Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Tiết 26,27,28,29,30

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Tiết 26,27,28,29,30

TUẦN VI

Tiết 26

“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

- Kiến thức: Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.

- Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích tác phẩm.

II/ CHUẨN BỊ: Trò: - Trả lời câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản

 Thầy: - TLTK Truyện Kiều

 - Đọc phần II/sgv/79

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1/ Tổ chức: (1')

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Tiết 26,27,28,29,30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
Tuần VI
Tiết 26
“truyện kiều” của nguyễn du
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Kiến thức: Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.
- Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích tác phẩm.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Trả lời câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản 
 Thầy: - TLTK Truyện Kiều
 - Đọc phần II/sgv/79
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1') 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung bài giảng
 Hoạt động I: 
2/ Kiểm tra: 4’
- Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ hiện lên như thế nào?
3/ Bài mới: 
Vào bài: (3'): Giới thiệu khái quát vị trí tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều: 
- Tác giả Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa.
- Tác phẩm: Truyện Kiều là kiệt tác của VHVN có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc.
- Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, đúng như lời thơ ca ngợi của Tố Hữu: 
 Tiếng thơ ai động đất trời
 Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
 Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
 Hoạt động I: HDHS tìm hiểu tác giả.
HS: Đọc phần 1, 2, 3 sgk/ 77-78
GV: Hãy nêu những nét chính về cuộc đời, con người Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sự nghiệp văn học của ông?
HS: Suy nghĩ trả lời
(Chiến tranh PK: Lê Trịnh)
GV: Gia đình của Nguyễn Du thì sao?
HS: Lưu lạc: 1786 - 1796:
 - Về ở ẩn từ 1796-1802 tại quê, sau đó Nguyễn ánh mời ông ra làm quan.
 - Năm 1813-1814 được triều Nguyễn cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.
 - Năm 1820 lại được triều Minh Mạng cử đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh mất tại Huế.
GV: Giảng thêm: Tâm trạng Nguyễn Du phức tạp: - Trung thành với triều Lê 
 - Chống Tây Sơn
 - Làm quan cho Nguyễn ánh.
--> nhưng chỉ giữ lại được trái tim yêu thương con người, chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. 
 Hoạt động II: HDHS tìm hiểu tác phẩm.
GV: Giới thiệu:
- Truyện Kiều còn có tên là Đoạn trường tân Thanh (tiếng kêu đau đớn rứt ruột mới)
- Phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.
HS: Đọc phần tóm tắt tác phẩm sgk/78
GV: Truyện Kiều có giá trị về nội dung và nghệ thuật như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Giảng: Đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đạo đức, ước mơ, khát vọng chân chính.
GV: Giảng
- Nhân vật chính diện: lý tưởng hóa, ước lệ.
- Nhân vật phản diện: hiện thực hóa.
HS: Đọc ghi nhớ.
 4. Củng cố: - Em hiểu gì về tác giả?
 - Tóm tắt nội dung- nêu giá trị nội dung, nghệ thuật.
5'
1'
13'
20’
3'
I. Tìm hiểu tác giả Nguyễn Du: (1765- 1820)
* Quê Hà Tĩnh, hiệu là Thanh Hiên, tự là Tố Như.
+ Thời đại: Cuối thế kỉ XVIII đầu XIX, giai cấp phong kiến khủng hoảng, nông dân khởi nghĩa (tiêu biểu là phong trào Tây Sơn), triều Nguyễn thiết lập --> tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du.
+ Gia đình:
- Gia đình đại quý tộc có truyền thống về văn học, sau sa sút.
- Sớm mồ côi, phải trải qua những năm tháng gian truân, lưu lạc tiếp xúc nhiều cảnh đời, nhiều con người, số phận khác nhau...
--> tác động mạnh tới cuộc đời của Nguyễn Du.
+ Nguyễn Du là người có trái tim giàu yêu thương.
II. Tác phẩm Truyện Kiều
 Gồm 3254 câu lục bát.
1/ Xuất xứ: Tác giả có dựa vào cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của “Thanh Tâm Tài Nhân” ở Trung Quốc.
2. Tóm tắt tác phẩm: (sgk/78-79)
phần 1: Gặp gỡ và đính ước
 2: Gia biến và lưu lạc
 3: Đoàn tụ.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
a. Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị và số phận những con người bị áp bức (đặc biệt là phụ nữ).
- Giá trị nhân đạo:
+ Lên án tố cáo thế lực tàn bạo.
+ trân trọng, đề cao con người.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật điển hình.
- Ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, thể thơ lục bát điêu luyện.
* Ghi nhớ: sgk/80.
 	 5. Dặn dò: (2') - Học bài
 - Soạn: Chị em Thúy Kiều.
Ngày giảng:
Tiết 27
Chị em thúy kiều
 (Trích Truyện Kiều)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Kiến thức: Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thúy Vân, Thúy Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển. Thấy được cảm hứng nhân đạo của Truyện Kiều: trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
- Kĩ năng: Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Trả lời câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.
 Thầy: - Đọc phần II/ sgv/ 82
 - Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức : (1') 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung bài giảng
Hoạt động I: 
 2/ Kiểm tra:
- Nêu giá trị nội dung - nghệ thuật của Truyện Kiều
 3/ Bài mới: 
Vào bài: 
Hoạt động i I HDHS tìm hiểu vị trí đoạn trích.
GV: Đoạn trích nằm ở phần nào?
HS: Trả lời
GV: Nội dung đọan trích cho ta biết điều gì?
HS: Trả lời
GV: Đoạn trích có thể chia mấy đoạn, phân ý từng đoạn?
HS: Chia 3 phần:
 4 câu đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều
 16 câu tiếp: - 4 câu tả Thúy Vân
 - 12 câu tả Thúy Kiều
 4 câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em
Hoạt động iII: HDHS tìm hiểu văn bản.
HS: Đọc 4 câu thơ đầu.
GV: Nhắc lại ý 4 câu thơ này?
HS: Giới thiệu hai người con gái đẹp.
GV: Tố Nga là gì? Từ ngữ nào miêu tả vẻ đẹp đó?
HS: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, vóc dáng thanh tao, duyên dáng, tâm hồn trong trắng.
GV: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
HS: ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ, gợi tả lấy các hình ảnh trong thiên nhiên để so sánh vẻ đẹp con người.
 Chuyển ý: (miêu tả chung --> miêu tả cụ thể).
HS: Đọc 4 câu thơ tiếp.
Hoạt động nhóm
GV: Giao việc
- Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua đó em cảm nhận Thúy Vân có vẻ đẹp và tính cách như thế nào? 
HS: Trao đổi, thảo luận (ghi bảng)
N1- 3: Cử đại diện trình bày
N2- 4: Nhận xét, bổ xung
GV: Nhận xét, kết luận (bảng phụ)
Giảng thêm
- Mây thua \ Biện pháp nghệ thuật gì?
- Tuyết nhường /
HS: Nhân hóa, gợi sự nhường nhịn
GV: Biện pháp so sánh, ẩn dụ thể hiện điều gì?
HS: Nổi bật vẻ đẹp riêng của đối tượng miêu tả “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang”
HS: Đọc 12 câu tiếp
GV: Bức chân dung của Thúy Kiều hiện lên như thế nào?
HS: Cách giới thiệu gây ấn tượng Kiều sắc sảo về “trí tuệ” và “mặn mà” về “tâm hồn”
GV: Tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ nào?
HS: - “thu thủy” -> nước mùa thu
 -	“Xuân sơn” -> núi mùa xuân
 -	Hoa, liễu
GV: So với Thúy Vân có gì khác?
HS: - có cả tài, sắc
 - Tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt
GV: Em hiểu vẻ đẹp “nghiêng nớc nghiêng thành” là như thế nào?
HS: Điển cố -> Thiên nhiên tạo hoá gợi vẻ đẹp mê hồn
GV: Thúy Kiều có tài gì? Thể hiện qua từ nào? Các tài được đánh giá như thế nào?
HS: Cung đàn “ Bạc mệnh” Thúy Kiều sáng tác là ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.
GV: Vẻ đẹp của Kiều dự đoán điều gì?
HS: Chân dung Thúy Kiều mang tính cách, số phận, đẹp làm cho tạo hóa ghen ghét, đố kỵ.
GV: Giảng:
 Nghệ thuật đòn bẩy --> Thúy Vân được miêu tả trước để làm nổi bật chân dung Thúy Kiều.
- Vẻ đẹp Thúy Vân: chủ yếu là ngoại hình.
- Vẻ đẹp Thúy Kiều: Sắc, tài, tâm hồn.
HS: Đọc 4 câu cuối.
GV: 4 câu kết cho ta thấy điều gì?
HS: Cuộc sống khuôn phép đức hạnh.
GV: Em có nhận xét gì vể cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du khi tả tài sắc chị em Thúy Kiều?
HS:- Trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, nghệ thuật lý tưởng hóa hoàn toàn phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ca ngợi con người.
 - Tác giả miêu tả chân dung để dự báo số phận hai người.
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Nhấn mạnh ghi nhớ.
 4. Củng cố: - GV hệ thống bài
 - Đọc thêm sgk/ 84
4'
1'
5’
 30'
3'
I. Vị trí đoạn trích:
- Nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều
- Miêu tả sắc đẹp hai chị em Thúy Vân - Thúy Kiều
- Chia 3 phần
II. Đọc, tìm hiều văn bản:
1. Bốn câu đầu
- Giới thiệu hai người con gái đẹp.
 Mai cốt cách, tuyết tinh thần
--> Hình ảnh ẩn dụ, bút pháp ước lệ, gợi tả vẻ đẹp duyên dáng thanh tao trong trắng của người thiếu nữ đến độ hoàn mĩ.
2. Vẻ đẹp của 2 chị em
a. Vẻ đẹp của Thúy Vân
- Trang trọng: Cao sang, quí phái
-> Vẻ đẹp được SS với hình tượng thiên nhiên: Trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc
- TGiả dùng biện pháp NT so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
 => Vẻ đẹp thùy mị, phúc hậu, dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
b. Vẻ đẹp Thúy Kiều:
* Nhan sắc:
- Đặc tả đôi mắt trong sáng như nước mùa thu.
- Lông mày thanh tú.
- Hoa ghen, liễu hờn -> nhân hóa sự ganh ghét
* Tài:
- Thơ, họa, đàn...vốn có sẵn
--> tài nào cũng siêu tuyệt
- Tự sáng tác cung đàn “Bạc mệnh”.
=> Kiều tài sắc vẹn toàn, dự báo số phận éo le, đau khổ.
3. Đoạn kết:
Cuộc sống khuôn phép đức hạnh.
* Ghi nhớ: Sgk/ 83
 5. Dặn dò: (1’) - Học bài
 - Học thuộc lòng đoạn trích.
 - Soạn: Cảnh ngày xuân.
Ngày giảng:
Tiết 28
cảnh ngày xuân
 (Trích Truyện Kiều)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Kiến thức: Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng.Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng nhân vật.
- Kĩ năng: Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Trả lời câu hỏi phần Đọc- Hiểu văn bản.
 Thầy: - Truyện Kiều, sgk, sgv
 - Tích hợp với TLV: Thuyết minh kết hợp miêu tả.
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1') 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung bài giảng
Hoạt động I: 
 2/ Kiểm tra: (3’)
- Đọc thuộc lòng đoạn trích “chị em Thúy Kiều”.
- Bút pháp chủ yếu của Nguyễn Du sử dụng để miêu tả chân dung hai chị em Thúy Kiều là gì?
 3/ Bài mới: 
Hoạt động iI: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: Hướng dẫn đọc (chậm rãi, khoan thai)
 - Đọc 1 lượt
HS: Đọc bài
GV: Nhận xét cách đọc.
HS: Đọc chú thích, lưu ý chú thích 1,2,3, 4, 8.
Hoạt động II: HDHS tìm hiểu văn bản.
HS: Đọc lại chú thích 1
GV: Em cho biết vị trí các đọan trích? Cho biết kết cấu đoạn trích, ý từng đoạn?
- Đoạn thơ kết cấu theo trình tự thời gian cuộc du xuân
+ 4 câu đầu: khung cảnh ngày xuân
+ 8 câu tiếp: khung cảnh lễ hội
+ 6 câu cuối: cảnh chị em Kiều du xuân trở về
 Chuyển ý:
HS: Đọc 4 câu đầu và nêu ý chính
GV: 2 câu đầu gợi điều gì? Hình ảnh con én đưa thoi gợi cho em liên tưởng gì về thời gian và cảm xúc.
HS: Ngày xuân, ngày vui trôi nhanh nuối tiếc.
GV: Hai câu sau gợi cho em cảm giác gì?
HS: Màu sắc hài hòa
-	Mới mẻ, tinh khôi... (cỏ non)
-	Khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời)
-	Nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm)
- Cảnh vật trở nên sinh động, có hồn.
 Chuyển ý 
HS: Đọc 8 câu tiếp
GV: Đó là cảnh lễ gì? hội gì?
HS: Lễ tảo mộ, viếng, quét, sửa sang phần mộ.
 Hội đạ ... an, không gian --> ngày xuân trôi nhanh.
- Hai câu sau: gợi vẻ đẹp riêng của mùa xuân: trong sáng, mới mẻ, khoáng đạt, giàu sức sống.
2. Khung cảnh lễ hội trong tết Thanh Minh:
- Danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân -> đông vui. 
 - Động từ: Sắm sửa, dập dìu -> rộn ràng, náo nhiệt 
 - Tính từ: gần xa, nô nức -> tâm trạng người đi hội.
“Nô nức yến anh” ẩn dụ gợi hình ảnh đoàn người nhộn nhịp chơi xuân như chim én, chim oanh.
Tóm lại: Không khí lễ hội đông vui, rộn ràng, náo nức.
3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về:
- “thơ thẩn” -> không có gì phải vội vã.
- Từ láy: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” vừa miêu tả cảnh, vừa bộc lộ tâm trạng con người.
* Ghi nhớ: sgk/87.
III. Luyện tập
Bài 1
 5. Dặn dò: - Học bài
 - Soạn: Thuật ngữ
Ngày giảng:
Tiết 29
thuật ngữ
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Kiến thức: Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
- Kĩ năng: Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Xem trước bài
 Thầy: - Đọc phần II/ sgk/88
 - Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy và học:
	1/ Tổ chức: (1') 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động I: 
 2/ Kiểm tra: (5’)Em hãy nêu những cách để phát triển từ vựng tiếng Việt?
( Tạo tự ngữ mới, mượn từ ngữ nước ngoài )
	Bài 3: * Từ mượn tiếng Hán:
Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ
	* Từ mượn của ngôn ngữ Châu Âu:
Xà phòng, ô tô, rađiô, ôxi, cà phê, ca nô
 3/ Bài mới: (37')
	Trong xu thế phát triền của cuộc sống hiện tại, khi khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng với con người thì việc nắm và hiểu các thuật ngữ là rất cần thiết, nhờ đó ta mới có được những kiến thức mới để thích ứng với xu thế phát triền của xã hội , vậy thuật ngữ là gì thuật ngữ có đặc điểm như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động iI: HDHS tìm hiểu KN thuật ngữ.
( Sử dụng đèn chiếu)
HS: Đọc VD.
? Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về môn Hóa Học
HS: Cách 2 Không hiểu được nếu thiếu kiền thức về môn Hóa..
? Còn cách 1?
HS: Giải thích như cách 1 ai cũng có thể hiểu được.
GV giải thích: Cách 1: Giải thích đặc tính bên ngoài của sự vật (lỏng, rắn; màu sắc, mùi vị; ở đâu...) hình thành trên cơ sở kinh nghiệm có tính chất cảm tính.
 Cách 2: Thể hiện đặc tính bên trong của sự vật (cấu tạo từ yếu tố nào?, quan hệ.giữa những yếu tố đó như thế nào?) phải qua nghiên cứu bằng lý thuyết, phương pháp khoa học, vì vậy phải có kiến thức về chuyên môn (cụ thể môn hóa)
GV: Vậy em rút ra kết luận gì về hai cách giải thích này?
( Sử dụng đèn chiếu)
HS: Đọc những định nghĩa phần 2/SGK/88
GV: Em đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào?
HS: Các thuật ngữ này được sử dụng:
+ Thạch nhũ (địa lý)
+ Bazơ (hóa) 
+ ẩn dụ (ngữ văn)
+ Phân số thập phân (toán)
- Các thuật ngữ sau: In tơ nét, Bàn phím ổ cứng .... Những thuật ngữ này thuộc bộ môn nào? (Tin học)
GV: Như vậy những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?
HS: Dùng trong loại văn bản khoa học, công nghệ (ngoài ra dùng trong một bản tin, phóng sự, bình luận trên báo chí...)
VD: Trong một bản tin trên báo có ghi: Hôm qua cuộc phẫu thuật ghép tim cho bệnh nhân Nguyễn văn A đã thành công. ..
- Đọc ghi nhớ
GV: Nhấn mạnh ghi nhớ
 Hoạt động nhóm 
 HS hoạt động nhóm thảo luận tìm những thuật ngữ Liên quan đến môi trường: 
- GV gợi ý:
 Ô nhiễm, chất thải, vệ sinh, độc hại, không khí, chất độc ....
- GV gọi hs trả lời - nhận xét.
Chuyển ý: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu ví dụ và rút ra khái niệm thế nào là thuật ngữ sau đây chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ.
Hoạt động iiI: HDHS đọc, tìm hiểu
HS: Đọc phần II/1 ( Đèn chiếu)
GV: Các thuật ngữ trong mục I/2/sgk/88 có nghĩa nào khác không?
HS: Không
- Qua xét ý 1 em rút ra kết luận gì về đặc điểm thứ nhất của Thuật ngữ? ( Đèn chiếu )
( Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm và ngược lại mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng 1 thuật ngữ ) 
GV: Các từ ngữ không phải thuật ngữ thường có nhiều nghĩa.
HS: Đọc phần II/2 ( đèn chiếu)
Nhận xét sắc thái biểu cảm của từ muối ở a, b.
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Qua ví dụ em rút ra nhận xét gì?
HS: Thuật ngữ không có tính biểu cảm 
HS: Đọc ghi nhớ 2/sgk/89
GV Nhấn mạnh đặc điểm 1 -> Đay chính là tính chính xác của thuật nhữ, hệ thống thuật ngữ không có hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, đồng nghĩa như các từ ngữ thông thường khác.
Hoạt động III: HDHS phần luyện tập.
HS: Đọc yêu cầu bài tập 1
- Hoạt động nhóm
GV: Giao việc (4 nhóm), mỗi nhóm 3 ý.
HS: Các nhóm trao đổi, thảo luận.
- Các nhóm cử đại diện trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận (bảng phụ)
HS: Đọc bài 2 sgk/90 
- Trao đổi thảo luận
GV: Gọi học sinh trình bày.
- Điểm tựa là một thuật ngữ vật lý, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy.
HS: Đọc yêu cầu bài tập 3
- Thảo luận và lên trình bày
- HS viết - gọi trình bày trước lớp .
- GV nhận xét - sửa lỗi.
 4. Củng cố: Nắm vững nội dung bài học -> học thuộc phần ghi nhớ.
- Sưu tầm các thuật ngữ mới trong cuộc sống và môi trường xung quanh mà em biết thông qua các kênh thông tin.
5'
1'
11’
10’
13'
3'
I. Thuật ngữ là gì?
1. So sánh hai cách giải thích
(SGK/87)
* Nhận xét:
- Cách 1: là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường.
- Cách 2: là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.
2. Đọc các định nghĩa:
(SGK/88)
- Các môn: Địa, Hoá, Văn, Toán.
-> Dùng trong loại văn bản khoa học, công nghệ (ngoài ra dùng trong một bản tin, phóng sự, bình luận trên báo chí...)
* Ghi nhớ / SGK/88
II. Đặc điểm của thuật ngữ:
1. Các thuật ngữ chỉ có một nghĩa.
2. Muối (a) không có sắc thái biểu cảm.
- Muối (b) có sắc thái biểu cảm.
--> Chỉ tình cảm sâu đậm của con người.
*Ghi nhớ 2 sgk/89.
III. Luyện tập:
Bài 1:
- Lực...(vật lý)
- Xâm thực... (địa lý)
- Hiện tượng hóa học... (hóa học)
- Trường từ vựng...( ngữ văn)
- Di chỉ... (lịch sử)
- Thụ phấn...(sinh hoc)
- Lưu lượng...(địa lý)
- Trọng lực ...(vật lý)
- Khí áp...(địa lý)
- Đơn chất...(hóa học)
- Thị tộc phụ hệ...(sử)
- Đường trung trực...(toán)
Bài 2:
- Trong đoạn trích này không được dùng như một thuật ngữ, “điểm tựa” trong câu thơ ý nói nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ (thời chống Mỹ).
Bài 3: 
- Từ “hỗn hợp” ở: 
a. Được dùng như một thuật ngữ
b. Được dùng như một từ thông thường. 
Ví dụ: Thức ăn hỗn hợp
 Đội quân hỗn hợp.
Bài tập nâng cao: Viết 1 đoạn văn gồm 5 câu có sử dụng thuật ngữ nói về môi trờng.
 5. Dặn dò: (1’) 
 - Làm bài tập 5,6/ sgk/90.
	- Giờ sau trả bài viết số 1.
Ngày giảng:
Tiết 30
trả bài tập làm văn số 1
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả.
II/ Chuẩn bị: Trò: - Nhận xét, chữa lỗi
 Thầy: - Tự sửa lỗi
III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Tổ chức: (1') 
 2/ Kiểm tra: không
 3/ Bài mới:(41')
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động I: HDHS nhắc lại đề bài.
HS: Nêu lại đề bài
GV: Ghi đề bài lên bảng
Hoạt động II: HDHS nêu yêu cầu.
GV: Theo em đề bài này yêu cầu gì về kỹ năng?
HS: Trả lời.
GV: Đề bài này yêu cầu gì về kiến thức?
HS: Trả lời.
 A. Mở bài: (1,5 đ)
Cần giới thiệu gì?
 B. Thân bài: (7 đ)
Cần nêu được bao nhiêu ý? Đó là những ý nào?
HS: Cần nêu được 4 ý:
+ Hình ảnh con trâu ở làng quê gần gũi quen thuộc
+ Con trâu trong công việc của nhà nông
+ Con trâu trong đời sống văn hoá, tinh thần
+ Con trâu với tuổi thơ
 C. Kết bài: (1,5 đ)
Cần khẳng định điều gì?
Hoạt động III: HDHS nhận ra ưu, nhựơc điểm.
GV: Nhận xét cụ thể ưu điểm.
GV: Nhận xét cụ thể nhược điểm.
- Về thể loại?
- Về sử dụng biện pháp nghệ thuật?
+ So sánh: Trâu thân to vạng vỡ, mông dốc, lưng rộng to như hai cái phản, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm to, cứng, da đen bóng như bôi mỡ - cũng chẳng khác nào lực sĩ Lý Đức.
- Về kết hợp thuyết minh với miêu tả?
Hoạt động IV: HDHS sửa lỗi.
- Lỗi chính tả cụ thể: 
GV dùng bảng phụ ghi sẵn một số lỗi thường mắc.
HS nhận xét, đối chiếu bài của mình.
Hoạt động IV: HDHS sửa lỗi diễn đạt, dùng từ.
- GV viết 4 bảng phụ 4 câu bên cho 4 nhóm phát hiện chỗ không hợp lý trong cách diễn đạt và dùng từ.
- Đại diện các nhóm nêu nhận xét và cách chữa chỗ không hợp lý. 
- Các nhóm khác nhận xét.
GV đọc một số bài viết khá
4. Củng cố: - Yêu cầu học sinh chữa lỗi chính tả ra lề.
2'
10'
15'
14'
2'
I. Đề bài:
Con trâu ở làng quê Việt Nam.
II. Yêu cầu:
a. Kỹ năng:
- Làm đúng thể loại văn thuyết minh có kết hợp với miêu tả.
- Bố cục rõ, kết cấu chặt chẽ.
- Lời văn gọn, sinh động.
b. Kiến thức:
 A. Mở bài: (1,5 đ)
Giới thiệu đối tượng thuyết minh (Khái quát vị trí, vai trò của con trâu với làng quê và nhà nông).
 B. Thân bài: (7 đ)
Thuyết minh có kết hợp miêu tả làm rõ một số điểm sau:
- Hình ảnh con trâu ở làng quê: Gần gũi quen thuộc, gợi cuộc sống thanh bình. (1,5 đ).
- Con trâu trong công việc của nhà nông: kéo cày, bừa, chuyên chở... 
(2 đ).
- Con trâu trong đời sống văn hoá, tinh thần: một số lễ hội ở địa phương. (1,5 đ).
- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn (2đ).
 C. Kết bài: (1,5 đ)
Khẳng định vai trò, sự gắn bó của con trâu với làng quê Việt Nam, tình cảm, trách nhiệm của con người với loài vật này.
III. Nhận xét:
1. Ưu điểm:
- Đa số các em nắm được phương pháp làm bài văn thuyết minh, nội dung bài viết khá sâu sắc, chính xác, ý văn gọn, sinh động, hấp dẫn.
- Trình bày sạch sẽ, theo thứ tự.
- Lập luận trôi chảy.
2. Nhược điểm:
- Một số bài viết còn nghiêng về văn biểu cảm, chưa kết hợp phương pháp thuyết minh với biện pháp nghệ thuật miêu tả.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh hết sức khập khiễng.
- Dùng từ thiếu chính xác, thô.
- Viết thiếu dấu, thiếu nét.
- Còn viết tắt trong bài.
- Chưa trình bày đầy đủ các yêu cầu của phần thân bài.
- Còn mắc lỗi chính tả.
IV. Chữa lỗi:
1. Lỗi chính tả:
 Sai Đúng
 châu trâu
 trọi chọi
 tràng trai chàng trai
 trò trơi trò chơi
 giân gian dân gian
2. Sửa lỗi diễn đạt, dùng từ:
- Khi đi trên đường, trâu bước đi thong thả, từng cặp giò chắc nịch đập vào nhau nghe (như) từng nốt nhạc chạm vào nhau và phát lên tiếng.
- Con trâu thấy vậy cũng ngồi xuống mắt lim dim như hưởng thụ những tiếng sáo được thổi ra.
- Vậy, mỗi người nông dân coi trâu như một người bạn quen thuộc. Vậy mà người nông dân có câu ca dao ca ngợi về con trâu:
Dù ai buôn đâu bán đâu 
Nhớ ngày mùng mười tháng tám trọi trâu thì về.
- Khi cày, trâu kéo chiếc ách nối với một lưỡi nhọn, sắc chắm xuống đất để lật đất lên tạo nên những mảnh đất màu mỡ.
- ..., kéo theo chiếc ách và người nông dân trên đồng ruộng từ sáng sớm đến tối mịt. [...]
V. Đọc mẫu:
VI. Kết quả:
- Điểm 8 + 7,5: bài
- Điểm 7 + 6,5: bài
- Điểm 5 + 6: bài
- Điểm 3 + 4: bài.
5. Dặn dò: (1') - Về nhà ôn lại lý thuyết.
 	Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_6_tiet_2627282930.doc