Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Gv: Ngô Thị Ngân

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Gv: Ngô Thị Ngân

 TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức:-Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du cho kho tàng văn học dân tộc.

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.

- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong tác phẩm văn học trung đại.

 - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

 3. Thái độ: Bước đầu giáo dục cho các em tình yêu thương con người,lòng hướng thiện.

B. CHUẨN BỊ:

 Gv:tranh giới thiệu TK và Nguyễn Du.

 Hs: Soạn bài mới.

 

doc 15 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Gv: Ngô Thị Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn:17/9/2011
Tiết 26 Ngày dạy:19/9/2011
 TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:-Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du cho kho tàng văn học dân tộc.
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong tác phẩm văn học trung đại.
 - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
 3. Thái độ: Bước đầu giáo dục cho các em tình yêu thương con người,lòng hướng thiện.
B. CHUẨN BỊ:
 Gv:tranh giới thiệu TK và Nguyễn Du.
 Hs: Soạn bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1.Ô.Đ.T.C.
 2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra vở bài soạn của học sinh)
 3. Bài mới.
(Gtb) Chia tay với tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng nhất của thời trung đại chúng ta sẽ làm quen với 1 tác gia vĩ đại nhất của nền văn học Việt Nam với kiệt tác "Truyện Kiều" của ông một tập đại thành của văn học Trung đại Việt Nam.Đỉnh cao nhất của VH Trung đại Việt Nam từ thế kỷ X-XIX là đại thi hào-danh nhân văn hóa thế giới-Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều.Đây là một tác giả quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS.THPT.Với lớp 9 chúng ta mới chỉ tiếp xúc bước đầu.Ở lớp 10 các em sẽ tiếp tục được học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1.
Nắm được tiểu sử của tác giả Nguyễn Du.
H:Hãy nêu những nét chính về thời đại,gia đình và cuộc đời của Nguyễn Du.
H:Tên tự biệt hiệu,quê quán,
gia đình ND có điều gì đáng lưu ý?
H:Thời đại xã hội của Nguyễn Du có gì đặc biệt?
Giảng:Thế kỷ 18 dầu thế kỷ 19 chế độ p/k đang hết sức trầm trọng,bão táp khởi nghĩa nông dân Tây Sơn,đỉnh cao là diệt Nguyễn,diệt Xiêm,diệt Trịnh,đại phá quân Thanh nhưng rồi lại thất bại,tác động XH ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời,sự nghiệp,tâm hồn và tính cách Nguyễn Du.
-Trình bày về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du.
Gv:G/đ ấu thơ và thanh niên:Mồ côi cha năm lên 9,12 tuổi mồ côi mẹ,sống và học tập ở Thăng Long học giỏi nhưng thi chỉ đỗ tam trường.Những năm lưu lạc sống cuộc đời gió bụi ở quê vợ Thái Bình(1786-1796),ở Hà Tĩnh (1796-1802).
-G/đ làm quan với nhà Nguyễn 
+Năm 1820,ND nhận lệnh đi sứ sang TQ lần 2,chưa kịp đi thì bị bệnh mất ở Huế.
- Nguyễn Du là người có tâm hồn như thế nào?
- Sự nghiệp văn học của ông?
Chuyển ý:Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu p2 về TK.
Hoạt động 2.
Nắm được Giá trị của Truyện Kiều.
-Giảng:trong tất cả các t/p của ND TK là kiệt tác số 1 nhưng đến nay vẫn chưa xác định được chính xác thời điểm tác giả viết TK.Bản in TK cổ nhất là bản in thời Tự Đức(1871).
H:Có phải ND hoàn toàn sáng tác ra TK không?Ông dựa vào tp nào?của ai?ở đâu?
H:Vậy TK có phải là tác phẩm phiên dich không?
H:TK gồm mấy phần?Nội dung chính từng phần?
H:Nêu những giá trị của Truyện Kiều ?
H:Giá trị nội dung được thể hiện như thế nào?
H:Giá trị nghệ thuật của TK ở đâu?
H:Nêu những ảnh hưởng của Truyện Kiều trong thời đời sống văn hoá Việt Nam ?
-Theo dõi Sgk và trình bày.
-Nhận xét.
-Trình bày.
-Lắng nghe.
-Trình bày về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ND từng giai đoạn.
-G/đ ấu thơ,thanh niên.
-G/đ làm quan.
-Tác phẩm.
-Lắng nghe.
- Có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn chương, vốn sống phong phú
- Có lòng nhân ái
® Là thiên tài về văn học và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.
a.Chữ Hán:các tập thơ:Thanh Hiên thi tập,Bắc hành tạp lục,
nam trung tạp ngâm.
b. Chữ nôm:Truyện Kiều,Văn chiêu hồn,Thác lời trai phường nón,Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu.
-xác định-trình bày.
-Mượn từ tiểu thuyết chương hồi văn xuôi chữ Hán:Kim Vân Kiều,truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nàh văn TQ.
-Nhận định:không( sáng tác của ND)
-TK gồm 3 phần(Sgk).
-Giá trị nhân đạo-Tố cáo XHPK.
-trình bày.
- Phản ánh xã hội đương thời qua những bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị:( Bọn quan lại, tay chân, buôn thịt bán người Sở Khanh, Hoạn Thư ) tàn ác , bỉ ổi.
- Phản ánh số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
-Vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ: Giàu, đẹp
- Kể chuyện : trực tiếp( lời nhân vật), gián tiếp ( lời tác giả), Nửa trực tiếp( lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật )
- Khắc hoạ nhân vật: Dáng vẻ bên ngoài, đời sống nội tâm bên trong,
- Miêu tả thiên nhiên đa dạng: Cảnh chân thực sinh động tả cảnh ngụ tình.
-Đượclưu truyền rộng rãi trở thành đời sống văn hoá người Việt.
- Được dịch ra nhiều thứ tiếng.
I. Giới thiệu về Nguyễn Du.
1.Thân thế :Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh.
- Xuất thân :Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học
- Thời đại nhiều biến động
2. Cuộc đời và sự nghiệp
a. Cuộc đời
- Thời thơ ấu và thanh niên
- Sống nhiều năm lưu lạc
- Làm quan cho nhà Nguyễn đi sứ sang Trung Quốc
b.Tâm hồn
- Uyên bác
- Giàu lòng nhân ái
c. Sự nghiệp văn học
- Có nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm, nổi tiếng nhất là Truyện Kiều.
3. Tác phẩm:
a.Chữ Hán:
b. Chữ nôm:
II.Giới thiệu Truyện Kiều.
-Nguyễn Du mượn cốt truyện từ tiểu thuyết chương hồi văn xuôi chữ Hán:Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân-nhà văn TQ đời nhà Thanh.
-Truyện Kiều là sáng tác của Nguyễn Du.
1. Tóm tắt Truyện Kiều
-TK gồm 3 phần lớn:
+Gặp gỡ và đính ước.
+Gia biến và lưu lạc.
+Đoàn tụ.
2.Giá trị nội dung:
a.Giá trị nhân đạo:đề cao tình yêu tự do,khát vọng công lí và ca ngợi phong cách cao đẹp của con người và tấm lòng nhân đạo của tác giả.
b.Giá trị hiện thực:Lên án,tố cáo XHPK bất công chà đạp lên quyền sống của con người.
c Giá trị nghệ thuật: 
+ Ngôn ngữ : Tiếng Việt đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng biểu đạt + biểu cảm + thẩm mỹ ( Vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ: Giàu, đẹp)
- Lối văn kể chuyện trực tiếp ,gián tiếp
- Cách khắc họa nhân vật,miêu tả thiên nhiên
+ Thể loại :Thơ nôm lục bát
 D. Củng cố-Dặn dò: 
 -Nắm được giá trị của tác phẩm TK .Tiểu sử về tác giả.
 -Học bài cũ và nắm chắc phần tiếp theo.Soạn bài Chị em Thuý Kiều
 * Ghi chú: Phần nói về thời đại của ND yêu cầu hs giỏi thực hiện.
 Gv giải thích cho hs từ Đoạn trường Tân Thanh
==================================================================
Tuần 6 Ngày soạn:17/9/2011
Tiết 27 Ngày dạy: 19/9/2011
 CHỊ EM THUÝ KIỀU
 (TRÍCH TRUYỆN KIỀU) 
 Nguyễn Du
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào dân tộc Nguyễn Du qua một đoạn trích trong Truyện Kiều - Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
 2. Kỹ năng: -Đọc – hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điện của Nguyễn Du trong văn bản.
3. Thái độ:Gd cho các em ý thức trân trọng những vẻ đẹp của con người,từ đó biết yêu thương con người,yêu thương c/sống...
B. CHUẨN BỊ:
 Gv:tranh giới thiệu TK và Nguyễn Du.
 Hs: Soạn bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1.Ô.Đ.T.C.
 2. Kiểm tra bài cũ (không)
 3. Bài mới.
(Gtb)Trong TK –ND đã miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật rất đặc sắc.Hai chân dung đầu tiên mà người đọc thưởng thức chính là chân dung hai người con gái họ Vương:Thúy Kiều-Thúy Vân.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1.
Phân tích vẻ đẹp của hai n/v:TK-TV.
H:Em hãy nêu vị trí của đoạn trích.
-Y/c hs chú ý thêm từ:ước lệ.
-Giải thích ½ lượng từ khó.
-Hướng dẫn hs đọc giọng vui tươi,trân trọng,trong sáng,nhịp nhàng.
-Gv đọc mẫu và gọi hs đọc.
H:Theo em v/b có thể chia thành mấy phần?nội dung chính từng phần?
Hoạt động 2.
Phân tích nhân vật,phân tích thơ.
H:Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả khi g/thiệu về vị trí của hai chị em Kiều?
H:Em hiểu hai ả Tố Nga là gì?
H:Tác giả đã g/t những vẻ đẹp nào của chị em Thúy Kiều?
H:Câu thơ Mai cốt cách,tuyết tinh thần cho ta biết điều gì về cách tả của t/giả?
H:Tác giả gợi tả vẻ đẹp đó bằng biện pháp nghệ thuật nào?
H:Vậy chị em Thúy Kiều có vẻ đẹp chung ntn?
-Gv yêu cầu hs theo dõi 4 câu tt.
H:Những từ ngữ,h/ả nào cần lưu ý trong bức tranh tả TV?
H:Từ đó vẻ đẹp nào về tâm hồn,tính cách của TV được bộc lộ?
H:Em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
H:Để miêu tả vẻ đẹp của TV,tác giả dùng từ Mây thua,tuyết nhường.Chi tiết ấy dự báo cuộc đời Thúy Vân ra sao?
-Gv y/c hs theo dõi 16 câu tiếp theo.
H:hai câu mở đầu có tác dụng gì?
-Y/c hs đọc và theo dõi 4 câu tt.
H:Cách tả vẻ đẹp có gì giống và khác với Thúy Vân?
Giảng:khác với vẻ đẹp của TV,TK đẹp khiến cho thiên nhiên ghen tị.Đôi mắt của nàng như biết nói có thể so sánh với vẻ đẹp của các đại mĩ nhân trong văn học TQ như:Tây Thi,Điêu Thuyền,Dương Quý Phi
 (Gv g/thích từ nghiêng nước,nghiêng thành)
H:Cách m/tả ấy đã tiên đoán cuộc đời của nàng Kiều ra sao?
H:ND đã g/thiệu và ca ngợi tài hoa của của TK ntn?
Bình:vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của sắc,tài,tình,mà cái gì cũng vượt trội,siêu quần,làm cho tạo vật đố kỵ,hờn ghen.
H:Tại sao t/g lại tả vẻ đẹp của TV trước TK?
H:Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ở đây?
Hoạt động 3
Gv hướng dẫn hs rút ra nội dung,nghệ thuật của văn bản.
H: Em hãy nêu nội dung,nghệ thuật của văn bản?
-Nêu vị trí.
-Ước lệ (dùng những quy ước trong biểu hiện như dùng vẻ đẹp hình tượng của thiên nhiên như:trăng,hoa để nói về vẻ đẹp của con người)
-Nghe gv đọc-đọc v/b.
-Thảo luận-xác định-trình bày.
P1:4 câu đầu:g/t 2 chị em TV-TK.
P2:4 câu tiếp:Tả chân dung TV.
P3:16 câu cuối:tả chân dung TK.
-Kết hợp từ thuần Việt và Hán Việt ả-Tố Nga,t/g g/t 2 chị em một cách trang trọng.
-G/thích:
-Hai ả Tố Nga:vẻ đẹp trong trắng,cao quý của nàng tiên trên cung Quảng theo truyền thuyết
Hình dáng:Mai cốt cách.
Tâm hồn:Tuyết tinh thần.
+H/ả cây mai:chỉ dáng người thanh mảnh.
+H/ả tuyết:chỉ màu da trắng,tâm hồn.
-Nghệ thuật ước lệ,ẩn dụ(so sánh ngầm)
-Đẹp duyên dáng,thanh tao,trong sáng.Nhưng mỗi người lại có một vẻ đẹp riêng.
-Theo dõi-phát hiện.
+Khuôn trăng đầy đặn.
+Nét ngài nở nang.
+Hoa cười.
+Ngọc thốt.
+ Mây thua tóc.
+Tuyết nhường màu da.
-Suy luận:
+Đoan trang,hiền thục,phúc hậu.
-Nghệ thuật ước lệ,so sánh.
-Suy luận (chú ý từ thua,nhường
-Vẻ đẹp hài hòa=>cuộc đời bình lặng
Theo dõi 16 câu tiếp.
-Nhận biết:so sánh TK hơn hẳn TV.
-Theo dõi 4 câu tt.
-TK đẹp tuyệt đối,không ai sánh nổi “sắc đành đòi 1,tài đành họa 2”
-So sánh về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn)
+ Không miêu tả tỉ mỉ ® tập trung đôi mắt
-Hs so sánh.
+Giống:vấn dùng:Thu  ... ường trung trực.
Bt2:
Điểm tựa(thuật ngữ vật lí):điểm cố định của một đòn bẩy,thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
-Điểm tựa trong thơ của Tố Hữu:nơi gửi gắm biềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ(thời kỳ chúng ta đang chống Mĩ cứu nước rất gian khổ,ác liệt).
Bt3:
a.Được dùng như một thuật ngữ.
b.Dùng như một từ thông thường:chương trình biểu diễn hỗn hợp gồm nhiều chương trình.
c.Đặt câu:-Thức ăn gia súc hỗn hợp.
 -đội quân hỗn hợp.
Bt4:
Cá của sinh học:động vật có xương sống,ở dưới nước,bơi bằng vây,thở bằng mang.
 -Theo cách hiểu thông thường của người Việt(thể hiện qua cách gọi cá voi,cá heo và có thể kể thêm cá sấu),cá không nhất thiết phải thở bằng mang=>Gọi tên bằng trực giác vì thấy m/trường sống của chúng là dưới nước,còn cúng thở bằng gì không quan trọng,bởi đó là công việc của các nhà sinh học.
Bt5: Không vi phạm nguyên tắc của một thuật ngữ-một khái niệm,vì 2 t/ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt là kinh tế và quang học.Có thể coi đây là một hiện tượng đồng âm do sự trùng hợp ngẫu nhiên về vỏ âm thanh của từ.
 D. Củng cố-Dặn dò: 
 -Thuật ngữ là gì?Đặc điểm của thuật ngữ?
 -Về nhà học thuộc ghi nhớ và làm các bài tập còn lại.
 -Chuẩn bị bài mới.
 ===================================================================
 Tuần 6 Ngày soạn: 19/9/2011 
 Tiết 29 Ngày dạy:21/9/2011 
 Văn bản CẢNH NGÀY XUÂN
 ( Trích Truyện Kiều)
 Nguyễn Du
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Hiểu thêm về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du qua một đoạn trích.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi. Qua cảnh vật nói lên phần nào tâm trạng của nhân vật.Tả cảnh ngụ tìn.
2. Kỹ năng: - Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ: -Vun đắp tình yêu thiên nhiên ,tình yêu đất nước.
B. CHUẨN BỊ:
 Gv:Xác định trọng tâm ,tham khảo Sgv,tranh.
 Hs: Đọc và soạn trước bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1.Ô.Đ.T.C.
 2. Kiểm tra bài cũ.
CH:Đọc thuộc lòng đoạn trích Chị emThúy Kiều.
 3. Bài mới.
(Gtb)Cho hs qua sát bức tranh chị em Kiều du xuân và nói:
Sau khi tả chân dung 2 chị em Thúy Kiều là đoạn tả cảnh mùa xuân và 3 chị em Kiều đi chơi hội đạp thanh trong ngày tết thanh minh(3/3) và gặp chàng Kim Trọng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
Hoạt động 1.
Nắm được vị trí của đoạn trích.
H:Em hãy nêu vị trí của đoạn trích.
-Giải thích ½ lượng từ khó.
-Hướng dẫn hs đọc giọng chậm rãi,khoan thai,tình cảm,trong sáng
-Gv đọc mẫu và gọi hs đọc.
H:Theo em v/b có thể chia thành mấy phần?nội dung chính từng phần?
Hoạt động 2.
Thấy được cảnh sắc m/xuân
,phần nào hiểu được tâm trạng của nhân vật. 
-Gv gọi hs đọc lại 4 câu đầu:
H:Hai câu thơ đầu gợi tả điều gì?
H:H/ả “én đưa thoi”gợi cho em liên tưởng gì về thời gian và cảm xúc?
H:Với h/ả trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
H:Bức tranh mùa xuân được tác giả gợi tả qua những chi tiết nào?
H:Hãy tìm những từ ngữ gợi lên sắc xuân?
H:Em có nhận xét gì về cảnh sắc mùa xuân qua sự miêu tả của tác giả?
Gv:Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân.Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết 1 vài bông hoa lê trắng.Màu sắc có sự hài hòa tới mứ tuyệt diệu.Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của m/xuân :mới mẻ,tinh khôi,giàu sức sống(cỏ non)khoáng đạt ,trong trẻo(tận chân trời),nhẹ nhàng ,thanh khiết(trắng điểm một vài bông hoa).Chữ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động,có hồn chứ không tĩnh lại.màu sắc cảnh vật sinh động,hài hòa tới mức tuyệt diệu.
Gv giảng:Nói thêm về từ tận,rợn(dợn) trong một số bản khác là dợn nhưng trong văn cảnh cụ thể này thì từ tận sát và hợp hơn với từ rợn.Vì từ rợn gợi một vẻ u ám,sợ hãi trong khi lòng người lại đang thảnh thơi,cảnh xuân trong sáng.
-Y/c hs đọc 8 câu tt.
H:Trong ngày thanh minh có hai hoạt động cùng diễn ra một lúc,đó là những hoạt động nào?
 H:Cảnh người đi dự lễ,chơi hội được diễn tả như thế nào? 
H: Hãy tìm những từ ngữ diễn tả không khí và hành động trong lễ hội? 
H: Những từ ngữ ấy thuộc từ loại nào?Tác dụng?
H:Em có nhận xét gì về cách nói này của tác giả?
Giảng:Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều,tác giả khắc họa một nét truyền thống văn hóa lễ hội xưa.Tiết Thanh minh mọi người sắm sửa lễ vật đi tảo mộ,sắm sửa áo quần để vui hội đạp thanh.Người ta rắc thoi vàng vó,đốt tiền giấy để tưởng nhớ những người thân đã khuất.Đây là lễ hội không hắn mang tính mê tín,lạc hậu.
-Y/c hs đọc 6 câu thơ cuối.
H: Cảnh vật,không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu?Vì sao?
H:Cảm nhận của em về cảnh vật cuối chiều xuân khi 3 chị em Thúy Kiều du xuân trở về?
H:Những từ láy nói lên điều gì?
H:Từ láy nào diễn tả tâm trạng rõ nhất?
-Hai chữ nao nao đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.Sự linh cảm về điều gì sắp xảy ra đã sắp x/hiện.Dòng nước uốn quanh nao nao như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ đạm Tiên,sẽ gặp chàng thư sinh Kim Trọng.
Bình:Như vậy qua p/tích trên ta thấy Nguyễn Du không chỉ có tài nghệ trong việc miêu tả con người mà còn tài hoa trong việc m/tả cảnh thiên nhiên,với ông ,tả cảnh không chỉ dừng lại ở việc tả cảnh mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ sâu sắc hơn;Có khi là sự tiếc nuối về thời gian trôi mau,có khi lại diễn tả một tâm trạng bâng khuâng,xao xuyến của một con người.Đó là cách tả cảnh ngụ tình của ông.
Hoạt động 3.
Hs khái quát được nội dung,nghệ thuật của v/b..
H:Qua đoạn trích,tác giả muốn làm nổi bật điều gì?
H:Nêu rõ những thành công trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên? 
Gv:Đoạn trích tả cảnh mùa xuân theo trình tự thời gian,không gian,theo một kết cấu hợp lí.Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể,chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết,chấm phá .Cách tả cảnh ngụ tình.
-xác định.
-Giải thích.
-Nghe-đọc
-Nghe gv đọc mẫu
-Đọc v/b.
-Xác định:3 phần:
+ 4 câu đầu:Khung cảnh ngày xuân.
+ 8 câu tiếp:Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
+ 6 câu cuối:Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
-Đọc 4 câu đầu.
-Gợi không gian và thời gian.
-Suy luận.
-én đưa thoi:Thời gian nhanh.
-Nhận định:Ẩn dụ,nhân hóa,số từ.
-C/xúc nuối tiếc.
-2 câu tt.
-Cỏ non,bông hoa.
-Bức họa tuyệt đẹp.
-Lắng nghe.
-lắng nghe.
-Đọc 8 câu tt.
-Lễ tảo mộ-hội đạp thanh.
-Yến anh,chị em,tài tử,giai nhân=>Danh từ gợi tả sự đông vui,nhiều người cùng đến hội
-sắm sửa,dập dìu=>Động từ gợi tả sự rộn ràng,náo nhiệt của ngày hội.
-gần,xa,nô nức=>Tính từ làm rõ tâm trạng của người đi hội:náo nức, phấn khởi.
-Cách nói ẩn dụ
-Lắng nghe.
.
-Tự bộc lộ:
-Cảnh vật giống nhau.
-Khác nhau: thời gian,
không gian thay đổi (Cảnh:nắng nhạt,mặt trời ngả về Tây)
-Cái không khí rộn ràng
,nhộn nhip của lễ hội không còn nữa
-Người yểu điệu,thướt tha,trữ tình hơn(thơ thẩn dan tay ra về).
-Thời gian,không gian thay đổi,mọi chuyển động đều nhẹ nhàng.
-Suy luận:
-tâm trạng bâng khuâng,xao xuyến.
-Từ nao nao,tà tà,thơ thẩn,thanh thanh,nho nhỏ.
-Lắng nghe và suy ngẫm.
-Hs trao đổi-thảo luận-trình bày.
I.Tìm hiểu chung.
1.Vị trí:Đoạn trích là phần tiếp theo sau đoạn tả chân dung hai chị em Thúy Kiều.
2.Chú thích/Sgk.
3. Bố cục: 3 phần
II. Tìm hiểu văn bản.
1.Khung cảnh ngày xuân.
-Hai câu đầu gợi tả không gian và thời gian.
-H/ả ẩn dụ nhân hóa, én đưa thoi cách dùng những số từ diễn tả thời gian trôi nhanh,lòng người nuối tiếc thời gian.
-Hai câu sau là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân:mới mẻ,tinh khôi,giàu sức sống,khoáng đạt,trong trẻo,nhẹ nhàng,thanh khiết.Chữ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động,có hồn.
2.Cảnh lễ hội ngày xuân.
-Lễ tảo mộ,hội đạp thanh.
-Cách nói ẩn dụ, so sánh, cách dùng các từ ghép danh từ,động từ,tính từ gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng, đông vui,nhộn nhịp,làm rõ tâm trạng náo nức
phấn khởi của những nam thanh nữ tú,những tài tử giai nhân.
-Cuộc du xuân đã khắc họa một nét truyền thống văn hóa lễ hội xưa.
3.Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
- Cảnh vật thay đổi,mọi chuyển động đều nhẹ nhàng từ mặt trời cho đến bước chân.
 - Người yểu điệu,thướt tha
- Tâm trạng bâng khuâng,xao xuyến,tiếc nuối về một ngày vui đã hết.
=>Tác giả sử dụng một loạt các từ láy tả cảnh mùa xuân nhưng lại diễn tả tâm trạng con người. Đây là cách tả cảnh ngụ tình độc đáo.
II.Tổng kết.
1.Nội dung:Đoạn trích miêu tả bức tranh thiên nhiên,lễ hội mùa xuân tươi đẹp,trong sáng,mới mẻ,giàu sức sống.
2.Nghệ thuật:
-Miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian,không gian
-Từ ngữ giàu chất tạo hình,sáng tạo,độc đáo.
-Kết hợp tả cảnh để bộc lộ tâm trạng.
* Ghi nhớ/Sgk.
 D. Củng cố-Dặn dò: 
 -Học thuộc lòng đoạn trích-nắm được nội dung,nghệ thuật.
 -Chuẩn bị bài Kiều ở lầu Ngưng Bích.
===================================================================
 Tuần 6 Ngày soạn:20/9/2011 
 Tiết 30 Ngày dạy:22/9/2011 
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 VĂN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:Giúp hs tự đánh giá bài làm của mình.Ruít kinh nghiệm khắc phục những hạn chế về:kiến thức,phương pháp,cách trình bày.
2. Kỹ năng:Rèn kỹ năng phát hiện và tự sửa lỗi .
3. Thái độ:Qua bài viết giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên,đặc biệt là tình yêu đối với các loài cây.
B. CHUẨN BỊ:
 Gv:Xác định trọng tâm ,tham khảo Sgv,tranh.
 Hs: Đọc và soạn trước bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1.Ô.Đ.T.C.
 2. Kiểm tra bài cũ.(Không)
 3. Bài mới. - Lần trước chúng ta đã viết bài Tập làm văn số 1 về văn bản thuyết minh. Hôm nay cô sẽ trả bài các em chú ý nghe cô sửa để nhận ra các ưu, khuyết điểm của mình và rút kinh nghiệm cho các bài viết lần sau.
I.Ghi đề lên bảng và hướng dẫn hs xây dựng đáp án.
 Đề:Hãy thuyết minh về loài cây em yêu
* Yêu cầu của đề:
-Giới thiệu được đặc điểm của đối tượng.
-Bài viết có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tảhợp lí.
-Lời văn lưu loát,giàu cảm xúc.
II.Dàn ý cụ thể (Tuần 3.Tiết 14,15)
III.Nhận xét chung.
1.Ưu điểm: đa số hs đã xác định đúng kiểu bài thuyết minh.
-Một số bài viết có chất lượng,cảm xúc.
-Nội dung đầy đủ,phong phú.
2.Nhược điểm: - Lỗi diễn đạt: Do sắp xếp, dùng từ không chuẩn.
- Lỗi dùng từ: Dùng không trúng ý.
- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu.
Các em khi kết hợp phương pháp thuyết minh còn gò bó.
-Một số bài viết còn chiếu lệ,sơ sài.
-Chuyển ý và sử dụng từ chưa tốt.
IV.Kết quả:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yêu
Kém
 9D2 
 9D3 
 9D4
V.Đọc bình.
 -Đọc 1 bài khá Lớp 9D2.
 -Đọc 1 bài TB Lớp 9D3.
 -Đọc 1 bài yếu: Lớp 9D4.
VI.Sửa bài.
-Gv yêu cầu hs trao đổi bài cho nhau để nhận xét.
-Gv y/c hs sửa vào lề dưới bài viết của mình.
D. Củng cố-Dặn dò: 
 -Nhắc lại yêu cầu bài viết.
 - Sửa lại bài vào vở baqì tập.
 -Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_6_gv_ngo_thi_ngan.doc