Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - GV: Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - GV: Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong

TUẦN 27: TIẾT 126 Ngày soạn: 26 -02- 2011

 Ngày dạy: 28 - 02 -2011

 Tập làm văn:

 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

 A. Mức độ cần đạt:

- Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.

B. Trọng tâm kiến thức :

1. Kiến thức: - Đặc điểm , yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

 - Các bước khi làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2. Kĩ năng - Tiến hành thực hiện các bước khi làm bài NL về một đoạn thơ, bài thơ,

 - Cách tổ chức triển khai các luận điểm.

3. Thái độ:- Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ

 C. Chuẩn bị:

- Tích hợp các bài thơ đó học, tiết TLV nghị luận về một đoạn, bài thơ

- GV: Bảng phụ

- HS: Đọc và soạn bài theo hướng dẫn

 D.Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra: ? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 ? Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì?

3. Bài mới: Giới thiệu bài:

Giờ học trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, các yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ . Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể.

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 27 - GV: Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27: TIẾT 126 Ngày soạn: 26 -02- 2011
 Ngày dạy: 28 - 02 -2011
 Tập làm văn: 
 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
 A. Mức độ cần đạt: 
- Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.
B. Trọng tâm kiến thức :
1. Kiến thức: - Đặc điểm , yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
	 - Các bước khi làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
2. Kĩ năng - Tiến hành thực hiện các bước khi làm bài NL về một đoạn thơ, bài thơ, 
 - Cách tổ chức triển khai các luận điểm.
3. Thái độ:- Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ
 C. Chuẩn bị:
- Tích hợp các bài thơ đó học, tiết TLV nghị luận về một đoạn, bài thơ
- GV: Bảng phụ 
- HS: Đọc và soạn bài theo hướng dẫn
 D.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: ? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
 ? Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì?
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Giờ học trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, các yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ . Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Đề bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Ví dụ (SGK-79, 80): 8 đề bài.
GV dùng bảng phụ 
2 HS đọc.
? Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào.
? Với các đề không có lệnh, ta phải làm công việc gì?
HS: Với đề bài không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong bài.
? Qua việc phân tích các đề bài ở trên, em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Hoạt động 2: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
? Để thực hiện yêu cầu của đề bài, ta phải tiến hành những bước nào, nhiệm vụ cụ thể của từng bước. 
? Xác định yêu cầu của đề( vấn đề nghị luận , phương pháp nghị luận, các tư liệu cần sử dụng để làm bài) 
HS:- Phương pháp nghị luận: phân tích.
 - Tư liệu cần sử dụng: bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh,
? Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, hãy tìm ý cho đề văn.
HS: - Nội dung:+ khi xa quê, nhà thơ luôn nhớ về quê hương.
 + Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh màu sắc, mùi vị...
- Nghệ thuật: cách miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn ngữ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu.
? Qua đây em hãy cho biết những thao tác cần có khi tiến hành tìm hiểu đề và tìm ý.
? Từ dàn bài mẫu, hãy rút ra những nội dung cần trình bày khi lập dàn bài cho bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ nói chung.(Dàn bài gồm mấy phần: phần Mở bài, phần Thân bài, phần Kết bài cần trình bày những nội dung gì?).
? Sau khi đã lập dàn bài, để có 1 bài văn hoàn chỉnh ta cần tiến hành những bước nào, nội dung cụ thể của từng bước.
*Hoạt động 3: Cách triển khai luận điểm
Văn bản : “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ”.
2 HS đọc.
? Tìm bố cục của văn bản trên, nhận xét về bố cục đó.
HS: Bố cục mạch lạc, chặt chẽ.
? Trong phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ?.
HS: Thảo luận ,trình bày
 Những nhận xét chính:
- Hình ảnh, ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện 1 tâm hồn phong phú, rung động tinh tế.
? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài , Kết bài ra sao.
- HS: Tìm hiểu trả lời
? Văn bản này có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao?
-> Những lý do tạo nên tính hấp dẫn và sức thuyết phục của văn bản:
? Qua bài văn trên, em hãy rút ra kết luận về các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2 HS đọc ghi nhớ 
-GV Kết luận:
Bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm.
*Hoạt động 4: Luyện tập
- GV Hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện
- Thân bài : + Phân tích cảm nhận về mùa thu sang thông qua các biện pháp nghệ thuật:
 - Nhân hoá: “ phả vào”, “chùng chình”
 - Miêu tả: “gió se”
 - Việc sử dụng các từ: “bỗng”, “hình như” .
 + Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả.
- Kết bài : Nêu giá trị của khổ thơ.
I. Đề bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Ví dụ: ( SGK)
2. Nhận xét
- Cấu tạo đề:
+ Đề có kèm theo lệnh.
+ Đề không kèm theo lệnh: đề 4, đề 7.
+ Đề là một câu hỏi: đề 4, 7
=> Có nhiều dạng đề nghị luận về một đoạn , bài thơ khác nhau.
II. Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1.Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
 + Tìm hiểu đề: đọc kỹ đề, xác định yêu cầu dựa vào những từ ngữ then chốt.
 + Tìm ý dựa vào yêu cầu của đề để đặt ra những câu hỏi tìm ý.
- Bước 2: Lập dàn bài.
 + Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
 + Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ , bài thơ.
 + Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
- Bước 3: Viết bài.
- Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lỗi.
2. Cách triển khai luận điểm
a. Văn bản : “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ”.
-> Bố cục: 3 phần.
+ Mở bài: Từ đầu đến “ khởi đầu rực rỡ”.
+ Thân bài: Từ “Nhà thơ” đến “thành thực của Tế Hanh”.
+ Kết bài: Còn lại.
-> Bố cục mạch lạc, chặt chẽ.
b. Nhận xét:
+ Những suy nghĩ, ý kiến luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu ... của bài thơ.
 + Phần Thân bài nối kết với phần Mở bài chặt chẽ, tự nhiên. Đó là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần Mở bài .
+ Từ các luận điểm được triển khai trong phần Thân bài đã dẫn tới phần Kết bài: đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ.
*Sức hấp dẫn của bài viết:
+ Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng.
+ Văn bản ngắn, tập trung trình bày, nhận xét, đánh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ. Khi nói về các trạng thái cảm xúc của tác giả, người viết phân tích, bình giảng ngay sự đặc sắc của các hình ảnh, của nhịp điệu thơ tương ứng và đã rút ra luận điểm từ các luận cứ cụ thể rõ ràng.
+ Người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ “Quê hương”.
*Ghi nhớ(SGK- 83)
III. Luyện tập
- Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh?
Yêu cầu lập dàn ý chi tiết.
- Mở bài : Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - Đặc điểm của đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Các bước làm bài.-Những yêu cầu khi làm bài.
 - Hoàn thành dàn ý chi tiết của đề văn trong phần luyện tập.
 - Chuẩn bị bài Mây và Sóng
 E. Rút kinh nghiệm: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 *******************************************
TUẦN 27: TIẾT 127 Ngày soạn: 26 -02- 2011
 Ngày dạy: 28 - 02 -2011
 Văn bản: MÂY VÀ SÓNG
 Ta – go (Nguyễn Khắc Phi dịch)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng những hình ảnh thiên nhiên của tác giả
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG :
1, Kiến thức : 
- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên ''mây và sóng''
- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng cảu tác giả
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi. 
- Phân tích để thấy ý nghĩa sâu sắc của bài thơ 
3. Thái độ: Biết quý trọng tình mẫu tử thiêng liêng 
III. PHƯƠNG PHÁP: thuyết trình, vấn đáp, bình giảng, đọc diễn cảm....
IV. CHUẨN BỊ: 
- GV: Chân dung nhà thơ Ta- go, bài giảng, tài liệu tham khảo...
- HS: Học bai và làm bài trước khi tới lớp
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ôn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con.
 - Người cha, qua việc dặn dò con, muốn thể hiện và gửi gắm điều gì?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản:
Đọc phần giới thiệu về tác giả và bài thơ trong SGK
? Tóm lược những nét cơ bản về tác giả,
tác phẩm. - 
GV nêu yêu cầu đọc. đọc mẫu, gọi học sinh đọc.
- Yêu cầu giọng đọc thay đổi và phân biệt giữa lời kể của em bé với những lời đối thoại giữa em bé với người ở trên mây và trong sóng.
? Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu ý mỗi đoạn.
HS: Thảo luận ,trình bày
? phương thức biểu đạt văn bản? 
 *Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản:
HS Đọc đoạn 1
? Trong cuộc trò chuyện với em bé, mây đã nói với em những gì?
- HS: Trả lời.
? Đó là những trò chơi như thế nào?
HS: Đó là một trò chơi rất vui vẻ trên bầu trời cao rộng, có cả vầng trăng bạc làm bạn.
? Em bé đã trả lời như thế nào? câu hỏi của em ẩn chứa điều gì?
Hs: Em bé tỏ ra rất muốn đi chơi cùng mây.(Điều này phù hợp với tâm lí của tuổi thơ)
? Những người trên mây lại nói với em bé như thế nào? câu trả lời hàm chứa điều gì?
? Mặc dù rất muốn đi chơi, nhưng lí do gì khiến em bé từ chối? Em hiểu gì về em bé qua sự lựa chọn ấy?
? Ở nhà với mẹ, em bé đã tưởng tượng ra một trò chơi như thế nào
? Đó là trò chơi như thế nào?Em bé thể hiện tình cảm gì?
HS Đọc đoạn 2:
? Sóng đã nói với em bé những gì?
? Em bé đã nghe được điều gì từ những lần gọi đó của sóng? 
? Em bộ có xiêu lòng trước lời mời gọi không? Tại sao?
- HS: Thảo luận theo cặp
? Điều gì đã khiến em bé từ chối lời rủ rê đó?
? Em bé đã nghĩ ra trò chơi như thế nào?3 câu thơ trên diễn tả điều gì
=> Ba câu thơ không chỉ diễn tả cách chơi của bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc ngập tràn. Tình mẹ con là thiêng liêng và bất tử.
? Vì sao em bé lại nghĩ ra được trò chơi ấy? Trò chơi lần này có hấp dẫn hơn trò chơi trước không? Vì sao?
? Ý nghĩa của câu kết bài?
=> Mẹ con ta ở khắp mọi nơi, tình mẫu tử cũng ở khắp nơi thiêng liêng và bất diệt.
? Bài thơ ngoài ý nghĩa tình mẹ con thiêng liêng, đẹp đẽ cũng gợi cho ta suy ngẫm về điều gì?
- HS: Thảo luận nhóm:
*Hoạt động 3: Tổng kết
? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
I. Tìm hiểu chung văn bản:
1.Tác giả : Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Là nhà văn châu Á được nhận giải thưởng Nô- ben về văn học . Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ.
2.Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Bài thơ được xuất bản năm 1909, là một bài văn xuôi nhưng vẫn có âm điệu nhịp nhàng.
b. Đọc:
c.Bố cục: 2 đoạn
- Đ1 : đến “bầu trời xang thẳm” – Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
 ... ời rủ rê của những người trong sóng.
-“Buổi chiều mẹ luôn .........mẹ mà đi được?”
=> Em đã lựa chọn không đi chơi mà ở nhà với mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn của những người trong sóng.
- Trò chơi của em bé:
“Con là sóng...Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
=> Sáng kiến của em bộ có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và tình mẫu tử
=> Em bé rất yêu mẹ nhưng cũng yêu biển cả. Trò chơi hay hơn vì sóng đưa cả hai mẹ con đến những bến bờ xa lạ.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: 
- Bố cục bài thơ thành hai phần giống nhau( thuật lại lời rủ rê -thuật lại lời từ chối và lí do từ chối - trò chơi do em bé sáng tạo )- sự giống nhau nhưng không trùng lặp nhau về ý và lời.
- Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng , lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động , chân thực và gợi nhiều liên tưởng. 
2. Ý nghĩa văn bản : Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử .
*GHI NHỚ SGK
 4. Hướng dẫn tự học, dặn dò:
 - Về nhà học thuộc lòng bài thơ, học phần phân tích, 
 - Chuẩn bị: Bài Ôn tập về thơ.
 VI Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***************************************************
TUẦN 27: TIẾT 129 Ngày soạn: 01 -03- 2011
 Ngày dạy: 05 - 03 -2011
 KIỂM TRA THƠ A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 
 kì II. 
 2. Kĩ năng Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.
 3. Thái độ:Nghiêm túc khi làm bài
 B.Chuẩn bị: 
 Gv: Đề bài và đáp án.
 Hs: Ôn tập kiến thức đã học.
 C. Tiến trình lên lớp :
 1. Tổ chức: 
 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút học sinh:
 3. Bài mới: GV cung cấp đề bài cho học sinh 
Trường THCS Lê Hồng Phong KIỂM TRA THƠ
Họ tên:....................... Thời gian; 45 phút( không kể phát đề)
Lớp: 9A... 
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO
I Trắc nghiệm( 2đ) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau.
Câu1, Văn bản nào sau đây không phải là sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
a, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
c,Bếp lửa
b, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
d, Ánh trăng
Câu2, Tác giả nào sau đây không phải là nhà thơ quân đội?
a, Chính Hữu
c, Phạm Tiến Duật
b, Nguyễn Duy
d, Bằng Việt
Câu3, Văn bản nào sau đây không viết về đề tài chiến tranh?
a,Đồng chí
c, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
b,Đoàn thuyền đánh cá
d,Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Câu4, Văn bản nào sau đây không có hình ảnh ánh trăng?
a,Đồng chí
c, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
b,Đoàn thuyền đánh cá
d, Ánh trăng
Câu5, Nhận xét nào sau đây phù hợp nhất với nội dung bài thơ “ Đồng chí”
a, Khắc họa chân thực hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ k/c chống Pháp
b, Thể hiện sâu sắc, cảm động tình đồng chí của anh bộ đội cụ Hồ
c, Ca ngợi tâm hồn lãng mạn của anh bộ đội
d, Miêu tả những nỗi khổ của cuộc đời người chiến sĩ.
Câu6, Văn bản được coi là có lối diễn đạt giàu tính khẩu ngữ:
a, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
c,Bếp lửa
b, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ d, Ánh trăng
Câu7,Cụm từ nào sau đây được dùng để nói về ý nghĩa giáo dục tư tưởng của bài thơ“Ánh trăng”
a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
c, Uống nước nhớ nguồn
b, Son sắt thủy chung
d, Thủy chung tình nghĩa
Câu8, PTBĐ chính của các bài thơ hiện đại Việt Nam sau CM tháng Tám ( NgữVăn 9) là. 
a, Tự sự
c, Miêu tả
b,Trữ tình
d, Tự sự và trữ tình
II Tự luận ( 8đ)
Câu1 (3đ) Chép hai khổ thơ đầu của bài thơ ( Viếng lăng Bác- Viễn Phương). Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng trong hai khổ thơ đó
Câu 2 (5đ) Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu". Của nhà thơ Hữu Thỉnh
“ Bổng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.”
 ( Ngữ văn 9- Tập 2)
(LƯU Ý: Phần tự luận học sinh làm vào tờ giấy riêng)
 Mức độ
Kiến thức- Kĩ năng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TL
TN
TL
TL
Thấp
Cao
Thời gian sáng tác
c1(0,25)
0,25
Tác giả
c2(0,25)
0,25
Nội dung
c 3,4
(0,5)
c 5,7
(0,5)
1,0
Nghệ thuật: Ngôn ngữ
 PT biểu đạt
 Tu từ
c6(0,25)
0,25
c8(0,25)
0,25
C1(3)
3,0
Phân tích đoạn
C2(5)
5,0
Tổng số câu
Tổng số điểm
4
1
4
1
1
2
1
6
10
10
Đáp án và biểu điểm:
I Trắc nghiệm- Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm
Câu 1
2
3
4
5
6
7
8
d
b
b
c
a
a
d
d
II Tự luận: Gợi ý
Câu 8: Hình thức đoạn văn, đúng chính tả, ngữ pháp: 0,75đ
 Nội dung: Chỉ ra được biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ dưới (0,25đ)
 Phân tích được tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong câu thơ là:
Hình ảnh mặt trời tự nhiên đem ánh sáng, sự sống cho vạn vật trên trái đất, cũng như Bác đã đem lại nề độc lập tự do, cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Ví Bác với những hình ảnh lớn lao phi thường là để ca ngợi công lao trời biển của Người, bày tỏ lòng thành kính biết ơn sâu sắc với người (1đ)
Câu 9: Viết thành một văn bản nghị luận ngắn
-Mở bài : Giới thiệu vị trí đoạn thơ, nội dung khái quát cả đoạn( trích dẫn)(0,75)
- Thân bài: Lần lượt phân tích giá trị nghệ thuật nội dung của đoạn(4,5)
 +Toàn đoạn là bức tranh xuân của thiên nhiên đất trời: Nghệ thuật đảo trật từ, đưa từ mọc lên đầu câu nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Bức tranh xuân có sắc màu , âm thanh, hình khối, lấp lánh( D/c: Màu tím biếc bông hoa, màu xanh của dòng sông, bầu trời..) Chỉ bằng vài nét phác họa tác giả đã vẽ ra được một không gian rộng lớn( cóa chiếu cao, chiều rộng, khoáng đạt) không những vậy bức tranh còn rộn ràng bởi âm thanh của tiếng chim chiền chiện đang nhả từng giọt âm thanh lấp lánh sắc màu (d/c)
 + Tâm trạng của nhân vật trữ tình đang say sưa ngây ngất trước bức tranh xuân tươi đẹp(Tôi đưa tay...). Giới thiệu cảm xúc mùa xuân sau đó
Kết bài: Đoạn thơ là cảm xúc ban đầu về mùa xuân của thiên nhiên, nó là mạch nguồn cảm xúc sau đó của nhà thơ...(0,75)
( Chỉ cho điểm tối đa các phần nếu biết dựng đoạn, lập luận tốt, nhận xét đánh giá chân thực sắc sảo...)
 5. Rút kinh nghiệm:
 TUẦN 27: TIẾT 130 Ngày soạn: 01 -03- 2011
 Ngày dạy: 05 - 03 -2011
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 	 (viết ở nhà)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: - H/s nhận được kết quả bài viết số 6, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết
2. Kĩ năng - Sửa những lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn.
3. Thái độ: - Rèn kĩ năng viết văn cho H/S. 
B.Chuẩn bị:
 - G/V: Kết quả bài viết: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh.
 - H/S: +Lý thuyết dạng văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
 +Yêu cầu của đề bài bài viết số 6
C.Tiến trình lên lớp:
 1.Tổ chức: 
 2. Kiểm tra:-Việc chuẩn bị của học sinh cho tiết trả bài
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 Sự cần thiết của tiết trả bài với H/S.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Đề bài
- G/V: Đọc lại đề bài, bài viết số 6
- H/S: Ghi đề vào vở.
? Kiểu đề thuộc thể loại nào?
? Nội dung của đề Y/C?
? Hình thức của bài viết?
? Yêu cầu của việc mở bài ntn?
? Tìm luận điểm để giải quyết cho đề bài?
? Việc sắp xếp các luận điểm ntn?
? Phần kết bài cần nêu những gì?
* Hoạt động 2:Đáp án chấm:
1. Mở bài: 1,5 điểm
2. Thân bài :7 điểm
3. Kết bài:1,5 điểm
G/V: Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết.
+ Về nội dung?
+ Về hình thức?
G/V: Nhận xét rõ những nhược điểm của bài viết
+ Nhược điểm chủ yếu trong bài chưa thực hiện tốt và chưa đầy đủ?
G/v: Trả bài cho học sinh nhận được cụ thể kết quả về điểm.
G/v: Tổng hợp điểm của bài viết.
G/v: Đọc 1 số đoạn văn viết tốt có nêu tên H/S.
Đọc 1 số đoạn viết yếu (Không nêu tên học sinh)
G/v: y/c H/S sửa lỗi bài viết
H/S: Sửa những lỗi đã mắc cụ thể trong bài viết của mình.
H/S:Có những thắc mắc gì cần giải đáp.
G/v: Nêu y/c củng cố.
H/S: Thực hiện những yêu cầu chưa hoàn thành.
G/v: Nêu yêu cầu về nhà cho H/S
 * Hoạt động 3: Trả bài cho học sinh:
 - Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:
 - Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.
I. Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
1. Phân tích đề:
+ Đề bài yêu cầu trình bày cảm nhận của bản thân về đoạn trích, đó là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.
+ Tìm ý:
- Hoàn cảnh câu chuyện
- Tình cảm của bé Thu dành cho cha.
- Tình cảm ông Sáu dành cho con.
2. Lập dàn ý:
a Mở bài:Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, nội dung cơ bản của đoạn trích.
b.Thân bài: Phân tích đoạn trích theo các ý vừa tìm.
* Hoàn cảnh của câu chuyện: Ông Sáu đi kháng chiến, tám năm sau mới có dịp về thăm nhà, bé Thu nhất quyết không nhận ông là cha...
* Tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu...
* Tình cảm ông Sáu dành cho con.....
* Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.
c. Kết bài
II. Nhận xét ưu, khuyết điểm:
1.Ưu điểm:
- H/S đã nghị luận được đúng thể loại ,nội dung mà đề bài yêu cầu.
 - Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.
2. Nhược điểm
- Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu.
- Việc phân tích còn chưa có tính khái quát ở một số bài.
- Lí lẽ sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu.
- Nhiều bài viết còn sai lỗi chính tả
3. Trả bài cho học sinh:
III. Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:
- Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn, Lỗi về chữ viết.
Lớp
Số bài
9-10
7-8
5-6
3-4
1-2
9A1
9A2
KẾT QUẢ
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Kiểm tra: y/c giải quyết đề bài bài viết số 6.
 - Kiểm tra lại việc sửa lỗi của H/S.
 - Viết lại những đoạn đã mắc lỗi trong bài viết.
 - Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 
 - Chuẩn bị Tổng kết văn bản nhật dụng, viết bài tập làm văn số 7. ... 
 E.Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 *******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_27_gv_tran_van_huy_truong_thcs_le_hon.doc