Giáo án Ngữ văn khối 6 - Bài 4: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Bài 4: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

I. Mục tiêu cần đạt:

 - HS nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.

- Tập viết mở bài cho bài văn tự sự.

- Rèn luyện kỹ năng tìm chủ đề, làm dàn bài khi viết văn tự sự.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ g.thiệu về chủ đề bài văn tự sự.

- Hs: Chuẩn bị theo y.cầu.

III. Hoạt động dạy và học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra

 H. Yêu cầu của Sự việc và nhân vật trong văn tự sự?

- Kiểm tra bài tập của HS.

3. Bài mới:

- H.động 1:

H. Vấn đề chính trong văn bản: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì? VBản gồm mấy phần?

(Cuộc giao tranh giữa ST, TT. Giải thích hiện tượng lũ lụt.VB gồm 3 phần).

GV: Muốn hiểu 1 bài văn tự sự trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của bài sau đó tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy chủ đề là gì? Bố cục có phải là dàn ý không? Làm thế nào có thể x.định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm tự sự? Bài

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Bài 4: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2006 
Ngày dạy: 
 Tiết 14. Bài 4: 
 Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - HS nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
- Tập viết mở bài cho bài văn tự sự.
- Rèn luyện kỹ năng tìm chủ đề, làm dàn bài khi viết văn tự sự. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ g.thiệu về chủ đề bài văn tự sự.
- Hs: Chuẩn bị theo y.cầu.
III. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra 
 H. Yêu cầu của Sự việc và nhân vật trong văn tự sự?
- Kiểm tra bài tập của HS.
Bài mới:
- H.động 1:
H. Vấn đề chính trong văn bản: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì? VBản gồm mấy phần?
(Cuộc giao tranh giữa ST, TT... Giải thích hiện tượng lũ lụt...VB gồm 3 phần).
GV: Muốn hiểu 1 bài văn tự sự trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của bài sau đó tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy chủ đề là gì? Bố cục có phải là dàn ý không? Làm thế nào có thể x.định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm tự sự? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
*. Hoạt động 2:
- Gọi h.sinh đọc b.tập: - Lớp đọc thầm.
H. Bài văn kể về ai về chuyện gì? 
(Kể chuyện Tuệ Tĩnh dốc lòng chữa bệnh cho chú bé và nhà quí tộc).
H. Qua việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chũă bệnh cho chú bé, bài văn muốn nói lên vấn đề gì?
GV chốt: ý chính của bài văn là chủ đề của câu chuyện .
H. Vậy chủ đề nằm ở câu nào trong bài văn này? (Hai câu đầu) 
H. Sự việc tiếp theo thực hiện chủ đề ntn?
(Danh y Tuệ Tĩnh đặt trước 1 sự lựa chọn: Chữa cho chú bé nhà quí tộc)
H. Em có thể đặt tiêu đề cho truyện ntn?
- GV đưa ra bảng phụ chỉ các tiêu đề " Hs chọn.
1. Tuệ Tĩnh và hai người bệnh.
2. Tấm lòng thầy Tuệ Tĩnh
3. Y đức Tuệ Tĩnh
4. Tuệ Tĩnh
" Có thể chọn các tiêu đề 1,2,3 vì:
+ Tiêu đề 1: Nhắc 3 nhân vật chính 
+ Tiêu đề 2: Khái quát p.chất của Tuệ Tĩnh.
+ Tiêu đề 3: Giống nhan đề 2 nhưng dùng từ Hán Việt trang trọng hơn.
+ Tiêu đề 4: Không nên chọn vì quá chung chung.
GV kết luận: - Với 1 chủ đề có thể có những cách gọi tên khác nhau.
 Các nhan đề đều toát lên chủ đề của bài văn.
H. Vậy chủ đề của bài văn là gì?
Nhấn mạnh: Chủ đề có thể gọi là ý chủ đạo, ý chính cuả bài văn.
GV đưa bảng phụ .
H. Hãy tìm vị trí chủ đề và chủ đề của các văn bản sau:
Truyện
Chủ đề
Vị trí chủ đề
- Tấm lòng thầy Tuệ Tĩnh.
- S.Tinh- T.Tinh.
- Phần thưởng.
(SGK-45,46)
Tấm lòng thầy Tuệ Tĩnh
Giải thích vấn đề lũ lụt hàng năm.
Phần thưởng
Hai câu đầu.
- Nằm ở n.dung truyện .
- Tiêu đề và câu cuối truyện.
H. Dựa vào BT trên hãy cho biết: Vị trí của chủ đề thường nằm ở đâu?
GV chốt: Vị trí của chủ đề thường nằm ở phần đầu, phần giữa, phần cuối hoặc toát lên từ toàn bộ nội dung truyện mà không nằm hẳn trong câu nào.
- H.sinh tiếp tục theo dõi và tìm hiểu bài văn SGK-44.
H. Theo em bài văn này gồm mấy phần? Mỗi phần mang tên gọi ntn? Nhiệm vụ của mỗi phần?
H. Có thể thiếu 1 trong 3 phần trên được không? Vì sao? (Không thể thiếu phần nào vì nếu thiếu:
+MB: Người đọc khó theo dõi câu chuyện.
+TB: Là xương sống của truyện.
+ KB: Người đọc không biết câu chuyện cuối cùng sẽ ra sao?
H. Em nhận xét gì về hình thức của mỗi phần?
GV: Trong 3 phần: Phần MB, KB thường ngắn gọn. Phần thân bài dài hơn và chi tiết hơn.
H. Vậy trước khi làm bài văn, để cho bài văn đầy đủ, mạch lạc ta nhất thiết phải làm gì? (Lập dàn bài.)
H. Dàn bài chung của văn tự sự thường có mấy phần? Nvụ của từng phần? 
*. Hoạt động 3:
- Gọi h.sinh đọc phần ghi nhớ.
- Chốt k.thức cần nhớ.
*. Hoạt động 4:
- H.sinh đọc b.tập " X.định yêu cầu kthức vận dụng.
- Cho h.sinh thảo luận nhóm: 
+ Nhóm 1, 2,3 " Thể hiện yêu cầu 1 &2.
+ Nhóm 4,5, 6 " Thể hiện yêu cầu 3, 4
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV + h.sinh nhận xét.
- Gv đưa ra bảng phụ đáp án đúng.
- Đọc thêm “những cách mở bài văn kể chuyện” (Sgk- 47)
4. Củng cố:
- GV hệ thống bài giảng.
- Khắc sâu những kiến thức cần nhớ.
5. HDH: 
+ Học bài, thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2-46.
+ Chuẩn bị : Tìm hiểu đề...
+ Cho đề về nhà làm bài viết số 1.
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của văn tự sự 1. Chủ đề của bài văn tự sự 
a. Bài tập:
 Tìm hiểu bài văn (SGK- 44, 45)
 Bài văn nêu ý chính: Tuệ Tĩnh là nhà danh y lỗi lạc đời Trần hết lòng thương yêu giúp đỡ người bệnh .
" Đó là chủ đề của bài văn.
b. Nhận xét:
* Chủ đề: Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong truyện.
*.Chủ đề thường nằm ở phần đầu, phần giữa, phần cuối hoặc toát lên từ nội dung câu truyện.
2. Dàn bài của bài văn tự sự :
a. Bài tập: 
Tìm hiểu bài văn (Sgk-44,45)
b. Nhận xét: 
- Bài văn gồm 3 phần:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật.
2. Thân bài: Phát triển, diễn biến của sự việc, câu chuyện.
3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện.
- Khi làm bài văn, nhất thiết phải lập dàn bài hay còn gọi là bố cục, dàn ý của bài văn.
II. Ghi nhớ: (Sgk- 45 )
III. Luyện tập:
1. Bài số 1: (Sgk- 45, 46) 
* Yêu cầu: 
+ Xđịnh chủ đề
+ Chỉ ra 3 phần của truyện
+ Sự giống và khác nhau với truyện “Tuệ Tĩnh”
+ Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?
 Giải:
1. Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh và trung thành với vua của người ndân- đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của bọn quan tham.
2. 3 phần của truyện:
- Mở bài: Câu đầu.
- Thân bài: Các câu tiếp theo.
- Kết luận: Câu cuối
3. So sánh với truyện “Tuệ Tĩnh” 
* Giống: 
- Kể theo t.tự thời gian.
- 3 phần rõ rệt.
- ít hành động, nhiều đối thoại.
* Khác:
- Nhân vật trong truyện “phần thưỏng ít hơn”.
- Chủ đề: Truyện “Tuệ Tĩnh” ngang phần MBài.
+ Truyện “Phần thưởng nằm trong suy đoán của người đọc”.
- Kết thúc: Truyện phần thưởng thú vị bất ngờ hơn.
+ Sự việc trong bài thú vị ở chỗ:
- Đòi hỏi vô lí của viên quan thói hạch sách dân.
- Sự đồng ý của người dân với vua thật bất ngờ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 14 chu de va dan bai ca bai van tu su.doc