Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Tiết 15 - Bài 4:

 TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu cần đạt:

- Hsinh biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.

- Rèn thói quen tìm hiểu đề, tìm ý, làm dàn bà trước khi viết bài hoàn chỉnh.

- Giáo dục lòng ham thích, say mê sáng tạo văn học.

B. Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị sẵn kĩ đề Thánh Gióng, bảng phụ ghi các đề văn

- Hs chuẩn bị các đề bài ra nháp theo gợi ý của SGK.

(Chú ý tìm s.việc chính trong chuyện ST- TT, Sự tích Hồ Gươm)

C. Hoạt động dạy và học:

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

 H. Chủ đề là gì? Nêu dàn ý của bài văn tự sự.?.

- Kiểm tra bài tập của học sinh.

3. Bài mới :

*. Hoạt động 1:

 Muốn viết được một bài văn tự sự hay, thể hiện được nội dung và ý muốn kể , chúng ta phải có những thao tác nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng đó.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 15: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/9/2006
Ngày daỵ: 
Tiết 15 - Bài 4:
 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hsinh biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.
- Rèn thói quen tìm hiểu đề, tìm ý, làm dàn bà trước khi viết bài hoàn chỉnh.
- Giáo dục lòng ham thích, say mê sáng tạo văn học.
B. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị sẵn kĩ đề Thánh Gióng, bảng phụ ghi các đề văn 
- Hs chuẩn bị các đề bài ra nháp theo gợi ý của SGK.
(Chú ý tìm s.việc chính trong chuyện ST- TT, Sự tích Hồ Gươm)
C. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
 H. Chủ đề là gì? Nêu dàn ý của bài văn tự sự..?.
- Kiểm tra bài tập của học sinh.
3. Bài mới : 
*. Hoạt động 1:
 Muốn viết được một bài văn tự sự hay, thể hiện được nội dung và ý muốn kể , chúng ta phải có những thao tác nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng đó.
- Đọc B.tập 1 (Sgk- 47, 48)
- GV đưa ra bảng phụ các đề văn:
H. Lời của đề văn 1 nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
(Những từ ngữ gạch chân) 
H. Đề 3, 4,5, 6 không có từ “kể” có phải là đề văn tự sự không?
(Là đề văn tự sự, cách diễn đạt giống như nhan đề 1 " chỉ nêu ra nội dung trực tiếp của câu chuyện.)
H. Hãy gạch chân những từ ngữ trọng tâm thể hiện yêu cầu của đề, làm nổi bật yêu cầu của đề bài?
+ Đề 1: Câu chuyện em thích.
+ Đề 2: Chuyện về một ban tốt
+ Đề 3: Chuyện những ngày thơ ấu
+ Đề 4: Ngày sinh nhật
+ Đề 5: Quê em đổi mới
+ Đề 6: Em đã lớn
- GV: Trong văn tự sự có đề nghiên cứu về kể người, kể việc tường thuật lại sự việc.
H.Vậy trong các đề trên đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiên về tường thuật s.việc.
H.Qua bài tập cho biết: Khi tìm hiểu đề văn tự sự ta cần phải làm gì?
- HS đọc bài tập.
- GV định hướng: Truyện Thánh Gióng.
- GV: Ghi đề bài lên bảng. 
H. Tìm những từ ngữ quan trọng trong đềbài?
*. Tìm hiểu đề:
Những từ ngữ quan trọng: Kể....TT Thánh Gióng...Bằng lời văn của em
H. Đề yêu cầu kể về s.việc gì?
 (Chuyện Thánh Gióng đánh giặc).
 H. Trong truyện Thánh Gióng em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Chuyện thể hiện chủ đề gì?
*. Tìm ý:
 Chủ đề: yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
H. Phần mở đầu nên bắt đầu từ đâu? Vì sao bắt đầu từ đó? 
+ Mở đầu:
- G.thiệu nhân vật “đời vua Hùng thứ 6....nói, biết cười...đấy”
(Vì không có nhân vật thì không thể có s.việc, không kể được vì nhân vật là người làm ra s.việc...)
H. Diễn biến câu chuyện diễn ra ntn? Tìm hiểu s.việc chính?
+ Phần phát triển truyện (diễn biến)
- Thánh Gióng cất tiếng nói yêu cầu vua làm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.
- Gióng ăn khoẻ, lớn nhanh.
- Trở thành tráng sĩ oai phong, lẫm liệt.
- Gióng xông ra trận giết giặc.
- Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre quật vào giặc.
- Thắng giặc Gióng bay về trời.
H. Có thể đảo vị trí các s.việc được không? Vì sao? (Không. Vì không đảm bảo sự liên tục lôgíc nối tiếp)
H. Kể chuyện quan trọng nhất là xác định được chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc " Vậy chuyện Thánh Gióng kết thúc bằng s.việc nào? 
+ Kết thúc:
- Vua nhớ công ơn, phong Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ. Các di tích để lại.
 H. Với việc tìm ý, lập dàn ý cho đề bài trên.Vậy em hiểu thế nào là tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tự sự?
.
- GV treo bảng phụ các cách mở bài:
1. T.Gióng là vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết, lên 3mà không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy.
2. Ngày xưa ở làng Gióng có một chú bé rất lạ đã lên 3 mà không....
3. Ngày xưa, giặc Ân xâm phạm nước ta có một chú bé... chú bé ấy là T.Gióng.
4. Người nước Nam ta không ai là không biết Thánh Gióng, Thánh Gióng là một người đặc biệt. Đã 3 tuổi mà...
H. Nhận xét các cách diễn đạt trên? (Có dẫn nguyên văn bản không? Hãy đọc lại lời dẫn trong văn bản Thánh Gióng)
GV chốt: Khi kể lại chuyện không kể nguyên si lời văn trong văn bản nhưng vẫn giữ được cốt truyện " gọi là kể bằng lời văn của mình.
H. Vậy viết bằng lời văn của mình là viết ntn? 
GV : Khi làm bài văn tự sự phải tìm hiểu yêu cầu đề, lập dàn ý, lập ý " viết thành văn theo bố cục 3 phần: MB, TB, KL.
H. Để hiểu thế nào là tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn ý cho bài văn tự sự,
HS đọc phần ghi nhớ.
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
1. Tìm hiểu đề văn tự sự
* Bài tập:
- Đề 1: Yêu cầu
 + Kể chuyện
+ Câuchuyện mà em thích
+ Bằng lời văn của em
- Đề 3, 4, 5, 6 " Là đề tự sự.
+ Đề 3, 4, 5 " Nghiêng về kể việc, tường thuật.
+ Đề 2 &6: " Nghiêng về kể người.
b. Nhận xét:
 Khi tìm hiểu về văn tự sự phải tìm hiểu kỹ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
2. Cách làm văn tự sự:
a. Bài tập
Đề bài: Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em?
.
b. Nhận xét:
*Tìm ý:
- Xđịnh ndung theo yêu cầu của đề đó là: Xđịnh nhân vật, s.việc diễn biến kết quả và ý nghĩa của truyện.
* Lập dàn ý:
- Sắp xếp các s.việc theo trình tự hợp lí theo bố cục 3 phần: MB- TB- KL " Cuối cùng là viết thành văn.
3. Ghi nhớ: (SGK- 48) 
* Bài tập:
- Tập viết phần MB truyện Thánh Gióng.
- Lời 1: G.thiệu người a.hùng.
- Lời 2: Nói đến chú bé kì lạ.
- Lời 3: Nói đến biến đổi, lời khẳng định.
- Lời 4: Nói tới một nhân vật mà ai cũng biết đến.
* Lời văn: Là suy nghĩ rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác. Nếu cần dẫn lời của người khác phải đặt trong dấu ngoặc kép (“”).
4. Củng cố:
(?) GV hệ thống lại ND lí thuyết đã học
5. HDH:
- Học thuộc phần ghi nhớ & học bài
- Đọc lại các truy ền thuyết đã học
*. Rút k.nghiệm:
Thầy: Đi nhanh hơn phần 1 " GV dậy xong mỗi phần cần chốt lại ý chính.
Trò: Hiểu bài..
*

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 15 tim hieu de va cach lam bai van tu su 1.doc