn chứng.
- Chưa linh hoạt trong vận dụng các phương pháp lập luận (Phân tích; CM; Tổng hơp)
V. Chữa lỗi điển hình
 1. Lỗi câu
 2. Lỗi dùng từ
 3. Lỗi chính tả
VI. Trả bài – Gọi điểm
VII. Đọc bài khá
4. Củng cố (1’)
5. Hướng dẫn học (1’) Về nhà ôn lại kiểu bài NL về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Ôn tập lại toàn bộ KT về văn bản nhật dụng đã học trong chương trình NV từ lớp 6 đến lớp 9.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_24_den_27.doc