A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức: Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, không khí lịch sử của một giai đoạn; bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm bại của bọn xâm lược và lũ vua quan bán nước hại dân.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc,thu thập thông tin, phân tích
- Giáo dục HS niềm tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc qua hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ- Quang Trung.
B. CHUẨN BỊ
- Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu về tình hình lịch sử, xã hội thời đại Quang Trung.
- Giáo viên: Tích hợp: * Kiến thức: Với Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, với Miêu tả trong VB tự sự
* Phương pháp: Đọc, dàm thoại , trao đổi thông tin, phân tích, nêu vấn đề
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. On định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trinh, nêu nội dung ý nghĩa của văn bản.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trước sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn, Lê Chiêu Thống đã vì lợi ích của Hoàng tộc đã đến ngày tàn, mà cầu viện quân Thanh, đem lại bao nỗi cơ cực cho nhân dân; Trước tình hình đó NH đã lên ngôi, thân chinh cầm quân ra Bắc đánh đuổi thù trong giặc ngoài. Chính ông đã tạo nên một bức tượng đài cao đẹp về người anh hùng của dân tộc.
Tuần 5- Tiết 23 NS:10/10/06 ND: 11/10/06 Bài 5 Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( NGÔ GIA VĂN PHÁI ) Hồi thứ mười bốn:ĐÁNH NGỌC HỒI, QUÂN THANH BỊ THUA TRẬN BỎ THĂNG LONG, CHIÊU THỐNG TRỐN RA NGOÀI A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Kiến thức: Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, không khí lịch sử của một giai đoạn; bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm bại của bọn xâm lược và lũ vua quan bán nước hại dân. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc,thu thập thông tin, phân tích - Giáo dục HS niềm tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc qua hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ- Quang Trung. B. CHUẨN BỊ - Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu về tình hình lịch sử, xã hội thời đại Quang Trung. - Giáo viên: Tích hợp: * Kiến thức: Với Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, với Miêu tả trong VB tự sự * Phương pháp: Đọc, dàm thoại , trao đổi thông tin, phân tích, nêu vấn đề C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Oån định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trinh, nêu nội dung ý nghĩa của văn bản. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trước sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn, Lê Chiêu Thống đã vì lợi ích của Hoàng tộc đã đến ngày tàn, mà cầu viện quân Thanh, đem lại bao nỗi cơ cực cho nhân dân; Trước tình hình đó NH đã lên ngôi, thân chinh cầm quân ra Bắc đánh đuổi thù trong giặc ngoài. Chính ông đã tạo nên một bức tượng đài cao đẹp về người anh hùng của dân tộc. * Tổ chức các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm Bước 1: Quan sát chú thích (*) và chú thích 1- SGK. Bước 2: Hãy nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm? Định hướng: HS nêu được những nét cơ bản về tác giả tác phẩm. GV cần bổ sung một số nét sau: + Về tác giả: Là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ( GV giới thiệu thêm về đặc điểm của nhóm tác giả này:Ngộ Thì Chí và Ngô Thì Du) + Về tác phẩm: Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi + Về bố cục: TP gồm 17 hồi: 7 hồi đầu do Ngô thì Chí viết, 7 hồi tiếp theo do ngô Thì Du viết( trong đó có hồi thứ 14 ) còn 3 hồi cuối do người khác viết. + Về đoạn trích: Hồi 14: Nói về việc Quang Trung đại phá quân Thanh và số phận bi thảm của vua tôi Lê Chiêu Thống. Hoạt động 2: Tổ chức đọc – hiểu văn bản. Bước 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích GV lưu ý HS cách đọc,và một số chú thích quan trong trong SGK. Bước 2: Xác định bố cục của văn bản. Gồm 3 đoạn: Đoạn 1: Từ đầunăm Mậu Thân. =>NH lên ngôi và thân chinh cầm quân dẹp giặc. Đoạn 2: Tiếprồi kéo vào thành.=> Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lừng lẫy của vua Quang Trung. Đoạn 3:Còn lại=> Số phận thảm bạicủa tướng sĩ nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống. Bước 3:Tổ chức tìm hiểu nội dung VB. Em biết gì về tình hình xã hội nước ta những năm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX ? Định hướng: Đó là sự sa đọa, thối nát đến cực độ của các tập đoàn phong kiến, sự tranh dành quyền lực giữa các phe phái PK đã đến hồi quyết liệt, dữ dội; phong trào nổi dậy của nhân dân mà đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn. Trong hoàn cảnh đó, hình tượng người anh hùng áo vải NH- QT được miêu tả như thế nào? Định hướng:QT được miêu tả là một con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán: từ đầu đến cuối đoạn trích, QT luôn hành động xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết,Tất cả mọi công việc từ chuẩn bị đến hành quân và dẹp tan đám tàn quân ô lại chỉ trong vòng hơn một tháng. QT còn là một con người có trí tuệ sáng suốt,nhạy bén.Điều đó được thể hiện trong việc phân tích thời cuộc và thế tương quan chiến lược giũa ta và địch; sáng suốt trong việc xét đoán và dùng ngườiQT còn là một người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.Đặc biệt ông là người có tài dụng binh như thần. Cuộc hành quân thần tốc do vua QT chỉ huy đến nay vẫn còn làm cho chúng ta kinh ngạc. Hành quân liên tục như vậy nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, nhất loạt “Tướng ở trên trờiquân ở dưới đất chui lên”. II. Giới thiệu chung. -Tác giả: Ngô gia văn phái ( Ngô thì Chí, Ngô Thì Du) - Tác phẩm + Thể loại: TT chương hồi. (có nguồn gốc từ TQ) + Bố cục: Gồm 17 hồi +Đoạn trích: Hồi 14: Miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự tảhm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận lũ vua quan phản nước, hại dân. II. Đọc – Hiểu văn bản. 1.Đọc, chú thích. 2. Bố cục. 3. Phân tích: a.Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung. -Phẩm chất anh hùng: +Là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán. +Có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. + Có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. + Có tài dụng binh như thần. 4 Củng cố, dặn dò: Bài cũ: Tóm tắt đoạn trích, nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, nội dung đã phân tích: Phẩm chất về người anh hùng Nguyễn Huệ- Quang Trung. Bài mới: Tiếp tục soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí. .. Tuần 5- Tiết 24 NS: 10/10/06 ND: 11/10/06 Bài 5 Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( NGÔ GIA VĂN PHÁI ) Hồi mười bốn: ĐÁNH NGỌC HỒI, QUÂN THANH BỊ THUA TRẬN BỎ THĂNG LONG, CHIÊU THỐNG TRỐN RA NGOÀI (tt ) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Kiến thức: Triêncơ sở bài học, giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan bán nước hại dân. Trên cơ sở đó, thấy đượcgiá trị nghệ thuật của văn bản. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích, bình luận một tác phẩm tự sự trung đại. - Giáo dục: Cảm phục và tự hào về người anh hùng dân tộc NH-QT. B. CHUẨN BỊ: Tương tự tiết 1. C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Oån định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một vài nét về tác giả và tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí. Phân tích phẩm chất đẹp đẽ của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ- Quang Trung. 3 Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Trên cơ sở củng cố bài cũ, GV định hướng vào bài mới. * Tổ chức các hoạt động. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức tiết 1 Hoạt động 2: Tổ chức phân tích nội dung của văn bản. Bước 1: Quan sát văn bản. Bước 2: tìm hiểu:Hình ảnh Quang Trung được miêu tả như thế nào trong chiến trận? Định hướng: Quang Trung thân chinh cầm quân không phải trên danh nghĩa. Oâng là một tổng chỉ huy chiến dịch thực sự : Hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kếvới khí thế thần tốc, tốc chiến tốc thắng làm cho kẻ thù phải khiếp vía và hình ảnh anh hùng cũng được khắc họa thật lẫm liệt Qua đó, em thấy QT là một người như thế nào? Định hướng: QT hiện lên với đầy đủ phẩm chất của người anh hùng: Tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tụê sáng suốt,nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồncủa chiến công vĩ đại. Qua đó , ta cũng thấy được nét tài hoa về nghệ thuật khắc họa của tác giả trên cơ sở tôn trong sự thật ( Mặc dù họ là những cựu thần, chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê) Bước 3: Tìm hiểu về sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Quân tướng nhà Thanh thực chất là một đạo quân như thế nào? Tướng: Tôn sĩ Nghị kiêu căng, tự phụ chủ quan khinh địch. Mượn cớ giúp nhà Lê nhưng thực chất là nhằm đạt được lợi ích riêng, muốn xâm lược nước ta. Quân: là một đạo quân ô hợp ( Có người đi buôn, kiếm củi cách xa vài dặm) Khi vào trận đánh, chúng tỏ ra là những kẻ như thế nào? Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì “ợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao” ; quân lúc lâm trận “ đều rụng rời sợ hãi” xin ra hàng, hoăc bỏ chạy toán loạn giày xéo lên nhau mà chếtCả một đạo quân hùng mạnh chỉ quen diễu võ dương oai, nay chỉ còn biết tháo chạy, manh ai nấy chạy. Hùa theo lũ cướp nước, vua tôi Lê chiêu Thống cũng lâm vào cảnh như thế nào? Định hướng: Vua tôi Lê Chiêu Thống đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đặt vận mệnh của dân tộc vào tay kẻ cướp nước, phải chịu sự sỉ nhụccủa kẻ đi cấu cạnh và chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc: chạy bán sống bán chết, cướp thuyền dân để qua sông Đuổi kịp TSN chỉ còn biết “ nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” GV cung cấp thêm thông tin vế Lê Chiêu Thống sau khi chạy theo giặc, phải cạo đầu tết tóc,ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gưỉ xương tàn nơi đất khách quê người. => Đó chính là bi kịch của kẻ phản bội. Thảo luận: So sánh cách miêu tả 2 cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi LCT? Định hướng: Tất cả đều tả thực, với những chi tiết cụ thể nhưng âm hưởng lại khác nhau. Qua đó thấy được thái độ của người viết: Sự hả hê, sung sướng trước sự bại trận của kẻ cướp nước; sự ngậm ngùi, chua xóttrước sự sụp đổ của mọt vương triều mà mình từng thờ phụng, tuy biết đó là kết cục không thể tránh khỏi. Hoạt động 3: Trên cơ sở phân tích , em hãy rút ra nhân xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản? ( HS rút ra những nét cơ bản về tác phẩm, GV chốt lại = phần ghi nhớ( SGK) I. II. Đọc-Hiểu văn bản. 1,2,3 Phân tích a. Hình tượng người anh hùng - Phẩm chất anh hùng. - Trong chiến trận : + Trực tiếp cầm quân, chỉ huy trận đánh + Hình ảnh: Cưỡi voi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế =>Hình ảnh đẹp, lẫm liệt, uy nghi. b. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê chiêu Thống. -Quân tướng nhà Thanh: + Tướng:Kiêu căng, bất tài. Khi bị đánh: sợ mất mậtchuo ... đứa trẻ đáng yêu. + Chúng là những đứa trẻ đáng thương,cần được chia sẻ, quan tâm. => Đồng cảm,nhạy cảm với những hoàn cảnh thiệt thòi giống mình. b.chuyện đời thường và truyện cổ tích. - Dì ghẻ: + Lũ trẻ: mẹ khác + Aliosa: Dì ghẻ trong truyện cổ tích. - Mẹ: + Lũ trẻ: Mẹ chết rồi không thể về + Aliosa: Mẹ thật sẽ về, vì phép thuật cảu phù thuỷ. -Bà: Hiền hậu ,đáp ứng mọi yêu cầu, tốt bụng. => Tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn, phù hợp tâm lí nhân vật * Ghi nhớ: SGK. 4. Hướng dẫn về nhà: - Bài cũ : Tóm tắt được đoạn trích, nắm được ýnghĩa của văn bản. - Bài mới: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt. Tuần 18 – Tiết 86 NS:9/1/06 ND: 10/1/06 Bài 17 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tiết trả bài, củng cố lại kiến thức và kĩ năng làm bài của HS với phân môn Tiếng Việt HKI B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Chấm bài, phân loại bài kiểm tra. C. TIẾN TRÌMH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP. 1. Oån định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: Tổ chức hưỡng dẫn HS phân tích đề bài. Bước 1: GV sử dụng bảng phụ chép đề bài treo lên bảng, yêu cầu HS đọc lại đề bài và xác định yêu cầu của đề ( cả 2 phần trắc nghiệm và tự luận ) Bước 2: Phân tích đề: GV hướng dẫn HS phân tích yêu cầu của đề bài theo định hướng đã soạn ở tiết 74 Hoạt động 2: Bước 1: Nhận xét bài làm Ưu điểm:Về nội dung: Đa số các em hiểu bài và xác định đúng yêu cầu của đề bài,thực hiện đúng các thao tác làm bài cả 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Nhiều học sinh tỏ ra nắm vững các kiến thức về Tiếng Việt lớp 9 HKI, bài làm sáng sủa, trình bày khoa học Về hình thức: Các em đã xây dựng bài viết đúng bố cục.một số em trình bày sạch sẽ, rõ ràng. Đặc biệt chữ viết của lớp 9A2 có tiến bộ vượt bậc. Tồn tại: Nội dung: Một số bài làm còn lẫn lộn kiến thức . Đặc biệt là các phương châm hội thoại. Về hình thức: Dùng dấu câu tùy tiện, hoặc lười dùng dấu câu.chữ viết nhiều em không có dấu : Tứ, Quất, K’Đạo (9A1) . Nhiều bài làm cẩu thả, không thể đọc được. Bước 2: Trả bài Hoạt động 3: Chữa lỗi GV sử dụng bảng phụ, ghi những đoạn văn câu văn tiêu biểu cần phải sửa lỗi. Bước 1: Sửa lỗi chính tả: Đại đa số các em còn viết sai các lỗi phổ biến như: Tr =>Ch, phụ âm cuối:ng=> n ,c=> t Bước 2: Sửa lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt ở các câu tự luận: Bước 3: Lỗi dấu câu: Đây là lỗi phổ biến nhât, có nhiều bài viết không hề dùng một dấu câu: bài viết của Quất, Nam, Dũng hoặc có dùng thì lại dùng sai công dụng của dấu câu. GV chọn một số đoạn bài viết để minh họa cho HS thấy và điều chỉnh lại Bước 4: Lỗi kĩ năng làm bài trắc nghiệm: Khoang tròn vô tội vạ, hoặc bỏ qua không lựa chọn đáp án đúng. Bước 4: HS tự sửa lỗi theo hướng dẫn của GV đã chỉ trong bài làm Hoạt động 4: Thông báo kết quả đã thống kê: Lớp SL bài Điểm < 5 Điểm>5 Điểm 7- 10 SL % SL % SL % 9A1 35 9A2 37 . Tuần 18 – Tiết 87 NS: 10/1/06 ND: 13/1/06 Bài 17 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tiết trả bài, củng cố lại kiến thức và kĩ năng làm bài của HS với phân môn Văn HKI B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Chấm bài, phân loại bài kiểm tra. C. TIẾN TRÌMH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP. 1. Oån định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: Tổ chức hưỡng dẫn HS phân tích đề bài. Bước 1: GV sử dụng bảng phụ chép đề bài treo lên bảng, yêu cầu HS đọc lại đề bài và xác định yêu cầu của đề ( cả 2 phần trắc nghiệm và tự luận ) Bước 2: Phân tích đề: GV hướng dẫn HS phân tích yêu cầu của đề bài theo định hướng đã soạn ở tiết 75 Hoạt động 2: Bước 1: Nhận xét bài làm Ưu điểm:Về nội dung: Đa số các em hiểu bài và xác định đúng yêu cầu của đề bài,thực hiện đúng các thao tác làm bài cả 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Nhiều học sinh tỏ ra nắm vững các kiến thức về Văn lớp 9 HKI, bài làm sáng sủa, trình bày khoa học Về hình thức: Các em đã xây dựng bài viết đúng bố cục.một số em trình bày sạch sẽ, rõ ràng. Đặc biệt chữ viết của lớp 9A2 có tiến bộ vượt bậc. Tồn tại: Nội dung: Một số bài làm còn lẫn lộn kiến thức . Đặc biệt là các phương châm hội thoại. Về hình thức: Dùng dấu câu tùy tiện, hoặc lười dùng dấu câu.chữ viết nhiều em không có dấu : Tứ, Quất, K’Đạo (9A1) . Nhiều bài làm cẩu thả, không thể đọc được. Bước 2: Trả bài Hoạt động 3: Chữa lỗi GV sử dụng bảng phụ, ghi những đoạn văn câu văn tiêu biểu cần phải sửa lỗi. Bước 1: Sửa lỗi chính tả: Đại đa số các em còn viết sai các lỗi phổ biến như: Tr =>Ch, phụ âm cuối:ng=> n ,c=> t Bước 2: Sửa lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt ở các câu tự luận: Bước 3: Lỗi dấu câu: Đây là lỗi phổ biến nhât, có nhiều bài viết không hề dùng một dấu câu: bài viết của Quất, Nam, Dũng hoặc có dùng thì lại dùng sai công dụng của dấu câu. GV chọn một số đoạn bài viết để minh họa cho HS thấy và điều chỉnh lại Bước 4: Lỗi kĩ năng làm bài trắc nghiệm: Khoang tròn vô tội vạ, hoặc bỏ qua không lựa chọn đáp án đúng. Bước 4: HS tự sửa lỗi theo hướng dẫn của GV đã chỉ trong bài làm Hoạt động 4: Thông báo kết quả đã thống kê: Lớp SL bài Điểm < 5 Điểm>5 Điểm 7- 10 SL % SL % SL % 9A1 35 9A2 37 Tuần 18 – Tiết 88, 89 NS: 12/1/06 ND:13/1/06 Bài 17 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (Tiếp tiết 54) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ. Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca. B. CHUẨN BỊ: - Học sinh: Tìm hiểu trước thể thơ tám chữ, tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn. - GV: Soạn bài, tìm hiểu về thể thơ tám chữ. C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Thơ tám chữ là một thể thơ được vận dụng nhiều trong thơ ca trữ tình: Vì âm điệu, tiết tấu đa dạng dễ biểu lộ cảm xúc và đi vào lòng người đọc. Chúng ta đã nắm được điều này ở tiết 54. Hôm nay sẽ củng cố lại * Tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: GV kiểm tra lại việc chuẩn bị của HS Hoạt động 2: Bước 1: HS thảo luận, đáng giá kết quả của các thành viên trong nhóm, chọn bài xuất sắc nhất trình bày trước lớp. Nhóm 1: Thơ viết về thầy cô và bạn bè. Nhóm 2: Thơ ca ngợi quê hương , đất nước. Nhóm 3: Cảm xúc về mùa xuân. Nhóm 4: thơ viết về mẹ. Bước 2: GV nhận xét, đánh giá, phân loại Hoạt động 3: Chọn bài thơ tám chữ để cảm thụ. Bước 1: GV chọn một đoạn trong bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu Bước 2: HS thực hiện độc lập vào phiếu học tập . GV thu lại chấm, đánh giá, cho điểm. 4. Hướng dẫn về nhà: Sưu tầm những bài thơ hay thuộc thể thơ tám chữ. Bài mới: Trả bài kiểm tra HK .. Tuần 18 - Tiết 90 NS:12/1/06 ND: 14/1/06 Bài 17 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm vững hơn cách làm bài tổng hợp với hai hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận . Qua đó, củng cố thêm kiến thức bộ môn cho HS, rút kinh nghiệm cho những bài sau. Rèn kĩ năng làm bài B. CHUẨN BỊ: - Chấm bài, phân loại bài viết theo các mức độ giỏi, khá , trung bình, yếu. - Xác định các lỗi trong từng bài viết. C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP. 1. Oån định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:trả bài tổng hợp HK I Hoạt động 1: Tổ chức hưỡng dẫn HS phân tích đề bài. Bước 1: Chép đề : Có văn bản Bước 2: Phân tích đề: GV hướng dẫn HS đọc lại đề và phân tích yêu cầu của đề bài. Hoạt động 2: Bước 1: Nhận xét bài viết Ưu điểm:Về nội dung: Đa số các em hiểu bài và xác định đúng yêu cầu của đề bài ( kể cả 2 hình thức: trắc nghiệm và tự luận) ,. Trong bài tự luận , các em đã biết viết đoạn văn có cảm xúc về đoạn thơ cuối trong bài thơ: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và biết vận dụng các phương châm lịch sự, cách thức để viết một đoạn văn hội thoại theo như yêu cầu của đề bài Về hình thức: Các em đã xây dựng bài viết đúng bố cục.một số em trình bày sạch sẽ, rõ ràng. Đặc biệt chữ viết của lớp 9A2 có tiến bộ vượt bậc. Tồn tại: Nội dung:Nhiều bài làm của các em tỏ ra non tay,thiếu kiến thức. Ở bài trắc nghiệm nhiều câu chưa xác định đúng đáp án đúng nhất. Bài tự luận một số bài viết chưa làm bật được nội dung của đoạn thơ , hình ảnh thơ có trong đó. Về hình thức: Dùng dấu câu tùy tiện, hoặc lười dùng dấu câu.chữ viết nhiều em không có dấu : Tứ, Quất, K’Đạo (9A1) . Nhiều bài viết cẩu thả, không thể đọc được. Bước 2: Trả bài viết. Hoạt động 3: Chữa lỗi GV sử dụng bảng phụ, ghi những đoạn văn câu văn tiêu biểu cần phải sửa lỗi. Bước 1: Sửa lỗi chính tả: Đại đa số các em còn viết sai các lỗi phổ biến như: Tr =>Ch, phụ âm cuối:ng=> n ,c=> t Bước 2: Sửa lỗi dùng từ,lỗi diễn đạt: Bước 3: Lỗi dấu câu: Đây là lỗi phổ biến nhât, có nhiều bài viết không hề dùng một dấu câu: bài viết của Quất, Nam, Dũng hoặc có dùng thì lại dùng sai công dụng của dấu câu. GV chọn một số đoạn bài viết để minh họa cho HS thấy và điều chỉnh lại Bước 4: HS tự sửa lỗi theo hướng dẫn của GV đã chỉ trong bài viết. Bước 5: Đọc một số bài viết xuất sắc: Lớp 9A1 : Đọc bài Trương Thị Hiền Lớp 9A2 : Đọc bài của Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Quyên. Hoạt động 4: Thông báo kết quả đã thống kê: Lớp SL bài Điểm < 5 Điểm>5 Điểm 7- 10 SL % SL % SL % 9A1 35 9A2 37
Tài liệu đính kèm: