Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Tiết 16 đến 20

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Tiết 16 đến 20

TUẦN 4 -Tiết 16,17

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.

- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.

II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG

 1-Kiến thức

-Cốt truyện,nhân vật,sự kiện trong một tác phẩm truyền kì.

-Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.

-Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.

-Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.

 2- Kỹ năng

-Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì

-Cảm nhận được những chi tiết độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.

-Kể lại được truyện.

III/ CHUẨN BỊ :

 -Đồ dung dạy học: Tranh ảnh, tư liệu thời sự có liên quan đến bài học, phiếu học tập

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Tiết 16 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/8/2010
Ngày dạy:
 Văn bản
 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 
 NGUYỄN DỮ
TUẦN 4 -Tiết 16,17
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.
Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1-Kiến thức
-Cốt truyện,nhân vật,sự kiện trong một tác phẩm truyền kì.
-Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
-Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
-Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
 2- Kỹ năng 
-Vận dụng kiến thức đã học để đọc-hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì
-Cảm nhận được những chi tiết độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
-Kể lại được truyện.
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: Tranh ảnh, tư liệu thời sự có liên quan đến bài học, phiếu học tập
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định lớp: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: tuyên bố Thế giới... đề cập tới nội dung gì?
Đảng và nhà nước ta đã có những hoạt động thiết thực nào đối với vấn đề này? Dẫn chứng cụ thể.
Em thấy tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em ntn?
3.Bài mới:
-Giới thiệu bài: Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung “Lời nhận định của Nguyễn Du trong “Tr Kiều” không chỉ dành cho nhân vật Thuý Kiều mà phản ánh số phận chung của nhiều phụ nữ trong xã hội pk. Và Vũ Nươngnhân vật chính trong truyện “.” Là một ví dụ. Hôm nay,
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV:Dựa vào chú thích trong SGK . 
Nêu vài nét về tác giả ?
Hs : TL
Trích trong tập truyện nào ? Hãy nói vài điều về tập truyện ấy ? 
Hs : 
Gv bổ sung , giải thích thêm từ “Truyền kì” : Khai thác các truyện cổ dân gian và truyền thuyết lịch sử , dã sử nhân vật chính là những người phụ nữ bình thường, có phẩm chất tốt đẹp, khao khát cuộc sống hạnh phúc nhưng bất hạnh.
- "Truyền kì mạn lục" từng được đánh giá là "thiên cổ kì bút"(áng văn hay của nghìn đời) gồm 20 truyện nội dung phong phú, đậm tinh thần nhân văn - nhân đạo. Hầu hết các nhân vật đều là người Việt và sự việc đều diễn ra ở nước ta.
Truyện "Người con gái Nam Xương" có vị trí như thế nào trong tác phẩm. ?
HS :Dựa vào SGK trả lời
GV: - Một loại văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán, cốt truyện có thể dựa vào truyện dân gian nhưng các tác giả đã gia công sáng tạo khá nhiều về tư tưởng, cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn (biền ngẫu), ... đặc biệt là sự kết hợp giữa yếu tố hoang đường kì ảo từng lưu truyền trong dân gian (truyền kì) với những truyện thực trong xã hội với những cuộc đời, số phận của con người Việt Nam thời trung đại.
Dựa vào phần chú thích (SGK-7) giải thích ngắn gọn các từ khó (GV-HS:Cùng giải thích)
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn đọc – Hiểu văn bản.
GV hướng dẫn hs đọc
Chú ý phân biệt lời kể với lời đối thoại của các nhân vật, thể hiện sự đăng đối trong các câu văn biền ngẫu.
- Đọc 1 đoạn
HS đọc tiếp
HS khác nhận xét
Câu chuyện kể về n/v nào ? Người đó có p/c ntn ?
 Số phận của họ ra sao?Câu chuyện phản ánh 
mơ ước gì của t/g,của mọi người ?
Truyện chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ? 
- Đại diện các bàn trình bày. Gv chốt ý 
- Bố cục :
- P1: →đẻ mình : Vẻ đẹp của Vũ Nương 
- P2→ rồi : Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương 
- P3 : Còn lại : Ước mơ của nhân dân
Y/c HS tóm tắt dựa trên 3 sự việc chính
- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
- Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong
 động Linh Phi. Vũ Nương được giải oan
Truyện xoay quanh nhân vật nào? tác giả đã giới thiệu Vũ Nương là người con gái như thế nào ? Trong những ngày đầu là vợ chàng Trương nàng là người vợ như thế nào?
Hs : TL
Khi tiễn chồng đi lính , nàng đã căn dặn chồng như thế nào ? Điều đó nói lên phẩm chất gì ? 
Hs : “ Chẳng mong đeo ấn phong hầu mặc áo gấm  ngày trở về mang theo 2 chữ bình yên ”
Em có nhận xét gì về câu văn ở đoạn này?
Hs: Câu văn nhịp nhàng theo lối biền ngẫu- Đặc điểm của VH trung đại- Những hình ảnh ước lệ, sd nhiều điển tích...
Khi xa chồng nàng đã sốngnhư thế nào? Tác giả sd biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả?
H: Thảo luận nhỏ- TL
Đối với mẹ chồng , nàng là người con dâu như thế nào ? Tìm chi tiết chứng minh ? 
Hs : Thuốc thang lễ bái
Dùng lời ngon ngọt khuyên lơn
Lo ma chay chu toàn
Qua phân tích, em có nhận xét gì về nhân vật này ?
Hs : NX
TIẾT 2
Tác giả giơí thiệu về Trương Sinh là người như thế nào ?
Hs : TL
Điều gì khiến Trương Sinh nghi ngờ vợ ?
Hs :TL
Em có nhận xét gì về câu nói của bé Đản ?
Hs : Bài toán tìm ra đáp số nhưng dấu đi lời giải
Trương Sinh đã xử sự ra sao trước lời nói con trẻ ?
Hs : TL
Trước sự đối xử đó , Vũ Nương đã làm gì ?
Hs:Vũ Nương tìm đến cái chết để minh oan 
Với tính cách của nàng , cách xử sự như vậy có hợp lí không ?
Hs : Hợp lí 
 Nguyên nhân sâu xa đãn đến cái chết của Vũ Nương là gì?
- Hs :TL
- G: Liên hệ người phụ nữ trong XHPK.
Câu hỏi liên hệ: Theo em, hiện nay xã hội ta quan niệm về nam nữ như thế nào? Có chú trọng nam, khinh nữ như ngày xưa không?
- HS: Trả lời.
- GV: Hiện nay nam nữ bình đẳng, người nữ cũng có quyền như nam trong xã hội.
Theo em câu chuyện có thể kết thúc ở chỗ nào ?
Hs : Nhưng việc đã qua rồi 
Tìm yếu tố truyền kì có ở trong truyện ?
Hs : - Gặp Phan lang.
Hiện về ở giữa bến Hoàng Giang
-Yếu tố kì ảo đưa vào truyện nhằm mục đích gì? Ý nghĩa?
Hs : Thảo luận nhỏ- TL
Nêu khái quát nội dung , nghệ thuật ?
a. Nội dung :
* Giá trị hiện thực : 
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa làm cho mẹ xa con , vợ xa chồng
- Tố cáo xã hội pk trọng nam khinh nữ, chà đạp hạnh phúc con người
*. Giá trị nhân đạo :
-Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận của người nghèo khổ
- Thể hiện mơ ứớc ngàn đời của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời (Dù Chết rồi vẫn được minh oan )
b.. Nghệ thuật :
- Truyện như một màng kịch sinh động có tình huống, xung đột , thắt nút, mở nút 
- Đưa yếu tố kì ảo vào truyện rất hay
- Cách dẫn dắt kể chuyện rất khéo léo
HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS luyện tập.
GV: Gọi HS kể lại truyện.
- HS: Kể 
- GV: Nhận xét.HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn đọc thêm.
GV: Gọi HS đọc bài thơ.
- HS: Đọc bài thơ.
- GV: Nhận xét cách đọc của HS.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm truyền kì mạn lục.
-Nhớ được một số từ Hán Việt được sử dụng trong
 văn bản
I/ TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả: Nguyễn Dữ ( ? ?) sống ở TK 16- giai đoạn XHVN bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, nội chiến kéo dài.
- Quê ở Hải Dương
- Học rộng tài cao , giữ cách sống thanh cao đến trọn đời
2/Tác phẩm: 
- Truyện kì mạn lục - Tập truyện văn xuôi chữ Hán gồm 20 truyện, đây là truyện thứ 16..
- Viết bằng chữ Hán.
- Nguồn gốc Truyện dân gian
 3/.Từ khó: Xem SGK.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
*Đại ý : Câu chuyện phản ánh bi kịch của người 
phụ nữ trong XH cũ đồng thời phê phán XH nam
 quyền độc đoán, thể hiện mơ ước người tốt sẽ 
được đền bù xứng đáng.
1/Vẻ đẹp của Vũ Nương 
- Là con gái đẹp người , đẹp nết “Thuỳ mị nết na , tư dung tốt đẹp”
- Khi lấy chồng: Giữ gìn khuôn phép.
- Khi chồng đi lính: dặn dò đầy tình nghĩa,Là phụ nữ không màng danh lợi
- Khi xa chồng: Buồn nhớ, thuỷ chung.
- Sd hình ảnh ước lệ: bướm lượn đầy vườn( MX), mây che kín núi( MĐ)
-> diễn tả nỗi cô đơn của nàng.
- Người con dâu hiếu thảo
- Người mẹ giàu tình thương, đảm đang tháo vát
 =>Biểu tượng hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong
 xã hội phong kiến.
2.Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương 
- Trương sinh là người vô học , đa nghi, gia trưởng.
- Qua câu nói ngây thơ của con trẻ “Cái bóng” → nghi ngờ vợ=> tình huống bất ngờ: Cái bóng tưởng
 vô tình lại là đầu mối và điểm nút của câu chuyện-> tăng tính hay ghen của Trương Sinh. 
- TS chửi mắng , bỏ ngoài tai những lời phân trần, can ngăn của bà con làng xóm-> đánh đuổi.
 - Vũ Nương tìm đến cái chết để minh oan → Coi trọng danh tiết
→ xã hội phong kiến phụ quyền, độc đoán, hà khắc, thối nát, bất công đã gieo bao nỗi oan khuất cho người phụ nữ
3.Những yếu tố kì ảo.
-Yếu tố kì ảo xen yếu tố thực-> làm tăng độ tin cậy.
- Ý nghĩa: làm hoàn chỉnh nét đẹp vốn có của VN, tạo kết thúc có hậu →Ước mơ về sự công bằng trong cuộc đời “Ở hiền gặp lành”
* Ghi nhớ/51
*Luyện tập
*Đọc thêm
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
4- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
Soạn bài: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
Tiết sau học TV “Xưng hô trong hội thoại”.
Ngày soạn:22/8/2010
Ngày dạy:
 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
 Tiết 18
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô tiếng việt.
Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 
 1-Kiến thức
 -Hệ thống từ ngữ xưng hô Tiếng Việt
 -Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong Tiếng việt
 2. Kỹ năng:
 -Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể
 -Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: Sơ đồ so sánh 2 phương châm
 - Phiếu học tập ghi câu hỏi thảo luận nhóm
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ 
 -Đưa ra 2 tình huống :không tuân thủ phương châm hội thoại,cuộc giao tiếp vẫn đạt yêu cầu? Phân tích vì sao?
 3.Bài mới: 
Giới thiệu bài : Chúng ta đã học khá nhiều P/c hội thoại. Vậy giữa các p/c hội thoại với tình huống giao tiếp có quan hệ với nhau ntn/ và có phải tình huống nào cũng phải tuân thủ theo các p/c hội thoại không/ Vấn đề thắc mắc ấy chúng ta sẽ.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1 Hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
Trong Tiếng Việt chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô nào ?
HS : Tôi, tao, mày, anh, chị, em . . .
Cách sử dụng từ ngữ xưng hô ra sao ?
HS : Dựa vào ngôi thứ.
GV :
 + Ngôi thứ I: Tôi, tao, . . . chúng tôi, . . .
 + Ngôi thứ II : mày, mi, chúng mày, . . . 
 + Ngôi thứ III: nó, hắn, chúng nó, họ, . . .
GV G: 
 + Suồng sã : mày, tao, . . .
 + Thân mật : anh, chị, em, . . . 
 + Trang trọng : quí ông, quí bà, . . . 
Gọi HS đọc đoạn trích.
HS : Đọc đoạn trích.
Xác định các từ ngữ xưng hô trong 2 đoạn trích vừa đọc ?
HS :
 a) Dế choắt :em - anh.
 Dế Mèn : ta - chú mày.
 b) Dế choắt : Tôi - anh.
 Dế mèn : Tôi - anh.
GV : treo bảng phụ cho hs quan sát và ghi vào vở.
 Phân tích sự thay đổi cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn (a ) và đoạn ( b) ?
HS :
 a) Dế Choắt : mặc cảm.
 Dế Mèn : hách dịch.
 b) Xưng hô bình đẳng.
GV :
 a) Sự xưng hô bất bình đẳng của 1 kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn, cần nhờ vả người khác và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch.
 b) Sự xưng hô bình đẳng, không ai thấy mình thấp hơn hay cao hơn người đối thoại.
Giải ...  cho các em tìm hiểu về cách dẫn gián tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về cách dẫn gián tiếp.
GV: Gọi HS đọc đoạn trích.
- HS: Đọc đoạn trích.
- GV: Nhận xét.
Trong đoạn trích (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
- HS: + Lời nói
 + Không có dấu gì ngăn cách.
Trong phần trích (b) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay thế bằng từ gì?
- HS: ý nghĩa
 + Từ “rằng”. Thay thế “là”.
 Qua 2 ví dụ vừa tìm hiểu, đó là 
lời dẫn gián tiếp. Vậy em hãy cho biết thế nào là lời dẫn gián tiếp?
- HS: Trả lời.
- GV: Dẫn gián tiếp là thuật lại lờ nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS: Đọc ghi nhớ.
- GV nhấn mạnh ghi nhớ:
+ Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, được đặt trong dấu ngoặc kép.
+ Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh, không đặt trong dấu ngoặc kép.
GV liên hệ: Các em dùng lời dẫn trực tiếp và gián tiếp khi các em viết đoạn văn và nhất là khi các em làm bài TLV
HOẠT ĐỘNG 3. Gv hướng dẫn hs làm bài tập
Gv: cho hs đọc bt1/54 và lên bảng làm.
Hs: đọc và trả lời
Gv và hs cùng nhận xét, bổ sung.
Gv cho hs làm bt2 và bt3 them nhóm: Chia 4 nhóm.
Nhóm 1-2a; nhóm 2-2b; nhóm 3-2c; nhóm 4-3 trong 5 phút.
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng làm .
- HS: Lên bảng làm.
- GV: Nhận xét, sửa.
b) Trực tiếp: Trong cuốn sách “Hồ Chủ Tịch tinh hoa à khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị trong đời sốnglàm được”
b) Gián tiếp: Trong cuốn sách “ Hồ Chủ Tịch tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”, đồng chí Phàm Văn Đồng khẳng đình rằng Hồ Chí Minh là người
c) Trực tiếp: Trong cuốn sách Ông Đặng Thai Mai đã khẳng định “ người Việt Nam ngày nay”
c) Gián tiếp: Trong cuốn sách Ông Đặng Thai Mai đã khẳng đình rằng người Việt Nam ngày nay
3/55. Thuật lại lời Vũ Nương theo cách gián tiếp:
 Hôm sau, Linh Phi lấy 1 túi bằng lụa tía đựng 10 hạt minh châu sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương cũng đưa gửi 1 chiếc hoa vàng và dằn Phan về nói với chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin hãy lập 1 đàn giải oan ở bên sông,đốt cây đèn thần chiếu xuống nước vợ chàng sẽ trở về.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Sửa chữa lỗi trong việc sửdụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong một bài viết của bản thân
I. Cách dẫn trực tiếp
1) a) Phần in đậm:
- Lời nói
- Ngăn cách: Dấu hai chấm, ngoặc kép.
2) b) Phần in đậm:
- Ý nghĩ
- Ngăn cách: Dấu hai chấm, ngoặc kép.
3) Đổi vị trí được.
 Ngăn cách: Dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.
II.Cách dẫn gián tiếp
1) a) Lời nói.
 Không có dấu hiệu gì ngăn cách.
2) b) Ý nghĩ.
 + Ngăn cách: Từ “rằng”.
 + Thay thế: Từ “là”.
*Ghi nhớ: SGK/54
III.Luyện tập
1/54: Lời nói hay ý nghĩ, trực tiếp hay gián tiếp.
a.Lời nói. Dẫn trực tiếp
b.Ý nghĩ. Dẫn trực tiếp 
2.Viết đoạn văn
a.Trực tiếp: Trong báo cáo nhấn mạnh: “chúng ta anh hùng”
a. Gián tiếp: Trong báo cáo nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao anh hung
3/55. Thuật lại lời Vũ Nương theo cách gián tiếp:
 Hôm sau, Linh Phi lấy 1 túi bằng lụa tía đựng 10 hạt minh châu sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương cũng đưa gửi 1 chiếc hoa vàng và dằn Phan về nói với chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin hãy lập 1 đàn giải oan ở bên sông,đốt cây đèn thần chiếu xuống nước vợ chàng sẽ trở về.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Sửa chữa lỗi trong việc sửdụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong một bài viết của bản thân
4- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
Xem bài: “Sự phát triển của từ vựng”; chú ý về các cách phát triển từ vựng
Tiết sau học TLV: “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”.
Ngày soạn:25/8/2010
Ngày dạy:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
 Tiết 20
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sựvứi ácc dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập. 
 - Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã được học.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Các yếu tố của thể loại tự sự ( Nhân vật, sự việc, cốt truyện ) 
 - Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự. 
 2. Kĩ năng: 
- Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau
III/ CHUẨN BỊ :
 -Đồ dung dạy học: Bảng phụ
 - Phiếu học tập ghi câu hỏi thảo luận nhóm
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.	
3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài:
 - Câu hỏi: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy; khi tóm tắt cần chú ý: yếu tố: sự việc nhân vật, các yếu tố bổ trợ.(MT,BC,NL). Để tìm hiểu và biết cách tóm tắi một văn bản tự sự, Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiếu bài học này.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
 Gọi HS đọc 3 tình huống.
- HS: Đọc SGK.
- GV: Nhận xét cách đọc của HS.
Trong 3 tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự?
- HS: Việc tóm tắt văn bản tự sự là cần thiết.
- GV: Trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên văn tác phẩm văn học, vì vậy có thể nói; Việc tóm tắt văn bản tự sự là 1 nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra.
 Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự?
- HS: Thảo luận nhóm (2 HS 1 nhóm).
GV: Gọi HS trả lời.
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét.
GV đưa ra 1 số tình huống:
+ Lớp trưởng báo cáo cho cô chủ nhiệm nghe về 1 hiện tượng vi phạm nội qui của lớp mình (sự việc gì? Ai vi phạm? Kết quả)
+ Con kể vắn tắt cho mẹ nghe về 1 thành tích nào đó của mình vừa được nhà trường khen tặng giấy khen (Làm được việc gì? Tác dụng của việc làm ấy? Có ai giúp đỡ hay tự làm?)
+ Chú bộ đội kể lại 1 trận đánh (sự việc diễn ra như thế nào? Ai tham gia? Kết quả?...)
+ Người đi đường kể lại cho nhau nghe về 1 vụ tai nạn giao thông (sự việc xảy ra ở đâu? Như thế nào? Ai đúng? Ai sai?...)
+ Công tố viên tóm tắt bản án trong 1 phiên toà (thủ phạm là ai? Nạn nhân là ai? sự việc diễn ra như thế nào? Hậu quả?...)
GV giảng: 
+ Các nhà ngôn ngữ cho rằng nếu “đối thoại” được coi là hình thức hoạt động ngôn ngữ đầu tiên của xã hội loài người thì “tự sự” cũng chính là hình thức “tái tạo hiện thực” đầu tiên của loài người. Và dĩ nhiên đã có “tự sự trường thiên” thì phải có “tự sự tóm tắt”.
+ Có thể nói trong cuộc sống bộn bề muôn mặt, ở đâu hay lĩnh vực nào, chúng ta cũng gặp những tình huống phải vận dụng việc tóm tắt văn bản tự sự.
+ Nói như vậy để thấy rằng việc tóm tắt văn bản tự sự là 1 hoạt động có tính phổ cập cao.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS thực hành.
GV: Gọi HS đọc phần 1 SGK/58.
Các sự việc chính đã nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì sự việc đó là gì? Tại sao đó là sự việc quan trọng cần phải nêu?
- HS: Thảo luận nhóm (2 HS 1 nhóm).
GV: Gọi HS trả lời.
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét.
GV giảng: Thêm vào 1 ý sau ý A.
 Trương Sinh hiểu rằng vợ bị oan,nghĩa là chàng biết sự thật trước khi gặp Phan Lang.
Các sự việc trên đã hợp lí chưa có gì cần thay đổi không?
- HS: Nếu thêm vào ý 4 thì đã hợp lí rồi.
Hãy tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” khoảng 20 dòng.
- HS: Tóm tắt.
- GV: Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới nàng Vũ Nương xong đã phải đi lính. Giặc tan Trương Sinh trở về, hồ đồ nghe lời con trẻ nghi oan cho Vũ Nương khiến nàng phải tự tử. Khi Trương Sinh hiểu ra cớ sự thì đã muộn, chàng chỉ còn được nhìn thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn lúc hiện.
 Nếu phải tóm tắt ngắn gọn em phải tóm tắt như thế nào?
- HS: Chỉ nêu những ý chính 1 cách ngắn gọn hơn.
- GV: Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS: Đọc ghi nhớ.
- GV: Nhấn mạnh ghi nhớ.
 Tóm tắt 1 văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính phù hợp với văn bản được tóm tắt.
GV liên hệ: Khi các em đọc 1 tác phẩm dài thì các em cần tóm tắt để nắm được nội dung của tác phẩm và nhớ được cốt truyện lâu hơn. Đặc biệt là khi các em đọc tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” là các em phải tóm tắt như: Chuyện người con gái Nam Xương; Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh; Hoàng Lê nhất thống chí,.
HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS luyện tập
GV: Goi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập/
- HS: + Đọc bài tập.
 + Nêu yêu cầu bài tập: Tóm tắt 1 văn bản đã học.
GV: Gọi HS tóm tắt.
- HS: Tóm tắt.
- GV: Nhận xét, sửa.
GV: Gọi HS đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập.
- HS: + Đọc bài tập.
 + Yêu cầu: Tóm tắt miệng 1 câu chuyện trong cuộc sống.
- GV: Hướng dẫn:
+ Có 1 bạn trong lớp vì hoàn cảnh gia đình nên phải nghỉ học và em đã đến nhà để động viên bạn đi học lại.
+ Em đã chứng kiến 1 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường.
 GV: Về nhà các em lựa chọn 1 câu chuyện phù hợp với các em và tóm tắt.
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
-Rút gọn hoặc mở rộng một văn bản tóm tắt theo mục đích sử dụng.
-Tóm tắt một tác phẩm vừa đọc với mục đích:
 +Giới thiệu cho bạn bè cùng biết
+Đưa vào bài văn nghị luận về một tác phẩm làm dẫn chứng cho một nhận xét về đặc điểm cốt truyện.
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
-Giúp người tiếp nhận dễ nắm được nội dung chính của một câu chuyện
-Làm nổi bật được các sự việc và nhân vật chính
-Ngắn gọn, dễ nhớ
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự
1) Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Còn thiếu 1 chi tiết:
- Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con trai chỉ vào chiếc bóng của Trương Sinh trên tường.
* Ghi nhớ: SGK/59
III. Luyện tập:
1/59: Tóm tắt tác phẩm “Lão Hạc” (Nam Cao)
 Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo hiền lành, chất phác. Lão có 1 người con trai đã đến tuổi cưới vợ, nhưng vì lão quá nghèo nên không đủ tiền cưới vợ cho con. Con trai lão phẫn chí bỏ làng ra đi đồn điền cao su.
 Lão Hạc ở nhà làm thuê để sống có con chó vàng làm bạn, nhưng chẳng may lão bị ốm, không kiếm ra tiền. Rồi trận bão phá sạch hoa màu trong vườn, lão cùng đường đành phải bán con vàng, lão nhờ ông giáo đứng tên mảnh vườn để sau này giao lại cho con trai lão, cộng thêm 30.000đ mà lão đã dành dụm. Cuối cùng lão tự tử chết.
2/59:
 Tóm tắt miệng 1 câu chuyện trong cuộc sống.
IV/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
4- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
Nhớ lại đề bài viết số 1, lập dàn ý để tiết sau trả bài, sửa nội dung và hình thức.
Tiết sau học TV tiết 21 “Sự phát triển của từ vựng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_4_tiet_16_den_20.doc