Hướng dẫn ôn tập một số bài cụ thể môn Ngữ văn 9

Hướng dẫn ôn tập một số bài cụ thể môn Ngữ văn 9

1. Cảnh ngày xuân

I/VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH :

Đây là đoạn tiếp liền theo đoạn tả vẻ đẹp hai chị em Kiều.Đoạn này tả cảnh chị em Kiều du xuân trong tiết Thanh minh. Cũng là một lễ hội ngày xuân theo phong tục Trung Quốc.

II/BỐ CỤC:

a/4 câu đầu : Tả cảnh ngày xuân.

b/ 8 câu kế : Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.

c/6 câu cuối : Chị em Kiều du xuân trở về.

III/ ĐỌC VÀ HIỂU VĂN BẢN :

1/ Khung cảnh ngày xuân :

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân :

“Ngày xuân con én đưa thoi . Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh rợn chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Ý câu đầu là ngày xuân qua đi nhanh như chiếc thoi dệt cửi do cái thoi thường làm giống như con chim én . Nhưng cũng có thể hiểu là cảnh ngày xuân chim én bay lượn đầy trời như con thoi đưa ngụ ý tiếc nuối ngày xuân qua nhanh quá. Như thế hai câu đầu vừa nói về thời gian mà còn gợi tả không gian mùa xuân.

Hai câu còn lại là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

“Cỏ non xanh rợn chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Bát ngát trải rộng đến tận chân trời là thảm cỏ non tơ xanh rợn. Đó chính là gam màu nền của bức tranh ngày xuân tươi đẹp. Trên nền thảm cỏ xanh ấy điểm thêm vài bông lê trắng. Màu sắc của bức tranh thật hài hòa. Tất cả cho thấy ngày xuân ở đây thật mới mẻ, thanh tân, dạt dào sức sống trong một không khí trong lành, thanh thoát. Từ “điểm” dùng ở đây làm cho bức tranh thêm sinh động, có hồn.

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập một số bài cụ thể môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI CỤ THỂ:
Cảnh ngày xuân
I/VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH :
Đây là đoạn tiếp liền theo đoạn tả vẻ đẹp hai chị em Kiều.Đoạn này tả cảnh chị em Kiều du xuân trong tiết Thanh minh. Cũng là một lễ hội ngày xuân theo phong tục Trung Quốc.
II/BỐ CỤC:
a/4 câu đầu : Tả cảnh ngày xuân.
b/ 8 câu kế : Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
c/6 câu cuối : Chị em Kiều du xuân trở về.
III/ ĐỌC VÀ HIỂU VĂN BẢN :
1/ Khung cảnh ngày xuân :
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân :
“Ngày xuân con én đưa thoi . Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Ý câu đầu là ngày xuân qua đi nhanh như chiếc thoi dệt cửi do cái thoi thường làm giống như con chim én . Nhưng cũng có thể hiểu là cảnh ngày xuân chim én bay lượn đầy trời như con thoi đưa ngụ ý tiếc nuối ngày xuân qua nhanh quá. Như thế hai câu đầu vừa nói về thời gian mà còn gợi tả không gian mùa xuân.
Hai câu còn lại là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
“Cỏ non xanh rợn chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Bát ngát trải rộng đến tận chân trời là thảm cỏ non tơ xanh rợn. Đó chính là gam màu nền của bức tranh ngày xuân tươi đẹp. Trên nền thảm cỏ xanh ấy điểm thêm vài bông lê trắng. Màu sắc của bức tranh thật hài hòa. Tất cả cho thấy ngày xuân ở đây thật mới mẻ, thanh tân, dạt dào sức sống trong một không khí trong lành, thanh thoát. Từ “điểm” dùng ở đây làm cho bức tranh thêm sinh động, có hồn.
3/ Chị em du xuân trở về :
Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu này so với mấy câu đầu đã có sự khác biệt.
Cái không khí rộn ràng náo nức của buổi sáng không còn . Mọi thứ đều đã lắng xuống, nhạt dần. Cảnh vật lúc này từ nắng cũng “nhạt” đi, khe suối nhỏ, nhịp cầu bắc ngang tuy vẫn giữ nét thanh diụ của mùa xuân với mọi chuyển động nhẹ nhàng, nhưng mặt trời ngả bóng về Tây, bước chân người thẩn thơ lưu luyến, tiếc nuối, dòng nước uốn quanh. Nhưng tất nhiên thời gian khác thì không gian cũng khác. Nếu cảnh trong bốn câu đầu là cảnh buổi sáng lúc lễ hôi mới bắt đầu thì ở đây là cảnh chiều tan hội . Tâm trạng mọi người theo đó cũng khác hẳn. Những từ láy “nao nao”, “tà tà”, “thanh thanh” đâu chỉ tả cảnh mà còn ngụ tình  Một cái gì đó lãng đãng, bâng khuâng, xuyến xao và tiếc nuốiNgày vui nào rồi cũng qua, cuộc vui nào rồi cũng tàn...Bởi lẽ "Sự vật chảy trôi không ngoái đầu nhìn lại...Sự vật chảy trôi không quyền nào ngăn cản nỗi" ( R. Tagore)
Chị em Thuý Kiều 
I. MỞ BÀI
“ Chị em Thúy kiều” là đoạn trích từ truyện Kiều của Nguyễn Du. Đoạn trích miêu tả bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Những bức chân dung ấy thể hiện tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.
II. THÂN BÀI:
Đoạn thơ đầy tính sáng tạo, cách miêu tả phong phú. Đây là bức chân dung của hai nhân vật chính mà Nguyễn Du đã dành cho tất cả sự ưu ái trân trọng.
Trình tự giới thiệu, miêu tả của nhà thơ rất cổ điển: mở đầu giới thiệu chung, sau đó miêu tả riêng và cuối cùng kết luận chung.
Mở đầu đoạn trích, tác giả viết : “ Đầu lòng hai ả Thúy Vân”
Cách giới thiệu của nhà thơ thật tài tình, chỉ bằng hai câu lục bát người đọc hiểu được lai lịch, vai vế của hai chị em. Đó là hai người con gái xinh đẹp “tố nga” của gia đình Vương Viên Ngoại: Thúy Kiều là chị; Thúy Vân là em.
Chỉ bằng vài nét phác họa, tác giả đã gợi được mối thiện cảm cho người đọc “ Mai cốt cáchvẹn mười” / Đừng nghĩ rằng hễ bắt tay vào vẻ chân dung là người ta vẻ mặt, mắt, miệng Ở Nguyễn Du, nhà thơ chú ý trước hết đến “ cốt cách” và “ tinh thần”. Bằng biện pháp đảo ngữ, kết hợp tương trưng và ẩn dụ người đọc hình dung vóc dáng thanh tao, mảnh dẻ duyên dáng và tâm hồn trong sáng tinh sạch của họ. vẻ đẹp của mỗi người đều có những nét riêng và đều đạt đến độ hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười”
Chân dung của Thúy Vân được nhà thơ miêu tả chỉ bốn câu “ Vân xem màu da”
Ở bốn câu thơ người đọc thấy được sự miêu tả tinh tế và toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, màu da, mái tóc đến nụ cười , tiếng nói và phong thái ứng xử. Nàng có khuôn mặt xinh đẹp, đầy đặn tươi sáng như vầng trăng tròn, lông mày thanh tú như nét mày ngài, miệng nàng cười tươi như đóa hoa mới nở, tiếng nàng thốt ra nhẹ nhàng đằm thắm trong trẻo như viên ngọc qúy sáng lấp lánh , tóc nàng là làn mây bồng bềnh nhẹ tênh trên nền trời xanh thắm, làn da mượt mà mịn màng tắng sáng. Bằng cách sử dụng sáng tạo những biện pháp có tính ước lệ, tác giả đã khắc họa một Thúy Vân thùy mị đoan trang phúc hậu, khiêm nhườngMột vẻ đẹp khiến cho mọi người kính nể, chấp nhận một cách êm đềm. Thật vậy, cười nói đoan trang trang là ngay thật, đúng mực, không quanh co châm chọc làm người ta phật lòng, Từ những thông điệp nghệ thuật” mây thua” , “tuyết nhường” Thúy Vân tất sẽ có một tương lai hạnh phúc, một cuộc sống yên vui.
Vân là vậy còn Kiều ? Bức chân dung của cô chị được nhà thơ khắc họa trong mười hai dòng thơ tiếp theo trên hai bình diện tài và sắc . Với Kiều nhà thơ vẻ : “ Kiều càng kém xanh” / Nàng có đôi mắt sáng trong veo thăm thẳm như làn nước mùa thu . Cửa sổ tâm hồn Kiều là thế - là thăm thẳm những nỗi niềm chất chứa . Nét mày của đôi mắt ấy xanh tươi nhẹ nhàng như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nàng làm cho hoa, liễu phải ghen hờn, nước thành nghiêng đổ. Đẹp như thế là tuyệt thế giai nhân trên đời kh6ng ai sánh bằng. rất khác và hơn hẳn vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Vân.
Có sắc, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa “ Thông minhnão nhân”/ Tài của Kiều được giới thiệu lần lượt theo lối liệt kê: tài thơ, tài họa, tài đàn , tài hát catài nào cũng cũng siêu tuyệt . Đáng chú ý là các từ “vốn sẵn tính trời” , “ pha nghề, đủ mùi, ăn đứt”làm cho tài nào cũng đầy đủ và trọn vẹn. Ngoài ra Kiều còn sáng tác nhạc, một bài đàn ai oán “ Thiên bạc mệnh” ai nghe cũng buồn thảm đớn đau. Với sắc đẹp “ chim sa cá lặn” , rồi tài hoa trí tuệ thiên bẩm, một tâm hồn đa sầu đa cảm của nàng làm sao tránh khỏi sự hủy diệt của định mệnh nghiệt ngã . Cũng như đoạn tả Thúy Vân, đoạn tả Kiều chức năng dự báo còn phong phú và rõ rệt hơn : dự báo tấn bi kịch “ hồng nhan bạc mệnh” không tránh khỏi suốt mười lăm năm lưu lạc chìm nổi của nàng.
Bốn câu thơ cuối của đoạn trích, Nguyễn Du kết luận lại phẩm hạnh của họ : “ Phong lưumặc ai” / Tuổi tuy đã đến độ lấy chồng nhưng hai nàng sống rất kỉ cương , lễ giáo “Êm đềm” chỉ tư thế đài các, “ mặc ai” là thái độ điềm tĩnh , cao giá của người đẹp. Đây cũng là cách ngợi ca kín đáo của nhà thơ.
Cả vẻ đẹp lẫn tài năng của nhân vật tuy đều được vẽ rất khéo, bút pháp đa dạng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nghệ thuật trung đại với những đường nét ước lệ, cao quý, hoàn hảo, lí tưởng. Đáng chú ý là dụng ý của tác giả khi phân biệt nét khác nhau của hai nhân vật là nhấn mạng nét này, bỏ qua nét kia làm hiện rõ hai bức chân dung , dự báo số phận về sau của mỗi người. nàng Vân rồi sẽ hưởng đầy hạnh phúc, còn nàng Kiều sẽ bị tạo hóa đố kị, ghen ghét. Đó là nghệ thuật “tả ý” tinh vi, thâm thúy của Nguyễn Du. Điều mà không một tác giả nào có thể vượt qua là mỗi nhân vật người đọc cảm nhận được vẻ đẹp bên ngoài hiểu được phẩm chật, đạo đức , tâm hồn họ, và đặc biệt là dự báo tương lai số phận về sau. Chính sự tài ti2ng đó Nguyễn Du được tôn vinh là “ bậc thầy của nghệt tả người”
III. KẾT BÀI:
Tóm lại, bằng nghệ thuật tả độc đáo và nhất là với tấm lòng ưu ái của tác giả dành cho nhân vật, Nguyễn Du đã giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân – Thúy Kiều.
Kiều ở lầu Ngưng Bích
I/ VỊ TRÍ ĐỌAN TRÍCH 
Sau khi nhận Kiều từ tay Mã giám sinh, Tú Bà buộc nàng tiếp khách nhưng Kiều không chịu. Mụ đã đánh đập thúc ép nên nàng đã tự sát để mong thóat khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Tú Bà đành giam lỏng nàng trong lầu Ngưng Bích nói là để tìm nơi xứng đáng gả chồng cho nàng nhưng kì thật là đợi để thực hiện mưu ma chước quỷ băt nàng phải làm gái lầu xanh kiếm lợi cho mụ. Đọan trích gồm 22 câu từ câu 1033 đến câu 1054. 
II/ ĐẠI Ý trích đọan : 
Tả cảnh nơi lầu Ngưng Bích và tâm trạng cô đơn, buồn khổ, nhớ nhà, nhớ người yêu của Kiều 
III/ BỐ CỤC : 
a/ 6 câu đầu : Giới thiệu thời gian không gian. 
b/ 8 câu kế : Tâm trạng cô đơn, buồn khổ nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Kiều. 
c/ 8 câu cuối : Ngọai cảnh trong mắt Kiều. 
IV/ ĐỌC VÀ HIỂU VĂN BẢN . 
1/Hòan cảnh cô đơn của Kiều : 
Sáu câu đầu là bức tranh thiên nhiên tại lầu Ngưng Bích . Gợi tả hòan cảnh cô đơn của Kiều 
Trước hết là hình ảnh bị giam lỏng : “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”. 
Khóa xuân là khóa kín tuổi xuân, ý nói là bị cấm cung. Hai chữ cấm cung cho thấy Kiều bị giam trong lầu Ngưng Bích như co gái bị cấm cung . Nàng trơ trọi giữa một khung cảnh thiên nhiên vắng lặng, heo hút , không một bóng người : 
“Vẻ non xa tấm trăng gần soi chung. 
Bốn bề bát ngát xa trông, 
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”. 
Câu thơ "Bốn bề bát ngát xa trông” như mở ra trước mắt Kiều một không gian rợn ngợp. Từ lầu cao nhìn ra là những dãy núi bát ngát điệp trùng xa mờ và mảnh trăng gần gũi như sắp chạm đầu. Trước mắt nàng là cảnh vật bốn bề xa trông bát ngát, bên thì từng đụn cát vàng nhấp nhô như sóng lượn , bên thì những đám bụi hồng trải khắp dặm xa. 
Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng đó càng làm nổi bật hơn nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Kiều khiến nàng thêm bẻ bàng chua xót : 
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya. Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” 
Cụm từ “mây sớm đèn khuya” là từ thời gian khép kín. Khuya và sớm, đêm và ngày Kiều lẻ loi trơ trọi chỉ biết làm bạn với mây và đèn . Có thể nói đây là lúc nàng cô đơn tuyệt đối. 
2/ Tâm trạng Thúy Kiều : 
a/ Buồn và nhớ: 
Trong xúc cảm, trước hết, nàng nhớ đến Kim Trọng. Nàng hình dung ra người yêu đang sầu tư ngóng đợi. Có lẽ hơn lúc nào hết, trong lúc này, Kiều thương Kim Trọng vô hạn. Trong tình thương ấy có một chút ân hận ,nàng cảm thấy như mình có lỗi với chàng. Để chàng phải ngày đêm trông ngóng, đau khổ, mòn mõi “rày trông mai chờ”, Kiều xót xa, ân hận như một kẻ phụ tình. 
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. Tin sương luống những rày trông mai chờ”. 
Càng thương nhớ người yêu , càng tiếc nuối mối tình đầu không trọn vẹn, Kiều càng thấm thía tình cảnh bơ vơ nơi đất khách quê người của mình và càng hiểu tấm lòng sắt son của mình đối với Kim sẽ không bao giờ phai nhạt. 
“Bên trời góc bểbơ vơ. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. 
Ở bốn câu thơ còn lại , Kiều xót xa thương nhớ cha mẹ : 
“Xót người tựa cửa hôm mai . Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ ? Sân Lai cách mấy nắng mưa. Có khi gốc tử đã vừa người ôm” 
Với cha mẹ, nỗi nhớ thương của Kiều cũng ngập tràn xót xa, da diết . Tuy đã bán mình cứu cha và em khỏi cảnh ngục tù nhưng Kiều vẫn thấy mình chưa trọn đạo làm con . Nàng hình dung ra bóng song thân giàyếu đang ngày đên “tựa cửa” ngóng trông mình và xót xa tự nghĩ ai sẽ là người thay mình chăm sóc cha mẹ . Chỉ với bốn câu thơ độc thọai nội tâm, tác giả đã thể hiện một cách sinh động , cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Kiều. 
Trong đọan thơ này , tài năng của thi hào Nguyễn du còn thể hiện ở chỗ đã đặt tình trước hiếu khi viết về tâm trạng Kiều. Để nàng nhớ người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ. Điều này thật chuẩn xác và khách quan vì đối vơi cha mẹ Kiều đả tự bán mình, như vậy cũng đã đền đáp được một phần chữ hiếu, công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Còn đối với Kim Trọng, Kiều đã thấy mình lỗi hẹn như một người bạc tình: 
“Kim lang ơi, hỡi Kim lang. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” 
Đây là một chi tiết nhỏ nhưng nó cho thấy cái tinh tế trong tâm lý nhân vật mà Nguyễn Du nhận ra đã thể hiện một cách cực kỳ chính xác. 
b/ Buồn và lo : 
Tám câu cuối là tâm trọang buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình : 
“Buồn trông cửa bể chiều hôm. Thuyền ai thấp thóang cánh buồm xa xa. 
Buồn trông ngọn nước mới sa. Hoa trôi man mác biết là về đâu. 
Buồn trông nội cỏ dàu dàu. Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. 
“Buồn” và “trông”. Buồn và cô đơn, nhìn đâu cũng thấy cảnh vật như có hồn, như cũng buồn theo mình. Cụm từ “buồn trông” như một điệp khúc vừa tạo ra nhạc điệu du dương vừa thể hiện nỗi buồn lớp lớp trào dâng trong lòng Kiều. Có những nét tả thực với “cửa bể, cánh buồm, chân mây, tiếng sóng” nhưng đều chứa đựng nhiều nghĩa ẩn dụ , gợi mở những liên tuởng phản ảnh nỗi lòng Kiều . Kúc này nàng đang cảm thấy số phận cô đơn mong manh trong hiện tại và hãi hùng trước tương lai bão táp như đang chực chờ, đe dọa: 
“Buồn trông gió cuốm mặt ghềnh. Ào ào tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” 
Nàng tưởng tượng như mình đang ở giữa biển khơi, bốn bề ầm ầm sóng vỗ . sóng dữ gào thét, cuồng nộ, tiếng dội bên tai dâng tràn dội cả vào tâm hồn , vây bủa nàng như dự báo cơn giông bão sẽ đổ ập xuống đầu không biết vào lúc nào 
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đọan tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều. 
Phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ
* Yêu cầu về nội dung:
Nội dung chính: Bài thơ được viết tháng 11.1980, khoảng 1 tháng sau thì nhà thơ qua đời. Bài thơ là khúc ca xuân, là tấm lòng tha thiết, gắn bó của Thanh Hải đối với đất nước, cách mạng.
Các em có thể dựa vào 3 ý sau để phân tích:
1/ Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời: 
- Miêu tả theo lối phác hoạ nhưng nhà thơ vẽ ra được cả không gian gợi cảm vô cùng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng rộn ràng, tươi vui.
- Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ được diễn tả đa dạng và tập trung nhiều ở chi tiết tạo hình
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
2/ Mùa xuân của đất nước và cách mạng: Từ mùa xuân của thiên nhiên chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước, cách mạng với hình ảnh “lộc non” gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân đều trào dâng sức sống mãnh liệt, tự tin với tương lai xán lạn rộng mở (Đất nước như vì sao...)
3/ Tâm niệm của nhà thơ:
- Nhà thơ khéo chọn vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, ước nguyện nung nấu của chính mình. Đấy cũng là những hình ảnh đơn sơ, nhỏ bé (con chim hót, một nhành hoa, nốt trầm...) nhưng giàu sức gợi, thể hiện vẻ đẹp cao quý của tâm hồn, lối sống của con người cách mạng. Và nghệ thuật điệp ngữ, sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” cũng góp phần làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa bài thơ.
-“Mùa xuân nho nhỏ” là một ý thơ hay, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời cũng là ý nguyện được sống có ích được cống hiến một phần công sức nhiệt huyết của mình trong việc làm nên mùa xuân rộng lớn của đất nước xã hội.
- Đoạn kết bài thơ nghe nhẹ nhàng lan tỏa mà sâu lắng bởi làn điệu dân ca xứ Huế, tỏ rõ niềm tin yêu lạc quan của Thanh Hải - người con xứ Huế.
4. Phát biểu nhận thức, suy nghĩ của bản thân:
* Gợi ý: 
- Lối sống đẹp là biết phục vụ, cống hiến, hy sinh vì người khác, vì đồng bào, vì quê hương đất nước thân yêu.
- Sống có mục đích, ước mơ, lý tưởng cao đẹp.
- Luôn trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức để trở thành công dân tốt, có ích cho quê hương đất nước.
- Tuổi trẻ cần tránh xa những tệ nạn xã hội, đến với những hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích... vv và vv... 
Anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa)
Phân tích những phẩm chất cao đẹp, đáng quý ở anh thanh niên. 
1. Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về công việc và cuộc sống. 
+ Công việc là niềm vui, niềm đam mê cháy bỏng.
+ Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
2. Anh thanh niên có những hành động cao đẹp. 
+ Vượt qua mọi khó khăn thử thách để làm quen với cuộc sống chỉ có một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600 m. 
+ Dồn tất cả thời gian công sức, tự nguyện tự giác hoàn thành xuất sắc công việc vốn hết sức vất vả và đơn điệu.
3. Anh thanh niên có phong cách sống rất đáng quý, đáng trân trọng. 
+ Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, khoa học, phong phú cả về vật chất và tinh thần.
+ Khiêm tốn, cởi mở, chân thành với mọi người.
Đánh giá nhân vật, phát biểu cảm nghĩ. 
Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những con người lao động mới, sống có lý tưởng, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước. 
Nhân vật anh thanh niên giúp ta hiểu thêm về thế hệ cha anh đi trước trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc. 
 Trân trọng, khâm phục những nhân vật đáng quý, đáng mến trong “Lặng lẽ Sa Pa”, ta nghĩ tới trách nhiệm, hành động của thanh niên chúng ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới. 
Hình ảnh người lính qua hai bài thơ Đồng chí và 
 Tiểu đội xe không kính
So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Tiểu đội xe không kính”.
Câu hỏi:So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
 Học sinh cần nêu được 3 ý sau:
Ý 1: Giới thiệu chung 
- Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.
- Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính.
- Về luận đề: hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử.
Ý 2: Phân tích lịch sử
1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung:
- Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí:
+ Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” (Đồng chí) và “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” (Tiểu đội xe không kính).
+ Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí
- Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:
+ Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ.
+ Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”.
- Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng.
2. Những điểm riêng khác nhau
- Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!”
- Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Ý 3: Đánh giá chung
- Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phaẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tại nên những hình tượng làm xúc động lòng người.
- Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động

Tài liệu đính kèm:

  • docII.Huong dan on tap mot so bai cu the.doc