Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần học 16 đến tuần 20

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần học 16 đến tuần 20

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

(Truyền kỳ mạn lục)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyền thống và số phận nhỏ nhoi, bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam

2. Kĩ năng: Phân tích, cảm thụ truyện truyền kỳ.

3. Thái độ: Cảm thông và trân trọng vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Tranh minh họa, truyện truyền kỳ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Phân tích ý nghĩa của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

III. Bài mới:

1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu về số phận của người phụ nữ nói riêng và thân phận của người nông dân nói chung trong xã hội phong kiến và dẫn vào bài.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần học 16 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 16 	Ngày soạn:......../......./...........
chuyện người con gái nam xương
(Truyền kỳ mạn lục)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyền thống và số phận nhỏ nhoi, bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam
2. Kĩ năng: Phân tích, cảm thụ truyện truyền kỳ.
3. Thái độ: Cảm thông và trân trọng vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh họa, truyện truyền kỳ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Phân tích ý nghĩa của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu về số phận của người phụ nữ nói riêng và thân phận của người nông dân nói chung trong xã hội phong kiến và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích và trình bày đôi nét về tác giả, tác phẩm.
Gv: nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Tóm tắt khái quát nội dung của câu chuyện.
Gv: Đánh giá, bổ sung.
* Nội dung của văn bản có thể khái quát thành mấy phần?
Hoạt động 3:
* Nhân vật Vũ Nương được tác giả giới thiệu là người như thế nào?
* Nàng xữ sự thế nào trước tính đa nghi, hay ghen của chồng?
* Khi tiển chồng đi lính, nàng đã dặn chồng những điều gì? Từ đo cho thấy phẩm chất gì của nàng?
* Khi xa chồng, nàng đã đối xữ với mẹ chồng như thể nào?
* Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương?
* Liên hệ với cuộc sống thực tế hiện đại ngày nay?
Hs: Thảo luận, trình bày.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Nguyễn Dữ - Nhà văn ở thế kỉ 16, quê ở Hải Dương. Ông học rộng tài cao, sống ẩn dật.
* Truyền kỳ mạn lục: gồm 20 truyện về người phụ nữ đức hạnh khao khát cuộc sống, tình yêu hạnh phúc như ng gặp nhiều bất hạnh.
2. Đọc bài:
* Tóm tắt nội dung.
* Bố cục văn bản: 3 phần.
- Vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Nổi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Ước nguyện của nhân dân.
II. Phân tích:
1. Vẻ đẹp của Vũ Nương:
* Giới thiệu là người phụ nữ nết na, tư dung tốt đẹp.
- Giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để thất hòa.
- Nàng không cần mang vinh hiển, chỉ cần bình an trỏ về àTình yêu chân thật, tha thiết không màng danh lợi.
- Xem mẹ chồng như mẹ đẻ, hết lòng chăm sóc, thuốc thang, hết lòng an ũi, động viên.
à Xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, chung thũy, hiếu thảo, hết lòng chăm sóc vun vén cho hạnh phúc gia đình.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về vẻ dèp của Vũ Nương.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Đọc lại văn bản, nắm vững nội dung, phân tích các phần còn lại.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 17 	Ngày soạn:......../......./...........
chuyện người con gái nam xương
(Truyền kỳ mạn lục)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được nổi oan khuất đau đớn của người phụ nữ trước sự bất công chiến tranh phi nghĩa của xã hội cũ.
2. Kĩ năng: Phân tích, cảm thụ truyện truyền kỳ.
3. Thái độ: cảm thông với nổi đau, bất hạnh của người phụ nữ trước xã hội cũ.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv Nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Nhân vật Trương Sinh được giới thiệu là người chồng như thế nào?
* Đây có phải là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của Vũ Nương không? Hay là vì đâu?
* Cuộc chiến tranh đó có được sự đồng tình của nhân dân không? Thể hiện rỏ ở chi tiết nào?
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng tình huống dẫn đến cái chết của Vũ Nương?
* Tác giả lên án, tố cáo sự xấu xa, bất công nào của xã hội cũ?
* Vũ Nương chọn cái chết để giải oan thể hiện phẩm chất gì? Liên hệ với cuộc sống hiện tại?
Hs: Thảo luận, bàn bạc, trình bày.
Hoạt động 2:
* Cuối cùng của câu chuyện, Vũ Nương có được giải oan không? Nhận xét về hình ảnh của Vũ Nương xuất hiện trên dòng sông ở phần cuối truyện?
* Chi tiết này có thật không? Vậy chi tiết đó có ý nghĩa gì?
* Qua đây cũng thể hiện tình cảm như thế nào của tác giả đối với người phụ nữ?
Hoạt động 3:
Gv: Yêu cầu hs khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản?
Hs: Thảo luận, bàn bạc, trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung, khái quát.
II. Phân tích:
2. Nổi oan khuất dẫn đến cái chết của Vũ Nương:
- Trương Sinh có tính hay ghen, hồ đồ, độc đoán.
- Nguyên nhân sâu sa dẫn đến nổi oan của Vũ Nương là cuộc chiến tranh phi nghĩa không được lòng dân.
- Tình huống chân thật, sinh động, hợp lý.
ằ Tố cáo chế độ phụ quyền, cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Vũ Nương chọn cái chết để giải oan cho mình à Phẩm chất trong sáng, thũy chung, tự trọng của người phụ nữ, đồng thời thấy được sự bế tắc của người phụ nữ trong xã hội cũ.
3. Ước mơ của nhân dân:
- Cuối cùng Vũ Nương được giải oan và xuất hiện trong vẻ đẹp lộng lẫy à chi tiết truyền kỳ (ảo) à Ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng trong cuộc sống.
à Đồng thời thể hiện sự thương cảm sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk)
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Đọc, tóm tắt nội dung câu chuyện, nắm nội dung bài học, Chuẩn bị bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 18 	Ngày soạn:......../......./...........
xưng hô tronh hội thoại
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được sự phong phú đa dạng, đặc tính bộc lộ sắc thái biểu cảm của hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. Quan hệ giữa từ xưng hô với tình huống giao tiếp.
2. Kĩ năng: Sử dụng từ ngữ xưng hô phù hợp, linh hoạt trong giao tiếp.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, tình huống giao tiếp.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu các nguyên nhân không tuân thủ các phương châm hội thoại?
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Yêu cầu hs tìm các từ ngữ xưng hô quen thuộc, so sánh với các từ ngữ xưng hô nước ngoài.
Hs: Thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét: So với tiếng các nước, từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt đa dạng, phong phú hơn nhiều.
Hs: Đọc 2 đoạn trích trong sgk. Xác định các từ ngữ xưng hô của các nhân vật.
* Phân tích thái độ của các nhân vật qua các từ ngữ xưng hô?
* Từ ví dụ trên rút ra kết luận gì về hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
* Khi sử dụng từ ngữ xưng hô, người nói cần phải chú ý điều gì?
Hs: Thảo luận, bàn bạc, trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Bài tập1: Hs xác định từ ngữ xưng hô, phân tích sự nhầm lẫn và nguyên nhân.
Bài tập 2: Hs thảo luận, bàn bạc, trình bày.
Bài tập 3: Hs hoạt động nhóm, đại diện trình bày.
I. Khái niệm và cách sử dụng
1. Ví dụ:
a. -Dế Choắt: anh - em.àtình cảm, tỏ ra là kẻ yếu đuối.
-Dế Mèn: ta - chú mày.àngạo mạn, xem mình hơn người.
b, -Dế Choắt: tôi- anhàngang hàng, bình đẵng.
- Dế Mèn: tôi - anh àtỏ ra hối hận, không còn ngạo mạn nữa.
2. Kết luận:
* Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, đa dạng, giàu sắc thái biểu cảm.
* Cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Chúng ta à Chúng tôi, chúng em. 
Vì là người nước ngoài nên không nắm vững từ ngữ xưng hô tiếng Việt.
Bài tập 2:
Bài tập 3:
- Với mẹ: kính trọng tình cảm mẫu tử.
- Với sứ giả: thể hiện sức mạnh, quyết đoán, phi thường.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiền thức cơ bản cần nắm về đặc điểm của từ ngữ xưng hô.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị bài Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 19 	Ngày soạn:......../......./...........
CáCH DẫN TRựC TIếP Và CáCH DẫN GIáN TIếP
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Phân biệt được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, xác định vai trò, chức năng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm. 
2. Kĩ năng: Sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, mẫu văn bản.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nhận xét về hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc ví dụ, xác định, phân tích các cụm từ in đậm.
* Cụm từ in đậm được tách bách với đoạn văn bằng dấu hiệu gì?
* Vì sao cụm từ đó lại được tách bạch ?
* Thế nào là cách dẩn trực tiếp?
* Khi dẫn trực tiếp cần sử dụng thêm phương tiện gì?
Hoạt động 2:
Hs: Đọc ví dụ, xác định phần in đậm.
* So sánh nội dung, cách trình bày của hai ví dụ?
* Vậy cách dẫn gián tiếp như thế nào?
Hs: Thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
Bài tập 1: Xác định lời dẫn, ý dẫn, dấu hiệu nhận biết.
 Hs: Thảo luận, bàn bạc, trình bày.
Bài tập 2: Hs hoạt động nhóm, đại diện trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
I. Cách dẫn trực tiếp:
1. Ví dụ:
a. Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
à Đó là lời nối, ý nghĩ trực tiếp của nhân vật.
2. Kết luận:
- Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, đối tượng.
- Được tách bạch bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp:
1. Ví dụ:
a, lời nói trực tiếp.
b, Nhắc lại ý của nhân vật, không có dấu ngoặc kép, có thêm “rằng” ở phía trước.
2. Kết luận:
- Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
a, Lời dẫn trực tiếp.
b, ý dẫn trực tiếp.
Bài tập 2:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, tìm hiểu sự phát triển của từ vựng.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 21 	Ngày soạn:......../......./...........
sự phát triển từ vựng
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được từ vựng của ngôn ngữ không ngừng phát triển, từ vựng phát triển bằng nhiều cách khác nhau.
2. Kĩ năng: Xác định được nghĩa gốc và nghĩa phát triển.
3. Thái độ: ý thức giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, các ví dụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Dấu hiệu nhận biết?
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv cho hs quan sát ví dụ về từ nhiều nghĩa và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc ví dụ, tìm hiểu nghĩa của các từ.
* Xác định nghĩa gốc và nghĩa phát triển? 
* Từ xuân2 và từ tay2 được phát triển nghĩa theo phương thức nào?
* Khái quát về sự phát triên nghĩa của từ?
Hs: Khái quát.
Gv: Nhận xét bổ sung.
Hs: Đọc ghi nhớ và cho ví dụ.
Gv: Nhận xét ví dụ.
Hoạt động 2:
Bài tập 1:
Hs: Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển, trình bày lên bảng.
Bài tập 2:
 Hs hoạt động nhóm, đại diện trình bày.
Bài tập 3: 
Hoạt động tương tự bài tập 2.
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng:
1. Ví dụ:
* Xuân1: mùa.
- Xuân2: tuổi trẻ ( ẩn dụ).
* Tay1: Bộ phạn cơ thể người.
- Tay2: Chuyên gia về một môn 
( hoán dụ)
2. Kết luận:
Nghĩa của từ vựng phát triển từ nghĩa gốc theo hai phương thức: ẩn dụ và hoán dụ.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Chân1 nghĩa gốc.
Chân2 hoán dụ.
Chân3 ẩn dụ.
Bài tập 2: 
Trà trong các tên gọi 
à nghĩa chuyển.
Bài tập 3:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản cần nắm về sự phát triển từ vựng.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, tìm hiểu về từ mới và từ mượn.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct16 - t20.doc