Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Tuần 4

Tiết: 16 +17

 NS:25/8. NG: 26/8/2010

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

( Trích “ Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ)

A. Mức độ cần đạt:

- bước đầu làm quen với thể loại truyền truyền kỳ.

- Cảm nhận được giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.

B. Trọng tâm kiến thức.

- Cốt truyện, nhân vật , sự kiện trong một tác phẩm truyền kì.

1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

- Hiện thực về số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của họ.

- Những thành công về nghệ thuật : dựng truyện , dựng nhân vật, sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyền truyền kỳ.

- Mối liênhệ giữa tác phẩm và truyện “ Vợ chàng Trương”

2. Kỹ năng :

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.

- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.

- Kể lại được truyện.

Tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích n/v trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ: Tinh thần phê phán những bất công đối với phụ nữ. Lên án kẻ nam quyền độc đoán, thô bạo.

C. Phương pháp: Tái hiện, phân tích, thuyết giảng, phát vấn.

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết: 16 +17 
 NS:25/8. NG: 26/8/2010 
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
( Trích “ Truyền kỳ mạn lục ‘ của Nguyễn Dữ)
A. Mức độ cần đạt:
- bước đầu làm quen với thể loại truyền truyền kỳ.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
B. Trọng tâm kiến thức.
- Cốt truyện, nhân vật , sự kiện trong một tác phẩm truyền kì.
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Hiện thực vềõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của họ.
- Những thành công về nghệ thuật : dựng truyện , dựng nhân vật, sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của loại truyền truyền kỳ.
- Mối liênhệ giữa tác phẩm và truyện “ Vợ chàng Trương”
2. Kỹ năng : 
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện. 
Tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích n/v trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ: Tinh thần phê phán những bất công đối với phụ nữ. Lên án kẻ nam quyền độc đoán, thô bạo.
C. Phương pháp: Tái hiện, phân tích, thuyết giảng, phát vấn.
D. Tiến trình hoạt động:
1. Oån định : kiểm tra sỹ số: 9D: 9E:
2) Bài cũ: a. Bố cục của bài “ Tuyên bố..” có mấy phần ? đó là những phần nào?
 Nhiệm vụ cũa mỗi phần ra sao? Phân tích phần thực trạng? .
 b. Trước thực trạng đó, bản tuyên bố đã khẳng định điều gì?
3. Bài mới :	* Vào bài:Xã hội phong kiến VN bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong (thế kỉ 16), vua chúa tranh quyền vị, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến xẩy ra liên miênkhiến cho trật tự xã hội rối loạn, cuộc sông của dân chúng cũng lầm than , oan khuất trong đó phải kể đến là số phận người phụ nữ, họ phải chịu nỗi oan không gì giải toả được để phải kết thúc cuộc đời một cách đau đớn
	* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1
Học sinh đọc phần chú thích ở (*) và (1) .
-Hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm? 
(Chế độ pk hậu Lê đang lâm vào tình trạng khủng hoảng,chính sự suy yếu, tập đoàn PK Lê – Mạc _ Trịnh tranh giành quyền lực, loạn lạc liên miên -> tác giả chán nản trước thời cuộc , ông chỉ làm quan 1 năm rồi lui về sống ẩn dật).
- Em hãy cho biết vị trí của tác phẩm ? 
* GV nhấn mạnh “ Truyền kỳ mạn lục”.
Hoạt động 2:
- Học sinh đọc văn bản, sau đó đọc phần chú thích .
- Văn bản thuộc thể loại gì? 
- Văn bản có thể chia làm mấy đoạn?
Đó là những đoạn nào ? Nội dung?
( Để làm nổi bật tính cách nhân vật, không cần phân tích theo bố cục , mà phân tích theo tuyến nhân vật).
- Nhân vật Vũ Nương được tiêu tả trong những hoàn cảnh nào?
- Trước khi lấy chồng, Vũ Nương được giới thiệu như thế nào?.
- Phẩm chất của Vũ Nương khi lấy chồng thể hiện như thế nào?
- Em có nhận xét gì về một người vợ như VN?
- HP chưa tròn, thì có biến cố gì xảy ra?
- Vậy , khi tiễn chồng , nàng có những hành động và lời nói như thế nào? 
- Qua đó, ta thấy điều gì trong con người Vũ Nương (Mong ước điều gì?).
- Tình thương chồng được thể hiện qua những lời nói nào của Vũ Nương? Qua đó ta thấy tâm trạng Vũ Nương như thế nào?
- Tâm trạng Vũ Nương trong những ngày xa chồng ra sao?
- Mặc dù vậy, nàng vẫn không quên bổn phận trách nhiệm của mình đó là gì? 
- Rót rượu tiễn chồng.
- Dặn dò, mong chồng bình yên trở về -> lưu luyến, khao khát cuộc sống gia đình bình yên.
=> Chu đáo , cảm thông cho nỗi vất vả của chồng.
- Buồn, nhớ chồng – nuôi con thơ.
- Chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng.
- Thương xót; lo ma chay khi mẹ mất.
-> Người vợ thủy chung, người mẹ hiền và con dâu hiếu thảo.
- Em có nhận xét gì về phẩm hạnh của nàng?
( Phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ VN truyền thống)
.- Nỗi oan của Vũ Nương là nổi oan gì?
- Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất?
- Trước nỗi oan đó, nàng đã làm gì?( Lời nĩi )
- Trong tình thế tuyệt vọng, nàng đã quyết định điều gì ? 
(*) Vũ Nương đã lấy cái chết để bày tỏ nỗi oan của mình. Với tính cách của nàng,điều đó có hợp lý hay không?(một đời nàng chỉ mong cuộc sống bình yên,giữ gìn phẩm giá, chung thuỷ với chồng.Thế mà nàng bị buộc tội mà không thể thanh minh.Nàng oan ức tuyệt vọng.Tự tử là hành động phù hợp với tính cách của nàng,mà cũng vì nàng chẳng biết chọn cách nào khác)
* Thảo luận 3p: Theo em,nguyên nhân sâu xa nào đã gây nên cái chết cho người đàn bà đức hạnh đó?(Có nhiều nguyên nhân : Lời nói của đứa trẻ có nhiều dữ kiện đáng ngờ,Trương Sinh có tính đa nghi nên có cách xử sự hồ đồ và độc đoán,Vũ Nương bế tắc,bất lực nhưng nguyên nhân chính là do chế độ phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình)
(?) Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?(người phụ nữ đức hạnh ở đây không những không được bênh vực,chở che mà lại còn đối xử một cách bất công,vô lí.Chỉ vì lời nói ngây thơ của một đứa trẻ và sự hồ đồ,vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.Truyện mang giá trị tố cáo sâu sắc)
-Qua những gì đã phân tích, em hãy nhận xét về hình ảnh Vũ Nương?
- Trương Sinh được giới thiệu là người như thế nào ?
-(* GV nhấn mạnh về hình ảnh cái bóng).
- Qua đó ta thấy n/v Trương Sinh đại diện cho tầng lớp nào trong XHPK?
* Nếu kết thúc truyện sau khi Vũ Nương được giải oan là đã có hậu. Nhưng tác giả thêm vào đoạn kết để tạo giá trị mới cho truyện. Vậy em hãy của ra những yếu tố kỳ ảo?
( Phan Lang nằm mông rồi thả rùa PL lạc và gặp Vũ Nương; đưa VN về dương thế; Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan).( xen kẻ với những yếu tố thực).
- Đưa những yếu tố kỳ ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả thể hiện điều gì? *Ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo:- Hoàn chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương.- Khao khát được phục hồi danh dự.- Tạo nên kết thúc có hậu.- An ủi người bạc mệnh; trừng phạt Trương Sinh -> Niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ.
(?) Vũ Nương nói sau khi được giải oan sẽ về lại trần thế nhưng vì sao cuối cùng nàng vẫn không về?Theo em truyện kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?(Tăng ý nghĩa triết lí của câu chuyện:Dù có phẩm hạnh,dù khát khao hạnh phúc trần thế,dù đáng được hưởng hạnh phúc,người phụ nữ trong chế độ phong kiến bấy giờ không thể nào có được hạnh phúc.Cái chết vẫn là kết thúc bi thảm không thể cứu vãn được.Trần giới không đảm bảo,không đem lại hạnh phúc cho người đàn bà)
 (?) Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện? (Trên cơ sở cốt truyện có sẵn,tác giả sắp xếp lại một số tình tiết,thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa,có tính chất quyết định đến quá trình diễn biến của câu chuyện cho hợp lý,tăng cường tính bi kịch và cũng làm cho truyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn). 
Những lời trần thuật và những lời đối thoại trong câu chuyện?(VD:Lời nói của bà mẹ Trương Sinh là một người nhân hậu và từng trải;lời của Vũ Nương chân thành,dịu dàng,ngay cả trong lúc đáng tức giận nhất )
Hoạt động 3:
GV khái quát, cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4.
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả : Nguyễn Dữ (?) sống ở thế kỉ XVI.
Quê Hải Dương . là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
-. Là người học rộng , tài cao nhưng tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật ở quê nhà.
2ø. Tác phẩm.
- Truyền Kỳ mạn lục”(xem sgk)- được viết bằng chữ Hán.
-“ Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của Truyền Kỳ mạn lục”.
II. Đọc – hiểu văn bản .
1. Đọc – chú thích .
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Thể loại: Văn xuôi tự sự.
b. Bố cục: 3 đoạn.
- Từ đầu -> cha mẹ đẻ mình 
Cuộc hôn nhân – sự xa cách -phẩm hạnh.
- Tiếp -> đã qua rồi : Nỗi oan và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Còn lại : Vũ Nương sống ở thủy cung – oan tình được giải.
c. Phân tích.
* Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.
-Trước và khi lấy chồng.
- Khi con gái : Thùy mỵ, nết na, tư dung tốt đẹp -> được Trương Sinh để ý .
- Khi lấy chồng: Giữ gìn khuôn phép, không để thất hoà.
-> Một người vợ tốt, biết giữ đạo làm vợ.
* Khi xa chồng
- Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thuỷ chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con..
- Bao dung vị tha, nặng lòng với gia đình.
=>Phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ VN truyền thống
* Khi bị chồng nghi oan.
- Nỗi oan thất tiết.
- Nguyên nhân : Lời con thơ, Chồng đa nghi độc đoán.
- Tự vẫn -> cái chết oan khuất, bi thảm.
-> hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự => nỗi đau khổ lên đến tột đỉnh.
-+-
* Tiểu kết : câu chuyện về Vũ Nương thể hiện sâu sắc số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phụ quyền PK đầy bất công.
*. Nhân vật Trương Sinh.
- Con nhà giàu, không có học.
- Đa nghi, tin lời con trẻ .
- Hành động hồ đồ, độc đoán, thô bạo 
-> Hiện thân của chế độ phụ quyền PK bất công.(Nguyên nhân dẫn tới bi kịch).
=> Tác giả phê phán thói ghen tuông mù quáng.
3. Tổng kết:
*Nghệ thuật:
- Khai thác vốn văn học dân gian.
-Sáng tạo nhân vật , cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì.
- Sáng tạo kết thúc truyện không mòn sáo.
* Ý nghĩa:
Quan niệm: Hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thoúi ghen tuông mù quáng và ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
*Ghi nhớ.
III. Luyện tập: HS làm trắc nghiệm ở bảng phụ.
IV) hướng dẫn tự học:
* Hướng dẫ ...  tích và sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp.
B.Chuẩn bị. 
	Giáo viên : Tham khảo tài liệu soạn giáo án. 
	Học sinh: Học bài cũ.
C.Tiến trình hoạt động.
 1.Ổn định: 
 2.Bài cũ : Những trường hợp giao tiếp nào không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn có thể được 
	chấp nhận? Lấy ví dụ minh hoạ?
	 Đặt một tình huống, trong đó phương châm hội thoại không phù hợp với tình huống giao tiếp?
	Giải thích vì sao và sửa lại cho đúng?
 3.Bài mới :
 	 I.Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
Hỏi: Nêu một số từ ngữ xưng hô trong tiếng việt và 	1.Ví dụ: sách giáo khoa trang 38 -39.
cách sử dụng chúng?
Hỏi: So sánh từ “tôi” trong tiếng Việt với từ “I” trong 	Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt phong phú, 
tiếng Anh? Rút ra nhận xét về từ ngữ xưng hô trong tinh tế.
tiếng Việt? a.Đoạn a.
 Học sinh đọc đoạn trích ở bảng phụ.	- Dế Choắt gọi dế Mèn là “anh”, xưng “em”.
Hỏi:Dế Mèn và dế Choắt đã xưng hô với nhau như ð kẻ ở vị thế thấp muốn nhờ vả kẻ mạnh.
thế nào? Vì sao?	- Dế Mèn xưng “ta gọi dế Choắt là “chú mày
 ð kẻ mạnh nói với kẻ yếu thế (không bình đẳng).
 Học sinh đọc đoạn văn b ở bảng phụ. b. Đoạn b.
Hỏi: Trong đoạn trích này, dế Mèn và dế Choắt có	- Dế Mèn xưng “tôi”.
thay đổi cách xưng hô không?Thay đổi như thế nào? 	- Dế Choắt xưng “tôi” gọi “anh”.
Vì sao có sự thay đổi đó? Ý nghĩa?	 ð xưng hô bình đẳng thể hiện quan hệ ngang hàng, 
	 bạn bè.
 Gọi 2 - 3 học sinh đọc ghi nhớ trang 39.	 2.Ghi nhớ :sách giáo khoa trang 39.
	 II. Luyện tập.
 Học sinh thảo luận nhóm phần luyện tập.	 1.Bài tập 1.
 Học sinh đọc bài tập 1.	Nhầm từ “chúng tôi, chúng ta” sang “chúng 
Hỏi : Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng 	em” do ảnh hưởng từ thói quen trong tiếng mẹ đẻ.
từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó? 
 2.Bài tập 2.
Hỏi: Trong các văn bản khoa hoc, nhiều khi tác giả 	 Tác giả xưng “tôi” nhằm tăng tính khách quan 
trong văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng 	 và thể hiện sự khiêm tốn.
“chúng tôi”chứ không xưng “tôi”.Giải thích vì sao?
 3.Bài tập 3.
 Đọc đoạn trích . Phân tích từ xưng hô mà cậu bé 	Cậu bé xưng hô với mẹ theo cách thông 
dùng để nói với mẹ mình và với sứ giả? Cách xưng 	thường, xưng hô với sứ giả là “ta” thể hiện sự 
hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?	 khác thường của nhân vật.
 4.Bài tập 4.
 Đọc câu chuyện trong sách giáo khoa trang 40.	Vị tướng gặp thầy xưng “em” thể hiện lòng 
Hỏi: Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của 	biết ơn và thái độ kính trọng đối với thầy. Đó là 
người nói trong câu chuyện trên?	 truyền thống “tôn sư trọng đạo”. 
	5.Bài tập 5.
Hỏi: Phân tích tác dụng của việc dùng từ xưng hô Trước 1945, người đứng đầu nhà nước là vua
trong câu nói của Bác? luôn xưng hô với dân là “trẫm”. Bác là người 
 đứng đầu nhà nước Việt Nam mới, xưng “tôi” và
 gọi dân là “đồng bào” tạo cho người nghe cảm giác 
	 gần gũi với người nói, đánh dấu một bước ngoặc 
 trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một
 nước dân chủ.
4. Hướng dẫn về nhà.
	- Học bài.
	- Hoàn chỉnh các bài tập.
	- Chuẩn bị tiết “Cách dẫn trưcï tiếp và cách dẫn gián tiếp”.
	* Rút kinh nghiệm :
TUẦN :4 - BÀI : 3 & 4.
TIẾT : 19. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP 
Ngày soạn : 26.09.06	 VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
Ngày dạy :29.09.06
A.Mục tiêu cần đạt.
 1.Kiến thức : giúp học sinh nhận biết được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Nhận biết được sự 
	khác nhau giữa lời dẫn và cách dẫn.
 2.Giáo dục : từ việc phân tích ví dụ về lời nói của nhân vật trong truyện Lặng lẽ Sa Pa, giáo dục học sinh 
	ý thức sống gọn gàng, ngăn nắp.
 3.Kĩ năng : rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng thành thạo cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong nói, 
 viết giúp cho việc diễn đạt sinh động hơn.
B.Chuẩn bị.
	Giáo viên : Tham khảo tài liệu soạn giáo án.
	Học sinh : Học bài cũ.
C.Tiến trình hoạt động.
 1.Ổn định : 
 2.Bài cũ : Nêu những hiểu biết của em về từ ngữ xưng hô trong hội thoại? Lấy ví dụ minh họa?
 3.Bài mới :
 I.Cách dẫn trực tiếp.
 Học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ. 	 1.Ví dụ : sách giáo khoa trang 53.
Hỏi : Bộ phận in đậm trong mỗi đoạn trích là lời nói 	a. Lời nói của anh thanh niên được tách bằng 
hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ 	 dấu (:) và dấu (“”).
phận đứng trước bằng dấu gì?	b. Ý nghĩ của nhân vật được tách bằng dấu (:) 
	 và dấu (“”).
Hỏi:Ýnghĩ của người họa sĩ giúp ta hiểu thêmđiều gì
Em học được điều gì qua lối sống của anh thanh niên?	
Hỏi:Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa 
bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được 
không? Các bộ phận sẽ được ngăn cách với nhau bởi 
dấu gì?
 Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 54. 2. Ghi nhớ : sácg giáo khoa trang 54.
 II. Cách dẫn gián tiếp.
 Học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ.	 1.Ví dụ : sách giáo khoa trang 55.
Hỏi: Bộ phận in đậm trong từng đoạn trích là lời nói 	 a. Lời nói được dẫn (có từ khuyên).
hay ý nghĩ của nhân vật? Nó có được ngăn cách với b. Ý nghĩ được dẫn (có từ hiểu).
bộ phận đứng trước bằng dấu gì không? ð không dùng dấu (:), dấu (“”), thêm từ “rằng, 
 Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước được 	là ” đứng trước.
nối với nhau bởi từ gì? Tìm thêm một vài từ khác?
Hỏi: Cách dẫn trong ví dụ này có gì khác so với cách 	 
dẫn trực tiếp?	 
Hỏi: Cách dẫn như trên ta gọi là gì? Lấy ví dụ minh 
họa?
 Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 54. 2. Ghi nhớ : sách giáo khoa trang 54.
	 III. Luyện tập.
 Học sinh thảo luận phần luyện tập.	1.Bài tập 1. Tìm lời dẫn.
Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa.	 a. Lời dẫn trực tiếp.
Hỏi: Tìm lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời 	 b. Dẫn ý trực tiếp.
nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời 
dẫn gián tiếp?
	2.Bài tập 2. Viết đoạn văn.
 Đọc các ý kiến trong bài tập 2.	 Đoạn văn trình bày nội dung ý kiến a.
Viết môt đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan 	 - Cách dẫn trực tiếp : Trong báo cáo chính trị 
đến ý kiến được nêu và trích dẫn ý kiến đó theo hai 	tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng, 
cách : trực tiếp và gián tiếp?	 Hồ Chí Minh đã nhắc mọi ngưới : “Chúng ta  
 anh hùng”.
	 - Cách dẫn gián tiếp : Trong  Hồ Chí Minh đã 
	nhắc nhở mọi người rằng chúng ta  anh hùng.
	 3.Bài tập 3. Trình bày đoạn văn theo cách dẫn 
 Đọc đoạn trích trong bài tập 3.	gián tiếp.
 Thuật lại lời của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích	 Hôm sau, Linh Phi lấy một cái khăn bằng lụa 
trên theo cách dẫn gián tiếp? 	tía  mà dặn rằng nhờ nói hộ với chàng Trương,
	nếu còn nhớ  tôi sẽ trở về.
4. Hướng dẫn về nhà.
 - Việc lựa chọn cách dẫn có vai trò như thế nào trong văn nghị luận, văn tự sự?
 - Học bài, hoàn chỉnh các bài tập, chuẩn bị tiết “ Sự phát triển của từ vựng”. 	 
TUẦN : 4 - BÀI : 3 &4
TIẾT : 20 LUYỆN TẬP TÓM TẮT 
Ngày soạn :	26.09.06 VĂN BẢN TỰ SỰ
Ngày dạy : 29.09.06
A. Mục tiêu cần đạt.
 1.Kiến thức : giúp học sinh ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
 2.Giáo dục : thông qua việc tóm tắt văn bản tự sự, giáo dục học sinh ý thức, thái độ tôn trọng người đọc, 
 nghe và bày tỏ tình cảm của mình với nhân vật trong truyện.
 3.Kĩ năng : rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
B.Chuẩn bị.
	Giáo viên : Tham khảo tài liệu soạn giáo án.
 Học sinh : Ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới.	
C. Tiến trình hoạt động.
 1.Ổn định 
 2.Bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
 3.Bài mới :
	 I.Sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
Nhắc lại thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
 Học sinh đọc các tình huống ở bảng phụ.
 Trong cả ba tình huống trên, người ta điều phải tóm 	- Tóm tắt giúp người đọc, người nghe nắm được 
tắt văn bản. Vậy, tóm tắt văn bản tự sự có vai trò như nội dung chính của câu chuyện.
thế nào?
Hỏi: Khi tóm tắt văn bản tự sự, ta cần lược bỏ những 	 - Tóm tắt phải làm nỗi bật nội dung chính, yếu 
ý nào? Những yếu tố nào ta cần làm nỗi bật? tố tự sự và nhân vật trung tâm của truyện, lược
 bỏ những yếu tố phụ không cần thiết.
Hỏi: So sánh văn bản tóm tắt với văn bản gốc?	ð ngắn gọn, dễ nhớ.
 II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự.
1.Ví dụ : 
	 Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam 
	Xương”.
Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ
chưa? Tìm sự việc quan trọng hơn (nếu có) và bổ sung?	Bổ sung sự việc : Trương Sinh nghe con chỉ 
 Vì sao em cho rằng đó là sự việc quan trọng? bóng mình bảo là cha.Từ đó, Trương Sinh hiểu 
 ra nổi oan của vợ.
 Chi tiết này đặt sau chi tiết Vũ Nương tự 
 vẫn.
Hỏi:Trình tự sắp xếp các ýđã hợp lí chứa? Hãy sắp xếp
lại cho phù hợp?
Hỏi: Viết một văn bản từ 8 đến 10 dòng tóm tắt tác 
phẩm trên?
Hỏi: Khi tóm tắt văn bản tự sự ta cần chú ý những gì?
Vai trò của việc tóm tắt văn bản tự sự?
 Giáo viên gọi 2 - 3 học sinh đọc ghi nhớ trang 59.	 2. Ghi nhớ : sách giáo khoa trang 59.
 III. Luyện tập.
 Học sinh thảo luận bài tập. Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Hãy tóm tắt một văn bản tự sự đã học. Trong đó, có sử 	Gợi ý :
dụng các từ, câu  liên kết?	- Lão Hạc có một đứa con, một mảnh vườn và 
	một con chó.
	- Con trai lão không đủ tiền cưới vợ, bỏ đi làm 
	ở đồn điền cao su.
	- Lão dành dụm tiền và cả mảnh vườn nhờ ông 
	giáo gửi lại cho con.
	-Sau trận ốm, lão không kiếm được việc làm, 
	phải bán chó, kiếm gì ăn nấy.
	- Lão xin bả chó tự tử, không ai hiểu vì sao, trừ 
	ông giáo.
4. Hướng dẫn về nhà.
 - Nắm vững yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự.
 - Chọn một văn bản tự sự đã học và tóm tắt. Xem lại bài, chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_4_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs_t.doc