Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 119: Ôn tập văn miêu tả

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 119: Ôn tập văn miêu tả

Tiết 119. Bài 28:

 Ôn tập văn miêu tả

A. Mục tiêu cần đạt

- Học sinh được củng cố hệ thống hoá kiến thức, các biện pháp và kĩ năng cơ bản để làm văn miêu tả. Phân biệt mức độ của văn miêu tả với miêu tả sáng tạo. Tích hợp với phần vănở các văn bản miêu tả đã học với phần Tiếng Việt ở các biện pháp so sanh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, câu TT đơn

- Luyện kĩ năng nhận xét, phân biệt một đoạn văn miêu tả, và đoạn văn tự sự.

B. Chuẩn bị:

- GV: Một số đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.

- HS: Chuẩn bị bài.

C. Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

H. Khi viết văn miêu tả, yêu cầu bắt buộc đối với người viết là gì? Bố cục bài văn miêu tả? Yêu cầu mỗi phần

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 119: Ôn tập văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 10.3.2007
Giảng: 12 và 13.4.2007
Tiết 119. Bài 28:
 Ôn tập văn miêu tả
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh được củng cố hệ thống hoá kiến thức, các biện pháp và kĩ năng cơ bản để làm văn miêu tả. Phân biệt mức độ của văn miêu tả với miêu tả sáng tạo. Tích hợp với phần vănở các văn bản miêu tả đã học với phần Tiếng Việt ở các biện pháp so sanh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, câu TT đơn
- Luyện kĩ năng nhận xét, phân biệt một đoạn văn miêu tả, và đoạn văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
- GV: Một số đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.
- HS: Chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
H. Khi viết văn miêu tả, yêu cầu bắt buộc đối với người viết là gì? Bố cục bài văn miêu tả? Yêu cầu mỗi phần
* Hoạt động 1:
Chúng ta đã học về văn miêu tả .
H. Theo em văn miêu tả có những dạng nào?
- Tả cảnh.
- Tả người:
+ Tả chân dung.
+ Tả người trong hoạt động.
+ Tả người trong cảnh
- GV: Rất nhiều bạn khi làm văn miêu tả thường nhầm lẫn với thể loại tự sự. Để các em làm được một bài văn miêu tả hay, phân biệt rạch ròi giữa văn miêu tả và tự sự, hiểu rõ hơn cách làm bài, chúng ta cùng nhau ôn tập.
* Hoạt động 2:
- Học sinh đọc bài tập (SGK).
- Nêu yêu cầu.
H. Đoạn văn tả cảnh gì? Nêu nhận xét về cảnh đó?
H. Theo em điều gì đã làm cho đoạn văn hay và độc đáo?
H. Đoạn văn trên theo em đẹp nhất là cảnh nào? Vì sao?
H. Đoạn văn trên là đoạn văn miêu tả hay tự sự? Vì sao em nhận ra điều đó?
(Mtả: không có SViệc chỉ có cảnh, các từ ngữ so sánh liên tưởng)
- HS đọc BT2 xác định yêu cầu .
- HS thảo luận nhóm bàn: (2 phút)
- Các nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét, GV sửa sai, chốt lại .
- HS đọc bài tập 3. Nêu yêu cầu.
H. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên?
H. để làm nổi bật đặc điểm của em bé (bụ bẫm), em cần lựa chọn những hình ảnh nào?
- HS đọc bài tập 4 - Nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 6 (5 phút)
- HS đọc thầm văn bản.
+1/2 lớp tìm trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"
+ 1/2 lớp làm bài: Buổi học cuối cùng.
- Đại diện hai nhóm trình bày kết quả- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
H. Căn cứ vào đâu em phân biệt được đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự?
(Đoạn kể: Chủ yếu là hành động kể.(kể ai? Về việc gì? ở đâu?)
Đoạn tả: Chủ yếu là hành động tả: Tả ai? Tả cái gì?Cảnh hoặc người đó như thế nào? hoặc có đặc điểm gì nổi bật?.)
H. Qua việc tìm hiểu bài tập, hãy cho biết: Muốn tả cảnh hoặc người được hay, hấp dẫn ta phải làm thế nào?
(Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, đặc sắc, trình bày theo thứ tự Biết liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh)
H. Bố cục bài văn miêu tả gồm mấy phần? Yêu cầu của mỗi phần?
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức.
H. Các kĩ năng cần có khi làm văn miêu tả?
(Quan sat, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, lựa chọn, hồi tưởng hệ thống hoá)
H. Bố cục một bài văn miêu tả gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần?
(Gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh, người được tả (Khái quát).
- Thân bài: Tả chi tiết theo trình tự.
- Kết bài: ấn tượng, nhận xét về đối tượng.)
- HS đọc thêm.
H. Cho biết đâu là đoạn miêu tả? Đâu là tự sự? Vì sao em phân biệt được điều đó?
I. Văn miêu tả:
1. Bài tập 1 : 
 - Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô:
 - Đoạn văn hay và độc đáo vì:
 + Các chi tiết được lựa chọn. Các hình ảnh đặc sắc.
 + Những so sánh, liên tưởng mới mẻ, thú vị.
 + Vốn ngôn từ phong phú, sắc sảo -> Cảnh sống động như thật.
 + Tình cảm, thái độ rõ ràng đối với cảnh vật.
2. Bài tập 2: 
 Dàn ý tả cảnh đầm sen đang mùa hoa nở:
a. Mở bài:
 Giới thiệu đầm sen (Đầm sen nào? Mùa nào? ở đâu?)
b. Thân bài: Tả chi tiết:
- Lá, hoa, hương vị, màu sắc
- Gió, không khí
(Trình tự tả: Từ bờ ra hay từ giữa đầm vào, hay từ trên cao nhìn xuống).
c. Kết bài:
 ấn tượng của em về đầm sen
3. Bài tập 3:
 Tả em bé bụ bẫm, ngây thơ đang tập đi, tập nói:
 Dàn ý chi tiết:
a. Mở bài:
 Giới thiệu về em bé (Con nhà ai? Tên, tuổi, quan hệ với em ntn?).
b. Thân bài:
 Tả chi tiết:
- Tả ngoại hình.
- Em bé tập đi: Tả chân tay, má (Làm nổi bật đặc điểm bụ bẫm), dáng đi.
- Em bé tập nói: Miệng, mắt, môi, lưỡi..
c. Kết bài:
 Tình cảm, thái độ của mọi người với em bé.
4. Bài tập 4:
 - HS tìm đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự.
III. Ghi nhớ: (SGK-121)
* Đọc thêm: 
 - Đoạn a: Miêu tả.
- Đoạn b: Tự sự. 
4. Củng cố
- Giáo viên hệ thống bài giảng
- Phân biệt sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự?
5. HDH
- Học ghi nhớ.
- Làm bài tập SBT. 
- Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 119 On tap van mieu ta.doc