Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 22: Văn bản: Thạch Sanh (tiếp)

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 22: Văn bản: Thạch Sanh (tiếp)

A: Mục tiêu cần đạt:

- Tiếp tục cho h/s nắm được các thủ đoạn do mẹ con nhà Lý Thông gây ra và những chiến công của Thạch Sanh.

- Rèn kỹ năng kể truyện bằng lời văn của mình.

- Giáo dục lòng dũng cảm, căm thù kể gian ác.

B. Các hoạt động dạy và học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

H. Thach Sanh ra đời ntn? Em có nhận xét gì về sự ra đời của Thạch Sanh?

 Tóm tắt các sự việc chính trong truyện Thạch Sanh?

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Với sự ra đời của Thạch Sanh, nhân dân ta quan niệm rằng nhân vật ra đời và lớn lên kỳ lạ như vậy tất sẽ rất tài giỏi và có phẩm chất đáng chân trọng

 Thạch Sanh phải qua nhưng thử thách gì? Chiến công của chàng ntn? Câu chuyện có ý nghĩa gì? .Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 22: Văn bản: Thạch Sanh (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/10/2006
Ngày giảng: 
Tiết 22. Baì 5: 
 Văn bản: Thạch Sanh ( Tiếp)
A: Mục tiêu cần đạt:
Tiếp tục cho h/s nắm được các thủ đoạn do mẹ con nhà Lý Thông gây ra và những chiến công của Thạch Sanh.
Rèn kỹ năng kể truyện bằng lời văn của mình.
Giáo dục lòng dũng cảm, căm thù kể gian ác.
B. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
H. Thach Sanh ra đời ntn? Em có nhận xét gì về sự ra đời của Thạch Sanh?
 Tóm tắt các sự việc chính trong truyện Thạch Sanh?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Với sự ra đời của Thạch Sanh, nhân dân ta quan niệm rằng nhân vật ra đời và lớn lên kỳ lạ như vậy tất sẽ rất tài giỏi và có phẩm chất đáng chân trọng
 Thạch Sanh phải qua nhưng thử thách gì? Chiến công của chàng ntn? Câu chuyện có ý nghĩa gì? ...Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
 GV: Trong truyện cổ tích, các nhân vật thường phải vượt qua thử thách mới được hưởng hạnh phúc.
H. TRong đời mình, TS đã trải qua những thử thách và lập những chiến công nào?
H/s thảo luận nhóm bàn -> Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
Gv kẻ bảng làm 2 cọc đưa ra đáp án đúng.
H. Mục đích chiến đấu của chàng là gì?
( Cứu dân lành, bảo vệ đất nước)
H. Nhận xét gì về những sự việc kể về những chiến công của Thạch sanh?
H. Nhận xét gì đối với những thử thách của Thạch Sanh và những chiến công của chàng ?
H. Qua những thử thách đó Thạch Sanh đã bộc lộ những đức tính đáng quý nào?
GV: Sức người kết hợp với sức thần một cách hài hoà, chặt chẽ - Cái bình dị gắn với cái phi thường. Chàng có cả tài năng và sức mạnh thần thánh..
H. Trong mqhệ với Lý Thông, Thạch Sanh tỏ ra ngờ ngệch, dại khờ,bị lừa mà không oán giận có phải TS không biết căm thù không? Vì sao?
( TS là nươì nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng)
H. Theo em những chiến công của Thạch Sanh lập được ngoài những đức tính trên còn có nguyên nhân nào nữa?
H. Trong những vũ khí, phương tiện chiến đấu của Thạch Sanh em thấy phương tiện, vũ khí nào đặc biệt nhất?
( Cây đèn thần, niêu cơm thần)
H. Theo em tiêng đàn trong truyện TS có tác dụng gì? ý nghĩa của tiếng đàn?
( Gv bình:Tiếng đàn thần như tiếng đàn người. Đó là tiếng đàn hoà bình, nhân đạo, tiếng nói của tình yêu và công lí, là phẩm chất và tâm hồn cao đẹp của Thạch Sanh...Cây đàn chỉ phát huy tác dụng khi trong tay TS. Còn trong tay cha con Vua Thuỷ Tề nó vẫn chỉ là cây đàn thường...)
H. Ngoài tiếng đàn thần còn có hình ảnh nào thần kì?
H. Em hình dung niêu cơm như thế nào?
H. ý nghĩa của hình ảnh niêu cơm?
- Gv : Chúng ta thấy h/ảnh tiếng đàn thức tỉnh nỗi nhớ quê hương,tiếng đàn kiêu gọi hoà bình. Cùng với h/ảnh tiếng đàn là miếng cơm ấm lòng mát dạ. Phải chăng đó là niêu cơm của dân thường, lòng nhân ái của ước vọng đoàn kết. Niêu cơm của tình người bao la.
H. Truyện còn có những nhân vật nào?
H. Trong truyện, Lí Thông có những hành động nào? Với những hành động đó Lí Thông đã bị trừng trị ra sao?
( Lý Thông bị trừng phạt hoá thành bọ hung.)
H. Nhận xét gì về nhân vật Lí Thông?
H. Trong truyện nếu thiếu đi nhân vật Lí Thông có được không? Vì sao?
(Tư tưởng tác phẩm sẽ thiếu trọn vẹn vì:
+ Lí Thông và Thạch sanh là 2 nv đối lập đại diện cho cái thiện, ác-> Xung đột thiện ác là nội dung cơ bản của truyện cổ tích.
+ Sự độc ác của Lí Thông càng làm cho vẻ đẹp của Thach Sanh hiện lên.
+ Lí Thông là một hình tượng nghệ thuật có tính khái quát cao: Độc ác, thâm hiểm mà không nhân vật cổ tích nào có được.) 
- GV đưa ra bảng phụ sự đối lập giữa Lí Thông và Thạch sanh:
Thạch Sanh
- Thiện
- Tốt, thật thà,chất phác
- Rộng lượng, vị tha 
Lý Thông
- ác
- Lừa lọc, gian trá
- ích kỷ, hẹp hòi
H. Ngoài 2 nhân vật, truyện còn có nhân vật nào khác?
H. Kể những chuyện có liên quan giữa công chúa với T. Sanh?
( Đại bàng cắp công chúa " T.Sanh bắn bị thương rồi bị T.Sanh giết chết cứu được công chúa và kết hôn cùng T.Sanh
Công chúa chính là nhân vật vừa đóng vai trò trong việc pt truyện, vừa pt t/cách nhân vật T.Sanh.)
H. Nêu ý nghĩa của truyện?
* Hoạt động 2:
- Gọi h.sinh đọc phần ghi nhớ: 
 (sgk – 67) 
 * Hoạt động 3:
b. Thử thách và những chiến công của Thạch Sanh:
Thử thách
+ Bị Lí Thông lừa nộp mình cho Chằn Tinh.
+ Lí Thông cướp công (lừa lần 2).
+ Bị Lí Thông lấp kín cửa hang.
+ Bị vu vạ và bị bắt hạ ngục.
Chiến công
+ Diệt Chằn Tinh.
+ Bắn Đại Bàng, tìm được hang giấu công chúa.
+ Cứu con vua Thuỷ Tề, được đàn thần.
+ Cứu công chúa khỏi câm, trừng trị Lí Thông.
+ Đánh lui quân của 18 nước chư hầu.
-> Cái bình dị gắn với cái phi thường, sức người gắn với sức thần.
- Thử thách to lớn, chiến công rực rỡ, vẻ vang và sáng ngời chính nghĩa.
- Thạch Sanh là con người thật thà, chất phác, có sức khoẻ, tài năng vô địch, dũng cảm nhân đạo. Là biểu tượng tuyệt đẹp của con người VN .
c. ý nghiã của một số chi tiết thần kỳ:
* Cây đàn thần:
 + Vạch tội Lí Thông, giải câm cho công chúa, làm mềm lòng, nhụt chí quân xâm lược
- Tiếng đàn hoà bình, nhân đạo. Là tiếng nói của tình yêu, công lí, là phẩm chất và tâm hồn của Thạch Sanh.
* Niêu cơm thần kỳ.
+ Niêu cơm nhỏ xíu nhưng ăn mãi không hết.
- Tượng chưng cho tấm lòng nhân đạo , tình yêu hoà bình của nhân dân ta.
2. Các nhân vật khác.
a. Lý Thông:
+ Lừa Thạch Sanh để cướp công (3 lần).
- Là kẻ lừa lọc, tàn nhẫn, xảo quyệt mất hết nhân tính.
b) Công chúa ( nhân vật phụ)
Công chúa vừa là người yêu, là vợ, là bạn c/đấu cũng là ân nhân của T.Sanh.
3) ý nghĩa của truyện: 
- Ngợi ca chiến công rực rỡ và p/chất cao đẹp của người anh hùng, d/sĩ dân gian.
- Thể hiện ước mơ đạo lý của ND chính nghĩa thắng gian tà, hoà bình thắng c/tranh và sống trong hoà bình yên ổn.
IV- Ghi nhớ: (Sgk – 67)
V- Luyện tập
* Bài số 2:
 - Kể d/cảm truyện 
4) Củng cố :
 H. Truyện kể về ai? Về việc gì? Qua đó nói lên ước mơ gì của ND ta?
 H. Kể ra những chi tiết kỳ ảo trong truyện? ý nghĩa của từng chi tiết đó?
5) HDH : - Về học thuộc ghi nhớ.
 - Phân tích nhân vật Thạch Sanh, Lí thông.
 - Chuẩn bị “ chữa lỗi d/ từ”

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 22 Thach sanh 2.doc