Tiết 173 -174 Ngày soạn: / 4 / 2011
Ngày dạy: / 4 / 2011
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học:
-Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài.
-Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học.
-Biết đọc các kiểu văn bản – theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng.
B.Chuẩn bị:
- HS: Học bài cũ; đọc, soạn bài.
- GV: Giáo án.
C.Lên lớp:
I-Ổn định tổ chức:( 1’)
II-Kiểm tra bài cũ: (2’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III-Bài mới:
1-GTB, ghi đề : (1’)
2-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học:
Tuần 35 Tiết 171 ,172 : KIỂM TRA HỌC KÌ II (Thực hiện theo chuyên môn trường, Phòng GD-ĐT ) ------------------------------------------------- Tiết 173 -174 Ngày soạn: / 4 / 2011 Ngày dạy: / 4 / 2011 TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học: -Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài. -Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. -Biết đọc các kiểu văn bản – theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng. B.Chuẩn bị: - HS: Học bài cũ; đọc, soạn bài. - GV: Giáo án. C.Lên lớp: I-Ổn định tổ chức:( 1’) II-Kiểm tra bài cũ: (2’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. III-Bài mới: 1-GTB, ghi đề : (1’) 2-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: Cho Hs đọc bảng tổng kết và trả lời câu hỏi: * B1:Ôn lại: ? Em đã học những kiểu văn bản nào? cho vd? * B2: Hỏi về phương thức biểu đạt trong khái niệm: -GV hướng dẫn thực hiện câu hỏi1/170. -GV hướng dẫn thực hiện câu hỏi 2/170. -GV hướng dẫn thực hiện câu hỏi 3/170. -GV hướng dẫn thực hiện câu hỏi 4/171. -GV hướng dẫn thực hiện câu hỏi 5/171. -GV hướng dẫn thực hiện câu hỏi 6/171. -GV hướng dẫn thực hiện câu hỏi 7/171. *Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục II/171: -GV hướng dẫn thực hiện câu hỏi 1/171. -GV hướng dẫn thực hiện câu hỏi 2/171. -GV hướng dẫn thực hiện câu hỏi 3/171. *Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục II/171-172 -GV hướng dấn HS trả lời, gv dựa vào bảng tổng kết và kiến thức cũ để nhạn xét, chốt vấn đề. *Hoạt động 3: GV củng cố lại nội dung tiết học. -Trả lời theo yêu cầu. HS trả lời. HS nhận xét. -HS: -HS: - HS trham gia thảo luận và trả lời. - Thực hiện theo yêu cầu. -HS trả lời. -HS nhận xét. -HS trả lời. -HS nhận xét. -HS trả lời. -HS nhận xét. -HS trả lời. -HS nhận xét. -HS trả lời. -HS nhận xét. -HS trả lời. -HS nhận xét. I-Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS: 1/Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản: -Văn tự sự và miêu tả: + Văn tự sự: Trình bày các sự việc liên quan với nhau tạo thành một hệ thống; + Văn miêu tả tái hiện lại các tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. - Văn bản thuyết minh khác với văn bản tự sự, miêu tả: + Văn bản thuyết minh tập trung trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích có hại của sự vật hiện tượng để người đọc có tri thức khách quan về chúng. -Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành: +Văn bản trình bày tư tưỏng, chủ quan, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội và con người thông qua luận điểm, luận cứ và cách lập luận. +Văn bản điều hành trình bày theo khuôn mấu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí. 2/Các văn bản trên không thể thay thế được cho nhau. 3/Các phương trên có thể phối hợp với nhau trong các văn bản cụ thể. 4/ a/Các thể loại văn học đã học: -Thơ trữ tình -Truyện thơ -Truyện ngắn, truyện dài -Kịch b/Các phương biểu đạt được sử dụng trong các thể loại văn học: -Thơ trữ tình: biểu cảm -Truyện thơ: tự sự, biểu cảm -Truyện ngắn, truyện dài: tự sự -Kịch: tự sự c/Ngoài các phương thức biểu đạt chính trên trong tác phẩm văn học còn sử dụng yếu tố nghị luận, thuyết minh, 5/Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau: -Thể loại văn học tự sự đòi hỏi các sự kiện, nhân vật kết hợp với nhau tạo thành cốt truyện thống nhất. -Kiểu văn bản tự sự trình bày các sự việc có liên hệ nhân quả hợc qua lại với nhau dẫn đến kết cục. Do đó không đòi hỏi cốt truyện. 6/ -Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống nhau ở chỗ đều biểu hiện các cảm xúc của con người. -Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình khác nhau: +Văn bản bc trình bày trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. +Thể loại văn học trữ tình bày tỏ cảm xúc của con người thông qua các hình tượng nghệ thuật trữ tình. 7/Tác phẩm nghị luận cần sử dụng các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự nhằm làm cho bài văn nghị luận thêm sinh động; nhưng đó chỉ là các yếu tố phụ. II.Phần TLV trong chương trình Ngữ văn THCS: 1/Phần Văn và Tập làm văn có mqh qua lại nhau: -Việc đọc hiểu văn bản sẽ cung cấp thêm cho học sinh các kiẻu bài tiêu biểu cho các loại văn bản học trong phần TLV. -Việc học cách làm các văn bản trong TLV giúp cho HS hiểu rõ cấu tạo, đặc điểm các phương thức biểu đạt làm cơ sở cho HS tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật của tác phẩm văn học. 2/Phần TV góp phần vào việc học các bài văn trong phần đọc hiểu và làm các văn bản trong phần TLV: -Làm cho HS hiểu rõ hơn về các qui tắc dùng từ, đặt câu trên cơ sở đó phân tích cái hay, cái đẹp trong văn bản. -Do hiểu rõ hơn về qui tắc dùng từ, đặt câu nên sẽ vận dụng viết TLV tốt hơn. 3/Các thao tác miêu tả, tự sự nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa quan trọng nhằm chuẩn bị cho việc làm các bài làm văn. Lí do: các văn bản thường phải sử dụng các thao tác này khi tạo lập văn bản. III.Các kiểu văn bản trọng tâm: 1/Văn bản thuyết minh 2/Văn tự sự 3/Văn bản nghị luận. IV- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2’) Tự học kĩ lại các phương thức biểu đạt, chú ý các kiểu văn bản trọng tâm Chuẩn bị cho tiết học sau: Tôi và chúng ta. D.Đánh giá rút kinh nghiệm: ] Tiết 175 -176 Ngày soạn: / 4 / 2011 Ngày dạy: / 4/ 2011 Văn bản: BẮC SƠN ( Trích hồi bốn ) Nguyễn Huy Tưởng A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học: - Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn : Xung đột cơ bản của vở kịch đợc bộc lộ gây gắt và tác động đến tâm trí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phiá cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt. - Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tích cách nhân vật. - Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kich nói. B.Chuẩn bị: - HS: Học bài cũ; đọc, soạn bài. - GV: Giáo án. C.Lên lớp: I-Ổn định tổ chứcL 1’) II-Kiểm tra bài cũ: (5’) CH: Hãy nêu cảm nghĩ về tác phẩm / nhân vật trong tác phẩm văn học nước ngoài đã được học mà em yêu thích ? III-Bài mới: 1-GTB, ghi đề : (1’) 2-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung: -GV goi HS đọc */ ** và nhấn mạnh lại. -GV gọi HS đọc phân vai văn bản. -GV kiểm tra việc đọc chú thích của HS. -CH1: Trong lớp kịc này, tác giả đã xây dựng một tình huống bất ngờ, gây cấn, đó là tình huống nào ? - CH2: Tình huống ấy tạo xung đột kịch như thế nào ? *Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS Đọc – hiểu văn bản: GV nêu những nét chính về nhân vật Thơm trước đó. -H3:Hoàn cảnh nhân vật Thơm được giới thiệu như thế nào trong lớp I? -H4: Thái độ và hành động của Thơm như thế nào khi Thái, Cửu chạy vào nhà ? -H5: Còn khi Ngọc trở về? -H6: Qua đây, em có nhận xét gì về nhân vật Thơm, về cuộc cách mạng ? -GV: Qua nhân vật Thơm, NHT đã khẳng định rằng ngay cả khi cuộc cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ trhù đàn áp khốc liệt nhưng vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả ở những người ở vị trí trung gian. H7: Trong hồi 4, nhân vật Ngọc đã bộc lộ bản chất gì? -H8: Hai nhân vật Thái, Cửu có vai trò như thế nào trong lớp kịch ? H9: Nêu những thành công nghệ thuật? *Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết-củng cố bài học. -GV chốt nội dung bài học. - GV gọi học sinh đọc ghi nhớ. *Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS theo yêu cầu bài tập 1-2 SGK. -Đọc. - Đọc; nhận xét. -Trả lời theo yêu cầu. HS trả lời. HS trả lời. Hs: -HS: gật đầu se sẽ..ngăn lại..hốt hoảng..đẩy hai người vào buồng Thảo luận và tham gia trả lời. + dịu dàng hơn; + biết lối ra vườn bị chặn, cố ý nói to, báo để đề phòng. + tìm cách đẩy chồng đi nhanh để giải thoát cho 2 chiến sĩ cách mạng. -HS: -HS: -HS: HS trham gia thảo luận và trả lời. - Đọc. - Thực hiện theo yêu cầu. I-Tìm hiểu chung: 1-Tác giả, tác phẩm: Các chú thích * Sgk tr 164-165. 2-Đọc văn bản, chú thích: a/Đọc văn bản: b/ Các chú thích: 3-Nhận xét về tình huống, xung đột kịch: - Tình huống kịch: Thái, Cửu trong lúc lẫn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn lại chạy đúng vào nhà Ngọc, lúc đó chỉ có thơm ở nhà. - Xung đột kịch: giữa cách mạng ( Thái, Cửu ) và kẻ thù ( Ngọc và đồng bọn ); diễn ra trong tâm trạng Thơm. II-Đọc – hiểu văn bản: 1/ Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm: - Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị bàn áp, cha và em Thơm đã hi sinh, mẹ bở đi, chỉ còn Ngọc là người thân duy nhất nhưng y đã bộc lộ rõ bộ mặt Việt gian. Điều này luôn ám ảnh, dày vó tâm trí cô. - Khi Thái, Cửu chạy trốn vào nhà Thơm: thuyết phục Thái, Cửu tin mình, hành động mau lẹ, không sợ nguy hiểm che dấu 2 cán bộ vào buồng và chỉ cách lui. - Khi Ngọc trở về:lời nói của Thơm dịu dàng, cuống quýt hơn, mục đích để thăm dò, tránh sự nghi ngờ của Ngọc. Hồi kịch thể hiên nỗi dây dứt, ân hân đồng thời thể hiện hành động dứt khoát đứng về phía cách mạng của Thơm. Thể hiện sức mạnh, niềm tin của quàn chúng vào Đảng, cách mạng. 2/ Các nhân vật khác: a/ Nhân vật Ngọc: bộc lộ bản chất của một tên Việt gian bán nước: ra sức truy lùng những người cách mạng, kiếm tiền để củng cố địa vị. b/ Hai nhân vật Thái, Cửu: là những nhân vật phụ; Thái bình tĩnh, sáng suốt; Cửu hăng hái, nóng nảy, thiếu chín chắn. Sự xuất hiện của hai nhân vật này giúp Thơm có sự tự tin, bản lĩnh đứng về phía cách mạng 3/ Nhận xét về nghệ thuật kịch của hồi bốn: - Xây dựng tình huống kịch -> bộc lộ xung đột kịch và thúc đẩy hành động kịch phát triển. - Ngôn ngữ đối thoại: đa dạng, phù hợp với hành động kịch. III-Tổng kết: Ghi nhớ SGK tr 167. IV- Luyện tập: IV- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1’) Tìm đọc tác phẩm kịch Bắc Sơn. Đọc kĩ đoạn trích, học nội dung bài học, nắm kĩ các dẫn chứng; Chuẩn bị cho tiết học sau: Tổng kết tập làm văn. D.Đánh giá rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: