Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3 - Tiết 11,12,13,14,15

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3 - Tiết 11,12,13,14,15

TUẦN III

BàI 3

TIẾT 11

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,

 QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

- Kiến thức: Thấy được mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới. Khẳng định quyền được sống, được phát triển trong hòa bình

- Thái độ: Đúng mức với các trẻ em.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.

II/ CHUẨN BỊ: Trò: - Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi/ SGK, bài soạn.

 - Theo dõi tình hình thời sự.

 Thầy: - Đọc kĩ phần II SGV.

 - Bài soạn, bảng phụ sưu tầm đoạn văn bản tuyên bố.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1/ Tổ chức: (1')

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 3 - Tiết 11,12,13,14,15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng :
Tuần III
Bài 3
Tiết 11 
Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
 quyền được bảo vệ và Phát triển của trẻ em
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Kiến thức: Thấy được mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới. Khẳng định quyền được sống, được phát triển trong hòa bình
- Thái độ: Đúng mức với các trẻ em.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi/ SGK, bài soạn.
	- Theo dõi tình hình thời sự.
 Thầy: - Đọc kĩ phần II SGV.
 - Bài soạn, bảng phụ sưu tầm đoạn văn bản tuyên bố.
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
 2/ Kiểm tra: – Hãy nêu nội dung phần ghi nhớ bài " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"? 
 3/ Bài mới: 
Vào bài : Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan ...
 Trẻ em là một bộ phận của cộng đồng xã hội, là đối tượng non nớt và nhạy cảm rất cần được bảo vệ, che chở dưới mái ám gia đình nói riêng và trong cộng đồng xã hội nói chung. Chính vì lẽ đó, trong thời điểm hiện nay mỗi quốc gia đều xác định rõ việc bảo vệ quyền lợi và chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề rất quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Đây chính là lí do ra đời của bản tuyên bố hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em, vậy nội dung của bản tuyên bố đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động iI: HDHS đọc, giải thích từ khó
GV: Đọc mẫu đoạn đầu, HDHS đọc: Giọng mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết.
HS: Đọc tiếp đến hết bài.
 - Lớp nhận xét, GV nhận xét. 
HS: Đọc phần từ khó.
GV: - Tăng trưởng: Phát triển theo hướng tốt đẹp, tiến bộ.
 - Vô gia cư: Không có gia đình, không có nhà ở.
GV: Em thấy văn bản được viết dưới dạng nào?
HS: Văn bản nhật dụng (thuộc loại nghị luận chính trị, xã hội)
Hoạt động nhóm.
GV: Giao việc: Em hãy nêu bố cục và nội dung chính của từng đoạn?
HS: Trao đổi, thảo luận.
- Đại diện nhóm 2, 3 trình bày.
- Đại diện nhóm 1, 4 nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận, đưa kết quả đúng.
GV: Ngoài ra trong toàn văn còn có hai phần tiếp theo là: Những cam kết – những bước tiếp theo.
GV: Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản?
HS: Văn bản tuyên bố rất rõ ràng.
Hoạt động II: HDHS tìm hiểu VB.
HS: Đọc đoạn mở đầu 1, 2.
GV: Hãy nêu nội dung của mục 1?
HS: Mục 1: Nhiệm vụ mở đầu, nêu vấn đề, giới thiệu mục đích của hội nghị cấp cao thế giới.
GV: Mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới là gì?
HS: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp.
GV: Theo em nội dung của mục 2 là gì?
HS: Trẻ em đều trong trắng, đều hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.
GV: Trẻ em có đầy đủ tố chất như vậy cho nên chúng phải có quyền gì?
HS: Quyền được sống, được phát triển trong hoà bình.
GV: Làm thế nào để thực hiện nhiệm vụ đó?
HS: Tất cả mọi người đều phải có bổn phận quan tâm, chăm sóc.
GV: Tóm lại, hai mục này làm nhiệm vụ gì?
HS: Hai mục làm nhiệm vụ nêu vấn đề gọn rõ - có tính khẳng định.
4/ Củng cố: Hệ thống bài:
 - Phần mở đầu: Mục 1, 2 có mục đích và nội dung gì?
4'
1'
14'
20’
4'
ĐA: HS nêu được phần ghi nhớ trong SGK
I / Đọc và giải nghĩa từ khó.
1/ Đọc văn bản. 
2/ Chú thích từ khó.
3/ Kiểu văn bản.
- Văn bản nhật dụng
4/ Bố cục.
- Chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Sự thách thức: Khổ cực về nhiều mặt của trẻ em.
+ Đoạn 2: Phần cơ hội: Thuận lợi để cộng đồng chăm sóc.
+ Đoạn 3: Phần nhiệm vụ: Nhiệm vụ cụ thể.
II/ Tìm hiểu văn bản 
1/ Mở đầu : (Mục 1, 2)
- Nhiệm vụ mở đầu: Mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới
- Khái quát đặc điểm, yêu cầu của trẻ em.
- Khẳng định quyền được sống, được phát triển trong hoà bình.
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học kĩ bài theo câu hỏi / SGK.
 - Soạn bài phần tiếp theo.
Ngày giảng :
Tiết 12:
Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
 quyền được bảo vệ và Phát triển của trẻ em
(Tiếp)
I/ Mục tiêu cần đạt : 
- Kiến thức: phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của bảo vệ và chăm sóc trẻ em, sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Thái độ: Quan tâm đúng mức với các trẻ em.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi/ SGK, bài soạn.
	- Theo dõi tình hình thời sự.
 Thầy: - Đọc kĩ phần II SGV.
 - Bài soạn, bảng phụ sưu tầm đoạn văn bản tuyên bố.
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1')
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I:
2/ Kiểm tra: - Mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới là gì?
 - Em có nhận xét gì về nhiệm vụ đó?
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 
Hoạt động II: HDHS tìm hiểu văn bản.
GV: Hệ thống bài. HDHS tìm hiểu phần 2.
HS: Đọc mục 3, 4. 
GV: ở phần này bản tuyên bố đã nêu thực tế cuộc sống của trẻ em thế giới như thế nào?
HS: Cuộc sống khổ cực về nhiều mặt.
GV: Hãy nêu sự khổ cực của trẻ em?
HS: Thành nạn nhân của chiến tranh. của bạo lực, phân biệt chủng tộc.
GV: Ngoài ra trẻ em còn có nỗi khổ nào khác? 
HS: Chịu đói nghèo, khủng hoảng KT, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống thấp.
GV: Từ những nỗi khổ đó dẫn đến hậu quả đáng tiếc như thế nào?
HS: Nhiều trẻ em chết.
GV: Trẻ em chết là do đâu?
HS: Suy dinh dưỡng, bệnh tật.
GV: Khi đọc đoạn này em có tình cảm với các bạn ra sao?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS đọc đoạn tiếp và tóm tắt.
HS: Đọc - tóm tắt. 
GV: Qua phần cơ hội, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có gì thuận lợi?
HS: Công ước trẻ em.
GV: Công ước trẻ em có tác dụng ra sao?
HS: Công ước tạo ra một cơ hội mới.
GV: Em thấy sự hợp tác quốc tế ra sao?
HS: Sự hợp tác quốc tế có hiệu quả.
GV: Tìm chi tiết chứng tỏ điều đó?
HS: Trả lời.
GV: Phân tích Giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn phục vụ mục tiêu kinh tế.
GV: Bên cạnh mục tiêu kinh tế, sự hợp tác quốc tế còn có mục đích gì? 
HS: Trả lời.
GV: Em hãy nêu điều kiện của đất nước ta hiện nay ? (Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước)
HS: Đọc phần Nhiệm vụ.
GV: Tác giả đã nêu khá nhiều nhiệm vụ. Em hãy nêu lại và phân tích?
HS: Nhiều nhiệm vụ cấp thiết: Tăng cường sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng và phát triển giáo dục.
GV: Đối tượng cần quan tâm hàng đầu là gì?
HS: Trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, các bà mẹ.
GV: Những việc làm đó nhằm mục đích gì? 
HS: Củng cố gia đình, xây dựng ....
GV: Em có cảm nhận gì về ý và lời của đoạn?
HS: ý và lời của đoạn văn thật dứt khoát, mạch lạc.
- Đọc đoạn cuối.
GV: Theo em nhiệm vụ hàng đầu của cộng đồng quốc tế là gì?
HS: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em.
GV: Tại sao lại như vậy? 
HS: Đây là vấn đề liên quan đến đất nước và toàn nhân loại.
GV: Người ta dựa vào đâu để khẳng định sự văn minh của xã hội? 
HS: Qua chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
GV: Em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em được cộng động quốc tế quan tâm như thế nào?
HS: Cộng động quốc tế quan tâm thích đáng.
GV: Em có nhận xét gì về sự quan tâm đó?
HS: Trả lời.
GV: Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 
	4/ Củng cố: 
 - Hệ thống bài.
 + Em hãy phát biểu suy nghĩ về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền
 + địa phương, tổ chức xã hội nơi mình ở đối với trẻ em?
5'
1'
31'
10’
5'
 ĐA: - Khái quát đặc điểm, yêu cầu của trẻ em.
- Khẳng định quyền được sống, được phát triển trong hoà bình.
- Tất cả mọi người đều phải có bổn phận quan tâm, chăm sóc.
(HS nêu nhận xét của mình)
II/ Tìm hiểu văn bản
 ( Tiếp )
2. Sự thách thức:
- Trẻ em:
 + Thành nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, phân biệt chủng tộc. 
 + Chịu đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh.
 + Nhiều trẻ em chết-> Suy dinh dưỡng, bệnh tật.
3. Phần cơ hội:
- Công ước tạo ra một cơ hội mới.
- Sự hợp tác quốc tế có hiệu quả ->Tăng cường phúc lợi xã hội.
4. Phần nhiệm vụ:
- Tăng cường sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng và phát triển giáo dục.
- Củng cố gia đình, xây dựng môi trường bảo đảm bình đẳng.
5. Nhận thức về tầm quan trọng:
- Chuẩn bị bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em. 
- Cộng động quốc tế quan tâm thích đáng.
 Nhiệm vụ cụ thể, toàn diện.
* Ghi nhớ: SGK/35.
	5/ Hướng dẫn học tập: (1') Học bài.
	 Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại.
Ngày giảng :
Tiết 13
CáC PHƯƠNG CHÂM hộI THOạI
(Tiếp)
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Kiến thức: Hiểu các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp và những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại, các nguyên nhân
	Tích hợp với văn qua văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Thái độ: Có thái độ đung trong giao tiếp hàng ngày.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng giao tiếp.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Làm bài tập, bảng phụ.
 Thầy: - Bài soạn, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức : (1') 
Hoạt động của Thầy và trò
tg
Nội dung bài học
Hoạt động I: 
2/ Kiểm tra: Em hãy nêu khái niệm về phương châm quan hệ, phương châm cách thức, cho ví dụ minh hoạ?
 3/ Bài mới: 
Vào bài : (1') 
Hoạt động iI: HDHS tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. 
HS: Đọc ví dụ SGK/ 36.
GV: Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không?
HS: Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự.
GV: Tại sao em hiểu như vậy?
HS: Thể hiện sự quan tâm đến người khác.
GV: Câu hỏi ấy có sử dụng đúng lúc, đúng chỗ không ?
HS: Sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ. 
GV: Tại sao câu hỏi đó không sử dụng đúng lúc, đúng chỗ?
HS: Vì người được hỏi đang ở cành cây cao nên phải vất vả tụt xuống để trả lời.
GV: Từ tình huống trên, em rút ra yêu cầu gì khi giao tiếp?
HS: Khi giao tiếp cần nắm được đặc điểm của tình huống.
GV: Lưu ý các tình huống nói với ai? Nói khi nào? nói ở đâu? nói nhằm mục đích gì?
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động II: HDHS tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
HS: Đọc lại những ví dụ về phương châm về lượng, phương châm về chất ... 
GV: Cho biết những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
HS: Chỉ có 2 tình huống phương châm hội thoại lịch sự là tuân thủ, các tình huống khác không tuân thủ.
- GV: Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn không?
HS: Không đáp ứng yêu cầu của An.
GV: Trong trường hợp này phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
HS: Phương châm về lượng không được tuân thủ (không cung cấp lượng thông tin như An muốn)
GV: Tại sao nói phương châm về lượng không được tuân thủ?
HS: Vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào ?
GV: Để tuân thủ phương châm về chất trong hội thoại thì cần lưu ý điều gì?
- GV: Khi bác sỹ nói với một người bị bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ?
HS: Không nên nói thật vì có thể làm bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng.
GV: Khi bác sỹ nói tránh đi để bệnh nhân yên tâm thì bác sỹ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
HS: Không tuân thủ phương châm về chất. (nói điều mình không tin là đúng)
GV: Việc nói dối của bác sỹ có chấp nhận được không? Tại sao?
HS: Có thể chấp nhận được vì có lợi cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân lạc quan trong cuộc sống.
GV: Hãy tìm những tình huống khác mà phương châm hội thoại không được tuân thủ?
HS: Trả lời.
( Bị địch bắt, nhận xét về hình thức, tuổi tác..)
- GV: Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không?
HS: Trả lời.
GV: Giải thích: Nếu xét nghĩa hiển ngôn thì không tuân thủ phương châm về lượng. Nếu xét nghĩa hàm ẩn (vốn sống, quan hệ .... ) vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
- Em hiểu nghĩa câu này thế nào?
HS: Nhắc người ta ngoài tiền bạc để duy trì cuộc sống, con người còn có những mối quan hệ thiêng liêng khác.
Hoạt động III: HDHS luyện tập.
Hoạt động nhóm:
GV: Đọc yêu cầu bài tập. 
HS: Trao đổi thảo luận.
Nhóm 1 - 3 trình bày.
Nhóm 2 - 4 nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá và đưa ra kết quả.
HS: Đọc đoạn trích SGK/38.
GV: Thái độ của chân, Tay, tai, mắt đã vi phạm phương châm nào khi giao tiếp?
HS: Phương châm lịch sự.
GV: Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không?
HS: Không, vô lí.
GV: Tại sao việc không tuân thủ đó là vô lí?
HS: 
	 4/ Củng cố: 
 Hãy nêu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp ?
4'
1'
12'
16’
10'
3'
ĐA: 
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
(HS lấy được VD)
I / Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. 
1. Ví dụ: SGK/36
2. Nhận xét:
- Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự.
- Sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ.
-> Khi giao tiếp cần nắm được đặc điểm của tình huống.
* Ghi nhớ: SGK/6.
II/ Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
- Các ví dụ phương châm hội thoại đã học chỉ có 2 tình huống về phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại.
1. Ví dụ: SGK/ 37. 
2. Nhận xét:
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng yêu cầu của An.
- Phương châm về lượng không được tuân thủ.
 Không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
- Việc nói dối của bác sỹ có thể chấp nhận được vì có lợi cho bệnh nhân.
- Tiền bạc chỉ là phương tiện sống, không phải là mục đích cuối cùng của con người.
* Ghi nhớ: SGK /37.
IV/ Luyện tập:
1. Bài 1 / 23
- Với cậu bé 5 tuổi thì Tuyển tập Nam Cao là viển vông, câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức.
- Với người đã học, đây là câu trả lời đúng.
2. Bài 2 / 37
- Thái độ của chân, tay, tai, mắt không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ ấy là vô lí.
- Khách đến nhà phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện.
- Thái độ và lời nói của các vị khách hồ đồ. 
 5/ Hướng dẫn học tập: (1') - Học bài theo câu hỏi SGK.
	- Làm bài tập 2,4,5 SGK/23, 24.
 - Chuẩn bị viết bài số 1: Văn bản thuyết minh.
Ngày giảng :
Tiết 14 + 15 
 Viết bài tập làm văn số 1
Văn thuyết minh
	(Đề bài, đáp án, biểu điểm do nhà trường quản lí)	
	Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_3_tiet_1112131415.doc