Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 29 - GV: Trần Huy Thao - Trường THCS Ngô Mây

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 29 - GV: Trần Huy Thao - Trường THCS Ngô Mây

Tuần 29 Tiết 105, 106 Ngày soạn: Ngày dạy:

 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết

-Biết cách vận dụng các kỹ năng, kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã được học ở các tiết trước

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Nghiên cứu ra đề, biểu điểm; Học sinh: Ôn tập

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định lớp.

 II. KTSCBCHS

 III. Phát đề:

I. Trắc nghiệm (5đ_mỗi câu đúng được 0,5đ): Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

 “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

 Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò.

 Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước”

(Ngữ Văn 6, Tập 2)

 Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đại diện:

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

 A. Sông nước Cà Mau (Đất rừng phương nam) C. Vượt thác (Quê nội)

 B. Bức tranh của em gái tôi D. Bài học đường đời đầu tiên (Dế Mèn phiêu lưu kí)

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 29 - GV: Trần Huy Thao - Trường THCS Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 105, 106 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết
-Biết cách vận dụng các kỹ năng, kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã được học ở các tiết trước
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nghiên cứu ra đề, biểu điểm; Học sinh: Ôn tập
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. KTSCBCHS
 III. Phát đề:
I. Trắc nghiệm (5đ_mỗi câu đúng được 0,5đ): Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
 “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
 Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò.
 Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước”
(Ngữ Văn 6, Tập 2)
 Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đại diện: 
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? 
 A. Sông nước Cà Mau (Đất rừng phương nam) C. Vượt thác (Quê nội)
	B. Bức tranh của em gái tôi D. Bài học đường đời đầu tiên (Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai trong những nhà văn sau đây?
 A. Tô Hoài C. Đoàn Giỏi 
	B. Võ Quảng D. Tạ Duy Anh
Câu 3: Khi viết về nhân vật dượng Hương Thư đang vượt thác, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
 A. Tự sự C. Biểu cảm
 B. Nghị luận D. Miêu tả
Câu 4: Câu “Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn”, là câu văn miêu tả:
 A. Vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng của thiên nhiên trên sông Thu Bồn 
 B. Vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên trên sông Thu Bồn 
 C. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn
 D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Chọn trật tự từ đúng để điền vào chỗ trống trong câu văn sau (miêu tả dượng Hương Thư)
 “Các bắp thịt, hai hàm răng ., quai hàm., cặp mắt ”
 A. Cuồn cuộn, cắn chặt, bạnh ra, nảy lửa C. Bạnh ra, nảy lửa 
 B. Cuồn cuộn, nảy lửa D. Nảy lửa, cắn chặt, bạnh ra
Câu 6: Nhân vật dượng Hương Thư có đặc điểm gì?
 A. Dày dạn kinh nghiệm, dũng mãnh, quả cảm C. Nhút nhát, nhu mì
	B. Chậm chạp, lờ đờ D. Liều lĩnh, không tính toán 
Câu 7: Câu “Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.” sử dụng biện pháp tu từ nào?
 A. Nhân hóa C. So sánh
	B. Hoán dụ D. Ẩn dụ
Câu 8: Tổ hợp nào là cụm động từ?
 A. Đang vượt thác C. Chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững
	B. Một pho tượng đồng đúc D. Gồm A và C
Câu 9: Tổ hợp nào là cụm danh từ?
 A. Đang vượt thác C. Chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững
	B. Một pho tượng đồng đúc D. Gồm A và C 
Câu 10: Đoạn văn tả dượng Hương Thư trong đoạn trích trên, là:
 A. Tả chân dung C. Tả hành động 
	B. Vừa tả chân dung vừa tả hành động D. Tất cả đều sai
II. Tự luận (5 điểm):
 Tả lại hình ảnh mẹ em 
ĐÁP ÁN:
I. Trắc nghiệm: 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
D
C
A
A
C
D
B
B
II. Tự luận : Yêu cầu :Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát. Viết đúng yêu cầu của đề : Tả người
 Nội dung: Bài viết thể hiện rõ bố cục
a) Mở bài :
- Niềm hạnh phúc khi được sống bên những người thân yêu.
- Mẹ là người gần gũi, thân yêu nhất.
b) Thân bài : 
* Tả bao quát:
- Dáng người ( đậm, khoẻ khoắn, nhanh nhẹn).
- Màu da, nụ cười, ánh mắt ( nên chọn một chi tiết để thể hiện chiều sâu tâm lí,).
- Tính tình ( cởi mở, chan hoà, dễ gần, ai cũng yêu mến).
* Tả cụ thể:
- Trong gia đình:
+ Nhanh nhẹn, đảm đang, gánh vác, thu vén công việc.
+ Tận tuỵ, hi sinh cho chồng con
+ Nghiêm túc, cần cù, có năng lực.
+ Hết lòng vì tập thể, được tín nhiệm, tin yêu.
(* Kỉ niệm sâu sắc về mẹ khi em ốm ( mắc lỗi, làm việc tốt):
- Biểu hiện bên ngoài: cử chỉ âu yếm, ân cần; lời nói dịu dàng, nét mặt lo âu,
- Biểu hiện tâm lí qua ánh mắt, giọng nói động viên, khích lệ, bao dung,)
c) Kết bài:
Cảm nghĩ của em khi có mẹ chăm sóc
Yêu quí, biết ơn, muốn chia sẻ với mẹ những lo toan trong gia đình.
Cố gắng làm vui lòng mẹ.
 IV. Thu bài, nhận xét
 V. Dặn dò: Lập dàn ý kể về sự đổi thay của quê em; CBB Các thành phàn chính của câu
************************************************************
Tuần 29 Tiết 107 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
	 CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : 
 Nắm được các khái niệm về các thành phần chính của câu.
Có ý thức đặt câu có đầy đủ thành phần chính
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn; Bảng phụ viết VD
- Học sinh: Soạn bài; Học bài cũ
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ: 
 - Thế nào là hoán dụ ? Cho ví dụ ? 
 - So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ ? 
 III. Bài mới:
	- Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập)
	- Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1. HD tìm hiểu phần I
- Gv viết VD lên bảng
- Em hãy xác định các thành phần trong câu văn?
- HS lên bảng xác định thành phần câu
- Thử lược bỏ từng thành phần và rút ra nhận xét?
+ Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn?
+ Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?
- Vậy hai thành phần chính của câu là gì?
GV: Vậy hai thành phần CN và VN không thể lược bỏ trong câu gọi là thành phần chính của câu. 
- HS rút ra kết luận
- HS đọc ghi nhớ
I.Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu:
1. Tìm hiểu VD:
Chẳng bao lâu, tôi // đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
 TN CN VN 
* Nhận xét:
- Không thể bỏ Cn và VN vì cấu tạo của câu sẽ không hoàn chỉnh, khi tách khỏi hoàn cảnh giao tiếp câu sẽ trở nên khó hiểu.
- Có thể bỏ TN mà ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi (thành phần phụ).
2. Ghi nhớ: SGK - Tr 92
Hoạt động 2. HD tìm hiểu phần II
- GV treo bảng phụ đã viết VD
- Gọi HS đọc VD
- Xác định các thành phần chính của câu?
 - Từ nào làm VN chính? Từ đó thuộc từ loại nào?
- Mỗi câu có thể có mấy VN? 
VN thường trả lời cho câu hỏi nào? Em hãy đặt một câu hỏi để tìm VN trong các VD trên?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV chốt lại ý chính
II. Vị ngữ:
1. Tìm hiểu VD: SGK - Tr 92+ 93
a. Một buổi chiều, tôi // ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
 TN CN VN1 VN2 
b. Chợ Năm Căn// nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
 CN VN1 VN2 VN3 VN4 
c. Cây tre// là người bạn thân của nông dân VN 
 CN VN
Tre, nứa, trúc, mai, vầu// giúp người .
 CN VN 
* Nhận xét:
a. VN: đứng, xem (ĐT)
b. VN: Nằm (ĐT); ồn ào, đông vui, tấp nập (TT).
c. VN: (là) người bạn (DT kết hợp với từ là)/ VN: Giúp (ĐT)
- Mỗi câu có thể có một hoặc nhiều VN.
- VN có thể là ĐT, TT, cụm ĐT, cụm TT, DT hoặc cụm DT.
- Trả lời câu hỏi: Làm gì? làm sao? như thế nào?
2. Ghi nhớ: SGK - Tr93
Hoạt động 3. HD tìm hiểu phần III
- Cho HS đọc lại các câu vừa phân tích ở phần II
- Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở CN với hành động, đặc điểm, trạng thái nêu ở VN là quan hệ gì?
- CN có thể trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
- Phân tích cấu tạo của CN trong các VD trên?
- Cho HS đọc ghi nhớ
- GV củng cố lại kiến thức bằng cách cho HS làm bài tập nhanh (Treo bảng phụ)
III. Chủ ngữ:
1. Tìm hiểu VD: (Các VD ở mục II)
* Nhận xét:
- Quan hệ giữa CN và VN:
Nêu tên sự vật, hiện tượng, thông báo về hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- CN thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Con gì? cái gì?
- Phân tích cấu tạo của CN:
+ Tôi: đại từ làm CN
+ Chợ Năm Căn: Cụm DT làm CN
+ Tre, nứa, trúc, mai, vầu: các DT làm CN
+ Cây tre: Cụm DT làm CN
2. Ghi nhớ: SGk - Tr 93
* Bài tập nhanh: Nhận xét cấu tạo của CN trong các câu sau:
a. Thi đua là yêu nước.
b. Đẹp là điều ai cũng muốn.
- CN: Thi đua... là động từ
- CN: Đẹp... Là tính từ.
Hoạt động 4. HD Luyện tập
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập
- HS đọc 
- 3 HS lên bảng, mỗi em làm một câu, cả lớp làm vào giấy nháp
- Gv tổ chức cho HS đặt câu
- Giữa các tổ thi đặt câu nhanh theo yêu cầu
- HS xác định CN một trong các câu mà tổ khác vừa đặt
IV. Luyện tập:
Bài 1: xác định CN, VN và phân tích:
a. - CN: tôi (đại từ)
- VN: đã trở tành (Cụm ĐT)
b. - CN: Đôi càng tôi (Cụm ĐT)
- VN: mẫm bóng (TT)
c.- CN: Những cái vút ở chân, ở khoeo (Cụm DT)
VN: Cứ cứng dần(VN1), và nhọn hoắt (VN2) (Cụm TT)
d.- CN: tôi (Đại từ)
- VN: Co cẳng lên (VN1), đạp phanh phách (VN2) (Cụm ĐT)
e. - CN: những ngọn cỏ (Cụm DT)
- VN: Gãy rạp (Cụm ĐT)
Bài tập 2: Đặt câu theo yêu cầu
a. VN trả lời câu hỏi: Làm gì?
- Bạn Lan viết thư chúc Tết các chú bộ đội ở đảo Trường Sa.
b. Vn trả lời câu hỏi: Như thế nào?
- Bạn Xuân luôn chan hoà với bạn bè trong lớp.
c. VN trả lời câu hỏi: Là gì?
- Dế Mèn là chàng đê sớm có lòng tự trọng.
Bài 3: xác định CN cho 3 câu trên
a. Bạn Lan
b. Bạn Xuân
c. Dế Mèn
 IV. Củng cố: Gọi học sinh đọc lại các phần Ghi nhớ
 V. Dặn dò: Học bài; Chuẩn bị: “Câu trần thuật đơn”
*****************************************************
Tuần 29 Tiết 108 	 Ngày soạn: Ngày dạy:
 THI LÀM THƠ 5 CHỮ	
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : 
 - Nắm được cấu tạo thể thơ năm chữ ( tiếng ) . 
 - Kích thích tính sáng tạo nghệ thuật, tập làm thơ năm tiếng, hiểu được nghệ thuật biểu hiện của thể thơ 5 chữ 
B. CHUẨN BỊ:
- Học sinh : Học sinh chuẩn bị một bài thơ . 
- Giáo viên : Soạn bài
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ: kiểm tra vở soạn
 III. Bài mới
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1. HD thực hiện phần 1
Học sinh đọc bài thơ ‘ Đêm nay Bác không ngủ “ ? 
Nhận xét về số tiếng trong mỗi câu ? Số câu trong bài ? Các chia đoạn ? 
Cách ngắt nhịp ? 
Nhận xét về vần ? 
Học sinh phân tích khổ thơ ? 
Học sinh nêu đoạn thơ 5 chữ khác mà em biết ? Nhận xét đặc điểm của chúng ? 
I. Một vài đặc điểm cơ bản của thể thơ năm chữ ( tiếng ) . 
Mỗi câu thơ gồm 5 tiếng. Số câu trong bài không hạn định các chia khổ, đoạn tuỳ theo ý định của người viết . 
Nhịp 3/2 hoặc 2/3 . 
Vần : kết hợp các vần : chân, lưng, liền, cách , bằng, trắc . 
Thích hợp với lối thơ vừa kể chuyện vừa miêu tả . 
VD : Anh đội viên / thức dậy 
 Thấy trời khuya/ lắm rồi . ( v.c.b ) 
 Mà sao / Bác vẫn ngồi .
 Đêm nay / Bác không ngủ . 
Hoạt động 3. HD thực hiện phần II
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà ? 
- Các tổ bàn bạc, lựa chọn đề tài – cử đại diện lên bảng chép bài thơ hay nhất trong tổ . 
- Học sinh nhận xét – Học sinh nhận xét đánh giá ? 
Giáo viên chọn bài hay nhất cho diểm ?
II. Thi làm thơ năm chữ . 
Yêu cầu : Mỗi câu 5 chữ ( tiếng ) 
 + Kết hợp các vần : chân , lưng, liền, cách , bằng, trắc . 
 + Nhịp : 3/2 hoặc 2/3 . 
Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung của bài thơ . 
Vận dụng tốt các phép tu từ . 
 IV. Củng cố: Gọi học sinh đọc lại đặc điểm của thơ 5 chữ
 V. Dặn dò: Sưu tầm một bài thơ 5 chữ mà em thích? Giải thích vì sao thích ? Tập làm thơ 5 chữ . 
 Soạn : Cây tre Việt nam; Câu trần thuật đơn . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_29_gv_tran_huy_thao_truong_thcs_ngo_m.doc