Giáo án Ngữ văn khối 6 - Học kì II

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Học kì II

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

-Nắm được ý nghĩa , nội dung của Bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn trong bài văn.

-Học sinh cảm nhận được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả kể chuyện và sử dụng từ ngữ độc đáo của nhà văn Tô Hoài.

-Rèn kỹ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các nhân vật loài vật.

 B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1/Ổn định lớp:

Kiểm tra sĩ số.

2/Bài cũ:

3/Bài mới

 

doc 23 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19-Tiết: 73,74
NS:4/1/06 ND:7/1/06
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Tô Hoài)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Nắm được ý nghĩa , nội dung của Bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn trong bài văn.
-Học sinh cảm nhận được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả kể chuyện và sử dụng từ ngữ độc đáo của nhà văn Tô Hoài.
-Rèn kỹ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các nhân vật loài vật.
	B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
3/Bài mới
Truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài đầu tay của Tô Hoài.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Giáo viên cho học sinh đọc phần chú thích SGK/8
-Giáo viên giải thích ngắn gọn về tác giả Tô Hoài và tác phẩm DMPLK.
-Giải thích một số chú thích còn khó hiểu.
-Giáo viên đọc mẫu.
-Theo em đoạn trích trên được chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
-Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào, theo ngôi kể gì?
-DM được giới thiệu ở đầu câu chuyện là một chàng dế như thế nào? 
-Qua đó em có nhận xét gì về cách dùng các từ loại của tác giả? 
-Trình tự miêu tả của tác giả ra sao?
-Đoạn văn miêu tả đã làm hiện lên hình ảnh một chàng dế như thế nào trong tương tượng của em?
-Dế Mèn lấy làm hãnh diện với bà con về vẻ đẹp của mình, theo em Dế Mèn có quyền hãnh diện như vậy không?
-Tính cách Dế Mèn được miêu tả qua các hành động, chi tiết nào? 
-Dế Mèn tự nhận mình là “tợn lắm” “xốc nổi” “ngông cuồng”.Em hiểu những lời của DM là như thế nào? 
-Qua đó em nêu nhận xét của mình về tính cách của DM?
Tiết 2:
Học sinh đọc tiếp theo đến hết.
-Mang tính kiêu căng vào đời, DM đã gây ra những chuyện gì để phải ân hận suốt đời.
-Tìm những chi tiết, hình ảnh để miêu tả Dế Choắt?
-Lời xưng hô của DM đối với Dế Choắt có gì đặc biệt?
-Dưới mắt DM, DC hiện ra như thế nào? 
-Vì sao DM có được một bài học nhớ đời?
-Em hãy nhận xét DM gây sự với DC bằng câu hát.
Việc DM dám gây sự với Cốc lớn khỏe hơn mình gấp bội có phải là hành động dũng cảm không?
-Kẻ chịu hậu quả trực tiếp của trò đùa này là DC nhưng DM có chịu hậu quả nào không, đó là hậu quả gì? 
-Thái độ của DM thay đổi như thế nào khi DC chết?
-Thái độ ấy cho ta hiểu thêm điều gì về DM?
-Theo em sự ăn năn hối lỗi của DM có cần thiết không? Có thể tha thứ được không?
-Theo em có đặc điểm nào của con người được gắn cho các loài vật trong truyện, hãy tìm xem có tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự như vậy?
-Sau tất cả các sự việc đã gây ra, nhất là sau cái chết của bạn, DM đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình, theo em bài học ấy là gì?
-Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể chuyện qua văn bản này?
(Đây là một văn bản mẫu mực của kiểu văn miêu tả)
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
-Luyện tập: Viết đoạn văn miêu tả tâm trạng DM sau khi DC chết.
(Cho học sinh đại diện tổ đọc bài viết của mình)
IGiới thiệu chung
*Chú thích: SGK.
IIĐọc hiểu văn bản:
1)Đọc và chú thích:
2)Tóm tắt:
3)Phân tích:
3.1.Hình dáng tính cách của Dế Mèn
a/Hình dáng, hành động 
-Đôi càng mẫm bóng, vuốt chân nhọn hoắt, đôi cánh dài, cả người là một màu nâu bóng mỡ, đầu to nổi từng tảng, hai răng đen nhánh, râu dài uốn cong.
-Hành động: đạp phanh phách, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu
àSử dụng động từ, tính từ khá chính xác.
=>Hùng dũng, đẹp đẽ, hấp dẫn.
b/Tính cách:
-Đi đứng oai vệ như con nhà võ.
-Cà khịa với tất cả hàng xóm.
-Quát mấy chị Cào Cào.
-Đá mấy anh Gọng Vó.
-Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.
=>Kiêu căng, tự phụ, xấu.
3.2.Bài học đường đời đầu tiên
a/Nhân vật Dế Choắt:
-Như gã nghiện thuốc phiện.
-Cánh ngắn củn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.
-Hôi như cú.
-Có lớn mà không có khôn.
=>Yếu ớt, xấu xí.
b/Bài học của Dế Mèn:
-Trêu chị Cốc.
-Dế Choắt chết.
=>Rút ra bài học đầu tiên.
IITổng kết:
*Ghi nhớ: SGK.
IV..Luyện tập
Bài 1: -Cay đắng vì lỗi lầm của mình.
-Mong DC sống lại.
-Nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình.
4/Hướng dẫn về nhà :
-Về nhà học bài và làm bài tập sau:
1/Dựa vào đoạn văn miêu tả chân dung, em hãy vẽ bức tranh Dế Mèn tự hoạ và đặt một nhan đề thích hợp.
2/Viết một đoạn văn khoảng 8 câu nói về cảm nhận của em qua nhân vật Dế Choắt, về câu nói cuối đời và cái chết thảm thương của nó.
-Chuẩn bị bài :Phó từ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 19-Tiết: 75
NS:9/1/06 ND:14/1/06
PHÓ TỪ
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Nắm được phó từ là gì? Phân loại phó từ.
-Tích hợp với phần văn ở văn bản Bài học đường đời đầu tiên.
-Rèn kỹ năng: phân biệt phó từ trong cụm từ.
+Có ý thức vận dụng phó từ trong khi nói và viết.
	B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ: Kiểm tra vở soạn 5 em.
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Học sinh đọc bài tập 1/12 SGK.
-Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
-Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ?
-Những từ đi kèm với động từ và tính từ gọi là phó từ?
-Em hiểu thế nào là phó từ?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
-Cho học sinh đọc bài tập 1 trong phần II /13
-Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm?
a.chóng lớn lắm b.Đừng trêu.
c. Không trông thấy. d.đã trông thấy.
 đang loay hoay.
-Gọi học sinh điền vào bảng phân loại.
-Cho học sinh tìm thêm ví dụ và điền vào bảng.
-Vậy phó từ có mấy loại, kể tên?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK/ 14
1)Phó từ là gì?
Ví dụ:
a.đã đi; cũng ra
vẫn chưa thấy; thật lỗi lạc;
b.rất ưa nhìn; to ra; 
rất bướng.
Ghi nhớ SGK/12
2)Các loại phó từ:
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
Thời gian
Mức độ
Tiếp diến
Phủ định
Cầu khiến
đã
rất
cũng,vẫn,còn
 không,chẳng
hãy,đừng,chớ
lắm
*Ghi nhớ SGK/14.
IILuyện tập:
Bài 1/14: cho học sinh tìm những phó từ trong bài tập và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho những động từ tính từ ý nghĩa gì?
a.đã đến: quan hệ thời gian.	- Không còn:phủ định	-đã:quan hệ thời gian
-đều: sự tiếp diễn	-đương, sắp:quan hệ thời gian.	-Lại, cũng:sự tiếp diễn
-ra:chỉ kết quả và hướng -sắp, đã:chỉ quan hệ thời gian.
b.đã xâu được 	-đã: thời gian. –được: chỉ khả năng.
	4/Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học và làm bài tập vào vở.
-Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 19-Tiết: 76
NS:9/1/06 ND:14/1/06
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN
MIÊU TẢ
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả.
-Nhận diện đoạn, bài văn miêu tả.
	B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Giáo viên cho học sinh đọc các tình huống trong SGK.
-Ở ba tình huống trên , tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả? Vì sao?
-Giáo viên thuyết giảng và rút ra nhận xét.
-Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có 2 đoạn văn miêu tả DM và DC em hãy chỉ ra 2 đoạn văn đó?
-Hai đoạn văn trên giúp em hiểu được đặc điểm nổi bật gì của 2 chú dế?
-Qua tìm hiểu các ví dụ trên em cho biết thế nào là văn miêu tả? Trong văn miêu tả yếu tố nào là quan trọng nhất?
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Luyện tập:
Học sinh nêu yêu cầu bài 1
-Mỗi đoạn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra đặc điểm nổi bật của sự vật sự việc và con người, quang cảnh?
-Học sinh thảo luận nhóm.
(Mỗi nhóm 1 đoạn)
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét đánh giá, giáo viên cho ý kiến chung.
I/Thế nào là văn miêu tả?
a/Cả 3 tình huống đều cần sử dụng văn miêu tả vì căn cứ vào hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
b/Đoạn văn tả Dế Mèn: “Bởi tôi vuốt râu”
Đoạn tả Dế Choắt: “Cái anh chànghang tôi”
-Ở DM có đặc điểm: càng, vuốt, chân, râu, răng
-Ở DC có đặc điểm về hình dáng: gầy gò, dài lêu nghêu.
Ghi nhớ: SGK/ 16
IILuyện tập
Bài 1/16
Đoạn 1: Chân dung DM được nhân hoá, khoẻ, đẹp, cường tráng.
Đoạn 2:Hình ảnh chú bé Lượm: nhanh nhẹn, hoạt bát, nhí nhảnh như con chim chích.
Đoạn 3: Cảnh hồ ao bờ bãi sau trận mưa lớn, thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.
	4/Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học bài.
-Làm bài tập 2/17 và đọc thêm Lá rụng, sau đó trả lời câu hỏi:
+Cảnh lá rụng mùa đông được miêu tả kỹ lưỡng như thế nào? 
+Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng?
+Cảm nhận của em về đoạn văn ấy.
-Chuẩn bị bài Sông nước Cà Mau.
Tuần: 20-Tiết: 77
NS:14/1/06 ND:16/1/06
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
 (Trích Đất rừng phương Nam-Đoàn Giỏi)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau.
-Học sinh nắm được nghệ thuật miêu tả và thuyết minh về cảnh sông nươc Cà Mau trong bài văn của tác giả.
	B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
-Em hãy kể lại Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
-Nêu bài học rút ra từ câu chuyện này?
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Cho học sinh đọc phần chú thích trang 20.
-Nêu vài nét sơ lược về tác giả và tác phẩm?
-Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh đọc.
-Theo em bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
-Nêu nội dung đoạn 1.
-Bài văn tả cảnh gì?
-Em thử nhận xét trình tự miêu tả của tác giả?
-Tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm sông nước Cà Mau? Aán tượng ấy như thế nào? Được diễn tả qua những giác quan nào?
-Tác giả đã sử dụng nghệ thuậ ... GK, em nhận xét văn bản Vượt thác đã dựng nên một cảnh tượng thiên nhiên và con người như thế nào? 
-Miêu tả cảnh Vượt thác tác giả muốn thể hịên tình cảm gì đối với quê hương?
-Em học tập được gì về nghệ thuật qua văn bản trên?
 IGiới thiệu chung
1)Tác giả: SGK.
2)Tác phẩm:SGK.
Thuộc chương XI của truyện Quê nội
IIĐọc hiểu văn bản
1)Đọc chú thích 
2)Tóm tắt
3)Phân tích
a.Cuộc vượt thác:
a1Bức tranh thiên nhiên
-Thuyền rẽ sóng lướt bon bon -> ngã ba sông-> những bãi dâu trải r a bạt ngàn -> thuyền xuôi chầm chậm ->vườn tược um tùm  những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm.
àNghệ thuật nhân hoá, từ ngữ chọn lọc, gợi hình tượng, từ láy
=>Trù phú, tốt tươi, giàu đẹp.
a2Lúc vượt thác:
-Thuyền chuẩn bị vượt thác.
-Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng -> thuyền vùng vằng cứ như hụt xuống quay đầu chạy về -> thuyền cố lấn lên -> vượt được thác.
-Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững.
-Dọc sườn núi những cây to mọc như những cụ già đưa tay hô đám con cháu.
à Nghệ thuật nhân hoá, so sánh.
=>Cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ, hoang sơ và đầy sức sống.
b.Nhân vật Dượng Hương Thư;
-Trong đời thường:
+Nói năng nhỏ nhẹ.
+Tính nêt nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
à Hiền lành,chất phác.
-Lúc vượt thác;
+Thả sào, rút sào rộn ràng nhanh như cắt.
+Như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn hai hàm răng cắn chặtnhư một hiệp sĩ.
àNghệ thuật so sánh.
=>Đề cao sức mạnh của con người lao động trên sông nước.
IIITổng kết:
Ghi nhớ: SGK/ 
IVLuyện tập
4/Hướng dẫn về nhà:
-Học bài và làm bài tập trong SGK.
-Chuẩn bị bài So sánh.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 22-Tiết:86
NS:13/2/06 ND:15/2/06
SO SÁNH
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Nắm được 2 kiểu so sánh cơ bản: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
-Hiểu được các tác dụng của so sánh.
-Bước đầu tạo được một số phép so sánh.
	B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
Thế nào là so sánh? Lấy ví dụ và vẽ mô hình cấu tạo phép so sánh.
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Giáo viên ghi ví dụ lên bảng phụ.
-Học sinh đọc ví dụ.
-Tìm các từ so sánh trong các câu thơ trên?
-Tìm từ ngữ chú ý so sánh (chẳng, bằng, là)
-Những từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau? (ngang bằng, không ngang bằng)
-Vậy có mấy kiểu so sánh?
-Học sinh ghi nhớ 1 SGK/ 42
-Học sinh đọc đoạn văn của Khái Hưng.
-Tìm phép so sánh trong đoạn văn trên. Sự vật nào được so sánh với sự việc nào/
-Khi sử dụng phép so sánh trên đoạn văn có tác dụng gì? (gợi hình)
-Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn?
-Vậy phép so sánh có tác dụng gì?
-Học sinh ghi nhớ 2 SGK/ 42
I)Các kiểu so sánh:
Ví dụ: SGK/ 41
 So sánh ngang bằng.
Hai kiểu:
 So sánh không ngang bằng
Ghi nhớ: SGK
II)Tác dụng của so sánh
Ghi nhớ 2: SGK/42
Luyện tập:
Bài 1/43
-Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ? Chúng thuộc kiểu so sánh nào?
-Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm 
-Cho học sinh đại diện lên trình bày.
-Giáo viên nhận xét.
Bài 2/43
-Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh
-Em thích hình ảnh nào vì sao?
-Giáo viên cho học sinh thảo luận ghi ra giấy nháp
-Cho học sinh đạidiện trình bày, giáo viên nhận xét.
Bài 1/43
a/Tâm hồn tôi là một
àSo sánh ngang bằng.
b.Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
àSo sánh không ngang bằng.
c.Như àSo sánh ngang bằng.
HơnàSo sánh không ngang bằng.
Bài 2/43
a.Những câu văn có sử dụng phép so sánh:
-Thuyền rẽ sóng như đang nhớ rừng.
-Những động tác nhanh như cắt.
-DHT như một  linh.
-Núi cao như đội trời ra
-Những cây to  cụ già.
b.Em thích hình ảnh: -DHT như một  linh.
Vì trí tưởng tượng phong phú của tác gia.
-Hình ảnh nhân vật hiện lên khoẻ, đẹp, hào hùng.
-Thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.
	4/Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học bài và làm bài tập.
-Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 22-Tiết:87
NS:15/2/06 ND:18/2/06
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm của điạ phương.
-Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
	B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
Kiểm tra vở soạn.
3/Bài mới
Nội dung luyện tập
-Giáo viên đọc qua đoạn văn một lượt về văn bản sẽ viết.
-Giáo viên đọc lặp lại 2- 3 lần.
-Học sinh lắng nghe chú ý những điểm cần thiết về các phụ âm các cặp vần hay nhầm.
-Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng viết.
-Học sinh dưới lớp nghe và viết.
-Giáo viên kiểm tra và lấy điểm.
1/Đối với các tỉnh miền Bắc.
a)Viết đúng phụ âm TR / CH 
 TRÒ CHƠI
Trò chơi là của trời cho
Chớ nên chơi trò chỉ trích chê bai
Chòng chành trên chiếc thuyền trôi
Chung chiêng mới biết ông trời chớ trêu
Trao cho một chiếc trống tròn
Chơi sao cho tiếng trống tròn trơn tru
Trăng chê trời thấp hơn trăng
Trời chê trăng thấp trời trèo lên trên .
b)Phân biệt phụ âm S/X
 Sầm sập sóng dữ xô bờ
Thuyền xoay sở mặt lò dò bơi ra.
 Vườn cây san sát, sum xuê,
Khi sương sà xuống lối về tối om.
 Trời cho xuân sắc xinh xinh,
Lười xem sách báo, vô tình sinh hư.
c)Phân biệt phụ âm L/N
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng
Leo lên đỉnh núi Lĩnh Nam
Lấy nắm lá sấu nấu làm nước xông
Nỗi niềm này lắm long đong
Lững lờ lời nói khiến lòng nao nao
d)Phân biệt phụ âm R/D/Gi
Gío rung, gió giật tơi bời
Dâu da rũ rượi, rung rơi đầy vườn.
Rung rinh dăm quả doi hồng 
Gío rít răng rắc rùng rùng doi doi
2Đối với các tỉnh miền Trung , miền Nam
a)Viết đúng một số phụ âm cuối:C/T
-Lác đác mưa rơi
Man mác khí trời
Lang thang xuôi ngược
Miên man niềm vui
-Bạc ác-chan chát- ngơ ngác- khao khát- man mác- sàn sạt.
b)N/NGƯỜI
lang thang- tuyết tan- cao sang- cơ hàn- rõ ràng- cờ tán- nghênh ngang- quan san-chàng màng- vô can.
3Viết đúng một số phụ âm đầu dễ mắc lỗi:
V/D
Dui dẻ là chi?
Vui vẻ mùa hè
Di du là chi?
Vi vu gió xa
Dòng dây là chi?
Vòng vây bạn bè
	4/Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà luyện viết thêm trong SGK ở bài Vượt thác.
-Chuẩn bị bài mới Phương pháp tả cảnh.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 22-Tiết:88
NS:18/2/06 ND:20/2/06
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn, một bài tả cảnh.
Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chon; kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.
	B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
Kiểm tra vở soạn 3 em
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 
NỘI DUNG GHI BẢNG
Phương pháp viết bài văn tả cảnh:
Đoạn a:
-Tả ngoại hình và các động tác
-Hai hàm răng cắn chặt cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn.
*Đoạn b:
-Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau.
-Theo trình tự từ dưới mặt sông nhìn lên bờ từ gần đến xa.
*Đoạn c:
Gồm 3 phần:
+Mở đoạn: 3 câu đầu: Tả khái quát về tác dụng cấu tạo, màu sắc luỹ tre làng.
+Thân đoạn:Tả kỹ 3 vòng của luỹ tre
+Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc.
*Trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.
Ghi nhớ SGK/ 46
IILuyện tập
Bài 1/ 47:
a.Từ ngoài vào trong (theo trình tự không gian).
b.Từ lúc trống vào lớp đến lúc hết giờ (trình tự thời gian)
c.Kết hợp hai trường hợp trên.
-Những hình ảnh tiêu biểu có thể chọn.
+Cảnh học sinh nhận đề nêu một vài gương mặt tiêu biểu
+Cảnh học sinh chăm chú làm bài.
+Giáo viên 
+Cảnh thu bài.
+Cảnh bên ngoài lớp học: sân trường, cây cối, chim chóc
Bài 2/47:
Tả cảnh sân trường lúc ra chơi.
a.Cách tả theo trình tự thời gian
-Trống hết tiết hai, báo giờ ra chơi đã đến.
-Học sinh từ các lớp ùa ra sân.
-Cảnh học sinh chơi đùa.
-Các trò chơi quên thuộc.
-Góc phía đônggiữa sân.
-Trống vào lớp học sinh vào lớp.
-Cảm giác của người viết.
b.Cách tả theo trình tự không gian.
-Các trò chơi ở giữa sân, ở góc sân.
-Một trò chơi đặc sắc mới lạ, sôi động.
Bài 3/47
Hướng dẫn học sinh về nhà làm.
	4/Hướng dẫn về nhà:
-Học bài và chuẩn bị Buổi học cuối cùng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN Ở NHÀ
A/MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện, biết cách làm bài văn tả cảnh bằng thực hành viết.
-Rèn kỹ năng viết nói chung: diễn đạt, trình bày về chữ viết, chính tả, ngữ pháp.
B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1)Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
2)Bài cũ
3)Bài mới
Giáo viên ra đề cho học sinh về nhà làm.
Đề: Em hãy tả quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em.
I/Yêu cầu;
-Nội dung:+ Bài văn có bố cục 3 phần
+Thể loại: văn miêu tả.
+Tả quang cảnh buổi lễ chào cờ.
-Hình thức:
Chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy không cẩu thả.
II/Đáp án: 
*Mở bài: Em và các bạn đi sớm để làm lễ chào cờ.
*Thân bài:
-Trước lúc chào cờ
+Các bạn tụ thành nhóm và chơi
+Lớp trực xếp bàn ghế để chuẩn bị
+Quốc kỳ và chân dung Bác.
-Chào cờ
+Tậphợp
+Các nghi thức 
+Tổng kết tuần, dặn dò.
+Cô tổng phụ trách
+Thầy hiệu trưởng
*Kết bài:
-Vào lớp học nhưng dư âm vẫn còn
-Quyết tâm thi đua.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO VAN 6 HKII.doc