Bài 29: Văn bản Tiết 146
RÔ- BIN- XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Trích “Rô- bin- xơn Cru- xô” - Đ. Đi- phô)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô- bin-xơn, một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung NV.
B. CHUẨN BỊ
- Thầy: SGK, SGV Ngữ văn 9 tập hai, tư liệu tham khảo, bảng nhóm, bảng phụ.
- Trò: học thuộc bài cũ, soạn bài theo CHĐH văn bản. Sưu tầm đọc tiểu thuyết “Rô- bin- xơn Cru- xô”
C. PHƯƠNG PHÁP
- Diễn dịch +vấn đáp, trao đổi +hoạt động nhóm, cá nhân +bình giảng.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu cảm nghĩ về NV Phương Định? Cảm nhận gì về VB “Những ngôi sao xa xôi”?
Ngày soạn:28/03/2009 Tuần 31 Ngày giảng:../04/2009 Bài 29: Văn bản Tiết 146 Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang (Trích “Rô- bin- xơn Cru- xô” - Đ. Đi- phô) A. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô- bin-xơn, một mình ngoài đảo hoang bộc lộ gián tiếp qua bức chân dung NV. B. Chuẩn bị - Thầy: SGK, SGV Ngữ văn 9 tập hai, tư liệu tham khảo, bảng nhóm, bảng phụ. - Trò: học thuộc bài cũ, soạn bài theo CHĐH văn bản. Sưu tầm đọc tiểu thuyết “Rô- bin- xơn Cru- xô” C. Phương pháp - Diễn dịch +vấn đáp, trao đổi +hoạt động nhóm, cá nhân +bình giảng. D. Tiến trình giờ dạy I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: - Phát biểu cảm nghĩ về NV Phương Định? Cảm nhận gì về VB “Những ngôi sao xa xôi”? III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng : Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả- tác phẩm ? Giới thiệu những nét cơ bản nhất về Đ. Đi-phô và văn bản “Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang”? GV: Bổ sung: Tiểu thuyết “Rô- bin- xơn Cru- xô” là tiểu thuyết đầu tay nhưng nổi tiếng nhất, được viết khi ông khoảng 60 tuổi- tuổi tài năng VH nở rộ. -Tên văn bản do nhà soạn sách dịch và đặt. GV: Nêu y/c đọc: - Giọng kể: dí dỏm, hài hước. - Nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả. GV: đọc mẫu đoạn 1 HS: đọc đoạn 2, 3: Đoạn tiếp theo đến hết ? Giải thích từ “trang bị”, “kì cục”? HS: Giải thích theo chú thích/129 Hoạt động 2: Phân tích Vb ? Xác định ngôi kể, người kể chuyện, hình thức kể chuyện? HS: - Ngôi kể: thứ 1 (tôi) - Người kể: Rô- bin-xơn-nhân vật chính. -> tự truyện. ? Nếu phải tách đoạn văn cuối thành 2 đoạn riêng biệt thì nên ngắt ở chỗ nào? HS: Ngắt ở chỗ: khẩu súng của tôi. ? Tìm bố cục Vb và đặt tiêu đề cho từng phần? HS: Tìm bố cục. GV: -NX- chốt: 4 đoạn + Đoạn 1. + Đoạn 2, 3. + Tiếp-> của tôi. + Còn lại. ? Đọc đoạn mở đầu, đoạn văn có ND gì? HS: Nêu như ý 1 bảng chính.. ? Rô- bin- xơn đã giới thiệu về mình qua những chi tiết nào? Bình luận về cách giới thiệu đó? HS: - Gặp tôi-> hoảng sợ-> phá lên cười... - Ngắm tôi->mỉm cười.... - Xin-vui lòng... GV: Chúng ta cùng tìm hiểu bức chân dung tự hoạ mà Rô- bin- xơn muốn giới thiệu qua các đoạn văn dưới. ? Bức chân dung tự hoạ ấy được XD bằng những chi tiết nào? HS: Các chi tiết: trang phục,trang bị trên người, diện mạo... ? Kể tên những trang phục mà Rô- bin- xơn đã nói đến? Tìm những từ ngữ, chi tiết miêu tả trang phục ấy? NX trình tự miêu tả? HS: - Các trang phục: mũ, áo, quần, giày. (HS tìm- gạch chân trong SGK) ? Em có nx gì về cái mũ của Rô- bin- xơn? HS: Mũ đa năng, đa tác dụng: che nắng, chống chọi với mưa, gió rét khắc nghiệt, giữ ấm cho cơ thể. ? Điều đặc biệt về các trang phục của Rô- bin- xơn là gì? HS: PB như bảng chính ? Tất cả mọi trang phục đều làm bằng da dê, em có sự liên tưởng ntn qua chi tiết này? HS: Săn bắn được rất nhiều dê rừng. GV: Ngay từ khi bước sang năm thứ 11 trên đảo, anh đã bắt tay vào việc chăn nuôi, sau khi đã trồng lúa, trồng mạch thành công, anh đánh bẫy dê rừng, làm chuồng, nuôi nấng, thuần dưỡng dê ->2 năm sau, đàn dê lên tới 43 con->giết thịt ăn, làm bơ, pho mát, sữa, may áo quần bằng da dê. Anh còn trồng hoa quả. Sau đó, anh làm việc không mệt mỏi và trở thành 1 con người “lành nghề trong nhiều ngành thủ công”: thợ nặn, thợ đan lát ... ? Bên cạnh những trang phục kì quái, khác thường đến phát sợ, còn trang bị cho mình rất nhiều các vật dụng khác, đó là những vật dụng nào? Nx về những vật dụng đó? HS:-Tìm trong SGK - Nx: Vật dụng lỉnh kỉnh, luộm thuộm nhưng vô cùng cần thiết với Rô- bin- xơn. ? Vì sao nói các vật dụng ấy rất cần thiết với Rô- bin- xơn? HS: giúp Rô- bin- xơn rất nhiều trong việc duy trì cuộc sống, chặt cây, cưa gỗ, dựng lều ở, rào giậu đề phòng thú dữ; dùng súng để săn bắn... GV: Tất cả những vật dụng đó Rô- bin- xơn đã vớt được trên tàu, được Rô- bin- xơn tận dụng một cách tối đa để tồn tại, duy trì cuộc sống, cho dù cuộc sống ấy thật hoang dã, thô sơ, gần như vào thời tiền sử. Bổ sung cho sự kì quái là diện mạo của Rô- bin- xơn. ? Vị trí, độ dài của phần Rô- bin- xơn kể về diện mạo của mình có gì đáng chú ý so với những phần khác? Thử giải thích vì sao như vậy nếu xem xét từ góc độ NV xưng tôi tự kể chuyện mình? HS: -Vị trí: nằm cuối bức chân dung. - Độ dài: rất ít so với những phần khác. GV: Thông thường trong 1 bức chân dung: gương mặt vị trí quan trọng- được người hoạ sĩ quan tâm trước hết, rồi mới đến trang phục, các thứ khác. ? Giới thiệu diện mạo, Rô- bin- xơn tập trung miêu tả chi tiết nào? Tìm những chi tiết miêu tả bộ ria mép? Tại sao Rô- bin- xơn chỉ tập trung miêu tả bộ ria mép mà không phải là bộ phận khác trên khuôn mặt? HS: - Đặc tả bộ ria mép: dài...Hồi Giáo. - Kì quái.....Bởi vì có lẽ Rô- bin- xơn muốn giới thiệu những trang phục, trang bị trên người là chính. Cũng có thể do phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất, không kể những gì chưa nhìn thấy. GV: Nếu kể theo ngôi thứ 3 số ít, người kể đứng ngoài khắc họa nv-> trật tự miêu tả sẽ khác (diện mạo nói đầu tiên). ? NX giọng điệu kể chuyện của NV khi tự hoạ bức chân dung mình? Qua đó, em hình dung ntn về chân dung và tính cách của Rô- bin- xơn? HS: Kì quặc, cổ quái, khác thường. -> một con người biết vượt mọi khó khăn; biết dùng bàn tay, khối óc để lao động, sáng tạo ra mọi của cải vật chất trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn. GV: Bức chân dung tự hoạ và giàu tính nhân bản. Phải có một ý chí và nghị lực to lớn lắm con người mới có thể chế ngự được sức mạnh ghê ghớm của thiên nhiên. ? Đằng sau bức chân dung tự hoạ, em hình dung ntn về cuộc sống của Rô- bin- xơn? HS: PB như bảng chính. ? Trong hoàn cảnh đó, 1 con người bình thường yếu đuối có thể xảy ra chuyện gì? Ngược lại Rô- bin- xơn không như thế, tinh thần và thái độ của Rô- bin- xơn ntn qua bức chân dung? HS: - PB như bảng chính. + Khắc hoạ chân dung của mình Rô- bin- xơn không hề thốt ra lời đau khổ, tuyệt vọng. + Giọng kể hài hước, hóm hỉnh. + Lao động, sáng tạo để bám chắc lấy cuộc sống và duy trì cuộc sống -> phấn đấu để cuộc sống tốt hơn GV: Rô- bin- xơn đã không để thiên nhiên khuất phục, mà chính Rô- bin- xơn đã khuất phục thiên nhiên, bắt TN phục vụ mình. ? Hình ảnh Rô- bin- xơn khiến em liên tưởng đến ai? ( Mai An Tiêm) GV: Bình:Người đọc trên Trái Đất gần 300 năm vẫn vô cùng khâm phục Rô- bin- xơn – một con người bất hạnh mà vĩ đại. Trong ngót 30 năm, anh đã chống trọi với cô đơn, thú dữ, đói rét, bệnh tật, thiếu thốn; anh đã bị hoang dã hoá con người nhưng anh không chết. Chính hoàn cảnh khắc nghiệt đã rèn luyện anh trở thành một con người đầy nghị lực sáng tạo, có sức sống mạnh mẽ giữa một TN hoang dã nơi hoang đảo -> Biểu tượng cho sức mạnh, nghị lực, sức sống, ý chí vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh của con người lao động chân chính => Hình ảnh Rô- bin- xơn làm lên vẻ đẹp cho tác phẩm: 1 bài ca lao động sáng tạo hào hùng của con người. Hoạt động 3: Tổng kết ? Khái quát nét đặc sắc về ND - NT của VB? HS: Đọc ghi nhớ/ SGK -130. I. Tác giả- tác phẩm 1. Tác giả (1660- 1731) -Nhà văn lớn của Anh thế kỉ XVIII. 2. Tác phẩm -Trích chương X tiểu thuyết “Rô- bin- xơn Cru- xô” (1729) 3. Đọc – chú thích II. Phân tích văn bản. 1. Kết cấu và bố cục - Bố cục: 4 phần +Mở đầu. +Trang phục của Rô- bin- xơn. +Trang bị của Rô- bin- xơn. + Diện mạo của Rô- bin- xơn. 2. Phân tích a, Mở đầu - Dẫn dắt, giới thiệu người đọc đến với bức chân dung tự hoạ. " Cách giới thiệu hài hước, hóm hỉnh, thú vị, hấp dẫn. b, Bức chân dung tự hoạ của Rô- bin- xơn. *Trang phục: - Mũ, áo, giày, quần. - Trình tự miêu tả từ trên xuống dưới. + Tất cả làm bằng da dê + Hình thù kì quái, khác thường. *Trang bị - Cưa, rừu, gùi, súng - rất cần thiết " lỉnh kỉnh, luộm thuộm, tăng vẻ kì quái. * Diện mạo - Đặc tả bộ ria mép dài, kì dị. *NT: Giọng kể hóm hỉnh, hài hước, hấp dẫn, tự nhiên. -> Bức chân dung kì quặc, khác thường. c, Đằng sau bức chân dung tự hoạ: - Cuộc sống cực kì khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, cô đơn. - Lạc quan, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, dám sống và biết cách sống; dũng cảm, có nghị lực, sáng tạo. III. Tổng kết - Ghi nhớ/SGK IV. Củng cố: Khái quát nội dung, nghệ thuật bài. V. Hướng dẫn về nhà -Tóm tắt – phân tích bức chân dung tự hoạ của Rô- bin- xơn -Tiết sau: chuẩn bị các BT trong tiết “Tổng kết về ngữ pháp” E. Rút kinh nghiệm -------------------------------------- Ngày soạn: 28/03/2009 Tuần 31 Ngày giảng:../04/2009 Bài 29: Tiếng Việt Tiết 147-148 Tổng kết về ngữ pháp A. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Hệ thống hoá những kiến thức đã học từ lớp 6- 9 về: Từ loại, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu. B. Chuẩn bị - Thầy: SGK, SGV Ngữ văn 9 tập hai, tư liệu tham khảo, bảng nhóm, bảng phụ. - Trò: Ôn tập các kiến thức Ngữ pháp đã học. C. Phương pháp -Vấn đáp, trao đổi, GV nhận xét, chữa lỗi. D. Tiến trình giờ dạy I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: ? Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn đã học? Đặt đoạn văn đối thoại có nghĩa tường minh và hàm ý? III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Hệ thống hoá DT, ĐT, TT Bước 1 : Ôn động từ, tính từ, danh từ ? HS: Lần lượt nêu đặc điểm của DT,ĐT,TT. Bước 2 : Làm bt. BT 1 (I. SGK) - Danh từ: lần, lăng, làng. - Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập. - Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng. BT 2(I/SGK) Thêm các từ cho ở mục a, b, c vào trước những từ thích hợp với chúng trong 3 cột bên dưới: XĐ mỗi từ trong 3 cột đó thuộc từ loại nào? (c) hay (a) cái (lăng) (c) đột ngột (b) đọc (b) phục dịch (a) ông (giáo) (a) lần (a) làng (c) phải (b) nghĩ ngợi (b) đập (c) sung sướng - Danh từ: từ nào đứng sau (a) - Động từ: từ nào đứng sau (b) -Tính từ: từ nào đứng sau (c) BT 3. 131 - DT đứng sau: những, các, một. - ĐT đứng sau: hãy, đã, vừa. - TT đứng sau: rất, hơi, quá. BT 4 . 131 Từ các kết quả trên, GV hướng dẫn HS thực hiện việc điền vào bảng TK theo mẫu trong SGK -> yêu cầu HS về nhà hoàn thành. BT 5/131 a, tròn: TT -> được dùng như ĐT. b, lí tưởng: DT -> được dùng như TT. c, băn khoăn: TT -> được dùng như DT. Hoạt động 2: Hệ thống hoá các từ loại khác Bước 1: Ôn tập lí thuyết GV? Thế nào là số từ? Đại từ ?Lượng từ? Chỉ từ? Phó từ ? Trợ từ? Tình thái từ ? Thán từ ? HS: Lần lượt nêu đặc điểm của các từ loại. Bước 2: Làm bt. BT 1(II/SGK-132) Số từ Đại từ Lượng từ Chỉ từ Phó từ QH từ Trợ từ T. thái Thán từ ba tôi những ấy đã ở chỉ hả trời ơi năm bao nhiêu đâu mới của cả bao giờ đã nhưng ngay bấy giờ đang như chỉ BT 2 Từ chuyên dùng cuối câu để tạo câu nghi vấn: à, ư, hả, hử,... -> thuộc loại tình thái từ Hoạt động 3 :Tìm hiểu về cụm từ. Bước 1: Ôn lí thuyết . GV? Nêu cấu tạo của các cụm từ ? HS: Trình bày Bước 2 : Làm BT. BT 1 (SGK/133) *a, ảnh hưởng, lối sống, nhân cách -> phần trọng tâm của cụm DT in đậm -> dấu hiệu là những lượng từ, số từ đứng trước. *Phần trọng tâm của cụm DT trong: b, ngày (khởi nghĩa) -> dấu hiệu là từ “những” c, tiếng (cười nói) -> dấu hiệu là có thể thêm “những” vào trước nó. BT 2 /133 Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm (cụm ĐT) trong: đến, chạy, ôm ->dấu hiệu là kết hợp với đã, sẽ. Lên (cải chính) -> dấu hiệu là kết hợp với vừa BT 3/133 - Tìm những TT trong cụm in đậm- chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm: a, Việt Nam, bình dị, Việt Nam, phương đông, mới, hiện đại -> tính từ làm trung tâm -> dấu hiệu phụ ngữ đi kèm với rất b, êm ả -> dấu hiệu có thể thêm “rất” vào phía trước c, phức tạp, phong phú, sâu sắc ->TT-> dấu hiệu có thể thêm “rất” vào phía trước. A. Từ loại: I. Danh từ, động từ, tính từ. 1. Lí thuyết 2. Bài tập II. Các từ loại khác 1. Lí thuyết 2. Bài tập : B. Cụm từ 1. Lí thuyết 2. Bài tập IV. Củng cố: - Khái quát từ loại và các cụm từ đã học? - Cách nhận biết DT, ĐT, TT và cụm DT, cụm ĐT, cụm TT V. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kĩ các Nd đã học - Tiết sau: luyện tập viết biên bản (chuẩn bị trước các câu hỏi bài BT) E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 28/03/2009 Tuần 31 Ngày giảng:../04/2009 Bài 29: Tập làm văn Tiết 149 Luyện tập viết biên bản A. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản. -Viết đợc một biên bản hội nghị hoặc biên bản sự vụ thông dụng. B. Chuẩn bị - Thầy: SGK, SGV Ngữ văn 9 tập hai, tài liệu tham khảo, bảng nhóm, bảng phụ. - Trò: Ôn tập lại cách viết biên bản. C. phương pháp -Vấn đáp, trao đổi, GV nhận xét, chữa lỗi. D. Tiến trình dạy học I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: ? Biên bản là gì? Bố cục của một biên bản? III. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết về biên bản: Bước 1: GV: Gọi 2 HS lên bảng, 1 em trả lời câu hỏi 1, 2; một em trả lời câu hỏi 3, 4. Bước 2: GV: Kiểm tra bài tập về nhà của tiết trước. Hoạt động 2: Luyện tập GV: Yêu cầu HS đọc các BT 1, 2,3, 4 HS: - Nêu yêu cầu BT -Dựa vào bố cục biên bản để định hướng giải quyết yêu cầu bài tập. GV: Hướng dẫn HS: - BT 1: + Căn cứ bố cục biên bản để tìm ra những yêu cầu còn thiếu của một biên bản để bổ sung hoặc bớt đi. + Cách sắp xếp đã phù hợp chưa? -BT 3: +Xác định được: thành phần tham gia, nội dung bàn giao là gì (công việc đã làm, công việc tuần tới), phương tiện, hiện trạng khi bàn giao, kết thúc. -BT 4: GV: - Hướng dẫn HS đưa ra những dữ liệu, số liệu cụ thể. - Dựa vào bố cục biên bản để viết. - Chú ý lời lẽ, câu văn: ngắn gọn, rõ, đầy đủ. HS:- Chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một BT trong khoảng 10- 15 phút. - Đại diện nhóm trình bày miệng trên bảng nhóm. GV + lớp nhận xét đưa ra phương án đúng. Đáp án BT 1 (134): * Biên bản còn thiếu: - Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, tên biên bản. -Tập thể lớp trao đổi, bổ sung, đề ra chỉ tiêu phấn đấu. - Phần chữ kí của người có trách nhiệm. * Sắp xếp lại: - Quốc hiệu, tiêu ngữ-> địa điểm, thời gian hội nghị-> tên biên bản-> thành phần tham dự-> diễn biến và kết quả hội nghị-> thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận. BT 3 (136): - Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. -Tên biên bản. -Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự. - Nội dung bàn giao: + Nội dung – kết quả công việc đã làm. + Nội dung – kết quả công việc trong tuần tới. + Hiện trạng bàn giao (giấy tờ, sổ sách, phương tiện...) - Kết thúc: + thời gian. + chữ kí của người có trách nhiệm. BT 4 (136) Biên bản xử phạt vi phạm hành chính: -Phần đầu: (như trên) . + Tên biên bản: về việc vi phạm luật lệ ATGT. + Xác định: người vi phạm: tên- địa chỉ. + Xác định: người xử lí vi phạm: tên, chức vụ, địa chỉ. - Nội dung biên bản: + Lỗi vi phạm là gì? + Căn cứ vào quyết định nào? + Hình thức xử lí ra sao? (phạt tiền- ghi cụ thể, giữ xe- ghi cụ thể hiện trạng xe, số xe, màu sắc, giấy tờ,...) Thời gian giữ xe là bao lâu? Thời gian trả xe và ĐK kèm theo. - Kết thúc: biên bản họp xong hồi .... -> đã đọc cho người vi phạm nghe và cùng kí tên dưới đây: Kí tên- kí rõ họ và tên. GV: Tuỳ theo thời gian yêu cầu HS viết thành bản biên bản hoàn chỉnh -> NX I. Ôn tập lí thuyết II . Luyện tập IV. Củng cố: - Cách viết 1 biên bản? V. Hướng dẫn học bài: - Nắm chắc bố cục biên bản, cách viết biên bản. - Hoàn thành BT 2 (Sgk/136), hoàn thành hoàn chỉnh thành biên bản BT 1, 3, 4. - Tiết sau: Soạn: Hợp đồng Tìm một số mẫu hợp đồng mà em biết. E. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 28/03/2009 Tuần 31 Ngày giảng:../04/2009 Bài 31: Tập làm văn Tiết 150 Hợp đồng A. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Phân tích được đặc điểm, mục đích, tác dụng của hợp đồng. - Viết 1 văn bản hợp đồng đơn giản. - Có ý thức cẩn trọng trong việc soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đã được thoả thuận và kí kết. B. Phương tiện dạy học - SGK, SGV Ngữ văn 9 tập hai, tư liệu tham khảo, bảng nhóm, bảng phụ. C. Cách thức tiến hành -Vấn đáp, trao đổi, GV nhận xét, chữa lỗi. D. Tiến trình giờ dạy I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: Đọc BT 2 (Sgk/136) đã chuẩn bị ở nhà? GV: Nx- sửa- cho điểm III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu đ.điểm của hợp đồng HS: Đọc Vb (Sgk/136) ?: Theo em tại sao cần phải có hợp đồng? HS: -Hợp dồng là Vb phản ánh sự thoả thuận giữa 2 hay nhiều người, giữa các đơn vị, cơ quan, tập thể về việc thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền hoặc nghĩa vụ đối với 1 công việc liên quan (Bảng chính) ? Nôị dung hợp đồng trên ghi lại những gì? Bản hợp đồng cần có yêu cầu gì về hình thức, nội dung? HS: PBYK. GV: bổ sung: - Tuân thủ những quy định của pháp luật, phù hợp với truyền thống. - Đảm bảo sự thoả thuận và nhất trí giữa các bên về những nội dung đã kí kết qua họ tên và chữ kí. - Hợp đồng phải có hiệu lực. ? Từ những nhận xét trên, hãy nêu đặc điểm, mục đích, yêu cầu của hợp đồng? HS: Nêu theo ghi nhớ- chấm 1 ? Kể tên một số hợp đồng mà em biết? HS: Hợp đồng LĐ, hợp đồng KT, hợp đồng cung ứng vật tư, hợp đồng mua bản sản phẩm, hợp đồng đào tạo cán bộ,.... ? Phạm vi áp dụng của hợp đồng ntn? HS: Rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. ? Mỗi loại hợp đồng có 1 mẫu riêng theo qui định nhưng tất cả các hợp đồng đều có nd nào? HS:- Các bên tham gia kí kết hợp đồng. - Các điều khoản và nội dung thoả thuận. - Hiệu lực của hợp đồng. Hoạt động 2: Cách làm HĐ HS: quan sát lại hợp đồng mua bản Sgk/ I ? Bản HĐ gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những mục nào, những yêu cầu nào? Cách viết các phần ra sao và tác dụng của cách viết đó? HS: Lần lượt nêu nội dung các phần như bảng chính. - Cách viết: + Quốc hiệu, tiêu ngữ: viết giữa trang giấy, ở dòng trên cùng. + Tên HĐ: viết chữ in hoa, cách Quốc hiệu- tiêu ngữ 1 dòng, viết ở giữa, cách đều 2 bên trang giấy. + Nd: ghi từng điều khoản rõ ràng, khoa học. + Kết thúc: Mỗi bên kí 1 phía của bản HĐ. ? Từ những nhận xét trên, hãy nêu cách làm HĐ? HS: Ghi nhớ- chấm 2-> đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập BT1 (39): Tình huống cần viết HĐ: b, c, e. BT2. Hợp đồng thuê nhà: GV: Hướng dẫn HS cách viết: 3 phần - Phần nd sẽ có nhiều điều khoản cụ thể: + Điều 1: Cho thuê nhà và thuê nhà, hiện trạng căn nhà cho thuê (diện tích,....) + Điều 2: Trách nhiệm, nghĩa vụ của bên A (bên cho thuê nhà) + Điều 3: Trách nhiệm, nghĩa vụ của bên B (bên thuê nhà) + Điều 4: Phương thức thanh toán + Điều 5: Các thoả thuận khác + Điều 6: Hiệu lực của HĐ I. Đặc điểm của hợp đồng. 1.Ví dụ (Sgk/136) 2.Nhận xét - Đ2:Vb có tính chất pháp lí, giúp các bên tham gia ki kết có trách nhiệm với những điều đã thoả thuận tạo hiệu quả trong công việc, tránh thiệt hại. -Nd: ghi lại những thoả thuận về nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch. -Yêu cầu: +Hình thức: cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, đầy đủ.Từ ngữ gọn, rõ, đơn giản. +Nội dung: tuân thủ các điều khoản của pháp luật. II. Cách làm HĐ 1. Mở đầu - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Tên HĐ. - Thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ các bên. 2. Nội dung Ghi lại Nd HĐ theo từng điều khoản đã thống nhất. 3.Kết thúc - Chữ kí, họ tên, chức vụ của các bên tham gia HĐ. 4. Cách viết: - Chính xác, cụ thể, rõ ràng. - Lời văn chặt chẽ, ngắn gọn. - Trình bày khoa học, gọn và rõ. * Ghi nhớ: 138/Sgk III. Luyện tập IV. Củng cố ? Đặc điểm của hợp đồng? V. Hướng dẫn học bài: - Thuộc ghi nhớ, hoàn thành viết bản HĐ hoàn chỉnh ở BT 2 - Tiết sau: soạn “Bố của Xi- mông” E. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: