Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - Tiết 136,137,138,139, 140

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - Tiết 136,137,138,139, 140

TUẦN 28

Ngày giảng:

TIẾT 136 BẾN QUÊ

(Nguyễn Minh Châu)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. Kiến thức: Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ. Cảm nhận ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá những gì gần gũi của quê hương và gia đình.

- Phân tích đặc sắc của truyện tạo tình huống nghịch lý- trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh tiêu biểu tượng trưng.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm tự sự, trữ tình, triết lý.

3. Thái độ:

II/ CHUẨN BỊ: Thầy: - Ảnh tác giả, bảng phụ

 Trò: - Trả lời phần hướng dẫn, chuẩn bị.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1/ Tổ chức: (1')

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 28 - Tiết 136,137,138,139, 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày giảng:
Tiết 136	Bến quê 
(Nguyễn Minh Châu) 
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ. Cảm nhận ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá những gì gần gũi của quê hương và gia đình.
- Phân tích đặc sắc của truyện tạo tình huống nghịch lý- trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh tiêu biểu tượng trưng.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm tự sự, trữ tình, triết lý.
3. Thái độ: 
II/ Chuẩn bị: Thầy: - ảnh tác giả, bảng phụ
	Trò: - Trả lời phần hướng dẫn, chuẩn bị.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
 	2/ Kiểm tra: không
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 
Hoạt động I: HDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV: Hãy giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu?
HS: Nêu nét chính về tác giả.
GV: Ông là cây bút văn xuôi tiêu biểu đặc biệt là truyện ngắn. Năm 2000 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
GV: Hãy nêu h/c ra đời của tác phẩm?
HS: Xuất bản 1985 văn bản được lược bỏ phần đầu truyện.
Hoạt động Ii: HDHS đọc 
GV: Hướng dẫn đọc: giọng trầm, suy tư, suy ngẫm của một người từng trải, xúc động, đượm buồn, có ân hận, xót xa.
HS: Đọc chú thích từ khó.
Hoạt động IiI: HDHS tìm hiểu văn bản.
GV: Nhân vật Nhĩ trong truyện ở hoàn cảnh nào?
HS: Hoàn cảnh đặc biệt
GV: Tại sao nói nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh đặc biệt?
HS: Căn bệnh hiểm nghèo, liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển được, tất cả mọi sinh hoạt đều nhờ vào người khác, chủ yếu là Liên- vợ của anh.
GV: Truyện của Nguyễn Minh Châu khai thác theo hướng nào?
HS: Tạo tình huống nghịch lý để chiêm nghiệm triết lý về đời người.
GV: Tình huống truyện có gì đặc biệt?
HS: Cái điều trớ trêu như một nghịch lý.
GV: Tại sao nói tình huống truyện là điều trớ trêu ?
HS: Công việc của Nhĩ cho anh có điều kiện đi đến mọi nơi. Cuối đời căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh.
GV: Bên cạnh tình huống đó, em còn thấy tình huống nào khác?
HS: Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp kỳ lạ của bãi bồi bên sông ngay trước cửa sổ nhà mình. Nhĩ nhờ con trai thực hiện cho mình khao khát đó nhưng không thành.
GV: Tạo ra nghịch lý như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc vấn đề gì?
HS: Nhận thức về cuộc đời.
GV: Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý, ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định và ước muốn của con người.
? Vậy ý nghĩa nghịch lý của truyện "Bến quê" là gì?
HS: Sự giàu có và những vẻ đẹp gần gũi của bãi bồi bên sông hay người vợ tần tảo giàu tình yêu và đức hi sinh, khi sắp giã biệt cuộc đời Nhĩ mới nhận ra.
 4/ Củng cố: Hệ thống bài
- Em hãy nêu tình huống truyện? Tại sao nói truyện có nhiều trớ trêu nghịch lý?
1'
7’
10'
21’
4'
1. Giới thiệu tác giả tác phẩm:
1. Tác giả: (1930-1989) Quê Quỳnh Lôi tỉnh Nghệ An, là cây bút văn xuôi tiêu biểu.
2. Tác phẩm: "Bến quê" in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu.
II. Đọc chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích: SGK
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Tình huống truyện:
- Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh đặc biệt.
+ Căn bệnh hiểm nghèo, liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển được, tất cả mọi sinh hoạt đều nhờ vào người khác, chủ yếu là Liên- vợ của anh.
- Tình huống truyện là cái điều trớ trêu như một nghịch lý.
+ Công việc của Nhĩ => có điều kiện đi đến mọi nơi.
+ Cuối đời căn bệnh quái ác -> buộc chặt anh vào giường bệnh.
+ Tác giả lưu ý người đọc cách sống- con người chứa đầy điều bất thường, những nghịch lý.
	 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài, soạn bài phần II.
Ngày giảng:
Tiết 137
Bến quê 
(Nguyễn Minh Châu) 
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: Nắm được những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp thiên nhiên, về người vợ hiền thảo và mọi người xung quanh.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ qua đoạn trích.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm con người
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Bài soạn, bảng phụ
	Trò: - Chuẩn bị bài
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
 	2/ Kiểm tra: (3') Hãy nêu tình huống của truyện ngắn "Bến quê"? Qua đó tác giả lưu ý người đọc những gì?
 3/ Bài mới: 
Vào bài: (1’)
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động IiI: HDHS tìm hiểu văn bản (tiếp).
HS: Đọc từ đầu đến cửa sổ nhà mình.
GV: Đoạn vừa đọc đề cập đến nội dung gì?
HS: Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong buổi sáng đầu thu. Cảm nhận từ bên cửa sổ căn phòng của anh Nhĩ.
GV: Cụ thể từng cảnh ở đây được miêu tả như thế nào?
HS: Những bông hoa bằng lăng cuối cùng đậm sắc hơn.
- Con sông Hồng màu đỏ nhạt như rộng ra.
- Vòm trời như cao hơn
- Bãi bồi màu vàng thau xen màu xanh non.
GV: Cho học sinh quan sát tranh SGK
- Qua cái nhìn của Nhĩ- một bệnh nhân hiểm nghèo đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời, em thấy cảnh được miêu tả như thế nào?
HS: Cảnh được tả từ gần đến xa.
GV: Tác dụng của cách tả?
HS: Tạo không gian sâu rộng.
GV: Em có cảm nhận gì về cảnh sắc của cảnh vật đó?
HS: Tính từ chỉ màu sắc, không gian được miêu tả bằng đường nét tạo hình gợi cảm.
GV: Em có nhận xét gì về cách tả đó qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ?
HS: Cảm nhận tinh tế, cảnh vừa quen, vừa lạ.
GV: Ngắm cảnh vừa quen, vừa lạ, Nhĩ suy nghĩ về hoàn cảnh mình ra sao? Trong hoàn cảnh đó anh luôn đón nhận được tình cảm của vợ, anh hỏi chị những gì?
HS: Những suy ngẫm của anh.
GV: Qua những câu hỏi của Nhĩ và sự lảng tránh của vợ anh, em có cảm nhận gì về điều kiện sức khoẻ của Nhĩ?
HS: Nhĩ nhận thấy mình chẳng còn sống được bao lâu.
GV: Anh phải đối diện với hoàn cảnh bi đát, không có lối thoát. Trong hoàn cảnh đó, người vợ của anh chăm sóc anh ra sao? Tìm chi tiết chứng tỏ điều đó?
HS: Tìm chi tiết (SGK)
GV: Em thấy Nhĩ có cảm nhận như thế nào về tình cảm mà vợ dành cho mình?
HS: Biết ơn sâu sắc người vợ hiền thảo.
GV: Những ngày cuối đời Nhĩ khao khát điều gì?
HS: Khao khát đặt chân lên bãi bồi bên sông.
GV: Tại sao Nhĩ lại khao khát điều đó?
HS: Nhĩ nhận ra vẻ đẹp gần gũi, bình dị, biết mình sắp chết.
HS: Em hiểu gì về ước muốn của Nhĩ?
HS: Thức tỉnh về giá trị bình thường
GV: Nhĩ nhờ con trai sang sông để làm gì? ước vọng của anh có thực hiện được không?
HS: Trả lời
GV: Khi con không thực hiện được ước nguyện cuối cùng của mình Nhĩ rút ra chiêm nghiệm gì?
HS: Đọc đoạn cuối: "chợt ông già khoát khoát
Hoạt động nhóm
GV: Giao việc: ở đoạn cuối truyện, Nhĩ thu hết tàn lực, đu mình, nhô người ra ngoài cửa sổ khoát khoát" mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó?
HS: Trao đổi, thảo luận.
- N1-2: Trình bày
- N3-4: Nhận xét
GV: Nhận xét bổ xung, kết luận (bảng phụ)
GV: Hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của truyện?
Hoạt động IV: HDHS tổng kết
GV: Hãy nêu chủ đề của truyện?
HS: Dựa vào ghi nhớ trình bày.
GV: Em có thể tóm tắt cụ thể về nhân vật Nhĩ được không? Cụ thể Nhĩ bao nhiều tuổi, làm nghề gì? Quê quán ra sao? 
HS: Không tóm tắt được.
GV: Đây là nhân vật tư tưởng chứ không phải là nhân vật số phận. Qua nhân vật Nhĩ, tác giả gửi gắm một triết lý cuộc sống- sự trải nghiệm.
	 4/ Củng cố: Hệ thống bài
- Em hãy nêu những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
37’
2'
1. Giới thiệu tác giả tác phẩm
II. Đọc chú thích
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Tình huống truyện
2. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
- Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Những bông hoa bằng lăng cuối cùng đậm sắc hơn.
+ Con sông Hồng màu đỏ nhạt như rộng ra.
+Vòm trời như cao hơn
+ Bãi bồi màu vàng thau xen màu xanh non.
+ Cảnh tả từ gần đến xa.
+ Không gian được miêu tả bằng đường nét, màu sắc, tạo hình, gợi cảm à cảm nhận tinh tế, vừa quen, vừa lạ.
- Những suy ngẫm của Nhĩ:
+ Bằng những câu hỏi: "Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy gì không?; Hôm nay là ngày mấy rồi nhỉ?".
-> Nhĩ nhận thấy mình chẳng còn sống được bao lâu.
- Người vợ: 
+ giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi.
+ Âu yêm vuốt vai chồng.
+ An ủi chồng.
- Cảm nhận của Nhĩ về người vợ:
+ Biết ơn sâu sắc người vợ hiền thảo.
+ Khao khát đặt chân lên bãi bồi bên sông -> Nhận ra vẻ đẹp gần gũi, bình dị.
+ Nhờ con trai đi thay mình nhưng không thực hiện được.
- Hình ảnh của Nhĩ ở cuối truyện mang hai lớp nghĩa:
+ Thúc giục con trai hãy mau khỏi lỡ chuyến đò.
+ Thức tỉnh mọi người hướng tới giá trị đích thực, giản dị, gần gũi và bền vững.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Miêu tả tâm lý tinh tế.
- Nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
- Trần thuật theo tâm trạng nhân vật.
IV. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK/108
V. Luyện tập
5/ Dặn dò: (1’) - Học bài, soạn bài ôn tập tiếng Việt.
Ngày giảng: 
Tiết 138
Ôn tập tiếng việt
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
	1/ Kiến thức: Qua bài hệ thống hoá kiến thức về khởi ngữ và các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
	2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng các thành phần nghĩa tường minh, hàm ý.
II/ Chuẩn bị: Thầy: Hệ thống kiến thức
 Trò: Ôn tập
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1') 
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
	2/ Kiểm tra: không
 3/ Bài mới: 
Vào bài : 
Hoạt động I: HDHS ôn tập khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
GV: Đưa kênh chữ ví dụ 1 SGK/109
HS: Đọc
GV: Hãy cho biết mỗi từ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu?
HS: Tìm- ghi kết quả vào bảng tổng kết- lớp nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá, đưa kết quả đúng
GV: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu, trong đó ít nhất phải có một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái.
HS: Viết- lên trình bày
- Lớp nhận xét
GV: Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động II: HDHS ôn tập liên kết câu và liên kết đoạn văn.
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập.
? Hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào?
HS: Trao đổi, thảo luận- trả lời.
GV: Nhận xét, đánh giá- đưa kết quả:
- Đoạn a sử dụng phép nối.
- Đoạn b sử dụng phép lặp từ vựng (cô bé), phép thế đại từ (nó).
- Đoạn c Phép thế đại từ (bây giờ cao sang rồi thì để ý đến chúng tôi làm gì nữa).
Hoạt động II: HDHS luyện tập.
GV: Yêu cầu viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép liên kết.
HS: Viết- lên trình bày.
- Lớp nhận xét
GV: Nhận xét, đánh giá- rút kinh nghiệm.
 4/ Củng cố : - Hệ thống bài
 - Em hiểu thế nào là phép thế?
1'
15'
15'
10'
3'
I / Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
1. Bài 1: ý a, b, c, d 
a. Xây cái lăng ấy (khởi ngữ)
b. Dường như (thành phần tình thái)
c. Những người (phụ trú)
d. Thưa ông (gọi đáp)
- Vất vả quá (thành phần cảm thán)
2. Viết một đoạn văn giới thiệu truyện "Bến quê".
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
1. Bài 1: ý a, b, c (110)
a. Nhưng, nhưng rồi, và (thuộc phép nối).
b. Cô bé- cô bé (Phép lặp)
Cô bé- nó (phép thế).
c. Vì bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn tôi nữa! - thế (thuộc phép thế). 
III. Luyện tập
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học bài- ứng dụng viết văn có sử dụng phép liên kết.
Ngày giảng:
Tiết 139 (tiếp)
ôn tập tiếng việt 
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức đã học về nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng vào các bài tập và trong giao tiếp.
II/ Chuẩn bị: Nội dung ôn tập, bài tập.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
2/ Kiểm tra: (không)
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 
Hoạt động I: HDHS ôn tập nghĩa tường minh và hàm ý.
HS: Đọc truyện cười SGK/111
GV: Qua truyện cười vừa đọc, hãy cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện?
HS: Trao đổi thảo luận và trình bày
GV: Nhận xét, bổ xung, chốt lại
HS: Đọc bài tập 2 SGK/101
GV: Tìm hàm ý của câu in đậm dưới đây. Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
HS: Trao đổi thảo luận và trả lời- lớp nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá, đưa kết quả: "Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp" có nghĩa là "đội bóng huyện chơi không hay". 
GV: Câu nói đó còn có nghĩa là gì?
HS: "Tôi không muốn bình luận về vấn đề này"
GV: Trong cách nói này người nói có vi phạm về phương châm gì?
HS: Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
GV: Hàm ý của câu b là gì?
HS: Tớ báo cho Chi rồi- hàm ý của câu in đậm là:" Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn"
GV: Trong cách nói này người nói có vi phạm phương châm hội thoại không? Nếu vi phạm thì phương châm nào?
HS: Có, phương châm về lượng.
GV: Theo em cách vi phạm phương châm hội thoại này là vô tình hay cố ý?
HS: Là cố ý.
Hoạt động II: HDHS Viết đoạn văn có sử dụng hàm ý.
GV: Viết một đoạn hội thoại có sử dụng hàm ý.
HS: Viết đoạn văn- lên trình bày
GV: Nhận xét, bổ xung, sửa sai cho học sinh.
- Đưa một đoạn văn mẫu yêu cầu học sinh tìm hàm ý. 
* Lưu ý học sinh: cách dùng hàm ý trong hội thoại cần phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp để trình bày cho hợp lý.
1'
24'
10'
I.
II.
III. Nghĩa tường minh và hàm ý
Bài 1: Đọc truyện cười "chiếm hết chỗ".
- Hàm ý: " ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi" à địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông nhà giàu.
Bài 2:
a. Từ in đậm có thể hiểu "đội bóng huyện chơi không hay".
Hoặc là: "Tôi không muốn bình luận về việc này".
b. Hàm ý là: "Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn".
Bài 3: Viết đoạn văn có sử dụng hàm ý.
	4/ Củng cố: (4’) - Hệ thống bài ôn tập hai tiết
 - Muốn sử dụng hàm ý có hiệu quả người nói, người viết cần chú ý những gì?
 5/ Dặn dò: (1’) - Học bài, ứng dụng viết đoạn văn.
Ngày giảng:
Tiết 140
luyện nói nghị luận về một
 đoạn thơ, bài thơ
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
1. Kiến thức: Qua bài cho học sinh ôn lại lý thuyết về kỹ năng của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tích hợp các kiến thức về văn và tiếng Việt đã học.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý và nói theo dàn ý.
II/ Chuẩn bị: Thầy: - Ra đề bài về nhà: Bếp lửa sưởi ấm một đời- bàn về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
 Trò: - Ôn để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về đoạn thơ, nội dung cơ bản của từng phần.
III/ Các hoạt động dạy và học.	
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
 	2/ Kiểm tra: không
 3/ Bài mới: 
Vào bài 
Hoạt động I: HDHS chuẩn bị.
GV: Chép đề lên bảng.
HS: Đọc đề.
GV: Đề bài thuộc kiểu bài nào?
HS: Nghị luận từ một bài thơ.
GV: Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì?
HS: Tình bà cháu.
GV: Các ý cần tìm là gì?
HS: Trả lời
GV: Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học- đã đọc. 
- Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
Hoạt động II: HDHS nói.
GV: Hãy nêu cách vào bài?
HS: Trình bày.
GV: Hướng dẫn cách vào bài: Nội dung nói trong bài cần đề cập đến nội dung gì?
HS: Trình bày.
GV: Gợi ý:
- Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh bếp lửa của làng quê Việt Nam thời thơ ấu. 
GV: Lưu ý: Cần khai thác các từ "Chờn vờn", "ấp iu".
- Kỷ niệm về thời thơ ấu thường là rất xa nhưng bao giờ cũng có nét trong sáng, nguyên sơ.
- Kỷ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa quê hương.
- Hình ảnh bếp lửa gắn với những biến cố của đất nước, hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước.
- Nhà thơ rút ra bài học đạo lý về sự quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.
Hoạt động III: HDHS trình bày trên lớp.
GV: Gọi ba học sinh lên trình bày
- Chỉ định một hai em tóm tắt toàn bài
- Hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận, thống nhất bài hoàn chỉnh.
HS: Trao đổi, thống nhất.
GV: Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
1'
20'
10'
10'
I Hướng dẫn chuẩn bị:
* Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
 1. Tìm hiều đề:
a. Nghị luận về một bài thơ.
b. Vấn đề nghị luận: Tình bà cháu.
 2. Tìm ý:
II. Hướng dẫn nói
 1. Dẫn vào bài: 
 2. Nội dung nói
III. Trình bày trên lớp
 4/ Củng cố: (2’) - Nhận xét cách làm bài và cách trình bày của học sinh.
 5/ Dặn dò: (1’) - Trình bày một bài hoàn chỉnh theo sự hướng dẫn, góp ý.
 Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_28_tiet_136137138139_140.doc