Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 35 - Tiết 165 đến 170

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 35 - Tiết 165 đến 170

Tuần: 34 Ngày soạn:

Tiết: 165 Ngày dạy:

Bài dạy : TÔI VÀ CHÚNG TA

I.Mục tiêu:

- Cảm nhận được tính cách của các nhân vật, tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính. Từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.

- Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch như cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẩn, cách miêu tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.

 II. Phương tiện:

-GV: g.án, sgk, bảng phụ.

-HS: chuẩn bị theo yêu cầu.

 III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới:

 * Đặt vấn đề:Lưu Quang Vũ (1948-1988) nhà thơ - nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam những năm 70 – 80 thế kỉ XX. Là chồng của nữ thi sĩ tài hoa Xuân Quỳnh, cha của người dẫn nhiều chương trình VTV3 Lưu Minh Vũ, đồng tác giả của tập thơ Hương cây - Bếp lửa và nhiều truyện ngắn hay, Lưu Quang Vũ được biết đến với hơn 50 vở kịch đề cập đến những vấn đề nóng bỏng và gai góc của xã hội Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Bệnh sĩ, Vụ án 2000 ngày; trong đó Tôi và chúng ta là một vở từng làm sôi động kịch trường khi ấy.

 

doc 22 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 35 - Tiết 165 đến 170", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34 Ngày soạn:
Tiết: 165 Ngày dạy:
Bài dạy : TÔI VÀ CHÚNG TA
I.Mục tiêu:
- Cảm nhận được tính cách của các nhân vật, tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính. Từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.
- Hiểu thêm đặc điểm thể loại kịch như cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẩn, cách miêu tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
 II. Phương tiện:
-GV: g.án, sgk, bảng phụ.
-HS: chuẩn bị theo yêu cầu.
 III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới:
 * Đặt vấn đề:Lưu Quang Vũ (1948-1988) nhà thơ - nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam những năm 70 – 80 thế kỉ XX. Là chồng của nữ thi sĩ tài hoa Xuân Quỳnh, cha của người dẫn nhiều chương trình VTV3 Lưu Minh Vũ, đồng tác giả của tập thơ Hương cây - Bếp lửa và nhiều truyện ngắn hay, Lưu Quang Vũ được biết đến với hơn 50 vở kịch đề cập đến những vấn đề nóng bỏng và gai góc của xã hội Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Bệnh sĩ, Vụ án 2000 ngày; trong đó Tôi và chúng ta là một vở từng làm sôi động kịch trường khi ấy.
 * Nội dung:
 Hoạt động 1: Giới thiệu chung.
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
 Kiến thức cần đạt
-Gọi HS đọc chú thích dấu *
?Em sẽ lưu ý những điểm nào về tác giả này?
- Yêu cầu HS đọc phần chú thích thứ 2 về tác phẩm kịch “Tôi và chúng ta”.
?. Theo SGK, qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đặt ra 2 vấn đề xã hội, buộc chúng ta phải suy nghĩ. Đó là những vấn đề nào?
?. Vị trí đoạn trích ta sẽ học?
- HS đọc SGK và rút ra những điểm chính về tác giả
- HS dựa vào SGK để trả lời
-Không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp của thời cũ trước sự biến chuyển sinh động của cuộc sống.
- Quan tâm đến quyền lợi, hạnh phúc con người.
- Cảnh 3 (trong 9 cảnh của vở kịch)
1.Tác giả:
-Lưu Quang Vũ (1948 -1988) quê Phú Thọ. Là nhà thơ, nhà viết kịch. Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ.
- Đạt nhiều thành công trong đời sống sân khấu Việt Nam những năm 1980. Gồm 50 kịch bản.
-Là ngòi bút nhạy bén, sắc sảo, mang tính thời sự nóng hổi.
2. “Tôi và chúng ta”
a. Vấn đề cơ bản của vở kịch
- Phải thay đổi những nguyên tắc, cơ chế lạc hậu, cứng nhắc để sản xuất.
- Phải quan tâm đến quyền lợi và hạnh phúc cá nhân. 
b. Vị trí phần trích:
Cảnh 3 (trong 9 cảnh của vở kịch
 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của giáo viên
 Kiến thức cần đạt
- GV hướng dẫn HS cách đọc: chú ý lời đối thoại của Hoàng Việt: tự tin, bình tĩnh, cương quyết; Lê Sơn: giọng rụt rè, lúng túng, sau bắt đầu chắc chắn, tự tin hơn; Nguyễn Chính: ngọt nhạt, thủ đoạn, vừa tỏ ra thông cảm vừa có vẻ đe doạ: giọng quản đốc Trương ngạc nhiên, hốt hoảng và sợ hãi
- GV cho HS đọc phân vai.
- Yêu cầu HS đọc giải thích từ khó.: Quản đốc phân xưởng, phòng tài vụ
- Yêu cầu HS so sánh với bố cục đoạn trích kịch Bắc Sơn:
?. Văn bản thuộc thể loại gì?
- GV hướng dẫn HS phân tích tình huống kịch – Mâu thuẫn cơ bản.
?. Ở cảnh này, tác giả dựng tả sự việc gì? Sự việc đó xảy ra ở đâu?
Như ta thấy ở ban đầu, trong “Tôi và chúng ta”, Lưu Quang Vũ đặt ra 2 vấn đề bức xúc của xí nghiệp Thắng Lợi nói riêng , của cả xã hội nói chung là: phải thay đổi những nguyên tắc, cơ chế lạc hậu, cứng nhắc để thúc đẩy sản xuất; phải quan tâm đến quyền lợi, hạnh phúc của con người. Và bây giờ, 2 vấn đề đó được đặt lên bàn giám đốc Hoàng Việt - người vừa nhậm chức được 1 năm. Chúng ta theo dõi xem người ta giải quyết 2 vấn đề đó như thế nào?
?. Kể tên , chức vụ các nhân vật có mặt trong cảnh 3?
?. Qua lời thoại của các nhân vật, ta có thấy được hiện trạng của xí nghiệp Thắng Lợi ra sao?
?. Trước hiện trạng của xí nghiệp do mình tiếp nhận quản lý, giám đốc Hoàng Việt đặt ra vấn đề gì trong buổi họp này?
?. Phải thay đổi là yêu cầu cấp bách của xí nghiệp Thắng Lợi trong lúc này. Cụ thể là thay đổi gì , bắt đầu từ đâu?
?. Khi giám đốc Hoàng Việt quyết định thực hiện sự thay đổi mạnh mẽ , đồng bộ trong xí nghiệp của mình, cũng có nghĩa là nhân vật này được đặc trong tình huống khá căng thẳng. Đó là tình huống nào?
- Những người phản đối kế hoạch của Hoàng Việt là ai? Phản ứng của họ như thế nào? Chúng ta sang tiết sau tìm hiểu tiếp.
 -HS chú ý 
- Đọc theo vai
-Quản đốc phân xưởng: người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình sản xuất của 1 phân xưởng trước Ban giám đốc.
- Phòng tài vụ: cơ quan chuyên lo việc tài chính, tiền nong.
-Trong Bắc Sơn: gồm 2 lớp II , III của hồi bốn (trên năm hồi);
- Trong Tôi và chúng ta: gồm ba cảnh ( trên chín cảnh; không chia hồi, lớp; ở đây cảnh tương đương với lớp).
- Kịch nói – chính kịch
-Cuộc đối đầu gay gắt công khai đầu tiên giữa phái khát khao đổi mới và phái bảo thủ tại cuộc họp ở phòng giám đốc Hoàng Việt.
- HS có thể nêu không đầy đủ, GV bổ sung và ghi bảng.
- HS nêu hiện trạng của xí nghiệp.
- Phải thay đổi, không để hiện trạng này kéo dài.
- Phải thay đổi hiện trạng ấy.
- Mở rộng quy mô sản xuất.
- Nhân lực, vật lực, tài lực.
=> Giám đốc Hoàng Việt vấp phải sự chống đối khá quyết liệt của một số người trong xí nghiệp
Đọc - Hiểu chú thích
2.Bố cục
3.Thể loại:Kịch nói –chính kịch.
4. Phân tích
a.Cuộc đối đầu công khai đầu tiên:
a.1. Hiện trạng xí nghiệp Thắng Lợi:
- Máy móc cũ kĩ, lạc hậu, quy mô sản xuất bị thu nhỏ, tổ chức phân công lao động không hợp lí.
- Cơ chế quản lí nguyên tắc, cứng nhắc.
- Đời sống công nhân khó khăn.
=> Phải thay đổi không để hiện trạng này kéo dài.
 4. Củng cố:(5 phút)
 ? Hiện trạng của xí nghiệp Thắng Lợi ra sao?
 ? Để giải quyết hiện trạng đó giám đốc Hoàng Việt đã đưa ra yêu cầu gì?
 5. Dặn dò: ( 1 phút)
 - Xem các phần còn lại tiết sau học tiếp: Chú ý vào các nhân vật trong lớp kịch để thấy được cuộc đối đầu và tính cách của từng nhân vật.
 GV: Nguyễn Thị Bích Nhi
Tuần : 35 Ngày soạn:20/04/09
Tiết : 166 Ngày dạy:
Văn bản: TÔI VÀ CHÚNG TA
I.Mục tiêu: } như tiết 165
II.Phương tiện}
 III.Tiết trình lên lớp
 Bước 1.Ổn định lớp (1 phút)
 Bước 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút)
 ?. Hãy nêu hiện trạng xí nghiệp Thắng Lợi.? Từ hiện trạng đó giám đốc đã đặt ra vấn đề gì trong cuộc họp?
Gợi ý:Máy móc cũ kĩ, lạc hậu, quy mô sản xuất bị thu nhỏ, tổ chức phân công lao động không hợp lí.Cơ chế quản lí nguyên tắc, cứng nhắc.Đời sống công nhân khó khăn.
=> Phải thay đổi không để hiện trạng này kéo dài.
 ?. Khi đưa ra vấn đề đó giám đốc đã rơi vào tình huống căng thẳng nào?
Gợi ý:Khá căng thẳng
 Bước 3.Bài mới:(30p)
 * Đặt vấn đề: (1p ) Mời các em đọc lại lời thoại và chú ý cuộc đối thoại giữa giám đốc Hoàng Việt với các nhân vật liên quan để thấy những đề nghị của anh đều bị phản đối dù anh ở cương vị giám đốc.
 * Nội dung: (29p)
Hoạt động 2: Đọc -Hiểu văn bản ( tiếp theo)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Kiến thức cần đạt
?. Phản ứng của phó giám đốc Nguyễn Chính khi giám đốc đề nghị tuyển dụng thêm nhân công? Phản ứng của bà Trưởng phòng tài vụ khi giám đốc đề nghị sử dụng thợ hợp đồng?
?. Phản ứng của trưởng phòng tài vụ khi giám đốc ra lệnh cấp tiền cho tổ sữa chữa máy móc, thiết bị?
?. Phản ứng của Nguyễn Chính khi giám đốc đề nghị lương công nhân phải tăng ít nhất 4 lần?
?. Phản ứng của quản đốc Trương khi giám đốc quyết định từ nay xí nghiệp sẽ không có chức quản đốc nữa?
?. Những người phản đối các kế hoạch của giám đốc Hoàng Việt là những người có vị trí như thế nào trong xí nghiệp? Qua đó em nhận xét gì về họ?
?. Cà 5 lần đề nghị của giám đốc đều bị cấp dưới phản đối cả 5. Trong tình huống ấy, giám đốc Hoàng Việt có thái độ quyết định ra sao?
?. Nhận xét tình huống kịch dược xây dựng ở cảnh này?
GV bình: Giám đốc Hoàng Việt đã công khai tuyên chiến với cơ chế quản lý, phương thức tổ chức đã trở nên lỗi thời. Những công bố của Hoàng Việt liên tục gây bất ngờ với nhiều người, nhất là những người có chức vụ trong xí nghiệp. Tất nhiên,anh phải đối đầu với những phản ứng gay gắt của họ. Nhưng anh không đơn đôc khi tuyên chiến với những kẻ bảo thủ,
 May móc, bên cạnh anh còn kĩ sư Lệ Sơn, có ông Quýt ,bà Bông, những người lao động bình thường. Anh và họ là số đông, là “chúng ta”;còn những người kia, chỉ khư khư giữ lấy những nguyên tắc cứng nhắc, hoặc chăm chăm vì quyền lợi cá của mình. Họ là số ít, họ chỉ là “cái tôi” cá nhân.
=> PGĐ: Lấy đâu ra người làm hả đồng chí?
- Xí nghiệp chúng ta sẽ sử dụng thợ hợp đồng
=> TPTV: Không có quỹ lương cho thợ hợp đồng.
- Lệnh của tôi phải được thi hành: cấp tiền cho tổ sữa chữa
=> TPTV: Tôi phải làm đúng những quy định.
- Lương của công nhân phải tăng ít nhất 4 lần.
=> PGĐ: Chúng ta chưa làm được đã vội lãnh lương cao sao?
- Từ nay, xí nghiệp sẽ không có chức quản đốc nữa.
=> Xưa nay phân xưởng vẫn phải có quản đốc.
- Đó là những kẻ có chức vụ trong xí nghiệp với tư tưởng bảo thủ, máy móc.
- Thái độ quyết đoán, dứt khoát, mạnh mẽ, có những quyết định phù hợp với từng ý kiến phản đối.
- Tình huống căng thẳng, đầy kịch tính với những xung đột gay gắt giữa nhân vật.
b. Cuộc đối đầu công khai:
- Kế hoạch sẽ tăng lên ít nhất 5 lần
=> Lấy đâu ra người làm hả đồng chí? 
- Tuyển dụng khá đông công nhân.
=> Chỉ tiêu chỉ còn 15 biên chế.
- Sử dụng thợ hợp đồng.
=> Không có quỹ lương cho thợ hợp đồng.
- Cấp tiền cho tổ sửa chữa.
=> Tôi phải làm đúng những quy định.
- Xí nghiệp không có chức quản đốc nữa.
=> Xưa nay phân xưởng vẫn có chức quản đốc.
=> Tình hình căng thẳng đầy kịch tính với những xung đột ngột gay gắt giữa nhân vật.
2. Nhân vật - Những tính cách đối đầu:
- GĐ Hoàng Việt: thẳng thắn, trung thực, khát khao đổi mới.
- KS Lê Sơn: Có trình độ chuyên môn cao, dũng cảm đấu tranh cho cái mới.
- PGĐ Nguyễn Chính : Cơ hội, bảo thủ , lạc hậu.
n
 Hoạt động 3: Tổng kết (5p)
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
 Kiến thức cần đạt
?. Hãy nêu cảm nhận của emvề cuộc đấu tranh giữa hai phái diễn ra trong xí nghiệp?
?. Đây có phải là mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ không?Lý giải vì sao?
?. Em tin thắng lợi thuộc về phía nào? Vì sao?
- GV: Và kết thúc vở kịch, chân lý đã thuộc về những người dám nghĩ , dám làm như giám đốc Hoàng Việt, như kĩ sư Lê Sơn, như đông đảo chị em công nhân ở xí nghiệp Thắng Lợi. Người ta, các vị Bộ trưởng đã nhận thấy anh đúng, và nhiều xí nghiệp khác đang tìm đến học cách làm ăn mới. Họ đã nhận ra rằng: “Cả nước đang đứng trước một bước ngoặt lớn hoặc tiến lên phía trước, hoặc cứ ôm chân nhau để cùng chịu lao xuống vực”. Tất nhiên, không ai muốn điều thứ hai xảy ra. Vở kịch thành công chính là sự tiên phong táo bạo của chính Lưu Quang Vũ trong cách nhìn mới về xã hội, con người.
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ
- Đây là một đấu tranh có tính tất yếu, gay gắt vì xu hướng phát triển của xí nghiệp.
- Không phải mất đoàn kết nội bộ. Đây là bước ... nh quả của một sự nghiệp mới hoàn thành. 
III. Một số thể loại văn học hiện đại 
- Các thể loại có nhiều biến đổi sâu sắc.
- Xuất hiện thể loại mới: phóng sự, kịch nói.
Bước 4.Củng cố-tổng kết: (5 phút)
- Tìm trong các truyện cổ tích mà em được học những nhân vật thuộc các loại sau: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng đặt biệt, nhân vật xấu xí, nhân vật ngốc nghếch.
Bước 5. Hướng dẫn Hs về nhà. (1 phút)
 - Phần luyện tập về nhà làm.
 - Về nhà chuẩn bị bài : Thư , điện.
 ->Theo yêu cầu trong SGK.
 IV. Rút kinh nghiệm
 GV: Nguyễn Thị Bích Nhi
Tuần : 35 Ngày soạn:22/04/09
Tiết : 169 Ngày dạy:
 THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Nắm được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
2.Kĩ năng:Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
3.Thái độ:Có ý thức tích cực khi viết thư.
 II. Phương tiện:
 - GV:+Phương pháp:gợi tìm.qui nạp.
 +Phương tiện:SGK,GÁ.
 +yêu cấu đối với HS:Soạn bài.
 +Tài liệu tham khảo. g. án, sgk, bài tham khảo.
 - HS: chuẩn bị theo yêu cầu.
 III. Tiến trình lên lớp
 Bước 1. Ổn định lớp (1 phút)
 Bước 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
 Bước 3. Bài mới: (39p)
 * Đặt vấn đề: (1p)GV giải thích ngắn gọn để HS hiểu về loại văn bản thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. 
* Nội dung: (38p)
 Hoạt động 1: Xác định các tình huống cần gửi thư (điện) (13phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Kiến thức cần đạt
- Yêu cầu HS tìm hiểu mục I.1 trong SGK và trả lời câu hỏi.
?. Trường hợp nào cần gửi thư (điện)?
?. Có mấy loại thư (điện) chính? Là những loại nào? Mục đích của các loại ấy có khác nhau không? Tại sao?
?. Hãy kể tên một số trường hợp cụ thể cần gửi thư chúc mừng và thăm hỏi?
?. Vậy hãy cho biết mục đích và tác dụng của việc gửi thư chúc mừng và thăm hỏi? 
- HS trao đổi, thảo luận và trả lời
- Chúc mừng:
 + Thi đậu
 + Sinh em bé
 + Đám cưới
- Thăm hỏi:
 + Người thân mất
 + Vừa khỏi bệnh
- Mục đích: nhằm san sẻ, thông cảm với người thân quen, thể hiện niềm vui với người thân.
- Tác dụng: thể hiện tình cảm chân thành.
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
1. Trường hợp cần gửi thư (điện) là:
- Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
- Có những khó khăn , trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
2. a. Hai loại chính:
- Thăm hỏi và chia vui.
- Thăm hỏi và chia buồn.
 b. Khác nhau về mục đích:
- Thăm hỏi chia vui: biểu dương , khích lệ những thành tích, sự thành đạt  của người nhận.
- Thăm hỏi chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
 Hoạt động 2: Cách viết thư ( 15 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Kiến thức cần đạt
- GV hướng dẫn HS nắm được quy trình viết thư (điện).
- Gọi HS đọc phần I.
?. Cho biết nội dung thư (điện) chúc mừng thăm hỏi giống và khác nhau như thế nào?
?. Nhận xét về độ dài của thư (điện) ?
?. Tình cảm trong thư (điện) thường được thể hiện như thế nào?
?. Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi có điểm nào giống nhau?
- Gọi HS đọc phần 2.
- Cho HS trình bày miệng BT theo từng ý nêu ra.
- Gọi HS đọc phần 3: 
- Cho HS thảo luận nhóm theo tổ.
?. Cho biết nội dung chính của thư (điện) chúc mừng hay thăm hỏi và cách thức diễn đạt trong bức thư (điện) đó?
- Giống nhau: có nguyên cớ chân thành của người viết.
- Khác nhau: 
 + Thư chúc mừng được viết trong tình huống người nhận gặp những rủi ro, những điều không mong muốn.
- Thường ngắn gọn.
- Tình cảm chân thành , sâu sắc.
-Lời văn viết ngắn gọn, súc tích.
- HS đọc ghi nhớ.
2. Cách thức viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi:
- Có nguyên cớ.
- Lời thăm hỏi, chúc mừng
- Tình cảm chân thành.
- Ngắn gọn, súc tích.
=> Ghi nhớ
Bước 4. Củng cố-tổng kết: (2 phút)
 ?. Hãy nêu lại quy trình viết thư (điện).
 - Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu.
 - Bước 2: Ghi nội dung.
 - Bước 3: Ghi họ, tên, địa chỉ người gửi.
Bước 5. Hướng dẫn hS về nhà.: (1 phút)
 - Về nhà xem lại bài. Nhất là quy trình viết thư (điện).
 - Chuẩn bị và làm các bài tập trong SGK. Tiết sau luyện tập.
IV. Rút kinh nghiệm:
 GV: Nguyễn Thị Bích Nhi
Tuần : 35 Ngày soạn:22/04/09
Tiết : 170 Ngày dạy:
 THƯ ( ĐIỆN) CHÚC MÙNG VÀ THĂM HỎI
 (TT)
I.Mục tiêu:
II.Phương tiện:
III. Tiến trình lên lớp:
 Bước 1. Ổn định lớp : (1 phút)
Bước 2. Kiểm tra bài cũ:( 4 phút)
 - Khi nào cần phải gửi thư (điện) chúc mừng hay thăm hỏi?
 - Cho biết mục đích và tác dụng của việc gửi thư chúc mừng và thăm hỏi?
Gợi ý:ghi nhớ SGK/204
Bước 3. Bài mới: (35p)
 * Đặt vấn đề: (1p)Khi gửi thư (điện) cần điền cho thật đầy đủ, chính xác các thông tin (họ tên, địa chỉ của người gửi và người nhận) vào mẫu do nhân viên bưu điện phát để tránh nhầm lẫn, thất lạc.
 * Nội dung: (34p)
 Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Kiến thức cần đạt
- GV hướng dẫn HS tự làm
- Bài tập 1: Điền đầy đủ theo từng phần. Mỗi tổ 1 HS đại diện lên làm bài.
- Bài tập 2: Chọn tình huống nào nên viết thư (điện) chúc mừng hay thăm hỏi?
- Bài tập 3: Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện với tình huống tự đề xuất.
Bài tập 1: Viết thư (điện )
Bài tập 2:
Chúc mừng: a,b, d, e
Thăm hỏi: c
Bài tập 3: Thư chúc mừng.
 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh gửi thư chúc mừng Bộ Tổng tham mưu – Cơ quan Bộ Quốc phòng:
 Nhân dịp Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỉ niệm 60 năm ngày thành lập, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã gửi thư thăm hỏi và chúc mừng các tướng lĩnh, sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, gia đình các liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh đã và đang công tác tại Bộ Tổng tham mưu – Cơ quan Bộ Quốc phòng.
 Thư có đoạn : “ Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, giáo dục của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ quốc phòng, được sự giúp đỡ tận tình của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội, các thế hệ tướng lĩnh , sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng Bộ Tổng tham mưu đã lập được nhiều chiến công và thành tích lớn. Các đồng chí luôn quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng, đoàn kết thống nhất, vượt qua mọi khó khăn thử thách bằng trí tuệ, công sức và cả xương máu của mình, tập trung nghiên cứu đề xuất giúp Bộ Chính trị, Quân uỷ trung ương và Bộ quốc phòng xây dựng đường lối và hoạch định các kế hoạch chiến lược về quân sự- quốc phòng, hoàn thành trọng trách của một cơ quan quân sự cơ mật, quan trọng của Đảng, Nhà nước và quân đội; đồng thời thực hiện tốt chức năng chỉ huy, chỉ đạo và điều hành tác chiến, tổ chức lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của quân đội và dân quân tự vệ, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các đồng chí rất xứng đáng với những phần thưởng cao quý mà Đảng ,nhà nước và Quân đội đã trao tặng.
 (Báo Hà Nội mới, số 13132, ngày 7-9-2005)
 Bước 4. Củng cố-tổng kết.(4 phút)
 - Quy trình viết thư (điện) như thế nào?
 - Có mấy loại thư (điện) chính? Là những loại nào?
 Bước 5.Hướng dẫn HS về nhà. (1 phút)
 - Về nhà xem lại bài và làm hoàn chỉnh những tình huống còn lại.
 - Chuẩn bị bài, xem lại tất cả các tiết ôn tập để thi học kì .
 IV. Rút kinh nghiệm:
 GV: Nguyễn Thị Bích Nhi
Tuần : 35 Ngày soạn:
Tiết : 170 Ngày dạy:
Bài dạy: THƯ , ĐIỆN
I.Mục tiêu:
- Viết được một bức thư , điện đạt yêu cầu.
II.Phương tiện:
- GV : g. án , bài tham khảo.
- HS : chuẩn bị theo yêu cầu.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp : (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ:( 5 phút)
 - Khi nào cần phải gửi thư (điện) chúc mừng hay thăm hỏi?
 - Cho biết mục đích và tác dụng của việc gửi thư chúc mừng và thăm hỏi?
 3. Bài mới:
 * Đặt vấn đề: Khi gửi thư (điện) cần điền cho thật đầy đủ, chính xác các thông tin (họ tên, địa chỉ của người gửi và người nhận) vào mẫu do nhân viên bưu điện phát để tránh nhầm lẫn, thất lạc.
 * Nội dung:
 Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Kiến thức cần đạt
- GV hướng dẫn HS tự làm
- Bài tập 1: Điền đầy đủ theo từng phần. Mỗi tổ 1 HS đại diện lên làm bài.
- Bài tập 2: Chọn tình huống nào nên viết thư (điện) chúc mừng hay thăm hỏi?
- Bài tập 3: Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện với tình huống tự đề xuất.
Bài tập 1: Viết thư (điện )
Bài tập 2:
Chúc mừng: a,b, d, e
Thăm hỏi: c
Bài tập 3: Thư chúc mừng.
 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh gửi thư chúc mừng Bộ Tổng tham mưu – Cơ quan Bộ Quốc phòng:
 Nhân dịp Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam kỉ niệm 60 năm ngày thành lập, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã gửi thư thăm hỏi và chúc mừng các tướng lĩnh, sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, gia đình các liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh đã và đang công tác tại Bộ Tổng tham mưu – Cơ quan Bộ Quốc phòng.
 Thư có đoạn : “ Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, giáo dục của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ quốc phòng, được sự giúp đỡ tận tình của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội, các thế hệ tướng lĩnh , sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng Bộ Tổng tham mưu đã lập được nhiều chiến công và thành tích lớn. Các đồng chí luôn quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng, đoàn kết thống nhất, vượt qua mọi khó khăn thử thách bằng trí tuệ, công sức và cả xương máu của mình, tập trung nghiên cứu đề xuất giúp Bộ Chính trị, Quân uỷ trung ương và Bộ quốc phòng xây dựng đường lối và hoạch định các kế hoạch chiến lược về quân sự- quốc phòng, hoàn thành trọng trách của một cơ quan quân sự cơ mật, quan trọng của Đảng, Nhà nước và quân đội; đồng thời thực hiện tốt chức năng chỉ huy, chỉ đạo và điều hành tác chiến, tổ chức lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của quân đội và dân quân tự vệ, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các đồng chí rất xứng đáng với những phần thưởng cao quý mà Đảng ,nhà nước và Quân đội đã trao tặng.
 (Báo Hà Nội mới, số 13132, ngày 7-9-2005)
 4. Củng cố(5 phút)
 - Quy trình viết thư (điện) như thế nào?
 - Có mấy loại thư (điện) chính? Là những loại nào?
 5. Dặn dò (1 phút)
 - Về nhà xem lại bài và làm hoàn chỉnh những tình huống còn lại.
 - Chuẩn bị bài, xem lại tất cả các tiết ôn tập để thi học kì .
 IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_35_tiet_165_den_170.doc