Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi

TUẦN 7.TIẾT : 31 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

NS : 20/9 .ND : 21/9/2010 (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )

A. Mức độ cần đạt.

 Hiểu thêm về giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật qua một đoạn trích.

B. Trọng tâm kiến thức.

1. Kiến thức :

- Thái độ khinh bỉ , căm phẩn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn mgười và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, chà đạp.

 -Tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật thông qua diện mao cử chỉ.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu truyện thơ trung đại.

- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nha6n vật phản diện đạm tính chật hiện thực trong đoạn trích.

- Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo , lên án xã hội trong đoạn trích.

3. Giáo dục : Giáo dục học sinh sự chia sẻ, cảm thông với nỗi đau của con người, nhất là nỗi khổ của người phụ nữ và bênh vực họ; phê phán, tố cáo thế lực thù địch chà đạp con người.

C. Phương pháp: bình giảng, phân tích, phát vấn.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - GV: Hoàng Thị Hồng Vân - Trường THCS thị trấn Ma đa guôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7.TIẾT : 31 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
NS : 20/9 .ND : 21/9/2010 (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )
A. Mức độ cần đạt.
 Hiểu thêm về giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật qua một đoạn trích.
B. Trọng tâm kiến thức. 
1. Kiến thức :
- Thái độ khinh bỉ , căm phẩn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn mgười và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, chà đạp.
 -Tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật thông qua diện mao cử chỉ.
2. Kĩ năng: 
- Đọc hiểu truyện thơ trung đại.
- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nha6n vật phản diện đạm tính chật hiện thực trong đoạn trích.
- Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo , lên án xã hội trong đoạn trích. 
3. Giáo dục : Giáo dục học sinh sự chia sẻ, cảm thông với nỗi đau của con người, nhất là nỗi khổ của người phụ nữ và bênh vực họ; phê phán, tố cáo thế lực thù địch chà đạp con người.
C. Phương pháp: bình giảng, phân tích, phát vấn.
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 9D: 9E: 
 2. Bài cũ : - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân” ? Phân tích 4 câu đầu để thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du.
 3. Bài mới :Thông qua diện mạo, cử chỉ để khắc hoạ tính cách nhân vật cũng là một trong những thành công của Nguyễn Du.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vị trí đoạn trích,
? Xác định vị trí của đoạn trích?
? Đọc đoạn trích em thấy có những phe nhân vật nào? Cách miêu tả có khác nhau không?
? Sự việc được kể theo trình tự nào?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc tiếp.
? Nêu đại ý của đoạn trích?
? Đọan trích được chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần?
-6 câu đầu -24 câu tiếp. -4 câu cuối.
? Em hiểu như thế nào về “tên” Mã Giám Sinh? 
? Hắn đến nơi này để làm gì?
? Tìm những chi tiết mà tác giả sử dụng để khắc họa hình ảnh Mã Giám Sinh?(Diện mạo)
? Đến nơi đây Mã Giám Sinh đã có những hành động gì ? Thực chất của những hành động đó ?(Lời nói , cử chỉ)
? Nhận xét về nghệ thuật sử dụng của tác giả?
? Em nhận xét gì về Mã Giám Sinh ?
? Thái độ của tác giả đối với bọn người ấy?
? Đứng trước cảnh tình ấy, tâm trạng của Kiều như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
? Em cảm nhận được gì về số phận người phụ nữ qua nhân vật Thúy Kiều ?
? Tiếng nói nhân đạo được thể hiện ra sao qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết.
? Khái quát một vài nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
* GV hướng dẩn học sinh tự học ở nhà .
I. Giới thiệu chung.
 - Thuộc phần hai- bắt đầu cuộc đời 15 năm lưu lạc của Thuý Kiều.
- Sự khác biệt trong miêu tả nhân vật chính diên và nhân vật phản diện của Nguyễn Du.
- Sự việc được kể theo trình tự thời gian: Mã Giám Sinh đến nhà Thuý Kiều và diễn biến cuộc mua bán.
II. Đọc hiểu văn bản. 
 1. Đọc, giải thích từ khó
 2. Tìm hiểu văn bản : 
 a. Bố cục. :Ba phần
 a. Nhân vật Mã Giám Sinh.
 - Diện mạo:
 + Ngoại tứ tuần : nhẵn nhụi, bảnh bao.
-> Ăên diện, chải chuốt kệch cỡm.
- Lời nói , cử chỉ: 
 + Hỏi ..rằng.
 + Thầy, tớ lao xao.
 + Ngồi tót sỗ sàng.
 + Thử tài – hỏi giá – ngã giá - ép- cò kè
 -> Miêu tả logic, chặt chẽ, từ láy, động từ 
-> Nói năng cộc lốc, , không thật.
 => Mất lịch sự, thô lỗ, trịch thượng.
 thiếu văn hóa ; Hiện rõ chân tướng kẻ “buôn thịt bán người” đê tiện, bất nhân.
* Tác giả thể hiện thái độ khinh bỉ , căm phẫn sự giả dối , tàn nhẫn , lạnh lùng cua Mã Giám Sinh chà đạp lên nhân phâm con người.
 b. Tâm trạng của Thuý Kiều.
 - Nỗi mình - tức nỗi nhà.
 - Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
 - Ngại ngùng e sương
 - Bóng thẹn, mặt dày 
-> Ẩn dụ, ước lệ, từ láy.
=> Xót xa, tủi nhục, đau đớn cho phận mình.
 => Kiều bị biến thành món hàng trao tay , là nạn nhân của thế lực đồng tiền trong xã hội cũ.
 => Niềm thương cảm, xót thương sâu sắc trước số phận đau thương của Thuý Kiều.
c. Ý nghĩa văn bản:
 Đoạn thơ thể hiện tấm lòng cảm thương xót xa trước thực trạng con người bị chàđạp; lên án hành vi bản chất xấu xa của những kẻ buôn người.
3. Tổng kết :
 a. Nghệ thuật : 
- Miêu tả nhân vật qua diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật phản diện thể hiện bản chất xấu xa.
- Sử dụng từ ngữ kể lại cuộc mua bán.
 2. Nội dung : 
- Lên án ban chất xấu xa , đê tiện của Mã Giám Sinh- đại diện cho thế lực đồng tiền tàn bạo chà đạp lên tài sắc nhân phẩm của người phụ nữ. 
 III. Hướng dẫn tự học
- Học bài, học thuộc lòng đoạn trích trên.
- Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh.
- Sưu tầm những câu thơ miêu tả nhân vật phản diện trong truyện.
- Hiểu và sử dụng một số từ Hán thông dụng trong truyện.
 - Chuẩn bị tiết “ Miêu tả trong văn bản tự sự ”.
E. Rút kinh nghiệm :
...
TIẾT : 38 & 39 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
NS : 29/9 (Trích truyện Lục Vân Tiên)
ND : 1/10/2010 - Nguyễn Đình Chiểu -
A. Mức độ cần đạt.
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
B. Trọng tâm kiến thức.
1. Kiến thức :
- Những hiểu biết bước đầu về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục VÂn Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật , sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm .
- Khát vọng cứu người giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.
3. Giáo dục : Thông qua tiết học, giáo dục học sinh thái độ cảm thông với số phận không may của tác giả và bồi dưỡng cho các em khát vọng hành hiệp trượng nghĩa, lí tưởng, nhân cách sống cao đẹp.
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổnđịnh : 9D: 9E: 
 2. Bài cũ : 
 - Đọc thuộc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Nêu ý nghĩa ?
 - Phân tích tâm cảnh thiên nhiên qua 8 câu thơ cuối của đoạn trích ?
 3. Bài mới :Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường , nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng . Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miển Nam thế ki83 XIX – là một trong những ngôi sao như thế .
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Học sinh đọc chú thích é trang 112.
? Cho biết một vài nét chính về tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
? Kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu cùa tác giả?
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát ảnh chân dung tác giả.
? Cho biết một vài nét chính về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của tác phẩm?
Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt truyện, giáo viên tóm tắt lại.
 b. Tóm tắt truyện.
 + Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.+ Lục Vân Tiên gắp nạn được thần và dân cứu giúp. + Nguyệt Nga gặp nạn vẫn một lòng chung thuỷ với Vân Tiên. + Vân Tiên và Nguyệt Nga gặp lại nhau.
- Nêu những giá trị của tác phẩm?
 - Xem trọng tình nghĩa giữa người với người.
 - Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng phò nguy cứu khốn.
 - Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp.
 - Phê phán những kẻ bất nhân, phi nghĩa.
? Nêu một vài nét về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
Giáo viên đọc cho học sinh nge một vài câu hò lấy từ truyện Lục Vân Tiên.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đoạn trích.
Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc tiếp.
Giáo viên kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh.
 Học sinh đọc lại từ đầu đến “thân vong”.
 GV giới thiệu một vài nét về Lục Vân Tiên
? Khi chứng kiến cảnh Nguyệt Nga gặp nạn, Vân Tiên đã làm gì? Chi tiết ấy gợi nhớ đến hình tượng nhân vật nào?
? So sánh thế tương quan giữa Vân Tiên với bọn cướp?
? Kết quả của trận đấu không cân sức đó?
? Tác giả sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để khắc họa hình ảnh ấy?
? Quahành động đánh cướp, em hình dung như thế nào về nhân vật Lục Vân Tiên?
? Sau khi cứu Nguyệt Nga thoát nạn, chàng đã làm gì?
? Vân Tiên đã làm gì khi Nguyệt Nga muốn đền ơn?
? Cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên? 
* Thảo luận: Qua nhân vật Vân Tiên, em có suy nghĩ gì về cách cư xử và hành động của chính bản thân mình?
Học sinh đọc lại phần 2.
? Nguyệt Nga dùng những từ ngữ nào để xưng hô với Vân Tiên? Nàng đã làm gì?
? Qua cách ứng xử đó, em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn Nguyệt Nga?
? Em học được điều gì qua nhân vật này?
? Để viết nên đoạn trích hay, sinh động như vậy, tác giả có trải qua quá trình trau dồi vốn từ không? Tác giả trau dồi vốn từ bằng cách nào?
? Những đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết.
? Khái quát một vài nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
? Qua hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
học sinh đọc ghi nhớ trang 115.
* Hướng dẫn soạn bài.
-Miêu tả nội tâm là tái hiện ý nghĩ ,cảm xúc,diễn biến tâm trạng nhân vật.
-Miêu tả cảnh ,ngoại hìnhđể thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật.
-Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật,tái hiện những trăn trở ,dằn vặt,những rung động trong tư tưởng tình cảm của nhân vật.
I. Giới thiệu chung.
 1. Tác giả : 
 - Nguyễn Đình Chiểu (1822 -1888), quê ở Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh), sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX.
 - Cuộc đời gặp nhiều đau khổ, bất hạnh : cha bị cách chức, lỡ thi, mù loà, bị bội ước  nhưng ông luôn có nghị lực sống và cống hiến cho đời.
 - Ông cùng nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Pháp. Dù bị chúng dụ dỗ ông vẫn quyết tâm sống cuộc đời trong sạch, thanh cao.
 - Tác giả là nhà đạo đức, là chiến sĩ yêu nước đầy dũng cảm, là nhà văn lớn nhất miền nam Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.
 2. Tác phẩm : 
 - Tác phẩm gồm 2082 câu lục bát được sáng tác bằng chữ Nôm trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (đầu những năm 50 của thế kỉ XIX); thể hiện rõ lí tưởng đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua tác phẩm.
 - Giá trị nội dung : tác phẩm dạy đạo lí làm người .
 - Giá trị nghệ thuật:Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, sử dụng phương thức diễn xướng dân tộc : kể thơ, nói thơ.
II. Đọc hiểu văn bản.
 1. Đọc – chú thích.
 2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bố cục: 2 phần.
- 14 câu đầu
- Còn lại.
b. Hình ảnh Lục Vân Tiên.
* Đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
 + Bẻ cây - xông vô.
 + Tả đột hữu xông.
 + Khác nào Triệu Tử 
->Động từ, So sánh => Hành động dũng cảm, đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài.
 * Trò chuyện với Nguyệt Nga.
 + Hỏi thăm và tìm cách an ủi.
 + Từ chối mọi hình thức trả ơn của Nguyệt Nga.
 => Rất từ tâm và nhân hậu.
=> Vân Tiên là hình ảnh đẹp, lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước mơ của mình.
 c. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.
 - Xưng hô : quân tử– tiện thiếp
 Thiếp – chàng.
 - Tìm mọi cách trả ơn.
 => Khiêm nhường, thuỳ mị, nết na, có học thức, một lòng tri ân người đã cứu mình.
d. Ý nghĩa văn bản.
Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đọ cứu đời của tác giả.
3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật; 
- Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, hành động , lời nói.
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, tự nhiên, mang đậm sắc thái địa phương Nam Bộ
phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.
b. Nội dung.
- Tấm lòng chính trực, hào hiệp trọng nghĩa khinh tài,từ tâm nhân hậu.
- Tấm lòng tri ân người đã cứu mình.
- Cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
4. Hướng dẫn tự học.
 - Học thuộc lòng đoạn trích.
 - Phân tích nhân vật LVT và KNN thông qua lời nói, hánh đông.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt trong phần chú thích.
 - Chuẩn bị tiết “ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ”.
E. Rút kinh nghiệm 
..:..
Tuần 7. TIẾT : 40 MIÊU TẢ NỘI TÂM
NS : 1/10 ND :4/10/2010 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mức độ cần đạt.
 - Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc – hiểu văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức : Nội tâm nhân vật và miêu ta nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác dung cua miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
 Giúp học sinh thấy được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình của nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.; Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự. 
 3. Giáo dục : Qua việc tìm hiểu nội tâm của nhân vật trong đoạn trích, giáo dục học sinh thái độ cảm thông, chia sẻ  với nỗi khổ của nhân vật trong tác phẩm.
 C. Phương pháp.Thuyết trình, phân tích, phát vấn, thảo luận.
 D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định : 9D: 9E: 
 2. Bài cũ : - Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?
 3. Bài mới :Trong văn bản tự sự, để giúp nhân vật hiện lên một cách sinh động, ngồi việc miêu tả những cử chỉ, hành động, hình dáng bên ngồi thì người viết đặc biệt chú ý đến miêu tả nội tâm nhân vật để phản chiếu chiều sâ tâm trạng nhân vật
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Học sinh đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
? Tìm những câu thơ tả cảnh trong đoạn trích? Dấu hiệu nào cho thấy các câu thơ trên tả cảnh?
? Chỉ ra những câu thơ miêu tả tâm trạng củaThuý Kiều?
? Dựa vào đâu em biết đó là những câu thơ miêu tả nội tâm của nhân vật?
? Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả trên?
=> Miêu tả nội tâm trực tiếp qua ý nghĩ, cảm xúc , tâm trạng nhân vật.
? Đoạn trích trên khắc họa tâm trạng gì của Lão Hạc?
? Nam Cao đã miêu tả nội tâm của nhân vật bằng cách nào?
? Ấn tượng của em khi đọc những câu thơ, văn miêu tả nội tâm của nhân vật?
Hoạt động 2 : Học sinh thảo luận bài tập.
? Xác định yêu cầu bài tập 1?
? Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của Thuý Kiều?
? Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân, báo oán, trong đó có bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Thuý Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư?
Học sinh thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
Gợi ý :
- Trình tự :
 + Kiều mở toà án.
 +Cho mời Thúc Sinh vào :miêu tả hình dáng, cử chỉ  của Thúc Sinh).
 + Kiều nói với Thúc Sinh như thế nào?
 + Kiều nói gì với Thúc Sinh về Hoạn Thư.
 + Mời Hoạn Thư đến (miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều : lòng sôi lên những căm giận, hờn tủi, văng vẳng bên tai nàng những lời thét của mụ ngày nào ).
 + Kiều nói với Hoạn Thư những gì?
 + Hoạn Thư tìm lời bào chữa ra sao?
 + Kết thúc “phiên toà” như thế nào?
I . Tìm hiểu chung:
1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 a. Ví dụ.
 Ví dụ 1 : Tìm hiểu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
 * Những câu thơ miêu tả tâm trạng Thuý Kiều.
 “Bên trời gốc bể bơ vơ,
 Tấm son gột rữa bao giờ cho phai.
 Xót người tựa cửa hôm mai,
 Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân lai cách mấy nắng mưa,
 Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.
 -> Miêu tả trực tiếp những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm  (chân dung tinh thần) của Thuý Kiều (không quan sát trực tiếp được).
 => Tính cách nhân vật phong phú, sinh động, chân thật hơn.
 Ví dụ 2 : Tìm hiểu đoạn trích trong tác phẩm của Nam Cao.
 Tâm trạng đau xót, buồn, day dứt , ân hận của Lão Hạc khi bán “cậu vàng”.
 => Miêu tả nội tâm gián tiếp qua miêu tả ngoại hình (cử chỉ, nét mặt, điệu bộ ) của nhân vật.
2. Ghi nhớ : 
- Nội tâm là suy nghĩ , tâm trạng, thái độ, tình cảm sâu kín của nhân vật. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
- Cách miêu tả: diễn tả trực tiếp hoặc miêu tả gián tiếp thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật.
II. Luyện tập.
 1. Bài tập 1. Thuật lại đoạn trích bằng văn xuôi.
 Gợi ý :
- Ngôi kể : ngôi thứ nhất (Kiều), hoặc ngôi thứ ba (người chứng kiến).
- Nhân vật chính : Mã Giám Sinh. Chú ý miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ  của nhân vật.
- Miêu tả nội tâm của Thuý Kiều : đau đớn, xót xa, nàng từ trong buồng bước ra ngoài mà như bắt đầu dấn thân vào cuộc đời đen tối.
 2. Bài tập 2. 
Gợi ý :
- Ngôi kể : ngôi thứ nhất số ít.
- Nội dung : báo ân, báo oán.
4. Hướng dẫn tự học
- Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga , có sử dụng miêu tả nội tâm.
 - Chuẩn bị tiết “ Lục Vân Tiên gặp nạn”.
* hướng dẫn soạn bài:
-Trọng tâm bài học là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
-Tám câu đầu là hành động tội ác của Trịnh Hâm, đoạn sau miêu tả việc làm nhân đức,cuộc sống trong sạch,nhân cách cao cả của ông Ngư.
IV++. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_8_gv_hoang_thi_hong_van_truong_thcs_t.doc