Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 103: Cô Tô

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 103: Cô Tô

Tiết 103. Bài 25: Cô Tô

A. Mục tiêu cần đạt

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô, đó là bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài văn. Thấy được tài năng miêu tả của tác giả

- Rèn kĩ năng đọc, tìm chi tiết miêu tả, phân tích cái hay của biện pháp nghệ thuật.

- GD lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

B. Chuẩn bị:

- GV: Một số tranh ảnh về hòn đảo Cô Tô. (Nếu có)

- HS: Chuẩn bị bài.

C. Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

H. Đọc thuộc lòng bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa? Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 103: Cô Tô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 
Giảng: 
Tiết 103. Bài 25: Cô Tô 
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô, đó là bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài văn. Thấy được tài năng miêu tả của tác giả
- Rèn kĩ năng đọc, tìm chi tiết miêu tả, phân tích cái hay của biện pháp nghệ thuật.
- GD lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị:
- GV: Một số tranh ảnh về hòn đảo Cô Tô. (Nếu có)
- HS: Chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
H. Đọc thuộc lòng bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa? Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài?
* Hoạt động 1:
Chương trình NV6 tập trung vào các văn bản tự sự, một trong những thể quen thuộc trong tự sự là kí. Cô Tô là một văn bản thuộc thể kí kể, tả phong cảnh và sinh hoạt ở một vùng hải đảo. Để thấy được vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, bức tranh trong sáng về đời sống con người trên đảo Cô Tô chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài..
* Hoạt động 2:
- Học sinh đọc bài tập
- GV hướng dẫn đọc: Ngắt nghỉ đúng chỗ, chú ý những đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người.
- GV đọc mẫu - HS đọc.
H. Em hiểu biết gì về tác giả Nguyễn Tuân?
- GV: TP của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt, vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện
- Đoạn trích ghi lại cảnh đảo trong chuyến đi thăm đảo của TGiả.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK.
H. Cho biết bố cục của văn bản?
- GV: Cảnh đảo Cô Tô được tác giả miêu tả ntn?
 (Chuỷên ý)
- HS đọc lại đoạn đầu.
H. Cảnh đảo Cô Tô sau trận bão được tác giả miêu tả ntn?
H. Nhận xét gì về các hình ảnh, từ ngữ, câu văn sử dụng trong đoạn này?
H. Quan sát toàn cảnh Cô Tô tác giả đã chọn vị trí nào để quan sát?
(Nóc đồn biên phòng Cô Tô).
H. Tại sao khi miêu tả toàn cảnh Cô Tô tác giả lại sử dụng những câu văn dài?
(Vẻ đẹp rộng lớn của Cô Tô)
H. Với cách miêu tả như vậy em hình dung toàn cảnh Cô Tô như thế nào?
- GV: Với cách miêu tả của TG, chúng ta càng thêm yêu mến Cô Tô như bất cứ người chài nào đã từng sinh ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Bức tranh Cô Tô đẹp còn vì có tình người của Nguyễn Tuân.
- GV lưu ý HS cách viết đoạn văn của Nguyễn Tuân.
 Cô Tô đã đẹp nhưng càng đẹp hơn khi tác giả miêu tả cụ thể cảnh trên đảo. Vậy những cảnh đó là gì .(Chuyển ý)
- HS theo dõi từ: Mặt trời lại rọi lên.là là nhịp cánh.
H. Có thể nói cảnh mặt trời mọc trên biển được tác giả vẽ lên thành một bức tranh với ngòi bút tài hoa.Bằng các dẫn chứng, em hãy chứng minh điều đó?
H. Tại sao khi miêu tả mặt trời tác giả lại dùng từ "hiền từ"?
(đẹp, phúc hậu như một con người
- BP nhân hoá)
H. Em nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
H. Em cảm nhận được gì về cảnh mặt trời mọc qua cách miêu tả của Nguyễn Tuân?
H. Theo em do đâu mà tác giả lại miêu tả được như vậy?
(tài năng quan sát, lòng yêu thiên nhiên)
GV: Đã nhiều lần Nguyễn Tuân rình mặt trời mọc. Có lần ông phục từ ba bốn giờ sáng.
 Có thể nói, đây là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân, ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo, như lộng lẫy mĩ lệ hơn trong cái nhìn đọc đáo của nhà văn
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả:
 Nguyễn Tuân: Là nhà văn nổi tiếng với sở trường là tuỳ bút và kí.
b. Tác phẩm:
 Là phần cuối bài kí Cô Tô
c. Các chú thích khác: (SGK)
II: Bố cục: ba phần.
- P1: Từ đầu -> Bức tranh
 Bức tranh toàn cảnh đảo Cô Tô.
- P2: Tiếp -> nhịp cánh
 Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô.
- P3: Còn lại: Bức tranh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô:
a. Vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua:
+ Bầu trời: trong sáng.
+ Cây trên núi đảo xanh mượt.
+ Nước biển lam biếc, đặm đà.
+ Cát vàng giòn.
 Các hình ảnh chọn lọc, câu văn dài, dùng một loạt các tính từ chỉ màu sắc.
Đảo Cô Tô sau trận bão thật rộng lớn với vẻ đẹp trong sáng.
b. Cảnh mặt trời mọc trên biển:
+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi.
+ Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặnY như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh
Những so sánh thật mới mẻ, những liên tưởng thật đọc đáo, thú vị. Cách dùng từ ngữ sang trọng.
 Cảnh mặt trời mọc thật hùng vĩ, rực rỡ, tráng lệ làm nên một ấn tượng riêng, đặc sắc về trời biển Cô Tô.
4. Củng cố
H. Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô được Nguyễn Tuân miêu tả ntn? Em học tập được gì qua cách miêu tả của tác giả?
5. HDH
- Học bài theo hai phần nhỏ.
- Chuẩn bị bài : Cô Tô.(tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 103 co to.doc