Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - Nguyễn Thị Chuyên - Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - Nguyễn Thị Chuyên - Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc

Bài 27: Văn bản Tiết136

BẾN QUÊ

(Hướng dẫn đọc thêm)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

 - Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị mà quí giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.

 - Thấy được những nghệ thuật đặc sắc của truyện: Tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy: SGK, SGV Ngữ văn 9 tập hai, tư liệu tham khảo, bảng nhóm, bảng phụ.

 - Trò: Học thuộc bài mới, chuẩn bị câu hỏi ĐHVB.

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Diễn dịch +vấn đáp, trao đổi +hđ nhóm, cá nhân +bình giảng.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ

 1. Ổ ? Lấy VD về một VB nhật dụng đã học, chỉ ra nội dung và hình thức của VB?

 Để hình dung được nội dung và hình thức VB nhật dụng cần lưu ý những phương pháp nào?

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - Nguyễn Thị Chuyên - Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:14/03/2009 	 Tuần 28
Ngày giảng:../03/2009 Bài 27: Văn bản Tiết136
Bến quê
(Hướng dẫn đọc thêm)
A. Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị mà quí giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
 - Thấy được những nghệ thuật đặc sắc của truyện: Tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí.
B. Chuẩn bị 
 - Thầy: SGK, SGV Ngữ văn 9 tập hai, tư liệu tham khảo, bảng nhóm, bảng phụ.
 - Trò: Học thuộc bài mới, chuẩn bị câu hỏi ĐHVB.
C. Phương pháp 
 - Diễn dịch +vấn đáp, trao đổi +hđ nhóm, cá nhân +bình giảng.
D. Tiến trình giờ dạy
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ
 1. ổ ? Lấy VD về một VB nhật dụng đã học, chỉ ra nội dung và hình thức của VB?
 Để hình dung được nội dung và hình thức VB nhật dụng cần lưu ý những phương pháp nào?
 III. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò. Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả- tác phẩm
? : Tìm những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Minh Châu?
HS: Giới thiệu theo chú thích.
GV: Nhấn mạnh:
- Cây bút xuất sắc của Văn học hiện đại.
- Sáng tác của ông trong thời kì kháng chiến chống Mĩ (Cửa sông, Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng) ở trong số những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học theo khuynh hướng sử thi thời kì này.
- Sau năm 1975, nhất là những năm 80 của thế kỉ XX, Nguyễn Minh Châu đã trăn trở tìm tòi, đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật, mở ra một chặng đường mới trong sáng tác của mình và thúc đẩy sự đổi mới của văn học.
- Hàng loạt truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã gây xôn xao trong giới văn học và công chúng, được xem là hiện tượng nổi bật của đời sống văn học ở chặng đầu thời kì đổi mới.
? Nêu xuất xứ truyện ngắn Bến quê?
HS: Giới thiệu theo chú thích (SGK) 
GV: Giới thiệu thêm:
- Tên truyện “Bến quê” được lấy làm tực đề cho tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985.
- ở truyện ngắn này cũng như nhiều truyện ngắn khác, nhà văn hướng ngòi bút vào đời sống thế sự nhân sinh hàng ngày với những chi tiết sinh hoạt đời thường, có khi nhỏ nhặt để phát hiện ra chiều sâu của đời sống với bao qui luật và nghịch lí, vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của những cách nhìn, cách nghĩ trước đây của xã hội và của chính tác giả
GV: Hướng dẫn học bài:
- Giọng trầm tư, suy ngẫm của một con người từng trải, cùng với giọng xúc động, đượm buồn có cả sự ân hận, xót xa của một người nhìn vào hiện tại và quá khứ ở thời điểm biết mình sắp phải từ giã cõi đời.
- Diễn tả được sắc thái vẻ đẹp thiên nhiên được miêu tả với nhiều tính từ chỉ màu sắc và không gian gợi hình gợi cảm.
GV: Đọc mẫu đoạn văn
HS: Hai em đọc tiếp cho đến hết.
? Trong các từ được chú thích từ nào, từ nào chỉ thời gian, cảnh vật tự nhiênvà hoạt động có tác động đến tâm trạng nhân vật Nhĩ?
HS :- Lập thu, tiêu sơ, bôn tẩu, khoát khoát => giải thích các từ đó
- Đọc các chú thích khác.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? Bến quê được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A.Tự sự + Miêu tả
B. Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
C. Tự sự + Biểu cảm
D. Cả A, B, C đều sai.
? XĐ các sự việc chính trong văn bản và tóm tắt ngắn gọn văn bản theo những sự việc ấy?
HS: Nêu những sự việc chính và tóm tắt.
GV: Nhận xét và sửa
? Truyện được kể qua các nhìn và tâm trạng của ai? Ai là nhân vật chính? Vì sao?
HS: Phát biểu như bảng chính
 Nhĩ là nhân vật trung tâm của các mối quan hệ trong câu chuyện và là nhân vật gợi nhiều suy tư nhất cho người đọc.
? Tình huống trong truyện “Bến quê” là tình huống hết sức đặc biệt. Theo em vì sao?
GV: Gợi ý:
-Nhân vật Nhĩ được đặt trong hoàn cảnh ntn?
HS: Nhĩ ở vào một hoàn cảnh đặc biệt: mắc căn bệnh hiểm nghèo đã khiến Nhĩ hầu như bại liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ là nhích nửa người trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, chủ yếu là Liên- vợ anh.
? Cảnh ngộ của Nhĩ cũng chíh là tình huống mà nhờ đó Nhĩ bộc lộ hết được chiều sâu tâm trạng của mình. Em có suy nghĩ gì về tình huống đó?
HS: Tình huống nghịch lí.
GV: Trong văn học có không ít tác phẩm đặt nhân vật vào tình trạng hiểm nghèo, giáp ranh giữa cái sống và cái chết. Nhưng thường thì các tác giả hay khai thác những tình huống ấy để nói lên khát vọng và sức sống mạnh mẽ của con người, hay về lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng (“tình yêu cuộc sống” của Giắc Lân –đơn; “chiếc lá cuối cùng” của O Hen- ri)
Nhưng trong truyện “Bến quê” không khai thác theo hướng đó mà tạo nên một tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm về một triết lí về đời người.
? Em có thể chỉ ra những nghịch lí của tình huống được nói đến trong truyện?
HS: - Nhĩ làm một công việc cho phép anh đi hầu hết mọi nơi “không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất” và chắc hẳn cả đời anh còn tiếp tục với những chuyến đi liên tiếp đến mọi chân trời xa lạ. Thế mà, cuối cuộc đời, căn bệnh quáI ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh và hành hạ anh hằng năm trời. Anh hầu như không thể tự mình di chuyển dù chỉn nhích nửa người trên giường bệnh.
- Khi Nhĩ phát hiện được vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ được đặt chân lên mảnh đất ấy dù nó rất gần anh. Nhĩ nhờ con trai thực hiện giúp mình khát khao đó. Nhưng cậu ta lại sa vào đám chơi cờ trên hè phố có thể nhỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
? Xây dựng tình huống nghích lí ấy, tác giả nhằm muốn nói điều gì?
HS: Thảo luận, tự bộc lộ.
G: Bổ sung:
 Tạo ra một chuỗi các tình huống nghịch lí trên, tác giả lưu ý người đọc về một nhận thức về cuộc đời: cuọc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên vượt ra ngoài dự định, ước muốn, cả những hiểu biết và toan tình của người ta.
 Ngoài ra, những nghịch lí ấy còn mở ra một nội dung triết lí nữa mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người, qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” và tất cả những hình ảnh rất gần gũi, bình dị thân thương xung quanh ta => khi sắp từ giã khỏi cuộc đời mới cảm nhận thật thấm thía!
? Nêu những đặc sắc NT của truyện?
S: Thảo luận .
Hoạt động 3: Tổng kết 
HS Đọc ghi nhớ.
 GV: Chốt lại ND bài học.
Hoạt động 4: luyện tập 
HS: đọc diễm cảm. 
GV? Cảm nhận, suy ngẫm của em về tp?
HS: Thảo luận.
I. Tìm hiểu tác giả- tác phẩm
1. Tác giả (1930 – 1989)
-Cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
-Sáng tác thể hiện tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật => góp phần đổi mới văn học.
-Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000)
2. Tác phẩm
- In trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985.
3. Đọc- chú thích 
II. Tìm hiểu truyện:
 1. Kết cấu truyện
- PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
-Truyện được kể qua cái nhìn và tâm trạng của nhân vật Nhĩ.
-Nhân vật chính: Nhĩ
2. Nội dung:
- Tình huống truyện: đặc biệt
- Nhĩ mắc căn bệnh hiểm nghèo
=> Tình huống nghịch lí, chiêm nghiệm triết lí đời người.
- Nhận thức về cuộc đời:
 + Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí vượt ra ngoài dự định.
 +Tổng kết những trải nghiệm của cuộc đời người , nhận ra quy luật phổ biến của cuộc đời người:
“Con người tachùng chình”
+ Niềm thiết tha với cuộc sống, với vẻ đẹp bình dị mà sâu xa của quê hương.
3. Nghệ thuật :
- Ngòi bút miêu tả tâm lí NV đặc sắc, tinh tế, thấm đượm nhân đạo
- XD tình huống truyện đặc biệt hấp dẫn
- H.ảnh, chi tiết giàu ý nghĩa biểu tượng
III. Tổng kết
Ghi nhớ/ SGK (108)
IV.Luyện tập
 3.Bài m
 IV. Củng cố 
-BT trắc nghiệm: C12, C15 (sách BT trắc nghiệm N.văn 9/184)
-Đáp án: C12: B, C15: A
V. Hướng dẫn về nhà
-Thuộc ghi nhớ, tóm tắt văn bản
-Phân tích cảm xúc, tâm trạng NV Nhĩ
-Làm BT 2 phần Luyện tập
-Tiết sau: ôn lại lí thuyết Tiếng Việt phần khởi ngữ, thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý.
E. Rút kinh nghiệm
-----------------------------------------------------
 Ngày soạn:14/03/2009 	 Tuần 28 
Ngày giảng:../03/2009 Bài 27: Tiếng Việt Tiết137-138
Ôn tập phần Tiếng Việt
A. Mục tiêu bài học
 Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, giúp học sinh hệ thống hoá các vấn đề đã học trong học kì II: khởi ngữ, các thành phần biệt lập của câu, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghiã tường minh và hàm ý.
B. Chuẩn bị
 - Thầy: SGK, SGV Ngữ văn 9 tập hai, tư liệu tham khảo, bảng nhóm, bảng phụ.
 - Trò: Ôn tập các kiến thức đã học về TV.
C. Phương pháp
 -Vấn đáp, trao đổi, GV nhận xét, chữa lỗi.
D. Tiến trình giờ dạy
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: không
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng.
Hoạt động1: Hướng dẫn nội dung ôn tập
? Phần Tiếng Việt trong học kì II chúng ta đã học những nội dung nào?
HS: HS kể tên các nội dung TV đã học
GV: Ghi bảng: Yêu cầu HS chia 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một câu.
? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ?
HS:
- Thành phần câu đứng trước CN nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Có thể thêm trước các khởi ngữ các từ: về, đối với
? Chúng ta đã học những thành phần biệt lập nào? Phân biệt sự khác nhau giữa thành phần tình thái và cảm thán? Phần hỏi đáp và phụ chú?
HS:
- TP tình thái để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- TP cảm thán dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận)
- TP gọi đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
 - TP phụ chú dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Vị trí: đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn hoặc giữa một số dấu gạch ngang với một dấu phẩy (có trường hợp đặt sau dấu hai chấm)
=> Những bộ phận không tham gia vào bộ phận diễn đạt nghĩa sự việc của câu => thành phần biệt lập.
? Các đoạn văn trong văn bản và các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết ntn về nội dung và hình thứcntn ?
HS: - Nội dung:
+ Các đoạn (câu) phải phục vụ chủ đề chung của văn bản (đoạn văn) => Liên kết chủ đề.
+ Các đoạn văn (câu văn): sắp xếp theo trình tự hợp lí => Liên kết lô- gíc
- Hình thức: các đoạn văn (câu văn) liên kết với nhau bằng:
+ Phép lặp từ ngữ
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.
+ Phép thế
+ Phép nối
? Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
HS: - Nghĩa tường minh: phần thông báo được diền đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu -> nghĩa đen.
 - Hàm ý: phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy rằt những từ ngữ ấy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm các bài tập
Bài tập 1 (109): Từ in đậm là thành phần gì của câu?
Bước1:
- HS : đọc các câu trong BT 1 -> yêu cầu HS nhận biết vai trò các từ in đậm.
- GV: kẻ bảng tổng kết theo mẫu trong SGV lên bảng, gọi HS lên bảng làm bài- điền luôn vào bảng mẫu:
Câu
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi - đáp
Phụ chú
a
Xây cái lăng ấy
b
Dường như
c
Những người con gái xa tanhư vậy.
d
Vất vả quá!
Thưa ông.
Bước 2: 
GV: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 2.
Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” (Nguyễn Minh Châu) có ít nhất 1 câu chứa khởi ngữ và 1 câu chứa TP tình thái:
- HS nhắc lại một vài nét cơ bản về truyện ngắn “Bến quê”.
- HS: lên viết đoạn văn
- GV: Kiểm tra kết quả bài làm HS
Bài tập 2 (110) 
Cách làm: giống BT 1 (I/ SGK)
Phép liên kết
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Phép thế
Phép nối
Từ ngữ tương ứng
b, Cô bé- cô bé
b, Cô bé- nó
c, “Bây giờnữa”-thế
a, Nhưng, nhưng rồi, và
 Bài tập 3/ 111
- Hướng dẫn HS thực hiện BT: (ghi lại) nêu lại sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện “Bến quê”
- GV + lớp sửa, bổ sung.
Bài tập 1 (111)
- HS đọc truyện- chú ý câu in đậm
- GV hướng dẫn HS: tìm hàm ý trong câu nói của người ăn mày với người nhà giàu: “Địa ngục là chỗ của các ông”(người nhà giàu)
Bài tập 2. 111
- HS đọc – tìm hàm ý trong những câu in đậm- Hàm ý được tạo bởi sự cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?_HS nhắc lại các phương châm hội thoại đã học.
a, Hàm ý:
 - Đội bóng huyện chơi không hay.
 -Tôi không muốn bình luận về chuyện này.
=> vi phạm phương châm quan hệ.
b, Hàm ý: Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn -> vi phạm phương châm về lượng.
A. Nội dung ôn tập
1. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
2. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
3. Nghĩa tường minh và hàm ý.
B. Luyện tập
I. Khởi ngữ và thành phần biệt lập của câu.
II/ Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
III. Nghĩa tường minh và hàm ý.
IV. Củng cố: Khái quát nội dung ôn tập
V. Hướng dẫn về nhà:
 - Ôn tập kĩ lại các nội dung đã ôn, hoàn thành BT
 - Tiết sau: Ôn tập lí thuyêt về nghị luận về bài thơ (đoạn thơ). Đọc thuộc lòng bài “Bếp lửa”, chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu mục I/ SGK-112 => Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
E. Rút kinh nghiệm
--------------------------------------------
 Ngày soạn:14/03/2009 	 Tuần 28 
Ngày giảng:../03/2009 Bài 27: Tập làm văn Tiết139
Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Luyện tập cách lập ý, cách lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
B. Chuẩn bị
 - Thầy: SGK, SGV Ngữ văn 9 tập hai, tư liệu tham khảo, bảng nhóm, bảng phụ.
 - Trò: Ôn tập các kiến thức NL về bài thơ.
C. Phương pháp
 - Vấn đáp, trao đổi, luyện tập, GV nhận xét, chữa lỗi.
D. Tiến trình giờ dạy
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: các làm bài NL về một đoạn thơ, bài thơ.
 III. Bài mới:	
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu và ý nghĩa của tiết luyện nói
GV -Tập nói, tập trình bày trước tập thể về một nội dung nào đó do chính mình chuẩn bị.
 - Củng cố kiến thức lí thuyết và kĩ năng đối với bài NL về đoạn thơ, bài thơ.
 - Rèn khả năng diễn đạt, sự tự tin vào bản thân.
 - Nên tập trung vào một vài cảm nhận mà mình tâm đắc, thích thú nhất.
Hoạt động 2: Nêu vấn đề để HS chuẩn bị và luyện nói.
 GV: Yêu cầu HS ôn lại những kiến thức cơ bản về NL về đoạn thơ, bài thơ.
 GV? Dàn ý của bài NL về đoạn thơ, bài thơ có những nội dung cơ bản nào? Thực chất của việc NL về một đoạn thơ, bài thơ là gì?
 HS: - Nêu dàn bài.
 - Thực chất về NL về một đoạn thơ, bài thơ: trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, vần, nhịp
	- Phân tích những yếu tố ấy => nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HS. Đọc đề bài:
GV. Chép đề bài lên bảng.
HS. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: NLvề một bài thơ
- Đối tượng NL: Bài “bếp lửa”
- VĐNL: Bếp lửa sưởi ấm một đời.
* Tìm ý: Dựa vào câu hỏi SGK/HKII
* Lập dàn bài: đã chuẩn bị ở nhà.
GV- Ktra việc chuẩn bị của học sinh (dàn bài đã chuẩn bị)
-Yêu cầu HS học sinh đối chiếu bài đã chuẩn bị để thảo luận,thống nhất, bổ sung các ý kiến cho hoàn chỉnh.
HS: Đọc các yêu cầu trong mục II/SGK( 1,2)
GV. Yêu cầu HS trình bày phần đã chuẩn bị của mình: ( từng phần, từng đoạn, từng chi tiết, hình ảnh).
HS. Nhận xét bổ sung.
GV. Lưu ý HS bám vào đặc sắc của tác phẩm và trình bày 1 cách rõ ràng, truyền cảm các ý kiến của mình.
I. Chuẩn bị ở nhà:
 Đề bài:
Bếp lửa sưởi ấm một đời -
Bàn về bài thơ “bếp lửa” của Bằng Việt
II. Luyện nói trên lớp
IV. Củng cố: Khái quát lại những yêu cầ cơ bản của tiết học:
Tập nói, tập trình bày về một vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học:
-Chuẩn bị dàn bài.
-Bám sát nhan đề của bài -> nói.
-Nói mạch lạc, rõ ràng, truyền cảm, có sự liên kết câu. liên kết đoạn văn.
-Ngữ điệu nói.
V. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại kiến thức đã học: NL về bài thơ, đoạn thơ.
- Tập nói theo đề bài, dàn bài đã lập.
- Tiết sau: soạn “Những ngôi sao xa xôi”
 + Đọc kĩ vài lần (văn bản, chú thích, câu hỏi)
 + Tóm tắt văn bản -> trả lời câu hỏi SGK
 + Dùng bút chì gạch chân những chi tiết theo yêu cầu của SGK
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_28_nguyen_thi_chuyen_truong_thcs_nguy.doc