Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần thứ 28

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần thứ 28

Tuần 28 Ngày soạn: . / . / .

Tiết 126 Ngày dạy . / . / .

 MÂY VÀ SÓNG

 (Ra-bin-đra-nát Ta-go)

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh đạt được :

1.Kiến thức:

-Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “mây và sóng”.

-Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.

2.Kĩ năng:

-Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.

-Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc cua bài thơ.

B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Đọc, nghiên cứu tác giả tác phẩm, tài liệu liên quan.

 - Trò : Đọc, nghiên cứu tài liệu, xem hệ thống câu hỏi.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp (1ph)

 2. Bài cũ: (5ph)Đọc thuộc lòng bài Nói với con. Nêu cảm nhận của em khi tiếp cận thơ Y Phương .

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài : Đây là một bài thơ văn xuôi không theo vần, song vẫn có âm điệu nhịp nhàng chuyển tải được tình cảm quí giá của gia đình một cách tự nhiên

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần thứ 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 126 Ngày dạy .......... / ............ / .............
 MÂY VÀ SÓNG
 (Ra-bin-đra-nát Ta-go)
A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh đạt được :
1.Kiến thức:
-Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “mây và sóng”.
-Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
2.Kĩ năng:
-Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
-Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc cua bài thơ.
B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Đọc, nghiên cứu tác giả tác phẩm, tài liệu liên quan.
 - Trò : Đọc, nghiên cứu tài liệu, xem hệ thống câu hỏi. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp (1ph)
 2. Bài cũ: (5ph)Đọc thuộc lòng bài Nói với con. Nêu cảm nhận của em khi tiếp cận thơ Y Phương .
 3. Bài mới: 
 Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài : Đây là một bài thơ văn xuôi không theo vần, song vẫn có âm điệu nhịp nhàng chuyển tải được tình cảm quí giá của gia đình một cách tự nhiên .
Hoạt động của thầy và trò.
 Hoạt động 2 : (8ph)Hãy đọc và nêu những hiểu biết về tác giả tác phẩm?
Hoạt động 3: (5ph) GV hướng dẫn cho các em cách đọc và tìm hiểu chú thích.
 Hoạt động 4: (15ph) Hướng dẫn cách phân tích . Hãy xác định bố cục ?Đặt tiêu đề để phân tích?
Cảm nhận của em qualời thơ ?
Hình như lúc đầu em bé đã bị cuốn hút bởi lời mời vì em thích đi chơi. Điều gì đã níu giữ em bé?
 Vấn đề triết lý nào được thể hiện qua thơ ?Hãy thuyết minh ?
Hoạt động 5 : (2ph) GV hướng dẫn HS nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Hoạt động 6 : (3ph)Cho HS đọc diễn cảm bài thơ.
	Nội dung 
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả và giả tác phẩm.
a. Tác giả : Ta – Go (1861-1941) nhà thơ hiện đại có nhiều cống hiến lớn cho văn học nghệ thuật, ông đã từng sang Việt Nam và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Thơ của ông hồn nhiên, chân thật đầy khát vọng. Ông là nhà văn đầu tiên của Châu A được nhận giải Nôben.
b. Tác phẩm : Ông để lại cho đời một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết hàng trăm truyện ngắn bút ký, 1500 bức họa, trong đó có cả ca khúc.
2. Đọc, giải nghĩa từ
3. Bố cục:
- Bài thơ được diễn tả mạch lạc tình cảm tự nhiên của em bé. Có một cấu trúc đối xứng giữa hai phần cụ thể: 
+ Thuật lại lời rủ rê.
+ Thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
+ Nêu lên trò chơi do em bé sáng tạo
II. Phân tích:
1. Lời gọi của những người trên mây trên sóng :
Những người trên mây trên sóng đang được sống trong một thế giới hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu.
Lời mời gọi của họ chính là tiếng gọi hấp 
Dẫn kì diệu vô cùng thú vị và lôi cuốn. Bởi không ai từ chối được sắc màu của thiên nhiên nhất là trẻ thơ.
2. Lời chối từ của em bé :Thế mà em đã từ chối một cách dễ thương “làm sao tôi có thể rời mẹ mà đi được”. Lời từ chối ấy khiến mọi người phải cười . 
Tính nhân văn sâu sắc của bài thơ thể hiện ở chỗ tâm hồn ngây thơ bé bỏng của trẻ thơ đã vượt lên những ham muốn đây chính là sức níu giữ của tình mẫu tử.
3. Trò chơi của em bé :
Đó là sự hòa quyện vào với thiên nhiên một cách tuyệt diệu. 
 Mây Mặt trăng
Em bé Mẹ
 Sóng Bến bờ kì lạ
® Đây là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng tượng trưng cho tấm lòng hiền dịu bao la của mẹ. 
Đặc biệt là câu thơ cuối nó là lời kết cho cả bài thơ để khẳng định tình mẫu tử có ở khắp nơi thiêng liêng và bất diệt.
 Hạnh phúc không phải là xa lạ bí ẩn do ai ban mà nó ở ngay trên trần thế do chính con người sáng tạo ra.
 III . Tổng kết:
 NT: Hình thức đối thoại lồng trong độc thoại 
 Hình ảnh thiên nhiên gợi cảm với sự liên tưởng phong phú.
ND: Ca ngợi tình mẫu tử,đề cao ý chi vượt lên trên cám dỗ. Cần hiểu rằng tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất khi ta gặp khó khăn.
IV. Luyện tập :Hãy đọc diễn cảm bài thơ.
 4. Củng cố : (3ph) Em cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng cao cả như thế nào trong bài thơ? 
 5. Dặn dò: (1ph) Chuẩn bị tiết 127 “Ôn tập về thơ” dựa theo hệ thống câu hỏi SGK chuẩn bị nội dung ôn tập.
*********************************************
Tuần 28 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 127 Ngày dạy .......... / ............ / .............
 ÔN TẬP VỀ THƠ
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
1.Kiến thức:
-Hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
2.Kĩ năng:
-Tổng hợp,hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
B. CHUẨN BỊ:- Thầy: Hệ thống toàn bộ tác phẩm tác giả, GTND, GTNT từng giai đoạn.
 - Trò : Học thuộc lòng, sưu tầm chân dung tác giả. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức: (1ph)
 2. Kiểm tra bài cu : (5ph): (các bài thơ đã học)
 3. Bài mới: 
 Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài : Qua tiết học này giúp các em cũng cố hệ thống những kiến thức về các tác giả tác phẩm đã học nhằm khắc nội dung văn học ,những giai đoạn qua tác phẩm. 
Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 2: (15ph) GV giúp học sinh hệ
thống các tác giả, tác phẩm đã học
HS sắp xếp các tác phẩm đó theo các giai đoạn văn học?
 Nhìn vào tiến trình phát triển của thơ ca hiện đại em có nhận xét gì ?
Hãy nêu những đề tài lớn của thơ ca em đã học?
Hoạt động 3: (10ph) GV hướng dẫn cho học sinh đánh giá nội dung nghệ thuật của các tác phẩm.
Hoạt động 4 : (8ph) GV hướng dẫn cho học sinh luyện tập để khắc sâu kiến thức.
Nội dung
1. Hệ thống các tác giả, tác phẩm đã học:
a. Lập bảng thống kê :
b. Sắp xếp các tác phẩm theo giai đoạn.
1945 – 1954 : Đồng chí – Chính Hữu
1955 – 1964 : Đoàn thuyền đánh cá, bếp lửa, con cò.
1975 đến nay : Anh trăng, viếng lăng Bác, mùa xuân nho nhỏ, nói với con, sang thu.
Kết luận chung : - Tất cả các tác phẩm trên đã tái hiện cuộc sống đất nước, hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kỳ lịch sử nhiều giai đoạn.
 - Đất nước và con người Việt Nam ta, chịu nhiều gian khổ, phải hy sinh và gánh chịu tổn thất nặng nề nhưng vô cùng kiên cường và anh dũng.
- Công cuộc xây dựng CNXH vừa hứng khởi vừa say sưa tâm huyết với rất nhiều gian nan thử thách nhưng rất kiên cường.
- Tâm hồn tình cảm, tư tưởng của con người Việt Nam luôn được sáng ngời và bộc lộ bằng những phẩm chất quý giá qua những ngôn từ hình ảnh tinh tế.
c. Những đề tài lớn của văn học :
- Đề tài về người lính và tình đồng đội.
- Đề tài về sự cống hiến thầm lặng.
2. Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật :
a. Nghệ thuật : Ngôn từ đẹp, chân thực sinh động, lời thơ giàu giá trị biểu cảm, hình ảnh đẽo gọt sáng tạo độc đáo.
b. Nội dung : Ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ, con người kiên cường dũng cảm, giàu đức hy sinh, cần cù sáng tạo.
3. Luyện tập :
a. Đọc và phân tích 1 hình ảnh trong bài thơ mà em tâm đắc.
b. Thuyết minh hình ảnh mặt trời trong thơ
 4. Củng cố : (4ph) Đọc và nêu cảm nhận của em qua bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và nêu nhận xét của em về hình ảnh mặt trời trong bài thơ.
 5. Dặn dò: (1ph) Chuẩn bị tiết 128 “Nghĩa tường minh và hàm ý” .
*********************************************
Tuần 28 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 128 Ngày dạy .......... / ............ / .............
 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh đạt được:
1.Kiến thức:
-Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.
2.Kĩ năng:
-Giải đoán và sử dụng hàm ý.
B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Nghiên cứu tài liệu hệ thống bài tập.
 - Trò : Nắm lý thuyết tìm hiểu ví dụ mẫu.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp (1ph)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5ph) Thế nào là nghĩa tường minh? Thế nào là hàm ý? Vai trò trong giao tiếp?
 3. Bài mới: 
 Hoạt động 1(1ph) Giới thiệu bài : Tường minh và hàm ý là hai cách diễn đạt khác nhau.Nó đều đưa đến cho người đọc những thông báo nhất định.Vì thế phải có những điều kiện cần thiết để sử dụng hai cách diễn đạt này. 
	Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2: (15ph) GV hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu các điều kiện sử dụng hàm ý. Đọc ví dụ và chỉ ra hàm ý của câu ?
Qua ví dụ em rút ra nhận xét gì ?
Hoạt động 3: ()3ph GV chốt kiến thức,học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: (15ph) Thực hiện các bài tập để củng cố kiến thức.
Nội dung
1. Điều kiện sử dụng hàm ý:
Câu 1 : Có hàm ý là:Sau bữa ăn này con không còn được ăn ở nhà với thầy u nữa. 
Câu 2 : Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị ở thôn Đoài rồi. 
Câu 3 : Thái độ hốt hoảng của cái Tý chứng tỏ nó đã hiểu được ý mẹ.
2. Ghi nhớ : Để sử dụng một hàm ý cần có 2 điều kiện :
- Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý.
3. Luyện tập : 
Bài tập 1 : Câu a. Người nói là anh thanh niên, người nghe là cô gái và ông họa sỹ. Hàm ý là : Mời bác và cô vào uống nước. Hai người nghe đều hiểu hàm ý và bước vào nhà.
Câu b. Người nói là anh Tấn người nghe là chị hàng đậu. Hàm ý là : Chúng tôi không thể cho được.
Câu c. Người nói là Thúy Kiều người nghe là Hoạn Thư. Hàm ý là : Mát mẻ diễu cợt Hoạn Thư, hãy chuẩn bị một sự báo oán thích đáng. Do Hoạn Thư hiểu hàm ý nên hồn xiêu phách lạc.
B/ Mình rất nhiều việc hoặc mình đã có hẹn.
Bài tập thêm: Hãy lựa chọn những tình huống để đặt những câu văn có chứa hàm y
 4. Củng cố : (3ph) Để hiểu được hàm ý cần có những điều kiện gì?
 5. Dặn dò: (2ph) Thực hiện các bài tập còn lại. Chuẩn bị tiết 129 “Kiểm tra thơ hiện đại” .
***********************************************
Tuần 28 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 129 Ngày dạy .......... / ............ / .............
KIỂM TRA VĂN HỌC - PHẦN THƠ 
 A. MỤC TIÊU : Giúp HS: 
 - Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về thơ Việt Nam hiện đại đ học. Cĩ ci nhìn tồn diện, khắc su tri thức về thơ .
 - Rèn kỹ năng tổng hợp, đánh giá.
 - Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực đối với bài học và biết trân trọng những giá trị thơ ca của dân tộc thời kỳ nà
 B. CHUẨN BỊ : GV: - N/cứu tài liệu, ra đề, đáp án phù hợp với đối tượng Hs
 HS: - Kiến thức đ học về thơ ca hiện đại Việt Nam.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định tổ chức. 
 2. Bài cũ. Khơng thực hiện.
 3. Bài mới. * Đặt vấn đề * Triển khai bài
 Đề thống nhất
 4. Thu bài, nhận xét
 5. Dặn dò:
 - Xem lại đáp án các đề trên
 - Soạn bài Tổng kết văn bản nhật dụng.
***************************************************
Tuần 28 Ngày soạn: .......... / ............ / ...........
Tiết 130 Ngày dạy .......... / ............ / .............
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận, nhận ra được những chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
đã học 
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết.
 - Giáo dục ý thứchọc tập nghiêm túc, biết khắc phục những nhược điểm.
B. CHUẨN BỊ: - Thầy: chấm bài, phương án sửa chữa 
 - Trò: ôn tập
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định: (1ph) 
 2.Kiểm tra bài cũ: (Không)
 3. Bài mới: 
 Hoạt đọng 1 (1ph) Giới thiệu bài: Bài viết số 6 có ý nghĩa quan trọng , thông qua tiết này giúp các em nhận ra những lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, bố cục và kĩ năng vận dụng các yếu tố biểu cảm nghị luận, để bàn luận một vấn đề.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2: (18ph) Giáo viên ghi đề lên bảng. 
Học sinh nhận diện lại những ưu, nhược điểm bài viết của mình.
Giáo viên chỉ ra những ưu, nhược 
điểm của học sinh trong bài viết.
GV nhấn mạnh những lỗi thường gặp,hướng dẫn các em cách khắc phục. Đọc cho các em nghe1 bài sai nhiều lỗi nhất.
Cho học sinh quan sát bố cục sau đó tiến hành viết bổ sung những thiếu sót trong bài viết của mình. Đọc bài đạt điểm cao và rút kinh nghiệm
Hoạt động 3 : (20ph)Luyên tập
GV yêu cầu HS chỉ ra lỗi đã mắc phải ở bài viết của mình. Dựa vào dàn ý để viết lại phần thân bài.
Đại diện từng nhóm trình bày cho cả lớp nghe.
Nội dung kiến thức
1.Đề bài : nêu đề và dàn ý 
2.Nhận xét chung :
a. Ưu điểm:HS bày tỏ quan điểm đúng.
- Xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề ra, một số bài viết có cảm xúc, trình bày được. Sắp xếp sự việc trình tự tạo ra những tình huống phù hợp.
- Bố cục bài hợp lý ,các luận điểm rõ ràng.
- Đã chú ý vận dụng các yếu tố nghệ thuật và lập luận khá hoàn chỉnh.
b. Hạn chế : Diễn đạt còn lủng củng, ngôn ngữ còn nghèo nàn, một số bài chữ quá xấu, trình bày lộn xộn. Còn sai chính tả, còn kể lể vụn vặt. Chú ý một số câu chưa chuẩn.chưa biết đánh giá đúng sai.
3. Chữa một số lỗi : 
a.Khắc phục những lỗi thông thường : Như phát âm, diễn đạt, dùng từ, viết câu.Viết đoạn,viết hoa... Cách lập luận trong văn bản nghị luận.
b. Chữa lỗi bố cục:
Học sinh quan sát bố cục,dàn ý ở bảng phụ .
5. Luyện tập: Viết những đoạn để bổ sung cho bài viết của mình dựa trên việc chữa lỗi. Trình bày bài viết.
 4. Củng cố : (4ph) Xem lại bài làm viết hoàn chỉnh bài viết thông qua những lưu ý đã chữa . Đọc bài của bạn đẻ rút kinh nghiệm.
5. Dặn dò: (1ph) + Nắm vững đặc điểm văn bản nghị luận.Cách làm bài và những kĩ năng tối thiểu.
 + Chuẩn bị tốt cho bài viết số 7 tiết 131 ,132Tổng kết văn bản nhật dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_thu_28.doc