Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần học 26 đến tuần 30

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần học 26 đến tuần 30

TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được nét chính về cuộc đời, con người, sự nghiệp của nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.

2. Kĩ năng: Tóm tắt nội dung, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Tập truyện Kiều, chân dung Nguyễn Du, tranh minh họa.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Cảm nghĩ của em về vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

III. Bài mới:

1. đặt vấn đề: Gv cho hs quan sát chân dung nguyễn Du và dẫn vào bài.

2. Triển khai bài:

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần học 26 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 26 	 Ngày soạn:......../......./...........
truyện kiều của nguyễn du
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được nét chính về cuộc đời, con người, sự nghiệp của nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
2. Kĩ năng: Tóm tắt nội dung, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tập truyện Kiều, chân dung Nguyễn Du, tranh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Cảm nghĩ của em về vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv cho hs quan sát chân dung nguyễn Du và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc phần 1, trình bày khái quát về Nguyễn Du.
* Giới thiệu về năm sinh, năm mất, quê quán của Nguyễn Du?
* Giới thiệu một số nét về gia đình của Nguyễn Du?
* Giới thiệu qua về cuộc đời của Nguyễn Du?
* Sự nghiệp văn chương có những điểm đáng chú ý gì?
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Gv: Giới thiệu sự ra đời của truyện từ đó khẵng định sự sáng tạo của Nguyễn Du.
Hs: Nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 3:
Gv: Hướng dẫn hs đọc phần tóm tắt nội dung và tốm tắt ngắn gọn theo lời văn của mình.
Hoạt động 4:
* Tác phẩm phản ánh hiện thực gì của xã hội?
* Tác phẩm thể hiện tư tưởng gì của tác giả?
* Nhận xét về ngôn ngữ và nghệ thuật của tác phẩm?
I. Nguyễn Du: (1765-1820)
1. Cuộc đời:
* Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, nghi Xuân, Hà Tĩnh.
* Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
* Bản thân học giỏi nhưng gặp nhiều lận đận. Ông bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa khác nhau à ảnh hưởng đến sáng tác của nhà thơ và trái tim giàu yêu thương.
2. Sự nghiệp văn chương:
- Gồm nhiều tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm (243 bài thơ chữ Hán).
II. Truyện Kiều:
1. Nguồn gốc tác phẩm:
- Dựa trên nội dung của “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân à Nguyễn Du thay đổi hình thức và sáng tạo thêm cốt truyện cho phù hợp với hiện thực xã hội Việt Nam.
2. Tóm tắt nội dung: Gồm ba nội dung chính:
- Gặp gở và đính ước.
- Gia biến và lưu lạc.
- Đoàn tụ.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
a, Giá trị nội dung:
* Phản ánh hiện thực:
- Bộ mặt tàn bạo của các tầng lớp trong xã hội phong kiến.
- Số phận bị áp bức, tấn bi kịch của người phụ nữ.
* Giá trị nhân đạo sâu sắc:
- Cảm thông sâu sắc trước nổi khổ của con người.
- Đề cao trân trọng giá trị của con người.
b, Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ tinh tế, chính xác, biểu cảm.
- Lời kể đa dạng, nghệ thuật miêu tả phong phú.
- Thể thơ lục bát.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thứ cần nắm về cuộc đời của Nguyễn Du, nội dung, nghệ thuật của Truyện kiều.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Đọc lại bản tóm tắt, nắm nội dung bài học, tìm đọc tác phẩm, đọc tìm hiểu đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 27 	Ngày soạn:......../......./...........
chị em thúy kiều
	(Nguyễn Du)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du, khắc họa bằng bút pháp cổ điển.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng miêu tả nhân vật trong văn bản tự sự.
3. Thái độ: Tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: bảng phụ, tranh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Nhắc lại nét chính về tác giả, tác phẩm. Xác định vị trí đoạn trích trong tác phẩm.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Xác định bố cục.
Gv: Nhận xét chốt lại.
Hoạt động 2:
* Vẻ đẹp của hai chị em được giới thiệu bằng hình ảnh nào?
* Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
* Nhận xét cách giới thiệu của tác giả?
Hoạt động 3:
* Tác giả đã tả vẻ đẹp của Thúy Vân bằng những hình ảnh ước lệ nào?
Hs: Tìm kiếm, trình bày.
* Nhận xét về các hình ảnh?
* Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Vân qua câu “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”?
Hoạt động 4:
* Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều qua những khía cạnh nào?
Hs: Tìm kiếm, trình bày.
* So sánh vẻ đẹp của Thúy Vân?
* Cảm nhận gì về vẻ đẹp và cuộc đời của Thúy Kiều qua câu thơ “ Hoa ghen thua thắm, liểu hờn kém xanh” ?
* Qua cách trình bày cho thấy nhân vật nào là nhân vật chính, nhân vật nào là nhân vật phụ? 
Hoạt động 5:
Hs: Khái quát về nội dung và nghệ thuật.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc phần ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc bài:
2. Bố cục:
- 4 câu đầu: miêu tả chung về hai chị em.
- 4 câu tiếp: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
- Còn lại: đặc tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
II. Phân tích:
1. Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em:
- Tố nga: người con gái đẹp, có cốt cách duyên dáng như mai, trong trắng như tuyết.
à Bút pháp ước lệ gợi tả vẻ đẹp chung.
à Ngắn gọn, làm nổi bật vẻ đẹp hoàn hảo của hai chị em.
2. Vẻ đẹp của Thúy Kiều:
- Các đường nét được miêu tả bằng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh à Vẻ đẹp phúc hậu, quý phái.
à Vẻ đẹp tạo sự hài hòa với thiên nhiên, được thiên nhiên cảm phục. à cuộc đời suôn sẻ, êm đềm.
3. Vẻ đẹp của Thúy Kiều:
- Thúy Kiều đẹp một cách toàn diện cả về hình dáng lẫn tâm hồn.
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho thiên nhiên phải ghen tị à cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời của thúy Kiều đồng thời tg cũng báo trước một cuộc đời đầy bất trắc, trái ngang.
- Qua cách trình bày à Kiều là nhân vật chính của truyện.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk).
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thứ cơ bản cần nắm về nghệ thuật miêu tả của tác giả.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, học thuộc đoạn trích, đọc, phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 28 	 Ngày soạn:......../......./...........
cảnh ngày xuân
	(Nguyễn Du)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của nguyễn Du.
2. Kĩ năng: Phân tích các yếu tố miêu tả thể hiện tâm trạng của nhân vật.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh họa, Tác phẩm truyện kiều.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn trích Chị em Thúy Kiều Nhận xét nghệ thuật miêu tả của tác giả.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Giới thiệu vị trí đoạn trích trong tác phẩm.
Hs: Nghe, ghi nhớ.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn. Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Thảo kuận, trình bày nội dung chính của đoạn trích.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
* Cảnh mùa xuân được tác giả gợi tả qua những chi tiết nào?
Hs: Tìm kiếm, trình bày.
* Những hình ảnh đó gợi lên ấn tượng gì về mùa xuân?
* Nhận xét về cách chọn và tả màu sắc của tác giả?
* Những lể hội nào được nhắc đến trong đoạn thơ?
Hs: Tìm kiếm, trình bày.
* Nhận xét cách sử dụng từ ghép cho thấy không khí của các hoạt động trong ngày tết thanh minh?
* Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có khác gì so với bốn câu đầu?
* Các từ láy diễn tả cảnh thiên nhiên thay đổi như thế nào?
* Từ đó ta thấy được tâm trạng của con người như thế nào?
* Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp buồn, luyến tiếc trong thiên nhiên và trong lòng người ở đoạn cuối?
Hoạt động 3:
Hs: Khái quát về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.
Gv: Nhận xét, bổ sung, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu bài:
1. Đọc bài:
2. Chú thích:
3. Nội dung chính: Tả cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.
II. Phân tích:
1. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân:
- Hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu gợi tả không gian khoáng đạt, sinh động, giàu sức sống.
- Màu sắc tươi sáng, long lanh .
ằ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, sinh động, làm say đắm lòng người.
2. Cảnh lể hội trong tiết thanh minh:
 - Tác giả đã sử dụng các từ ghép à cảnh chơi xuân, không khí vui nhộn, tấp nập, ríu rít.
3. Cảnh chị em Thúy Kiều ra về:
- Bóng ngả về tây àThời gian, không gian thay đổi.
- Các từ láy diễn tả thiên nhiên trầm lại, tỉnh lặng hơn, trầm lắng hơn.
à Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, luyến tiếc về ngày vui xuân đã tàn.
ằ Khung cảnh ngày xuân sắp tàn và tâm trạng của chị em Thúy Kiều như báo trước một điều gì sắp xãy ra.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk)
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, học thuộc lòng đoạn trích. Chuẩn bị bài Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 29 	Ngày soạn:......../......./...........
thuật ngữ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm của thuật ngữ và đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.
2. Kĩ năng: Sử dụng thành thạo các thuật ngữ thồng thường.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, mẫu câu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv Giới thiệu trực tiếp vào bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc ví dụ.
* Cách giải thích nào yêu cầu phải có trình độ chuyên môn về hóa học mới có thể biết được?
* Những định nghĩa đó thuộc môn nào?
* Những từ đó chủ yếu được dùng trong văn bản nào?
Hs: Kết luận về khái niệm thuật ngữ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
* Trong hai ví dụ trên, ví dụ nào từ muối có sắc thái biểu cảm?
Hs: Quan sát, trình bày.
* Thuật ngữ có những đặc điểm gì?
Hoạt động 3:
Bài tập 1: Hs hoạt động nhóm, đại diện trình bày.
Bài tập 2: Hs thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
I. khái niệm thuật ngữ:
1. Ví dụ:
a, Dựa theo đặc tính bên ngoài à cảm tính.
b, Dựa vào đặc tính bên trong ànghiên cứu khoa học, môn hóa học.
c, Thạch nhủ à Địa lý.
Ba zơ à Hóa học.
ẩn dụ à Tiếng Việt.
Số thập phân à Toán học.
à Chủ yếu được sử dụng trong văn bản khoa học.
2. Kết luận:
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ...
II. Đặc điểm của thuật ngữ:
1. Ví dụ:
a, Thuật ngữ không có sắc thái biểu cảm.
b, Có sắc thái biểu cảm à cảm thông nổi cay đắng vất vã.
2. Kết luận:
- Mổi thuật ngữ biểu hiện một khái niệm và ngược lại.
- Thuật ngữ không có sắc thái biểu cảm.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Xâm thực.
- Hiện tượng hóa học.
- Di chỉ.
- Thụ phấn.
- Lưu lượng.
- Trọng lực.
- Khí áp.
Bài tập 2:
- Phương trình à ẩn dụ chỉ mối liên hệ giữa dân số và các vấn đề khác.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị bài Trau dồi vốn từ.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 30 	 Ngày soạn:......../......./...........
trả bài tập làm văn
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu khiến thức đã học về văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng: Tự đánh gía rút kinh nghiệm bài làm.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chấm bài, trả bài.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: không.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào mục đích bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Nhắc lại đề bài.
* Đề văn yêu cầu thể loại gì?
* Đề yêu cầu thuyết minh về đối tượng nào?
Gv: Hướng dẫn hs tìm ý và lập dàn bài.
Hs: Cùng nhau thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá, khái quát bằng bảng phụ.
Hoạt động 2:
Hs: Căn cứ dàn bài, đọc bài và tự sữa lổi bài làm của mình.
Gv: Hướng dẫn, giám sát.
Hoạt động 3:
Gv: Nhận xét chung, đánh giá ưu, nhược diểm của bài làm hs.
Gv: Chọn một vài bài tiêu biểu đọc trước lớp
Hs: Nhận xét.
I. Xây dựng đáp án:
Đề bài: Giới thiệu một lể hội đặc sắc ở quê hương ViệtNam?
1.Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Thuyết minh.
- Đối tượng: Lể hội văn hóa đặc sắc.
2. Xây dựng dàn bài:
II. Tự đánh giá bài làm:
1. Những điểm tốt:
2. Những điểm cần bổ sung:
III. Nhận xét chung bài làm của hs:
*Ưu điểm:
* Nhược điểm:
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét buổi học, chốt lại bài học kinh nghiệm về bài làm của hs.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Rút ra bài học cho bài làm, tiếp tục đánh giá, rút kinh nghiệm bài làm của mình, chuẩn bị cho bài làm tiếp theo.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct26-t30.doc