Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7, 8 - Người soạn: Phan Việt Quốc

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7, 8 - Người soạn: Phan Việt Quốc

Tuần 07 VĂN BẢN : MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

Tiết 31 ,31*

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Học xong bài này, HS có được:

1.Kiến thức:

- Hiểu đ¬ược tấm lòng nhân nghĩa, cao thư¬ợng của Thuý Kiều và ư¬ớc mơ công lí trong thời đại Nguyễn Du.khinh bỉ và căm phẫn bọn buôn người,đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp nhân phẩm

- Thấy đư¬ợc tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ, tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.

2. Kĩ năng:

- Đọc-hiểu văn bản thơ trung đại.

-Nhận diện và phân tích các chi tiết NT khắc họa hình tượng nv phản diện(diện mạo, hành động, lời nói, bản chất) đậm tính chất hiện thực.

-Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo lên án xã hội trong đoạn trích

3. Tư tưởng :

 - Giáo dục HS lòng thương cảm trước số phận bị chà đạp của người phụ nữ trong chế độ phong kiến

B. CHUẨN BỊ .

1. Thầy : Nghiên cứu TLTK, chân dung MGS ( bức họa)

2. Trò : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài SGK.

C. CÁC BƯ¬ỚC LÊN LỚP.

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

* Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

* Qua đoạn trích em cảm nhận được tâm trạng Kiều như thế nào ?

* Nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn trích ?

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7, 8 - Người soạn: Phan Việt Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 07	VĂN BẢN : MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU 
Tiết 31 ,31* 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Học xong bài này, HS có được:
1.Kiến thức: 
- Hiểu được tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thuý Kiều và ước mơ công lí trong thời đại Nguyễn Du.khinh bỉ và căm phẫn bọn buôn người,đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp nhân phẩm
- Thấy được tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc hoạ, tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.
2. Kĩ năng: 
- Đọc-hiểu văn bản thơ trung đại.
-Nhận diện và phân tích các chi tiết NT khắc họa hình tượng nv phản diện(diện mạo, hành động, lời nói, bản chất) đậm tính chất hiện thực.
-Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo lên án xã hội trong đoạn trích
3. Tư tưởng :
 - Giáo dục HS lòng thương cảm trước số phận bị chà đạp của người phụ nữ trong chế độ phong kiến 
B. CHUẨN BỊ .
1. Thầy : Nghiên cứu TLTK, chân dung MGS ( bức họa)
2. Trò : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài SGK.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
* Qua đoạn trích em cảm nhận được tâm trạng Kiều như thế nào ?
* Nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn trích ? 
3. Bài mới.
a.Giới thiệu bài.
Trong toàn tác phẩm nhân vật Mã Giám Sinh xuất hiện không nhiều nhưng gã trở thành một điển hình sống động,một loại lưu manh đê tiện với tất cả mọi chi tiết từ ngoại hình đến tâm tính ,từ ngôn ngữ đến hành động,hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đoạn trích...
b. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phần Tìm hiểu chung văn bản 
Gv yêu cầu HS tìm hiểu vị trí đoạn trích, đọc và tóm tắt nội dung văn bản.
H: Theo em vì văn bản được đặt tên như vậy?
H: Có thể dặt tên khác cho văn bản không? hãy thử đặt tên cho văn bản?
H: Nhân vật trung tâm của cuộc mua bán?
H: Nhân vật nào là nạn nhân của cuộc mua bán?
H: Phương thức biểu đạt?
H: Gv yêu cầu HS tìm hiểu một số chú thích.
Giáo viên củng cố , diễn giảng thêm
H: Qua phần đọc văn bản , hãy cho biết đoạn trích này nói về những việc gì ? Mỗi việc được phân chia như thế nào ? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu , phân tích văn bản theo tuyến nhân vật trong văn bản.
G: Dùng lệnh yêu cầu HS đọc văn bản.
H: Nhân vật Mã Giám Sinh được kể và tả qua các phương diện nào?
H: Mỗi phương diện ứng với những lời thơ nào?
H: Những hình ảnh thơ đó gợi cho em hình dung về dáng vẻ của MGS như thế nào?
H: Theo dõi đoạn giới tiệu MGS khi đến nhà Kiều và cho biết , MGS từ đâu đến ? Cách giới thiệu tên tuổi ? Cách trả lời người hỏi có gì đặc biệt ? 
H: Tác giả tả việc đi “ hỏi vợ” của hắn ra sao?
H: Chi tiết “ trước thầy sau tớ lao xao”gợi cảnh tượng như thế nào ?
H:Khi vào trong nhà Kiều , MGS đã có hành động gì ? Hành động đó cho thấy MGS là con người như thế nào?
H: Trong đoạn miêu tả ngoại hình , cử chỉ hành động của MGS, Tác giả đã sử dụng từ ngữ như thế nào ?Tác dụng của nó? 
H: Việc hỏi vợ của MGS có gì đặc biệt?
H: Đặc điểm nào nổi bật lên qua sự việc đó?
H: Việc mặc cả và ngã giá diễn ra như thế nào?
H: MGS hiện nguyên hình là tay buôn thịt bán người qua việc làm nào?
H: Hành động của MGS gợi cho em suy nghĩ gì?
H: Có ý kiến cho rằng với đoạn trích MGS mua Kiều - Nguyễn Du trở thành bậc thầy trong việc khắc hoạ diện mạo, tính cách nhân vật. Hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề trên?
H: Qua ngòi bút của ND, MGS hiện hình là kẻ thế nào?
H: Cảm xúc của em khi đọc những dòng thơ miêu tả MGS?
GV bình và chuyển ý.
Yêu cầu HS đọc những dòng thơ miêu tả Thuý Kiều.
H: Cảnh ngộ của Kiều như thế nào?
H: Trong cảnh ngộ đó hình ảnh Kiều hiện lên với : Dáng vẻ, tâm trạng ra sao?
H: Những hình ảnh thơ nào giúp em cảm nhận hình ảnh và nỗi đau của Kiều?
H: Tác giả dùng nghệ thuật nào để tả dáng vẻ và tâm trạng của TK? Nét đặc sắc trong lời thơ?
H: Qua đó người đọc cảm nhận thêm gì về số phận của TK?
H: Đọc những lời thơ trên, em cảm nhận thêm gì về tình cảm của ND đối với nhân vật TK? Em có đồng cảm với nhà thơ không?
Hoạt động 3: Hướng dẫn phần tổng kết văn bản.
H: Thành công lớn về nghệ thuật xây dựng nhân vật và phác hoạ tính cách nhân vật của ND qua văn bản?
H: Đoạn trích cho thấy tính cách và thân phận nào của con người?
H: Qua văn bản, người đọc hiểu gì về thực trạng xã hội?
H: Thái độ và tình cảm của ND khi kể lại sự việc này?
Gv bình và đánh giá về nghệ thuật, nội dung, tình cảm của nhà thơ.
Liên hệ: người phụ nữ ngày nay và chế độ mới, bình đẳng giớingười phụ nữ đã khẳng định vị thế của mình trong gia đình, xã hội trên mọi phương diện
“ Chị em ta toả nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ”
Hướng dẫn HS luyện tập
Chọn ngôi kể: mụ mối
Ngôn ngữ kể: vừa tả thực vừa gợi cảm-> lột tả diện mạo và tính cách MGS; làm hiện lên vẻ tiệu tuỵ và đau đớn của TK
Chú ý các lời đối thoại-> để nhân vật tự bộc lộ tính cách.
- HS trình bày.
- Đọc và tóm tắt văn bản.
- Kể và tả lại việc Mã Giám Sinh mua Kiều.
HS đặt tên cho văn bản và nhận xét.
VD: Một cuộc mua bán kì lạ , Nỗi đau của nàng kiều , Chân dung Mã Giám Sinh ....
Mã Giám Sinh, kẻ chủ động mua người.
- Thuý Kiều là nạn nhân.
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
HS đọc chú thích 
- HS nêu cách chia ( chia 2 hoặc 3 đều đúng
HS đọc lại văn bản.
HS trả lời : Dáng vẻ,lời nói,
hành vi
-“ Quá niên.bảnh bao”
-“Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinhgần”
- “Đắn đothêm hai”
HS: Người ưa chải chuốt bóng bẩy, nhiều tuổi mà ăn chơi thiếu đứng đắn, nói năng cộc lốc- vô văn hoá, hành vi hợm hĩnh thiếu lịch sự.
-Hỏi tên : trả lời có Họ , tên nói chung chung “ Giám sinh”- học sinh trường Quốc Tử Giám ( người có học thức, có văn hóa)
- Cách trả lời : Cộc lốc ( rằng ), không đúng ngôn ngữ của kẻ có học và của người đi hỏi vợ .
-“ Trước thầylao xao”- một đám người lộn xộn, không nề nếp.
- “Ghế trên ngồi tót sổ sàng” 
- Dùng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh
-> Một kẻ ăn chơi phóng đãng, trâng tráo, vô văn hoá., thô lỗ, trịch thượng
- Mua ngọc đến Lam Kiều ...... 
-> Tự bộc lộ là kẻ buôn bán người kẻ giả dối, xảo quyệt
HS tự trình bày.
- Cân sắc cân tàiép ..thửcò kè bớt một thêm hai
- Tên lái buôn lọc lõi ranh ma- kẻ thục dụng đến thô bạo
HS thảo luận và tự bộc lộ.
 Giả dối, thực dụng, bất nhân.
HS tự trình bày.
HS đọc.
- Kiều tự bán mình chuộc cha-> tự đem mình ra làm món hàng 
- Trong khi mụ mối vui cười “ Vén tóc bắt tay”, thì Thúy Kiều lại có thái độ ngược lại , dáng vẻ 
- “ Ngại ngùng”, hổ thẹn , khóc rất nhiều “ Lệ hoa mấy hàng”
“ Thềm hoa”
“ Mối càngnhư mai”
- Bút pháp ước lệ, ngôn từ bóng bẩy, nghệ thuật so sánh độc đáo
- Thân phận : Cô độc, bị chà đạp
HS tự bộc lộ
Xã hội bất công, tàn bạo bởi mọi giá trị tốt đẹp bị chà đạp do quyền lực và đồng tiền
- Khinh bỉ kẻ bất nhân-> lên án xã hội, và xót thương, cảm thong sâu sắc với những bất hạnh của người phụ nữ
Bài tập : Thay lời một nhân vật trong văn bản, em hãy kể lại cuộc mua bán.
HS các nhóm thảo luận và trình bày
I.Tìm hiểu chung 
1. Vị trí đoạn trích.
Trích trong phần 2 của tác phẩm 
2. Đọc và tóm tắt văn bản.
Sau khi gia đình bị vu oan , Kiều đã quyết định bán mình đề cứu cha và em .Kẻ tìm đến mua kiều là gã giám sinh họ Mã , bảnh bao trạc ngoại tứ tuần , kiều trở thành đối tượng để người mua xem xét đắn đo cân sắc cân tài. Sau một hồi cò kè ngã giá , MGS đã mua được Kiều với giá rẻ mạt “ Ngoài bốn trăm” 
3. Giải thích nghĩa từ khó.
4.Bố cục :chia làm 3 phần 
- 06 câu đầu : Nói về việc Thúy kiều nhờ mụ mối tìm người mua mình với danh nghĩa là lễ hỏi 
- 24 câu tiếp theo: Mã Giám Sinh đến mua Kiều dưới danh nghĩa hỏi nàng làm vợ lẽ .
- 04 câu còn lại : Những quyết định sau khi ngã giá .
II. Tìm hiểu nội dung:
1.Chân dung nhân vật Mã Giám Sinh 
a. Ngoại hình , tuổi tác,xuất thân :
- Ngoài bốn mươi “ Trạc ngoại tứ tuần”
- Ưa chải chuốt bóng bẩy “ Mày râu....bảnh bao” 
-> Người đứng tuổi mà vẫn chịu ăn chơi , thiếu đứng đắn .
- Lai lịch không rõ ràng 
- Kẻ gian ngoan , xảo trá ,cộc cằn ,thô lỗ , trịch thượng .
b. Cử chỉ , hành động lời nói 
- Đi hỏi vợ , mang theo cả một đám người lộn xộn , không nề nếp .
- Nhảy lên ngòi chễm chệ trên ghế , thiếu lịch sự , thiếu văn hóa 
-> Một kẻ ăn chơi phóng đãng, trâng tráo, vô văn hoá., thô lỗ, trịch thượng
- Khi tiêu tiền thì tỏ ra mềm mỏng , nói năng kiểu cách , ra vẻ lịch sự 
-> Lộ rõ bản chất của kẻ con buôn “ mua ngọc , sính nghi”....
- Khi thấy món hàng , “ Đắn đo cân ...” -> ngã giá với giá rẻ mạt “ ngoài bốn trăm”
*NT: Kết hợp kể với tả, để nhân vật tự bộc lộ tính cách qua dáng vẻ, lời nói, hành vi và dùng ngôn ngữ có khả năng diễn tả trực tiếp
ND: MGS là kẻ ăn chơi, phóng đãng, vô học, giả dối-> buôn người , xảo trá , bất nhân.
2. Thuý Kiều- nạn nhân của cuộc mua bán.
a. Cảnh ngộ : Chấp nhận đem mình ra làm món hàng để Mã Giám Sinh mặc cả, mua
b. Dáng vẻ , tâm trạng :
 - Ngại ngùng
 - Lệ hoa mấy hàng”
 - Buồn như cúc , gầy như mai.
-> Bút pháp ước lệ, ngôn từ bóng bẩy, nghệ thuật so sánh độc đáo
=> Nỗi hổ thẹn, đắng cay, tiều tuỵ của người phụ nữ bị chà đạpnàng trở thành nạn nhân của chế độ bất công vì đồng tiền
III. Tổng kết .
1. Nghệ thuật :
- Dùng thể thơ lục bát kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm để giới thiệu nhân vật
- Dùng ngôn ngữ đối thoại để nhân vật tự bộc lộ tính cách
- Kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ tả thực với ngôn ngữ bóng bẩy nhằm bộc lộ thái độ với các nhân vật và gợi sự đồng cảm với người đọc.
2. Nội dung 
-Xã hội bất công, tàn bạo bởi mọi giá trị tốt đẹp bị chà đạp do quyền lực và đồng tiền
-Lên án xã hội, và xót thương, cảm thong sâu sắc với những bất hạnh của người phụ nữ
4.Củng cố: 
Qua đoạn trích , hãy nhắc lại những nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả ? 
Từ đó bộc lộ nội dung cơ bản gì? 
5 Dặn dò: Học thuộc lòng đoạn trích. Phân tích nhân vật MGS trong đoạn tríchTìm hiểu một số từ Hán Việt thông dụng trong văn bản
TUẦN 7
TIẾT: 32 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến Thức: 
Giúp học sinh thấy được :Vai trò của miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong tự sự
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản
3.Tư tưởng : Có ý thức sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự để tạo cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ ghi những đoạn trích cần phân tích.
-Học sinh: Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi của bài học trong SGK
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định lớp: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
+Câu hỏi:Thế nào là văn tự sự?, văn miêu tả?
+Trả lời: Nêu đúng đặc điểm của mỗi kiểu văn bản. (mỗi ý 5 điểm)
3-Bài mới: 
 a.Giới thiệu 
Trong thực tế rất ít có một kiểu văn bản nào thuần nhất. Thường luôn có sự kết hợp đan xen giữa các phương thức biểu đạt, trong đó có một phương thức chính. Tự sự là phương thức chủ đạo, chính yếu tố mà các nhà văn thường vận dụng đ ... tinh tế , hình ảnh trăng -> nhớ người yêu.
H: Khi tả nỗi Kiều nhớ Kim nhà thơ đã chọn từ nào ? Em hiểu từ này như thế nào trong lời thơ “ Tưởng người .....chờ"
H: Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu?
H: Giải thích các thành ngữ?
HOẠT ĐỘNG 4:
Hướng dẫn phân tích nỗi buồn của Kiều
-HS đọc đoạn cuối
H: Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng của Kiều, Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
H: Nhận xét cách dùng điệp ngữ “buồn trông” và các từ láy trong đoạn cuối?
H: Cách dùng nghệ thuật đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 5:
Hướng dẫn tổng kết:
H: Em cảm nhận như thế nào về nghệ thuật đoạn trích?
H: Thái độ của Nguyễn Du đối với nhân vật như thế nào?
-HS lắng nghe.
-HS đọc diễn cảm – HS khác nhận xét 
- HS trả lời 
-HS khác nhận xét 
+Tâm trạng của Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
-HS trả lời 
-HS khác nhận xét 
+Bố cục 3 phần
.6 câu đầu
.8 câu tiếp 
.8 câu cuối.
-Lớp thảo luận, cử đại diện trả lời.
 HS khác nhận xét 
+Không gian: bát ngát, cát vàng bụi bay, dãy núi mờ xa=> khoảng không gian vắng, cảnh vật cô đơn trơ trọi -> lầu Ngưng Bích lẻ loi, con người càng lẻ loi
-Thời gian: “Mây sớm đèn khuya”-> tuần hoàn khép kín, Thúy Kiều bị giam hảm trong không gian, làm bạn với mây, đèn, trăng.
=> Nàng đang rơi vào cảnh cô đơn, đơn độc hoàn toàn.
- HS trả lời 
-HS khác nhận xét 
+Đối thoại nội tâm của Kiều
+Nhớ buổi thề nguyền đính ước- Nhớ tới chén rượu thề nguyền , Kiều cảm thương cho chàng Kim không biết mình đã bán mình đi xa vẫn uổng công chờ đợi .Kiều tự thấy phận mình giờ trôi nổi nhưng tình yêu với Kim trọng vẫn nguyên vẹn .
+Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mìmh vô vọng
+Sự đau đớn xót xa-> khẳng đình lòng thủy chung son sắt
-HS trả lời 
- HS khác nhận xét 
+Hình dung cha mẹ đang mong ngóng tin nàng.
+Xót xa ân hận vì không báo đáp cha mẹ
=>Vị tha
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét 
+Nhớ mẹ, nhớ quê hương, cảm nhận qua cánh buồm thấp thoáng
+Nhớ người yêu, xót xa duyên phận như hình ảnh hoâ trôi man mác
+Buồn cho cảnh ngộ mình nghe tiếng sóng mà ghê sợ
=> cảnh được nhìn từ xa: giàu màu sắc từ nhạt-> đậm; âm thanh từ tỉnh -> động; nỗi buồn từ man mác -> mông lung, lo âu kinh sợ, dự cảm dông bão sẽ nỗi lên hải hùng xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều.
+ “Buồn trông” điệp ngữ -> điệp khúc của tâm trạng
+Nỗi buồn cô đơn đau đớn, đau đớn, xót xa, bế tắc, tuyệt vọng.
+Tả cảnh ngụ tình
+Thương cho tình cảnh của Thúy Kiều
+Ca ngợi vẻ đẹp thủy chung nhân hậu của nàng.
I- Tìm hiểu chung:
1- Xuất xứ:
 Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh 
Từ câu 1033-1054.
2. Đại ý:
Đoạn trích miêu tả tâm trạng của Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
3.Bố cục: 3 phần
a- 6 câu đầu:
Hoàn cảnh cô đơn
b- 8 câu tiếp 
Nỗi thương nhớ người yêu và cha mẹ.
c- 8 câu cuối.
Tâm trạng đau buồn lo âu của Kiều thể hiện qua cảnh vật.
II- Phân tích:
1-Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều:
+Không gian: bát ngát, cát vàng bụi bay, dãy núi mờ xa=> khoảng không gian vắng, cảnh vật cô đơn trơ trọi -> lầu Ngưng Bích lẻ loi, con người càng lẻ loi
-Thời gian: “Mây sớm đèn khuya”-> tuần hoàn khép kín, Thúy Kiều bị giam hảm trong không gian, làm bạn với mây, đèn, trăng.
=> Nàng đang rơi vào cảnh cô đơn, đơn độc hoàn toàn.
2- Nỗi lòng thương nhớ Của Kiều 
a-Nhớ Kim Trọng
+Độc thoại nội tâm của Kiều
+Nhớ buổi thề nguyền đính ước
+Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mìmh vô vọng
+Sự đau đớn xót xa-> khẳng đình lòng thủy chung son sắt
b-Nhớ cha mẹ:
+Hình dung cha mẹ đang mong ngóng tin nàng.
+Xót xa ân hận vì không báo đáp cha mẹ
=>Vị tha , lo lắng cho cha mẹ .
3- Nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng:
+Nhớ mẹ, nhớ quê hương, cảm nhận qua cánh buồm thấp thoáng
+Nhớ người yêu, xót xa duyên phận như hình ảnh hoa trôi man mác
+Buồn cho cảnh ngộ mình nghe tiếng sóng mà ghê sợ
- cảnh được nhìn từ xa: giàu màu sắc từ nhạt-> đậm; âm thanh từ tỉnh 
-> động; nỗi buồn từ man mác -> mông lung, lo âu kinh sợ, dự cảm dông bão sẽ nỗi lên hải hùng xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều.
+ “Buồn trông” điệp ngữ -> điệp khúc của tâm trạng
+Nỗi buồn cô đơn đau đớn, đau đớn, xót xa, bế tắc, tuyệt vọng.
IV- Tổng kết:
1- Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình.
2-Nội dung: Tác giả cảm thương cho tình cảnh của Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp thủy chung nhân hậu của nàng.
4. Củng cố : Nhắc lại nội dung và nghệ thuật chính của đoạn trích ? Em có nhận xét và học tập được gì qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du?
5. Dặn dò : Học thuộc lòng đoạn trích , xem lại toàn bộ phần phân tích , chuẩn bị bài học tiếp theo “ Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga”
TUẦN 8
TIẾT: 39 LỤC VÂN TIÊN CỨU
 KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích truyện Lục Vân Tiên) 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1.Kiến Thức: 
- Giúp học sinh hiểu được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm
-Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu giúp người đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
2.Kĩ năng: Hiểu đặc trưng, phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện.
3.Thái độ: Kính trong những người làm việc vì nghĩa và biết trọng ân nghĩa
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Chân dung Nguyễn Đình Chiểu và tranh minh họa đoạn trích
-Học sinh: Đọc kĩ bài SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học tập.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định lớp 
2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn 3HS 
3-Bài mới: 
a.Giới thiệu
“Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ.Lục Vân Tiên là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu lớn là diễn tả ttrung thực những tình cảm của cả một dân tộc. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tác phẩm này.
b. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu chung văn bản 
-Gọi HS đọc phần giới thiệu tác giả(*)
H: Khái quát những nét nỗi bật về Nguyễn Đình Chiểu?
H:Từ cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, Em hiểu như thế nào về con người tác giả ?
-Gọi HS đọc (1) chú thích.
H: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
H: Đặc điểm, kết cấu và tính chất truyện có gì khác với Truyện Kiều?
-GV bình mở rộng.
Yêu cầu 1 HS đọc phần tóm tắt tác phẩm
-> 2em tóm tắt lại.
H: Tác phẩm là một thiên tự truyện, em hãy tìm những tình tiết của truỵên trùng với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu?
H: Sự khác biệt ở cuối truyện nêu lên ý nghĩa gì?
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản trích 
H: Nêu xuất xứ của đoạn trích?
GV đọc mẫu-> Hướng dẫn cách đọc , gọi HS đọc đoạn trích và chú thích.
Ngôn ngữ phần nói về bọn cướp và miêu tả trận đánh linh hoạt, nhanh, dồn dập, phần kể về cuộc gặp gỡ 2 người đọc thong thả
H: Nêu đại ý của đoạn trích?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn phân tích.
H: Em hiểu được những gì về chàng trai này trước khi đánh cướp cứu Nguyệt Nga?
H: Trong hành động đánh cướp, em hình dung như thế nào về Lục Vân Tiên?
H: Lực lượng hai bên đối lập mà sao Vân Tiên dám hành động như vậy?
H: Hành động của Vân Tiên làm em liên tưởng đến nhân vật nào trong truyện cổ tích?
H: Sự chiến thắng của chàng gợi những suy nghĩ gì?
- HS đọc – HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ Nam bộ
+Có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời (gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua)
+Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm
-1 HS đọc – HS khác nhận xét 
-3 HS trả lời – 3 HS khác nhận xét 
+Tác phẩm: 1854 trước khi thực dân Pháp xâm lược.
+Kết cấu chương hồi: với mục đích truyền đạo lí làm người
+Đặc điểm thể loại: Truyện để kể hơn là để đọc-> chú trong hành động nhân vật
-HS đọc 
-HS khác nhận xét 
- 2HS tóm tắt 
- HS khác nhận xét 
- Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Nguyệt Nga.
-Lục Vân Tiên gặp nạn được cứu giúp.
-Nguyệt Nga gặp nạn vẫn giữ lòng chung thủy
-Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga gặp lại nhau
*Thảo luận:
+ Tác phẩm là một thiên tự truyện.
+Nhân vật LVT chính là bóng dáng của NĐC.
- HS khá, giỏi trả lời – HS khác nhận xét 
+Phần cuối: nói ước mơ và khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Đình Chiểu.
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Sau phần giới thiệu về gia đình Vân Tiên và Vân Tiên đi thi.
-2 HS đọc – 2 HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời 
-HS khác nhận xét 
+Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Nguyệt Nga. Nàng cảm kích muốn tạ ơn chàng, nhưng chàng từ chối.
 HS trả lời 
 HS khác nhận xét 
+Chàng trai 16- 17 tuổi lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Nỗi giận lôi đình.
+Tả đột hữu xông.
*Thảo luận:
+Vân Tiên hành động theo bản chất người anh hùng nghĩa hiệp
-> mang vẻ đẹp của một dũng tướng tài ba.
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Dũng sĩ Thạch Sanh.
-HS trả lời 
-HS khác nhận xét 
+Vân Tiên hành động mang cái đức của người “vị nghĩa vong thân” cái đức làm nên chiến thắng.
I-Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
+Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ Nam bộ
+Có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời (gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua)
+Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm
2. Tác phẩm 
+Tác phẩm: 1854 trước khi thực dân Pháp xâm lược.
+Kết cấu chương hồi: với mục đích truyền đạo lí làm người
+Đặc điểm thể loại: Truyện để kể hơn là để đọc-> chú trọng hành động nhân vật
3- Tóm tắt tác phẩm:
Gồm 4 phần:
- Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Nguyệt Nga.
-Lục Vân Tiên gặp nạn được cứu giúp.
-Nguyệt Nga gặp nạn vẫn giữ lòng chung thủy
-Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga gặp lại nhau.
=> Tác phẩm là một thiên tự truyện
Phần cuối: nói ước mơ và khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Đình Chiểu.
4- Xuất xứ đoạn trích:
Sau phần giới thiệu về gia đình Vân Tiên và Vân Tiên đi thi.
5-Đọc và tìm hiểu chú thích.
a-Đọc:
b- Chú thích.
6- Đại ý: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Nguyệt Nga. Nàng cảm kích muốn tạ ơn chàng, nhưng chàng từ chối.
II- Phân tích:
1-Hình ảnh Lục Vân Tiên:
-Chàng trai 16- 17 tuổi lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh.
-Gặp bọn cướp đường:
+Nổi giận lôi đình.
+ Bẻ cây làm gậy , nhằm thẳng bọn cướp xông vô
+Tả đột hữu xông như Triệu Tử Long( TQ)
=>Vân Tiên hành động theo bản chất người anh hùng nghĩa hiệp-> mang vẻ đẹp của một dũng tướng tài ba, mang cái đức của người “vị nghĩa vong thân” cái đức làm nên chiến thắng.
4.Củng cố
-Khái quát một số nét nỗi bật về tác giả, tác phẩm.
-Hình ảnh LVT khi đánh bọn cướp cứu Nguyệt Nga?
5.Hướng dẫn học tập: 
-Học thuộc đoạn trích
-Tìm hiểu lời trò chuyện của Vân Tiên vời Nguyệt Nga?
-Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga hiện lên như thế nào?
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu?
Khánh Bình Tây Bắc , ngày ...tháng 09 năm 2011
 Kí duyệt của tổ trưởng 
	 ...........................................
	 ...........................................
	 ...........................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_7_8_nguoi_soan_phan_viet_quoc.doc