Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Chuẩn KTKN

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Chuẩn KTKN

Tuần 5 tiết 21 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh

 - Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.

 - Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã được học.

II / Trọng tâm kiến thức .

1. Kiến thức.

- Các yếu tố của thể loại tự sự ( nhân vật, sự việc, cốt truyện )

- Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.

2. Kĩ năng.

 Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.

III / Tiến trình lên lớp .

 1 / Ổn định tổ chức : Kiểm tra SS học sinh .

 2 / Kiểm tra bài cũ : Giáo viên gọi 3 học sinh kiểm tra bài soạn .

 3 / Bài mới :

3.1 / Giới thiệu bài : Ở lớp 8 ,ta đã học xong bài “Tóm tắt văn bản tự sự” . Tiết này chúng ta sẽ ôn lại .

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 tiết 21 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Soan : 19/9/2010
Dạy : 21/9/2010
I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh 
 - Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.
 - Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã được học.
II / Trọng tâm kiến thức .
Kiến thức.
Các yếu tố của thể loại tự sự ( nhân vật, sự việc, cốt truyện)
Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
Kĩ năng.
 Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
III / Tiến trình lên lớp .
 1 / Ổn định tổ chức : Kiểm tra SS học sinh .
 2 / Kiểm tra bài cũ : Giáo viên gọi 3 học sinh kiểm tra bài soạn .
 3 / Bài mới :
3.1 / Giới thiệu bài : Ở lớp 8 ,ta đã học xong bài “Tóm tắt văn bản tự sự” . Tiết này chúng ta sẽ ôn lại . 
 3.2 / Các hoạt động dạy học .
 Hoạt động của giáo viên
 Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Ôn tập kiến thức .
H: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
O : Học sinh phát biểu. Một bạn nhận xét .
Giáo viên nhận xét chung và ghi bảng .
H: Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gi ( Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì )?
O : Học sinh phát biểu. Một bạn nhận xét .
Giáo viên nhận xét chung và ghi bảng .
H: Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự là gi?
( Phải bảo đảm điều gì? Các sự việc chính và ngôn ngữ ra sao? )
O : Học sinh phát biểu. Một bạn nhận xét .
Giáo viên nhận xét chung và ghi bảng .
H: Cách tóm tắt văn bản tự sự?
O : Học sinh phát biểu. Một bạn nhận xét .
Giáo viên nhận xét chung và ghi bảng .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự .
? Tình huống a phải kể như thế nào Hãy nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự .
GV nhận xét : Phải kể lại diễn biến bộ phim cùng tên với một tác phẩm văn học đã được học để người không đi xem nắm được .Do đó người kể phải bám sát nhân vật chính và cốt truyện trong phim.
? Giáo viên hỏi tình huống b .
Giáo viên nhận xét : Đây là một hình thức buộc người học văn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi học .Do đó khi tóm tắt tác phẩm, người học sẽ có hứng thú hơn trong phần đọc hiểu và phân tích văn bản .
? Giáo viên hỏi tình huống c 
Giáo viên nhận xét : Đây là việc kể lại tóm tắt tác phẩm văn học mà mình yêu thích. Do đó người kể phải trung thực với cốt truyện khách quan với nhân vật, hạn chế những thêm thắt không cần thiết .
□ Gv kết luận : Trong thực tế, không phải lúc nào người ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc đọc tác phẩm .Vì vậy việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra .
Hoạt động 3 : Luyện tập..
H: Các sự việc chính đã nêu đủ chưa.Có thiếu sự việc nào quan trọng không .
Giáo viên nhận xét : Các sự việc nêu lên khá đầy đủ.Tuy nhiên, vẫn thiếu một sự việc rất quan trọng: Sau khi Vũ Nương trầm mình tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con trai chỉ vào chiếc bóng của Trương Sinh trên tường và nói đó là người thường đến với mẹ vào những đêm trước đây. Trương Sinh hiểu ngay ra rằng vợ mình bị oan.
H: Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?
Học sinh trả lời. Gv nhận xét.
? GV gọi học sinh viết văn bản tóm tắt theo yêu cầu SGK ( Bài 1 và 2 phần luyện tập )
Giáo viên nhận xét chung về đoạn văn..
Hoạt động 4: HD tự học.
I / Củng cố kiến thức.
1. Tóm tắt văn bản tự sự : là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn nội dung chính.
2. Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Dùng để trao đổi vấn đề liên quan đến tác phẩm được tóm tắt.
- Dùng để lưu trữ tài liệu học tập.
- Dùng để giới thiệu tác phẩm tự sự.
3. Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Văn bản tóm tắt phải bảo đảm ngắn gọn, phù hợp với mục đích sử dụng.
- Các sự việc chính trong truyện được tóm tắt phải được tổ chức thành một chỉnh thể thống nhất, dễ theo dõi, trung thành với cốt truyện.
- Ngôn ngữ văn bản tóm tắt cần cô đọng với từ ngữ có tính khái quát, câu văn có khả năng bao quát nhiều sự kiện. 
4. Cách tóm tắt.
+ Đọc kĩ và hiểu đúng chủ đề của văn bản 
+ Xác định nội dung chính .
+ Sắp xếp theo trình tự .
+ Viết văn bản tóm tắt .
II / Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự .
 Tìm hiểu các tình huống sau.
A / Phải bám sát nhân vật chính và cốt truyện trong phim .
B / Tóm tắt được tác phẩm (nhân vât chính và cốt truyện) giúp người học có hứng thú hơn trong việc học văn.
C / Tóm tắt phải trung thực với cốt truyện khách quan với nhân vật hạn chế thêm thắt .
→ Việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra .
III / Luyện tập .
1a / Thiếu chi tiết lời nói của con trong đêm. 
1b / Chưa hợp lí ,vì Trương Sinh biết vợ bị oan ngay khi nàng tự vẫn chứ không qua lời nói của Phan Lang .
IV/ HD tự học.
- Rút gọn hoặc mở rộng một văn bản tóm tắt theo mục đích sử dụng.
- Tóm tắt một tác phẩm vừa đọc với mục đích:
+ Giới thiệu cho bạn cùng biết.
+ Đưa vào bài văn nghị luận về một tác phẩm làm dẫn chứng cho một nhận xét về đặc điểm cốt truyện.
 4 / Củng cố : 
 ? Việc tóm tắt văn bản tự sự có tác dụng gì .
 ? Yêu cầu của văn bản tóm tắt như thế nào .
 5 / Dăn dò : Về nhà soạn bài tiếp theo : Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh .
Tuần 5 tiết 22 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
Soạn : 21/9/2011 ( TRÍCH VŨ TRUNG TUỲ BÚT )
Dạy : 22/9/2011 PHẠM ĐÌNH HỔ 
I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh 
 - Bước đầu làm quen với thể loại tuỳ bút thời kì trung đại.
 - Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tuỳ bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
 - Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện.
II / Trọng tâm kiến thức.
Kiến thức.
- Sơ giản về thể văn tuỳ bút thời trung đại.
- Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh.
 - Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
 2. Kĩ năng.
 - Đọc- hiểu một văn bản tuỳ bút thời trung đại.
 - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê- Trịnh.
III / Hướng dẫn thực hiện :
 1 / Ổn định tổ chức : Kiểm tra SS học sinh .
 2 / Kiểm tra bài cũ :
 - Trắc nghiệm : 1a ; 2b ; 3d ; 4d , 5c , 6c
 - Tự luận :
 ? Nêu ý nghĩa của tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”
 ? Phân tích phẩm hạnh của Vũ Nương .
 3 / Bài mới :
 3.1 / Giới thiệu bài : Ở tiết 17-18 , ta đã tìm hiểu về số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Trong bài này ta sẽ tìm hiểu về cuộc sống xa hoa sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê-Trịnh .
 3.2 / Các hoạt động dạy học .
 Hoạt động của giáo viên
 Nội dung ghi bảng 
Hoạt động 1 : HD đọc và tìm hiểu chú thích .
O : Học sinh đọc văn bản giọng bình thản , chậm rãi. 
H: Em hãy nêu đôi nét chính về tác giả .
GV nhận xét : Sống vào thời buổi loạn lạc nên muốn ẩn cư Từng là sinh đồ Quốc Tử Giám thời Lê-Trinh-Tây Sơn-đầu triều Nguyễn.Ông về quê ở ẩn dạy học, đến thời Minh Mạng ra làm quan rồi mấy lần từ quan .
H: Nêu đôi nét chính về Vũ trung tuỳ bút, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh?
GV nhận xét và ghi bảng .
H: Thể loại văn bản. Em hiểu thế nào về thể loại văn bản ấy?
GV nhận xét : Tuỳ bút, một loại bút kí thuộc thể loại tự sự nhưng cốt truyện đơn giản ( thậm chí không có chuyện ), kết cấu tự do, tả người, kể việc và trình bày cảm xúc, ấn tượng của người viết.
Hoạt động 2 : HD đọc hiểu văn bản .
H: Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Trịnh Sâm được tác giả miêu tả qua chi tiết nào . 
Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt :
Xây dựng đình đài liên tục ,đi chơi liên miên .Những cuộc du thuyền dạo chơi của chúa được tả tỉ mỉ, nhiều người phục dịch, trò chơi giải trí lố lăng, tốn kém .Ỷ quyền thế cướp đoạt của quý trong thiên hạ để trang trí tô điểm nơi phủ chúa .
H: Em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn văn .Tai sao kết thúc đoạn văn miêu tả này ,tác giả lại nói “..triệu bất tường..”
Gv nhận xét và ghi tóm tắt : Nghệ thuật miêu tả với các sự việc cụ thể chân thực và khách quan .Câu văn thể hiện thái độ của tác giả như báo trước sự suy vong tất yếu của Triều đại Lê-Trịnh .
H: Dựa vào thế chúa, bọn hoạn quan thái giám đã làm gì .
Gv nhận xét và ghi tóm tắt : Bọn quan lại hầu hạ trong phủ Chúa đã ra ngoài doạ dẫm, xem xét, nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quý thì biên hai chữ “phụng thủ”. Đêm đến, lẻn ra. sai lính đem về, có khi đâp phá nhà cửa, tường rào của dân lành.
H: Ý nghĩa của đoạn văn cuối thể hiện điều gì .
Gv nói :Tác giả kể lại một sự việc xảy ra ngay nhà mình . Cách kể đã làm tăng đáng kể sức thuyết phục cho những chi tiết mà tác giả đã ghi chép ở trên . Cảm xúc của tác giả cũng được gửi gắm một cách kín đáo qua đó .
H: Em hãy nhận xét về cách lựa chọn ngôi kể, các sự việ, cách miêu tả của tác gỉ?
Học sinh thảo luận và phát biểu. Giáo viên nhận xét và ghi bảng.
H: Văn bản cho chúng ta nhận thấy được điều gì?
Học sinh phát biểu. Gv nhận xét và ghi ý nghĩa văn bản.
Hoạt động 3 : HD tự học.
? Theo em ,thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện .
Giáo viên nhận xét :
- Tuỳ bút : ghi chép về con người sự việc cụ thể có thực qua đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá. Sự ghi chép tuỳ cảm hứng chủ quan không gò bó.Lối ghi chép của tuỳ bút giàu chất trữ tình.
- Truyện : thuộc loại tự sự văn xuôi có chi tiết, sự việc cảm xúc nhân vật, có cốt truyện, kết cấu chặt chẽ, cảm xúc chủ quan kín đáo. Chi tiết sự việc phần nhiều được hư cấu và sáng tạo .
Hoạt động 4 : HD luyện tập .
Cho học sinh đọc thêm, tìm hiểu ý nghĩa của đoạn văn : đó là những chi tiết gây ấn tượng mạnh về đời sống cơ cực của nhân dân thời loạn lạc .
I. Tìm hiểu chung .
 1 / Tác giả (1768-1839)
- Ở thế kỉ XVIII, XIX, sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam đ4 tác động không nhỏ đến tầng lớp nho sĩ. Trong đó, Phạm Đình Hổ là một nho sĩ mang tâm sự bất đắc chí vì không gặp thời.
- Để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị .
2 / Tác phẩm .
- Vũ Trung tuỳ bút là tập tuỳ bút đặc sắc của Phạm đình Hổ, được viết vào khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX) gồm 88 truyện nhỏ .Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống như: nghi lễ, phong tục, tập quán, những sự việc xảy ra trong đời sống, những nghiên cứu về địa lí, lịch sự, xã hội.
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trong những áng văn giàu chất hiện thực trong Vũ Trung tuỳ bút .
3 / Thể loại : Tuỳ bút .
II / Đọc- hiểu văn bản . 
 1. Nội dung. 
a. Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh.
- Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đình đài liên tục, nhiều người phục dịch, trò chơi giải trí lố lăng, tốn kém.
 → cuộc sống của nhà chúa thật xa hoa.
- Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh
→ Cướp đoạt của quý trong thiên hạ để trang trí tô điểm nơi phủ chúa .
*Nghệ thuật miêu tả cụ thể, sinh động → báo trước sự suy vong tất yếu của Triều đại Lê-Trịnh .
b. Hành động của bọn hoạn quan thái giám .
- Thủ đoạn: nhờ gió bẻ măng, vu khống
- Hành động: ra ngoài doạ dẫm, cướp đo ... tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc .
H: Vậy tài điều binh khiển tướng của Nguyễn Huệ thể hiện qua chi tiết nào ?
GV : HS lần lượt liệt kê.
GV : Phân tích để làm rõ cuộc tiến công thần tốc.
H: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh được miêu tả như thế nào Nguyên nhân của sự thất bại .
GV nhận xét và ghi tóm tắt :
- Quân Thanh chỉ biết mưu cầu lợi riêng ,bất tài ,không biết mình ,biết địch ,kêu căng chủ quan ,tự mãn ,chỉ lo vui chơi ,không đề phòng cảch giác ,tin tức không thông .
- Khi quân Tây Sơn đến, tướng thì sợ mất mật ,ngựa không kịp đóng yên ,người không kịp mặc giáp ,vất cả ấn tín bỏ chạy thục mạng .Quân lính thì giày xéo lên nhau
tắc nghẽn cả sông Nhị Hà
? Cảnh chạy trốn của bọn vua quan bán nước Lê Chiêu Thống được miêu tả như thế nào .
Gv nhận xét :
- Vua và bề tôi thân tín chạy bán sống ,bán chết ,cướp thuyền dân để qua sông ,luôn mấy ngày không ăn ;vua tôi nhìn nhau than thở oán giận chảy nước mắt .Sang Tàu phải cạo đầu tết tóc chết nơi đất khách quê người .
H: Văn bản được kể theo trình tự nào? Ngôn ngữ kể- tả ra sao? Giọng văn như thế nào?
GV nói :Như đã nói ở trên, các tác giả là những cựu thần chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng họ đã không bỏ qua sự thật yếu hèn của vua Lê đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung. Vì sao như thế ? Đây là quan điểm phản ánh hiện thực của các tác giả là sự tôn trọng tinh thần dân tộc (niềm tự hào lớn lao của dân tộc), sự thật lịch sử; đặc biệt ở họ là tinh thần dân tộc (niềm tự hào lớn lao của dân tộc) 
? Ngòi bút miêu tả hai cuộc tháo chạy (Quân Thanh –Vua Lê) có gì khác biệt Hãy giải thích .
Gv nhận xét :
- Miêu tả rất thực với những chi tiết tiêu biểu cụ thể nhưng âm hưởng thì khác nhau .
- Cuộc tháo chạy của quân Thanh: nhịp điệu nhanh mạnh hối hả khách quan ,hàm chứa sự hả hê , sung sướng .
- Cuộc tháo chạy của vua Lê: nhịp điệu chậm hơn ,tác giả dừng lại miêu tả những giọt nước mắt thương cảm(người thổ hào) ,nước mắt tủi hổ (Lê Chiêu Thống ). Vì là cựu thần của nhà Lê ,tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình đã từng phụng thờ .
H: Văn bản đã ghi lại điều gi?
Hoạt động 3: HD tự học .
Yêu cầu học sinh làm theo yêu cầu trong SGK .
Giáo viên nhận xét chung .
Hoạt động 4 : Tổng kết .
Giáo viên gọi học sinh đọc lại mục ghi nhớ .
I / Hướng dẫn tìm hiểu chung .
 1 / Tác giả :
- Gồm một nhóm thuộc dòng họ Ngô Thì- dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ- ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai ( nay tuộc Hà Nội)
 2 / Tác phẩm .Hoàng Lê nhất thống chí.
- Thể loại: tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán .
- Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX.
- Đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn.
II / Đọc- hiểu văn bản. .
 1. Nội dung.
 a. Hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân Thanh xâm lược qua các sự kiện lịch sử: 
- Một anh hùng dân tộc quyết đoán, mãnh mẽ, quả quyết, xông xáo có chủ đích rõ ràng.
- Khi nghe tin quân Thanh đánh chiếm Thăng Long, triều đình nhà Lê đầu hàng à Nguyễn Huệ không hề nao núng à Kéo quân ra Bắc để đánh đuổi chúng.
- Tranh thủ ý kiến của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp: Tuyển binh, duyệt binh ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ ở Tam Điệp và có kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
à Quang Trung là nhà lãnh đạo, chính trị, quân sự, ngoại giao, biết nhìn xa trông rộng.
- Tài điều binh khiển tướng:
+Biết dùng người.
+ Hành quân thần tốc trong 4 ngày ( 25-29)
+ Vượt qua 350km đường đèo núi.
+ 1 ngày đã vượt qua150km để đến Tam Điệp.
+ Đêm 30 Tết đánh ở Ngọc Hồi dự định 7 ngày thắng nhưng thực tế chỉ cần 5 ngày.
+ Chiều ngày 5 tháng giêng năm kỉ dậu, đoàn quân áo đỏ tiến thẳng vào Thăng Long.
 b. Hình ảnh bọn cướp ước và bán nước.
* Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị.
- Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp...
- Quân sĩ hoảng loạn, giầy xéo lên nhau bỏ chạy.
* Lê Chiêu Thống.
- Gia đình và tay chân van xin cầu cứu Tôn Sĩ Nghị phải lưu vong trên đất khách quê người.
à Sự hèn nhát, thất bại thảm hại, nhục nhã; sự thối nát của triều đình nhà Lê.
2. Nghệ thuật.
- Trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc hoạ nhân vật lịch sử( người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiu Thống) với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động.
- Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của các tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước.
 3. Ý nghĩa văn bản.
Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789)
III. Hướng dẫn tự học.
- Nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích.
- Cảm nhận và phân tích được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thong dụng được sử dụng trog văn bản. 
 4 / Củng cố :
 ? Khi miêu tả trực tiếp Nguyễn Huệ và cuộc hành binh thần tốc ,tác giả cho thấy tài năng và mưu lược của Nguyễn Huệ như thế nào .
 ? Nhận xét ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy .
 5 / Dặn dò :
 - Về nhà học bài và tìm đọc thêm truyện “ Kể chuyện Quang Trung” của Nguyễn Huy Tưởng ( NXB Kim Đồng)
 - Soạn bài “ Truyện Kiều - Nguyễn Du”
Tuần 5 tiết 25 SƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tt)
Soạn : 24/9/2011
Dạy : 25/9/2011
I / Mức độ cần đạt : Giúp cho học sinh 
 Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là tạo từ ngữ mới và mượn từ nước ngoài.
II / Trọng tâm kiến thức :
Kiến thức.
Việc tạo từ ngữ mới.
Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
Kĩ năng.
Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài.
Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
III / Hướng dẫn thực hiện .
 1 / Ổn định tổ chức : Kiểm tra SS học sinh .
 2 / Kiểm tra bài cũ : Sự phát triển của từ vựng .
 ? Em hiểu thế nào về sự phát triển nghĩa của từ .
 ? Hãy cho biết phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ .
 3 / Bài mới : 
 3.1 / Giới thiệu bài : Ở bài “Sự phát triển của từ vựng” - tuần 4 tiết 20 ta chỉ đề cập đến “Sự phát triển của từ vựng” về mặt nghĩa với hai phương thức chuyển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ .Ở bài này, ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng bằng cách tăng số lượng từ vựng .
 3.2 / Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : HD tìm hiểu chung.
1. Tìm hiểu sự phát triển từ vựng bằng cách tạo từ ngữ mới .
Giáo viên gọi học sinh đọc và làm theo yêu cầu trong SGK.
O : Học sinh đọc, thảo luận và phát biểu .
Gv nhận xét chung :
- Điện thoại di động : điện thoại nhỏ mang theo người được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
- Đặc khu kinh tế : khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi 
- Kinh tế tri thức : nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất lưu thông ,phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao .
- Sở hữu trí tuệ : quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại được pháp luật bảo hộ : Quyền tác giả , quyền sáng chế 
GV nói : Mẫu của các từ ngữ này có dạng x+y.
X và y là các từ ghép .
? Trong tiếng việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x+tặc .Hãy tìm những từ ngữ mới .
▲ Học sinh thảo luận và phát biểu 
Gv nhận xét :
- Không tặc : những kẻ -chuyên cướp trên máy bay.
- Hải tặc : nt biển .
- Lâm tặc : những người khai thác rừng bất hợp pháp .
- Tin tặc : những kẻ dùng kĩ thuật xâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại .
- Gian tặc : những kẻ gian manh trộm cắp (bất lương)
- Gia tặc : kẻ cắp trong nhà .
- Nghịch tặc : kẻ phản bội làm giặc .
Vd : Virus máy tính 
Vd : Gia tặc nan phòng .
GV gọi học sinh đọc ví dụ 1 trong SGK.
2. Tìm hiểu việc phát triển từ vựng bằng cách mượn từ ngữ nước ngoài .
? Hãy tìm từ Hán Việt trong hai đoạn trích .
Gv nhận xét :
A / thanh minh,tiết ,lễ ,tảo mộ ,hội ,đạp thanh ,yến anh , bộ hành ,xuân , tài tử giai nhân.
B / bạc mệnh ,duyên phận, thần linh ,chứng giám, thiếp, đoan trang ,tiết trinh, bạch ngọc ( không kể tên riêng )
GV nói :Trong tiếng Việt ,số lượng từ Hán Việt rất lớn .
? Tiếng Việt dùng những từ ngữ nào để chỉ những khái niệm và cho biết nguồn gốc ( khái niệm được ghi trong SGK)
▲ Hoc sinh thảo luận trả lời .
A / AIDS .
B / ma-két-tinh .→mươn tiếng anh .
GV nói : ngoài ra còn mượn tiếng Pháp : Càfê.
Hoạt động : HD luyện tập .
Bài 1 : Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra từ mới kiểu x+tặc (mục I.2)
GV nhận xét :
- x+trường : thị trường ; chiến trường ; công trường .
- x+hoá : ôxy hoá ;lão hoá; hiện đại hoá .
- x+điện tử : thư điện tử ; dịch vụ điện tử .
- x+tập : học tập ; thực tập 
- x+ học : sinh học ;sử học .
- văn+x : văn học ; văn chương ; văn vẻ .
- cười+x : cười nụ ;cười duyên cười nhạt .
Bài 2 : Giáo viên gọi học sinh làm . 
GV nhận xét :
- Bàn tay vàng : bàn tay tài giỏi khéo léo trong lao động .
- Viên phấn vàng : danh hiệu cao quý.giáo viên.
- Cầu truyền hình :hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu đối thaọi trực tiếp qua hệ thống ca-mê -ra .
- Cơm bụi : Cơm giá rẻ quán nhỏ tạm bợ.
- Công viên nước : công viên trong đó chủ yếu có các trò chơi ở dưới nước .
Bài 3 : Giáo viên gọi học sinh làm . GV nhận xét .
- Mượn tiếng Hán : mãng xà; biên phòng ;tham ô ;tô thuế; phê bình ;phê phán ca sĩ ;nô lệ .
- Mượn ngôn ngữ Châu Âu: xà phòng ;ô tô ;rađiô ;ôxi ;ca nô ; càfê.
Hoạt động 3: HD tự học.
I / Tìm hiểu chung.
1. Sự phát triển từ vựng bằng cách tạo từ ngữ mới .
a.
- Điện thoại di động .
- Đặc khu kinh tế .
- Kinh tế tri thức .
- Sở hữu trí tuệ .
Mẫu x+y.
(X và y là các từ ghép ).
 b. 
 X + tặc .
Không tặc .
 Hải tặc .
Lâm tặc .
Tin tặc .
Gian tặc .
Gia tặc .
Nghịch tặc .
=> Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.
2. Sự phát triển từ vựng bằng cách mượn từ ngữ nước ngoài 
- Mượn tiếng Hán .
- Mượn tiếng Anh, tiếng Pháp . ( ngôn ngữ châu Âu).
=> Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn của tiếng Hán.
II/ Luyện tập .
Bài 1 : 
- x+trường .
- x+hoá .
- x+điện tử .
- x+tập .
- x+ học .
- văn+x .
- cười+x .
Bài 2 : 
 - Bàn tay vàng .
Viên phấn vàng .
Cầu truyền hình .
Cơm bụi .
Công viên nước .
Bài 3 : 
- Mượn tiếng Hán .
- Mượn ngôn ngữ Châu Âu
III. Hướng dẫn tự học.
Tra từ điển để xác định nghĩa của một số từ Hán Việt thong dụng được sử dụng trong các văn bản đã học.
 4 / Củng cố : Giáo viên vẽ sơ đồ củng cố . Học sinh xem và phát biểu .
PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG TV
PHÁT TIRỂN NGHĨA
PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG
P.T ẨN DỤ
P.T HOÁN DỤ
MƯỢN TIẾNG NƯỚC NGOÀI 
TẠO TỪ NGỮ MỚI
 5 / Dặn dò : Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại ; Soạn bài tiếp theo “Thuật ngữ” 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_5_chuan_ktkn.doc