Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32, 33 - Người soạn: Phan Việt Quốc

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32, 33 - Người soạn: Phan Việt Quốc

Tuần 32

Tiết : 146,147 TỔNG KẾT NGỮ PHÁP ( TT)

I.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức :

Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ loại, cụm từ.( danh từ , động từ, tính từ , cụm danh từ, cụm tính từ và những từ loại khác )

2. Kĩ năng :

-Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ, nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.

3. Tư tưởng:

Có ý thức sử dụng đúng từ loại , biết sử dụng các cụm từ .

II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu liên quan.

 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.

III .Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1.Ổn định lớp.

 2.Kiểm tra bài cũ:

Nêu các cách liên kết câu và liên kết đoạn văn. Cho ví dụ.

Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Cho ví dụ minh hoạ.

 

doc 20 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 32, 33 - Người soạn: Phan Việt Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tiết : 146,147	TỔNG KẾT NGỮ PHÁP ( TT)
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ loại, cụm từ.( danh từ , động từ, tính từ , cụm danh từ, cụm tính từ và những từ loại khác )
2. Kĩ năng : 
-Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ, nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
3. Tư tưởng: 
Có ý thức sử dụng đúng từ loại , biết sử dụng các cụm từ .
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III .Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu các cách liên kết câu và liên kết đoạn văn. Cho ví dụ.
Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Cho ví dụ minh hoạ.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của Học sinh 
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hoá về từ loại.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 mục I
Cho HS đọc các đoạn trích ở mục I.
Trong số các từ in đậm, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 mụcI
Cho biết từ loại mỗi từ trong ba cột đó.
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 mụcI
H: Hãy cho biết danh từ có thể đứng sau những từ nào, động từ có thể đứng sau những từ nào, tính từ có thể đứng sau những từ nào trong những từ nêu trên?
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 mụcI
Kẻ bảng theo mẫu và điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ, tính từ vào những cột để trống.
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 5 mụcI
Trong các đoạn trích a, b, c các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ loại nào?
HĐ2: Hệ thống hoá về các từ loại khác
-GV h/dẫn HS làm bài tập 1 mục II
Xếp những từ in đậm trong các đoạn trích vào cột thích hợp theo bảng mẫu
-GV h/dẫn HS làm bài tập 2 mục II.
Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc loại từ nào?
HĐ3: Tìm hiểu mục B: Cụm từ.
-GV h/dẫn HS làm bài tập 1.
Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm.
Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ.
-GV h/dẫn HS làm bài tập 2.
Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 3.
Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.
HS nghe giáo viên hướng dẫn 
Thảo luận nhóm thực hành các nhiệm vụ mà giáo viên giao. 
Hãy thêm các từ: 
a.những, các, một
b.hãy, đã, vừa
c.rất, hơi, quá
vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới.
HS làm bài tập 1
Số từ: ba, năm
Đại từ: tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ
Lượng từ: những
Chỉ từ: ấy, đâu
Phó từ: đã, mới, đã, đang
Quan hệ từ: ở, của, nhưng, như
Trợ từ: chỉ, cả, ngay, chỉ
Tình thái từ: hả
Thán từ: trời ơi
HS làm bài tập 2.
Học sinh thực hiện bài tập , trình bày , các em khác nhận xét , bổ sung 
A- TỪ LOẠI:
I.Danh từ, động từ, tính từ:
BT1: Tìm danh từ, động từ, tính từ:
-Danh từ: lần, lăng, làng.
-Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
-Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng.
BT2: Điền cụm từ thích hợp vào cột:
(c) hay (a) cái lăng (c) đột ngột
(b) đọc (b) phục dịch (a) ông giáo
(a) lần (a) làng (c) phải
(b) nghĩ ngợi (b) đập (c) sung sướng
*Từ đứng sau (a) được sẽ là danh từ
Từ đứng sau (b) được sẽ là động từ
Từ đứng sau (c) được sẽ là tính từ.
BT3:
Danh từ có thể đứng sau những, các, một
Động từ có thể đứng sau hãy, đã, vừa
Tính từ có thể đứng sau rất, hơi, quá
BT4: Từ các kết quả đạt được ở các bài tập trước, GV hướng dẫn HS điền từ vào bảng tổng kết theo mẫu ở SGK.
BT5:
-tròn là tính từ, ở đây nó được dùng như động từ
-lí tưởng là danh từ; được dùng như tính từ
-băn khoăn là động từ; được dùng như danh từ
II .Các từ loại khác:
BT1: Bảng tổng kết về các từ loại khác:
BT2:Những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn: à, ư, hử, hở, hả ... 
Chúng thuộc loại tình thái từ.
B- CỤM TỪ:
BT1:
a.ảnh hưởng, nhân cách, lối sống (lượng từ những, một, một đứng trước)
b.ngày (khởi nghĩa): Dấu hiệu là những
c.Tiếng (cười nói): có thể thêm những vào trước.
BT2:
a.đến, chạy, ôm. Dấu hiệu là đã, sẽ, sẽ
b.lên (cải chính). Dấu hiệu là vừa
BT3:
a.Việt Nam, bình dị, Việt Nam, phương Đông, mới, hiện đại. Dấu hiệu là rất
b.êm ả. Dấu hiệu là có thể thêm rất vào trước
c.phức tạp, phong phú, sâu sắc.
Dấu hiệu là có thể thêm rất vào phía trước
4. Củng cố : Qua bài ôn tập , cần nắm lại các khái niệm đã học , nắm chắc các nội dung bài tập thực hành để chuẩn bị kiểm tra học kì II.
5.Dặn dò:
	Học lại khái niệm của 12 từ loại tiếng Việt.
	Tìm ví dụ cho mỗi từ loại.
	Hoàn chỉnh lại các bài tập vừa làm.
	Tập phân tích từ loại và cụm từ trong câu văn, đoạn văn cho trước.
	Chuẩn bị bài mới: Tổng kết về ngữ pháp (t.t)
	Tiết 149: TLV: Luyện tập viết biên bản.
	Tiết 150: TLV: Hợp đồng.
 Tiết 148 BIÊN BẢN 
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức : 
-Giúp học sinh nắm được cách viết một biên bản thông thường.
- Nắm được mục đích , yêu cầu , nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống .2. Kĩ năng : 
-Rèn luyện kĩ năng viết một văn bản hành chính theo mẫu.( Biên bản sự vụ hoặc hội nghị) .
3. Thái độ : 
Học sinh có ý thức làm một biên bản đúng mẫu , ý thức trung thành đối với sự vụ đang, đã xảy ra.
II.Chuẩn bị:
-Một số biên bản mẫu
III.Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp 
2.Kiểm tra bài cũ : Nhắc lại các kiểu văn bản được học trong chương trình TLV lớp 9
- TM kết hợp với lập luận, miêu tả
- TS kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.
+ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
+ Người kể và ngôi kể
- NL: SVHT trong đời sống xã hội, 1 vấn đề tư tưởng , đạo lí , lối sống, TPVH.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài 
b.Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của biên bản 
GV: Gọi học sinh đọc 2 văn bản SGK , trả lời câu hỏi 
H: Em hiểu Biên bản là gì ? 
H: Mục đích của việc viết biên bản để làm gì ?
H: Thời gian các sự việc xảy ra ? 
H: Nhận xét gì về cách ghi chép những nội dung ở các văn bản đó ?
H: Qua tìm hiểu 2 biên bản , cho biết Biên bản là gì ? Dùng để làm gì ? 
H: Khi biên bản được viết xong thì thủ tục tiếp theo là gì ?
 H:Lời văn trong biên bản như thế nào?
 H: VB1 thuộc kiểu biên bản gì ?
 H: VB2 thuộc kiểu biên bản gì ? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách viết biên bản 
H: Ngoài 2 loại biên bản trên em còn biết loại biên bản nào khác?
H: Biên bản gồm những đề mục nào ? Chúng được sắp xếp ra sao?
H: Điểm giống và khác ở hai loại biên bản đó là gì ?
H:Theo em, những mục nào không thể thiếu trong 1 biên bản
H: Quốc hiệu, tên biên bản cần được trình bày ra sao ?
H: Các mục trên trang giấy cần được trình bày ra sao?
H: Các kết quả trình bày bằng số liệu ntn?
H:Cách trình bày họ tên và chữ kí của người có liên quan ntn?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập
H: Nêu yêu cầu của bài tập 1?
Gv hướng dẫn hs cách viết và hoàn thành bài tập này trong phần về nhà nếu thời gian trên lớp không đủ
Học sinh đọc thẩm 2 biên bản ở phần I (sgk)
- Ghi chép lại....
VB1: Biên bản sinh hoạt chi đội, trường THCS Kết Đoàn
VB2: biên bản trả lại giấy tờ, tang vật , phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu.....
- Là loại văn bản ghi chép lại một cách trung thực, chính xác đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra.
- Biên bản phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
+ Ghi chép trung thực đầy đủ, không suy diễn chủ quan
Học sinh dựa vào SGK để trình bày 
Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. 
Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
2. Tuỳ theo nội dung của sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: BB hội nghị, sự vụ ...
+ Thủ tục chặt chẽ: Cần được đọc lại cho người tham dự nghe để sửa chữa, bổ sung và nhất trí, ghi thời gian và địa điểm cụ thể.
+ Lời văn ngắn gọn, chính xác
+ Biên bản hội nghị
+ Biên bản sự vụ
* Biên bản gồm các mục
a, Phần MĐ
b, Phần ND
c, Phần Kết thúc
- Giống: Cách trình bày các mục và một số mục cơ bản
- Khác: Về nội dung cụ thể
- Quốc hiệu, tiêu ngữ đối với biên bản hành chính, sự vụ
- Tên biên bản 
- Thời gian, địa điểm, người tham dự
- Diễn biến và kết quả sự việc
- Họ tên và chữ ký của những người có liên quan
- Quốc hiệu: Viết giữa dòng, cân đối trên trang giấy với 2 bên lề
"Độc lập - Tự do - Hạnh phúc": Mỗi từ cách nhau dấu gạch ngang & viết hoa chữ cái đầu
- Tên biên bản : Viết in và cách quốc hiệu từ 1 - 2 dòng, cân đối
- Các mục trên trang giấy: trình bày khoa học, các tiêu mục cần thẳng hàng.
- Các kết quả : Trình bày bằng số liệu chính xác, khách quan.
- Họ tên, chữ kí:
+ Kí
+ Ghi rõ họ và tên ở dưới 
Những tình huống cần viết biên bản là: a, c, d
I- Đặc điểm của biên bản 
1- Ví dụ : SGK
a, Văn bản 1
b, Văn bản 2
a,Biên bản sinh hoạt chi đội tuần 6
b,Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật.....
2.Nhận xét:
a,Biên bản ghi lại:
-Biên bản a: nội dung diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc họp chi đội.
-Biên bản b: nội dung diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lí.
2, Đặc điểm 
b,Yêu cầu về nội dung và hình thức:
+Về nội dung:Số liệu, sự kiện phải chính xác,cụ thể.
-Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.
-Thủ tục phải chặt chẽ( ghi rõ thời gian địa điểm cụ thể)
-Lời văn ngắn gọn, chính xác, chỉ có một cách hiểu, tránh mập mờ tối nghĩa.
+Về hình thức:
-Phải viết đúng mẫu quy định
-Không trang trí các hoạ tiết, tranh ảnh minh hoạ ngoài nội dung của biên bản.
c,Kể tên một số biên bản thường gặp:
-Biên bản đại hội Chi đội.
-Biên bản đại hội Chi đoàn.
-Biên bản họp lớp...
-Biên bản về việc vi phạm..
*Kết luận: (Ghi nhớ :mục 1, 2)
II- Cách viết biên bản
* Biên bản gồm các mục
a, Phần MĐ
b, Phần ND
c, Phần Kết thúc
- Giống: Cách trình bày các mục và một số mục cơ bản
- Khác: Về nội dung cụ thể
- Quốc hiệu, tiêu ngữ đối với biên bản hành chính, sự vụ
- Tên biên bản 
- Thời gian, địa điểm, người tham dự
- Diễn biến và kết quả sự việc
- Họ tên và chữ ký của những người có liên quan
- Quốc hiệu: Viết giữa dòng, cân đối trên trang giấy với 2 bên lề
"Độc lập - Tự do - Hạnh phúc": Mỗi từ cách nhau dấu gạch ngang & viết hoa chữ cái đầu
- Tên biên bản : Viết in và cách quốc hiệu từ 1 - 2 dòng, cân đối
- Các mục trên trang giấy: trình bày khoa học, các tiêu mục cần thẳng hàng.
- Các kết quả : Trình bày bằng số liệu chính xác, khách quan.
- Họ tên, chữ kí:
+ Kí
+ Ghi rõ họ và tên ở dưới 
III. Bài tập 
1/ Bài 1: Lựa chọn những tình huống cần viết biên bản:
2/ Bài 2: Ghi lại phần mở đàu, các mục lớn trong nội dung , phần kt của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn
4. Củng cố ... tác giả , thể loại , nhân vật chính , năm sáng tác , nội dung chính của từng tác phẩm đã học ?
5. Dặn dò:
Đọc lại các tác phẩm truyện hiện đại vừa ôn tập. Nắm chắc cốt truyện từng bài.
Học kĩ bảng hệ thống năm tác phẩm ở câu 1 bài này.
Chuẩn bị cho tiết học sau: Kiểm tra Văn (phần truyện).
Tiết 154
KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :Giúp học sinh: Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình lớp 9.
2. Kĩ năng: HS được rèn luyện thêm về kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kĩ năng làm văn.
3. Thái độ : có thái độ đúng đắn trong nhận xét đánh giá về nhân vật , cốt truyện , tình huống truyện .
II. Chuẩn bị: GV: Soạn đề kiểm tra , pho to đề kiểm tra cho 2 lớp 
	HS: chuẩn bị bài , ôn bài theo hệ thống các câu hỏi ôn tập đã học ở tiết trước . Chuẩn bị giấy nháp , bút , thước ...
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới :
Hoạt động 1: Giáo viên phát đề
Có đề kèm theo trong bộ đề.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài 
Giáo viên theo dõi học sinh làm bài.
Học sinh làm bài nghiêm túc.
Hoạt động 3: Giáo viên thu bài
Giáo viên thu bài, chấm (ở nhà) theo đáp án.
Đáp án và biểu điểm sẽ công bố ở tiết trả bài.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Giáo viên nhận xét giờ làm bài.
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập, chuẩn bị bài kiểm tra tiết 157.
- Soạn bài " Con chó Bấc ".
MA TRẬN ĐỀ BÀI KIỂM TRA
 Mức Lĩnh vực độ
nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bến quê
C1( 0, 5)
C6 (0,5)
C7
2,0
3
(3,0)
Những ngôi sao xa xôi
C3 (0, 5)
C4
( 0,5)
C8
5,0
3
(6,0)
Chiếc lược ngà 
C5
( 0,5)
1
(0,5)
Làng 
C2 (0,)
1
(0,5)
Cộng số câu
Tổng số điểm
2 câu
1,0 điểm
4 câu
2,0 điểm
1 câu
2,0 điểm
1 câu
5,0 điểm
8 câu 10,0 điểm
ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm)
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện ngắn "Bến quê"là :
	A.Liên	B.Thằng Tuấn	C.Nhĩ	D.Cụ giáo Khuyến
Câu 2: Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân được thể hiện thông qua:
A. Miêu tả ngoại hình B. Miêu tả nội tâm kết hợp với độc thoại
C. Miêu tả tâm lí D. Miêu tả tâm lí kết hợp ngoại hình
Câu 3: Theo đánh giá của nhân vật trong truyện “Những ngôi sao xa xôi”, ai là người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất?
A. Các chiến sĩ lái xe ngày đêm trên trọng điểm.
B. Các pháo thủ của đơn vị pháo phòng không.
C. Các cô gái thanh niên xung phong.
D. Những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.
Câu 4:Truyện "Những ngôi sao xa xôi "kể về chuyện gì?
A.Chuyện của các cô thanh niên xung phong
B.Cuộc sống và chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường trên cao điểm của con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ
C.Chuyện ca hát,lấp hố bom,phá bom nổ chậm của 3 cô thanh niên xung phong trên cao điểm
Câu 5:Chủ đề của"Chiếc lược ngà "là gì?
	A.Bi kịch của người cán bộ kháng chiến.
	B.Tình cha con vô cùng sâu sắc thiêng liêng.
	C.Thế hệ con cháu đi tiếp con đường cách mạng của cha ông.
	D.Tất cả A,B,C đều đúng .
Câu 6: Lí do nào khiến nhân vật Nhĩ trong truyện Bến Quê muốn con trai mình sang sông ?
 	 A. Vì anh muốn con trai anh không phải ân hận như anh lúc cuối đời 
 	 B. Để nó có thời gian đi chơi loanh quanh và mua quà về cho anh 
 	 C. Nhĩ muốn con trai thay mình thực hiện khát vọng sang bên kia sông - Một mảnh đất mà lúc này anh thấy rất đỗi thân thương với anh 
 	 D. Vì anh muốn con trai mình phải biết mảnh đất bên kia sông 
II.Tự luận:( 7,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm): Tóm tắt truyện"Bến quê"bằng 1 đoạn văn 5-7 dòng.
Câu 8 (5,0 điểm): Viết một đoạn văn khoản 10 câu ,nêu cảm nhận của em về ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện “ Những ngôi xao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
* ĐÁP ÁN: 
	I.Trắc nghiệm(mỗi ý đúng đạt 0,5điểm = 3điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
B
D
B
B
C
	II.Tự luận(7,0đ)
Câu 1(2,0 đ)
-Tóm tắt đủ số dòng, không viết sai chính tả (0,5 đ)
-Không sáng tạo,không chuyển đổi ngôi kể,không phân tích bình luận (0,5 đ)
-Đảm bảo những ý chính: Nhân vật Nhĩ là 1 người từng đã đi...nay bị liệt giường.....( 1,0 đ)
Câu 2 (5,0 đ)
Câu 2: (4 điểm) Học sinh cần viết được các ý sau:
* Những nét chung của ba cô gái:
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu: Học ở trên một cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung của bom đạn và nguy hiểm.
- Công việc mạo hiểm, luôn đối mặt với tử thần, căng thảng thần kinh, đòi hỏi phải dũng cảm, bình tĩnh.
- Họ là những cô gái đều có phẩm chất chung của người chiến sĩ TNXP ở chiến trường: tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiêm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng chí đồng đội gắn bó, yêu thương.
- Ở họ còn có nhiều nét chung của những cô gái trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. Họ cũng thích làm đẹp cho mình ngay cả ở trong hoàn cảnh chiến trường (Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát).
* Những nét riêng biệt ở mỗi người:
- Chị Thao: đội trưởng, lớn tuổi nên dự tính tương lai cũng thiết thực hơn, trong công việc thì bình tĩnh và cương quyết nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu chảy. 
- Nho: lúc thì bướng bỉnh, mạnh mẽ, lúc lại lầm lì, thích thêu hoa rực rỡ, loè loẹt trên khăn gôi.
- Phương Định: cô gái Hà Nội nhạy cảm và lãng mạn.....Họ là hình ảnh đẹp đại diện cho những nét đẹp của thế trẻ Việt Nam từi chống Mĩ .
* Đoạn văn viết phải lôgic, chặt chẽ, có cảm xúc và thể hiện cảm xúc một cách chân thành- Có liên hệ với bản thân và thế hệ trẻ hiện nay
 -Đảm bảo số lượng câu,không viết sai lỗi chính tả,điến đạt mạch lạc,thể hiện rõ câu chủ đề
IV.Củngcố:
GV thu bài, nhận xét thái độ làm bài của HS.
V. Dặn dò:
- Xem lại kiến thức.
- Chuẩn bị bài: Con chó Bấc
+ Đọc kĩ tác phầm và tìm thêm tư liệu về tác giả.
+ Trả lời câu hỏi SGK.
+ Tìm đọc thiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”.
Tuần 33
Tiết 155 CON CHÓ BẤC
( G. Lân- đơn)
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức :
Giúp học sinh hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc, 
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản dịch thuộc thể loại tự sự .
3. Thái độ : Bồi dưỡng cho HS lòng thương yêu loài vật, biết quý trọng và bảo vệ loài vật .
IIChuẩn bị: GV: Giáo án , SGK, SGV, tư liệu về tác giả 
	HS: Đọc văn bản , Trả lời câu hỏi THB trong SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Phân tích diễn biến tâm trạng ba nhân vật chính trong văn bản “Bố của Xi-mông”.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung 
H: Dựa vào chú thích * , hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm 
HĐ2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản 
GV hướng dẫn học sinh đọc , giáo viên đọc mẫu , gọi học sinh đọc 
H: Qua việc theo dõi bạn đọc , cho biết ai là người kể chuyện trong phần trích này ? Tác dụng? 
H: Qua việc nghe đọc kết hợp với soạn bài ở nhà hãy xác định bố cục của bài văn ? 
GV gợi ý : Nên dựa theo trật tự diễn biến: Mở đầu; Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc; Tình cảm của Bấc đối với chủ. Căn cứ vào độ dài, ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào?
HĐ3: Hướng dẫn học sinh phân tích chi tiết 
H: Cách cư xử của Thoóc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? 
H: Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?
Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao?
Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này.
Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc.
Học sinh đọc nội dung chú thích * SGK, trình bày những nét chính về tác giả và văn bản 
- HS nghe , cảm nhận cách đọc . Đọc theo hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên , các em khác nghe và nhận xét , đánh giá .
- Hs trả lời câu hỏi 
-Đoạn I: Phần mở đầu.
-Đoạn II: Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc.
-3 đoạn còn lại: Tình cảm của Bấc đối với chủ.
*Phần cuối dài hơn cả hai đoạn trước cộng lại, tác giả muốn nói đến con Bấc và mọi biểu hiện tình cảm của nó.
- Dựa vào nội dung SGK để trình bày => 
-Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh (Bấc) “như thể chúng là con cái của anh vậy”
Thoóc-tơn: chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào với chó (như con cái hay bạn bè mình); túm chặt lấy đầu Bấc, rồi dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui.
I.Tìm hiểu chung 
1. Tác giả : 
- Giắc Lân- đơn( 1876-1916) là nhà văn nổi tiếng của nước Mĩ 
- Tiểu thuyết “ Tiếng gọi nơi hoang dã” của ông thể hiện quan niệm : đạo đức , tình cảm, là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại 
 2. Văn bản “ Con chó Bấc” trích từ tác phẩm nổi tiếng trên.
II.Đọc – tìm hiểu văn bản:
1. Đọc 
2.Bố cục văn bản và ý đồ của tác giả:
-Đoạn I: Phần mở đầu.
-Đoạn II: Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc.
-3 đoạn còn lại: Tình cảm của Bấc đối với chủ.
*Phần cuối dài hơn cả hai đoạn trước cộng lại, tác giả muốn nói đến con Bấc và mọi biểu hiện tình cảm của nó.
III.. Phân tích 
1.. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc.
-Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh (Bấc) “như thể chúng là con cái của anh vậy” (không chỉ là con chó mà là người hẳn hoi, là đồng loại, bạn bè của anh).
-Thoóc-tơn là chủ của Bấc nhưng là “một ông chủ lí tưởng” (so sánh với các chủ khác: chăm sóc chó chỉ vì nghĩa vụ và vì lợi ích kinh doanh: kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng).
-Các biểu hiện tình cảm của Thoóc-tơn: chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào với chó (như con cái hay bạn bè mình); túm chặt lấy đầu Bấc, rồi dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui.
-Tình cảm biểu hiện ở “tiếng rủa rủ rỉ bên tai” chứ không phải là những tiếng quát tức giận (rủa yêu con cái, bạn bè). Con chó tinh lắm, nó biết đó là những lời nói nựng âu yếm
-Tình cảm biểu hiện rõ rệt khi Thoóc-tơn kêu lên, trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy” (như con anh, bạn anh).
*Trước đó, nhà văn xen vào đoạn nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc để làm sáng tỏ những tình cảm của con chó Bấc đối với anh. Không phải với ông chủ nào Bấc cũng đối xử tốt đâu. Bấc đã từng qua tay nhiều ông chủ độc ác,chỉ riêng Thoóc-tơn là người nhân từ với nó
4. Củng cố : Qua văn bản , cần nắm một số nét chính về tác giả , văn bản ( Nội dung , ý nghĩa ) 
5. Dặn dò : Học bài , đọc lại văn bản , chuẩn bị tiết 2 và soạn văn bản tiếp theo .
 KBTBắc , ngày .tháng .năm 2011
	Kí duyệt của tổ trưởng 
	.................................
	.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_32_33_nguoi_soan_phan_viet_quoc.doc