Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 29 - GV: Nguyễn Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Long Thành Bắc

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 29 - GV: Nguyễn Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Long Thành Bắc

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 ( Lê Minh Khuê)

I MỤC TIÊU :

1/Kiến thức: HS cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiếun đấu nhiều gian khổ , hy sinh mà vẫn lạc quan của các nhân vật, lồng ghép môi trường

2/Kỹ năng: Thấy được cách miêu tả nhân vật đặc sắc (tâm lí-ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện .

3/Thái độ: Giáo dục tình đồng đội , tinh thần trách nhiệm và tình yêu cuộc sống.

II TRỌNG TÂM:

 Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ , hy sinh mà vẫn lạc quan của các nhân vật, lồng ghép môi trường

III CHUẨN BỊ:

 -Giáo viên: chân dung tác giả Lê Minh Khuê.

 -Học sinh:Tóm tắt truyện, tìm hiểu thêm tính cách 3 cô gái TNXP

IV TIẾN TRÌNH :

1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Điểm danh

2 Kiểm tra miệng:

?Truyện ngắn Bến quê chứa đựng những suy ngẫm , triết lí gì của tác giả về con người và cuộc đời?

 =>Truyện ngắn chứa đựng được nhiều suy ngẫm , triết lí của NMC về đời người , là kết quả của sự chiêm nghiệm thấm thía, sâu sắc của tác giả.

 -Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của mỗi con người.

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tuần 29 - GV: Nguyễn Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Long Thành Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:141
Ngày dạy:
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 ( Lê Minh Khuê)
I MỤC TIÊU :
1/Kiến thức: HS cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiếun đấu nhiều gian khổ , hy sinh mà vẫn lạc quan của các nhân vật, lồng ghép môi trường
2/Kỹ năng: Thấy được cách miêu tả nhân vật đặc sắc (tâm lí-ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện .
3/Thái độ: Giáo dục tình đồng đội , tinh thần trách nhiệm và tình yêu cuộc sống.
II TRỌNG TÂM:
 Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiêên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ , hy sinh mà vẫn lạc quan của các nhân vật, lồng ghép môi trường
III CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên: chân dung tác giả Lê Minh Khuê.
 -Học sinh:Tóm tắt truyện, tìm hiểu thêm tính cách 3 cô gái TNXP
IV TIẾN TRÌNH :
1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Điểm danh
2 Kiểm tra miệng:
?Truyện ngắn Bến quê chứa đựng những suy ngẫm , triết lí gì của tác giả về con người và cuộc đời?
 =>Truyện ngắn chứa đựng được nhiều suy ngẫm , triết lí của NMC về đời người , là kết quả của sự chiêm nghiệm thấm thía, sâu sắc của tác giả.
 -Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của mỗi con người.
Nhân vật Nhĩ cảm nhận điều gì ở Liên?
A/ Tần tảo và chịu đựng hy sinh*
B/ Vất vả giản dị
c/ Đảm đang tháo vát
D/ Thông minh giỏi giang trong sự việc
HS2 Nêu suy nghĩ của em về sự suy ngẫm của tác giả?Truyện Bến Quê được kể theo ngôi thứ ba.
A Đúng 
B sai
 -Cuộc đời con người khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, nhất là khi còn trẻ. Chỉ đến khi đã từng trải hoặc ở trong cảnh ngộ khác thường, người ta mới nhận thức được giá trị đích thực, giản dị , bền vững, gần gũi quanh ta
3 Bài mới:
 -Hôm nay , chúng ta làm quen với một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn về đề tài chiến đấu. Đây là một mảng hiện thực của cuộc sống thời chống Mĩ ác liệt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, hiểu.
 -HS đọc chú thích * trong SGK.
?Tóm tắt những nét chính về tác giả?
 -GV giới thiệu ảnh chân dung của tác giả, và giải thích minh hoạ thêm về Lê Minh Khuê.
?Nêu xuất xứ của truyện ngắn?
?Xác định phương thức biểu đạt, chủ đề của truyện?
 =>Qua việc khẳng định tâm hồn trong sáng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống, chiến đấu gian khổ của ba cô gái thanh niên xung phong
 -Hướng dẫn đọc: đọc cần thể hiện giọng điệu. Ngôn ngữ của truyện, chủ yếu là lời của nhân vật Phương Định. Kết hợp câu kể, tả, câu văn ngắn, gần với khẩu ngữ.
 -Giải thích chú thích trong SGK.
?Gọi HS tóm tắt truyện?
 =>Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường TS gồm ba cô gái trẻ: Phương Định, Nho, chị Thao. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá san lấp do bm địch gây ra , đánh dấu những vị trí bom chưa nổCuộc sống gian khổ, khó khăn nhưng họ vẫn có những nét vui vẻ, hồn nhiên của tuổi trẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó trong tình đồng đội .Truyện miêu tả nhân vật chính Phương Định cô gái giàu cảm xúc, mơ mộng, hồn nhiên luôn nhớ về những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ, gia đình, thành phố yêu thương.
?Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
 =>Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và người kể chuyện cũng là nhân vật chính . sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm và thuận lợi trong việc miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. Truyện viết về chiến tranh cố nhiên có những chi tiết, sự việc về bom đạn, chiến đấu, hi sinh nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh, tạo được hiệu quả đó, một phần nhờ vào cách lựa chọn nhân vật kể.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
?Ba nhân vật nữ TNXP trong tổ trinh sát mặt đường có những nét gì chung đã gắn bó họ thành một khối thống nhất?
 =>Họ làm việc ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn- nơi tập trung nhiều bom đạn – nguy hiểm , ác liệt (ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, đường bị đánh lở loét , màu đỏ đất,, những thân cây bị tước khô cháy.
?Công việc của họ ntn?
 =>Đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm-phá bom chưa nổ, chạy trên cao điểm cả ban ngày
?Họ là những cô gái có những nét tính cách nào giống nhau? Và những gì là nét tính cách riêng của mỗi người?
 =>Họ cũng thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh ( Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát).
 -Chị Thao từng trải hơn, không dễ dàng, hồn nhiên, mơ ước và dự định về tương lai có vẻ thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ , chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu.
GV lồng ghép môi trường: về cảnh tàn phá của đạn MĨ
*GV chốt chuyển
I/.Đọc- tìm hiểu chú thích:
 -Lê Minh Khuê: sinh năm 1949, Thanh Hoá, là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn.
 -Truyện viết năm 1971.
 -Truyện ca ngợi thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ.
II/ Đọc- Tìm hiểu truyện.
 1.Những nét tính cách chung của ba cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường.
 -Hoàn cảnh sống, chiến đấu: bom đạn, nguy hiểm, ác liệt, gian khổ, khó khăn.
 -Công việc mạo hiểm với cái chết, khó khăn, gian khổ, đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tỉnh.
 -Họ là những cô gái trẻ dễ xúc cảm, hay mơ mộng, có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, dũng cảm, tình đồng đội gắn bó.
 4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
 Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được kể theo ngôi thứ mấy?
A/ năm 1970
 B/ Năm 1971
 C/ Năm 1975 D/ Năm 1976
5.Hướng dẫn HS tự học :.
 -Học bài, Soạn phần nhân vật Phương Định , Nho, Chị Thao. Chú ý Phương Định trong 1 lần phá bom.
V RÚT KÍNH NGHIỆM 
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI(TT)
 ( Lê Minh Khuê)
Tiết CT: 142
Ngày dạy:
IMục tiêu: ( như tiết 141)
II TRỌNG TÂM:
Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiêên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ , hy sinh mà vẫn lạc quan của các nhân vật, lồng ghép môi trường
III Chuẩn bị:
 GV: Tranh 3 cô gái TNXP, bảng phụ
 HS: Vở bài tập, dung cụ học tập
IV Tiến trình:
 1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Điểm danh
 2 Kiểm tra miệng:
Nêu nét giống nhau của 3 cô gái TNXP? Nêu vài nét về Lê Minh Khuê?
 3 Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
 Gọi HS nhắc lại những tính cách của 3 cô gái thanh niên xung phong.
Trong nền phẩm chất chung của 3 cô gái, tác giả cụ thể hoá nhân vật Phương Định như thế nào?
? Tìm những chi tiết giới thiệu về nhân vật Phương Định?
? Đối với đồng đội Phương Định là người như thế nào?
Trong công việc, Phương Định là người như thế nào?HS đọc đoạn vănCó cài nhìn xa xăm.
Tâm lí nhân vật phương Định trong một lần phá bom được miêu tả như thế nào?
Cho HS đọc lại đoạn văn “ Tôi đến gần quả bom cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình tôi không sợ nữaquả bom.
Nêu cảm nhận của em về nhân vật này?
Thông qua lời kể của Phương Định, chị Thao là người như thế nào?
Nho được miêu tả như thế nào?
?Qua truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống MĨ?
Hoạt động 3 Luyện tập
Thảo luận nhóm
2- Nhân vật Phương Định:
 - Là cô gái Hà Nội xung phong vào chiến trường.
 - Nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng, thích ca hát.
-Yêu mến đồng đội “Chăm sóc nho khi bị thương”
- Trong công việc năng động dũng cảm, không sợ nguy hiểm.
žCó thế giới nội tâm phong phú
3-Chị Thao:
Từng trải hơn, sợ máu, thích mặc áo thêu
3-Nho: thích thêu thùa, thích tắm sông suối, thích ăn kẹo
’Là con người mới tiêu biểu cho lớp trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Nghệ thuật:Sử dụng ngôi kể phù hợp, cách miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
Ghi nhớ SGK Trang 122
III- Luyện tập:
Cho HS nêu cảm nghĩ của em về Phương Định
4 Câu hỏi, bài tâp củng cố:
Hãy điền những từ ngữ giới thiệu về 3 nữ thanh niên xung phong
- Hoàn cảnh sốâng..
-Công việc ..
- Phẩm chất chung..
5 Hướng dẫn HS tự học:
 Về học ghi nhớ SGK , Hoàn chỉnh bài tập
 Soạn bài mới: Rô- Bin –Xơn ngoài đảo hoang, nhận xét về trang phục.
V Rút kinh nghiệm:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN)
Tiết CT: 143
Ngày dạy: 
I MỤC TIÊU:
1/Kiến thức: Hoàn chỉnh qui trình một bài nghị luận hiện tượng xã hội.
2/Kỹ năng:Uốn nắn những ý kiến lệch lạc, sa đà trước vấn đề, ôn luyện , khắc sâu kiến thức, kỹ năng làm bài nghị luận xã hội.
3/Thái độ: Ý kiến, quan điểm về một vấn đề nghị luận hiện tượng xã hội ở địa phương.
II TRỌNG TÂM:
 Hoàn chỉnh qui trình một bài nghị luận hiện tượng xã hội.
III CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bài đã chấm.
Học sinh: dàn ý, các dự kiến để sửa bài.
IV TIẾN TRÌNH:
1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Điểm danh
2 Kiểm tra miệng: không kiểm tra.
 –GV gọi HS: nhắc lại mô hình bài nghị luận xã hội.
 =>Giới thiệu vấn đề – hiện tượng – liên hệ thực tế – phân tích nhận định các khía cạnh của vấn đề - kết luận khẳg định (phủ định) - lời khuyên. 
3 Bài mới: Các em đã viết bài về sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương: vấn đề môi trường, đời sống nhân dân, những thành tựu mới trong xây dựng, vấn đề tệ nạn xã hộiHôm nay, chúng ta đánh giá, nhìn nhận lại.
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề.
 -HS  ... ương ứng với luận điểm, câu văn phải thể hiện tính nghị luận: quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá, (có thể sử dụng câu phủ định, câu khẳng định)
5.Đọc bài văn hay.
 -9A: Hậu. 9B Hằng
4 Câu hỏi, bài tập củng cố: GV nhắc lại yêu cầu về nội dung
5.Hướng dẫn HS tự học:
 -Viết lại bài sau khi sửa chữa.
 -Chuẩn bị bài : Trả bài viết số 7.
 +Xem lại đề , lập dàn ý.
V RÚT KINH NGHIỆM :
 .
Tiết CT: 144
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7
Ngày dạy: 
I MỤC TIÊU:
1/Kiến thức: Nhận ra ưu, nhược điểm về nội dung-hình thức trong bài viết.
2/Kỹ năng: Khắc phục các nhược điểm ở bài viết và thành thục hơn kĩ năng làm bài viết văn nghị luận văn chương.
3/Thái độ:phát huy ưu điểm 
II TRỌNG TÂM:
 Khắc phục các nhược điểm ở bài viết và thành thục hơn kĩ năng làm bài viết văn nghị luận văn chương.
III CHUẨN BỊ:
Giáo viên:Chấm bài, bảng phụ ghi dàn ý.
Học sinh: Đọc lại bài, xác định lỗi, cách chữa lỗi 
IV TIẾN TRÌNH:
1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: điểm danh.
2 Kiểm tra: không kiểm tra.
3 Bài mới: các em viết bài nghị luận về bài thơ Nói với con của Y Phương. Hôm nay, chúng ta đánh giá lại bài làm của mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề.
 -HS đọc đề, GV ghi bảng .
 -Xác định thể loại, yêu cầu về nội dung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện dàn ý cho bài viết.
 -Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý, GV chốt dàn ý bằng bảng phụ.
Hoạt động 3: Nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động 4: Sửa lỗi.
 -GV treo bảng phụ có ghi những đoạn văn lỗi về mô hình đoạn, lỗi diễn đạt.
 -Gọi HS xác định lỗi, nêu cách sửa và chữa lại.
 -GV chốt.
 -HS gọi điểm, GV ghi điểm.
Đề bài: cảm nhận, suy nghĩ của em về bài thơ Nói với con của Y Phương .
Tìm hiểu đề:
 -Thể loại: nghị luận văn chương (một bài thơ).
 -Nội dung: nghị luận về bài thơ Nói với con.
3- Xây dựng dàn ý:
 a.Mở bài:
 - “Nói với con” – Y Phương là lới tâm sự của cha đối với con về cuộc đời, là tình yêu thương, niềm tự hào của cha đối với con, với quê hương.
 b.Thân bài:
 -Tình cảm gia đình đầm ấm.
 + Cha mẹ nâng đón con vào đời, các hình ảnh (chân phải bước tới cha,chân trái bước tới mẹ) .
 +Một gia đình đầm ấm, quấn quýt.
 +Giọng thơ trìu mến, dạt dào cảm xúc.
 -Tình cảm quê hương:
 +Cuộc sống lao động cần cù nhưng quấn quýt, gần gũi, sẻ chia.
 +Rừng núi thơ mộng nghĩa tình.
 +Con lớn lên bằng sự nuôi dưỡng, che chở của quê hương.
 +Giọng thơ tha thiết say sưa.
 -Những đức tính cùa người đồng mình.
 +Vất vả, gian khổ mà mạnh mẽ, bền bĩ, gắn bó với quê hương dẫu nghèo khó.
 +Mộc mạc mà giàu chí khí niềm tin, dựng xây quê hương với truyền thống tốt đẹp.
 -Dặn dò con về lẽ sống.
 +Phải sống tình nghĩa, thuỷ chung với bản làng.
 +Phải biết chấp nhận thử thách để vượt qua bằng ý chí và niềm tin.
 +Phải biết tự hào về quê hương và phát huy truyền thống của quê hương.
 -Giọng thơ trìu mến, tha thiết, hình ảnh thơ lạ cụ thể mà khái quát, đặc trưng..
 +Cách nói đặc trưng cụ thể mà khái quát.
 c.Kết bài:
 -Bài thơ thể hiện tình cha con, gia đình, quê hương sâu nặng.
 -Khơi gợi niềm tự hào dân tộc,tình yêu quê hương. Ý thức sống gắn bó với quê hương và niềm tin vươn lên trong cuộc sống
4.Nhận xét bài làm:
 *Ưu điểm:
 -Viết đúng thể loại, bám sát vào mạch thơ, hình ảnh, giọng điệu.
 -Một số em viết có sáng tạo, thể hiện được cảm nhận riêng của bản thân, cảm thụ sâu sắc, nhận ra cách thể hiện đặc sắc, có chú ý phát triển các luận điểm.
 *Tồn tại:
 -Một số bài diễn xuôi bài thơ.
 -Viết dài dòng, chưa thể hiện được cảm nhận, thiếu trích dẫn thơ, thiếu nghệ thuật.
 -Chưa biết khái quát ý.
 -Lỗi diễn đạt, dùng từ.
5.Sửa lỗi:
 -Lỗi đoạn văn chưa linh hoạt.
 -Lập luận chưa khoa học, còn dài dòng, thiếu liên kết logich.
 -Nhiều bài thiếu trích dẫn thơ nên thiếu tình thuyết phục.
 -Ý rời rạc, chưa liên kết.
Đoạn văn sai:
Người miền núi có một tâm hồn chân thật,trong sáng, tư duy của một con người lao động không biết mệt nhocï. Để ta vừa biết được tình yêu của cha mẹ và quê hương đất nước.( Câu sai ngữ pháp), sai từ “tư duy.”
Sửa sai: Người miền núi có một tâm hồn trong sáng, chân thật..
Trong kho tàng văn học hiện đại việt nam có nhiều bài thơ nổi tiếng về giáo dục con cái như con cò, viếng lăng bác
’Dùng từ sai. Sửa lại:Trong nền văn học hiện đại.Con Cò, Nói với con,.
* Bài thơ Nói với con của Y Phương nói về người cha đảm đang.Sai từ( đảm đang)
6.Đọc bài văn hay.
 -9A: Hậu.
 -9B: Thi
7.Ghi điểm.
Lớp 
0-2
3-4
Cộng
5-6
7-8
9-10
Cộng
TTB
9A/40
9
9
26
5
31
9B/ 35
7
7
20
8
28
4 Câu hỏi,bài tập củng cố:
 Gv nhắc lại nội dung và phương pháp
5.Hướng dẫn HS tự học.:
 -Sửa lại các đoạn văn lỗi theo yêu cầu, lời phê của GV.
 -Sưa tầm một số biên bản để học “biên bản”. SGK/123
V RÚT KINH NGHIỆM :
.
BIÊN BẢN
Tiết CT:145
Ngày dạy:
I MỤC TIÊU :
1/Kiến thức: phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2/Kỹ năng: Nắm được cách viết biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
3/Thái độ:Tập viết biên bản.
II TRỌNG TÂM:
 Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
III CHUẨN BỊ:
Giáo viên: một số biên bản mẫu: họp HĐSP, sơ yếu lí lịch.
Học sinh: biên bản đã sưu tầm, định hướng trả lời câu hỏi.
IV TIẾN TRÌNH :
 1 .Ổn định tổ chức kiểm diện: Điểm danh
 2.Kiểm tra miệng: không kiểm tra.
 -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (biên bản đã sưu tầm).
 -Kiểm tra Vở bài tập Ngữ Văn.
 3 Bài mới: Có một loại văn bản dùng làm chứng cứ minh chứng cho các nhận định, kết luận và các quyết định xử lí. Đó là biên bản mà chúng ta tìmhiểu qua bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 -Gọi HS đọc văn bản 1, văn bản 2 trong SGK/123-124 .
 a.Biên bản ghi lại những sự việc gì? (mục đích của biên bản).
=>Ghi chép sự việc đang diễn ra, mới xảy ra.
 -Văn bản 1: Đại hội chi đội =>hội nghị.
 -Văn bản 2: Trả lại phương tiện => sự vụ.
?Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung, hình thức?
 =>Nội dung: cụ thể, chính xác, trung thực, đầy đủ.
 -Hình thức:lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác.
 -Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi chép trung thực đầy đủ.
?Em hãy kể tên một số biên bản thường gặp trong thực tế?
 =>HS kể tên và đối chiếu với một số biên bản đã sưu tầm trong thực tế như: biên bản sinh hoạt lớp cuối tuần, biên bản họp ban chỉ huy liên đội, sơ yếu lí lịch, hợp đồng
?Nêu đặc điểm của biên bản?
?Có những loại biên bản nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách viết biên bản.
 -Gọi HS đọc lại các văn bản ở mục I.
?Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì?Tên của biên bản được viết ntn?
 =>Phần mở đầu (phần thủ tục).
 -Các loại văn bản khác nhau có cách ghi khác nhau (GV cho HS so sánh văn bản 1 và văn bản 2 và một số văn bản đã sưu tầm để rút ra cách ghi khác nhau ấy).
?Phần nội dung biên bản gồm những mục gì?
?Nhận xét cách ghi những nội dung trong biên bản. Tính chính xác , cụ thể của biên bản có giá trị ntn?
 =>Nội dung của văn bản cần trình bày ngắn gọn, đầy đủ, chính xác.
 -Biên bản dùng để làm chứng cứ chứng minh (minh chứng) các sự kiện thực tế làm cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quyết định xử lí. Chính vì thế nên phải trình bày ngắn, đầy đủ, chính xác, khách quan.
?Phần kết thúc biên bản có những mục nào?
 =>Đối với văn bản hội nghị thì như thế còn đối với văn bản sự vụ các bên đại diện kí tên.
?Chữ kí tên dưới biên bản nói lên điều gì?
 =>Những người tham gia (đại diện)hội nghị, cuộc họp xử lí
?Lời văn trong biên bản phải ntn?
 -Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/126.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
 -Bài tập 1: Hoạt động cá nhân, trả lời tại chổ.
 -Bài tập 2: Thảo luận nhóm, thực hiện theo qui trình (mỗi tổ viết một biên bản).
I/. Đặc điềm của biên bản:
 -Là loại văn bản ghi chép trung thực, đầy đủ, chính xác một sự việc đang xẩy ra hoặc vừa mới xảy ra.
 -Biên bản hội nghị, biên bản sự vụ.
II/. Cách viết biên bản.
 -Phần mở đầu : Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dựï và chức trách của họ.
 -Phần nội dung: diễån biến và kết quả sự việc.
 -Phần kết thúc: thời gian, kết thúc, họ tên, chữ kí của chủ toạ, thư kí.
 -Lời văn ngắn gọn, chính xác.
*Ghi nhớ SGK/126.
III-. Luyện tập.
 1.Lựa chọn tình huống cần viết biên bản.
 a.Đại hội.
 d. Một vụ tai nạn.
 c.Nghiệm thu.
Phân đầu?
 (Phân thủ tục).
-Phần nội dung?
-Phần kết thúc.
Trường THCS Long Thành Bắc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 
Chi đội 9A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
(Giới thiệu đội viên vào Đoàn).
 -Khai mạc lúc 10h ngày 05/04/2008
 -Thành phần tham dự.
 Đại biểu: Liện đội trường, GVCN, Thầy Tồng phụ trách.
 Chủ toạ: Chi đội trưởng.
 Thư kí: thư kí chi đội.
 Bốn mươi đội viên chi đội 9A.
 -Chủ toạ đọc lời khai mạc.
 -Chi đội phó đọc thành tích các đội viên được đề xuất.
 -Hội nghị biểu quyết, ý kiến .
 -Phát biểu của đại biểu.
 -Chủ toạ chốt danh sách, đáp từ hội nghị.
 -Phiên hợp kết thúc lúc ngày.
 Chủ toạ Thư kí
 Kí tên Kí tên
 Họ và tên Họ và tên.
 ( Hồ sơ đính kèm)
 -Đơn xin của các đội viên.
 -Bảng tóm tắt thành tích.
4 Câu hỏi, bài tập củng cố: GV nhắc lại yêu cầu của biên bản
5 Hướng dẫn HS tự học: Học bài 
Hoàn chỉnh vở bài tập Ngữ Văn .
Chuẩn bị bài luyện tập viết biên bản.
Tổ 1: bài tập 1
Tổ 2: bài tập 2
Tổ 3: bài tập 3
Tổ 4: bài tập 4
V RÚT KINH NGHIỆM :
  ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_29_gv_nguyen_thi_ngoc_hieu_truong_thc.doc