Tiết 27. Bài 6: CHỮA LỖI DÙNG TỪ
A : Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ.
- Có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
- Rèn kỹ năng dùng từ:
B: Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ: BT từ và nghĩa của từ.
- HS: Chuẩn bị theo yêu câu.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
H. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau bằng cách gạch chéo vào ô trống câu trả lời đúng.
a. Đã nghe nước chảy lên non.
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài.
b. Em đã nghe cô giáo dặn dò, đã nghe các bạn nhắc nhở, đã nghe nhiều lắm rồi:
3. Bài Mới.
* Hoạt động 1:
GV đưa ra BT: Phát hiện lỗi trong câu sau;
Ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
( Dùng sai: Bảng ).
- GV Lỗi này các em thường hay mắc. Nguyên nhân mắc lỗi ntn? Cách sửa chữa ra sao?.Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
Ngày soạn: 14.10.2006 Ngày giảng: 16.10.2006 Tiết 27. Bài 6: Chữa lỗi dùng từ A : Mục tiêu cần đạt: - Học sinh nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ. - Có ý thức dùng từ đúng nghĩa. - Rèn kỹ năng dùng từ: B: Chuẩn bị: - Gv: Bảng phụ: BT từ và nghĩa của từ. - HS: Chuẩn bị theo yêu câu. C. Hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: H. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau bằng cách gạch chéo vào ô trống câu trả lời đúng. a. Đã nghe nước chảy lên non. Đã nghe đất chuyển thành con sông dài.... b. Em đã nghe cô giáo dặn dò, đã nghe các bạn nhắc nhở, đã nghe nhiều lắm rồi: 3. Bài Mới. * Hoạt động 1: GV đưa ra BT: Phát hiện lỗi trong câu sau; Ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. ( Dùng sai: Bảng ). - GV Lỗi này các em thường hay mắc. Nguyên nhân mắc lỗi ntn? Cách sửa chữa ra sao?.....Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. * Hoạt động 2: Gv dùng bảg phụ bài tập (sgk - 75) Phát hiện lỗi – chữa lỗi. - Cho h/s đọc tong câu phát hịên lỗi. H.Tại sao dùng “ Yếu điểm” lại là sai? - Yếu điểm , điểm quan trọng. H. Phải thay "yếu điểm " bằng từ nào cho đúng? - Đọc câu b: Phát hiện từ dùng sai: H.Trong câu văn này phảit hay bằng từ nao cho đúng? ( Gv: Bầu chọn = cách biểu quyết hoặc bỏ phiếu để giao cho làm 1 chức vụ nào đấy ) H. Đọc câu c phát hiện từ dùng chưa đúng? thay bằng từ nào cho đúng? ( Gv: Chứng kiến: Trông thấy tận mắt sự việc.) H. Theo em nguyên nhân mắc lỗi trên là gì? - GV chốt lại: lỗi mắc của HS trong bài viết tập làm văn. * Hoạt động 3: - HS đọc BT-> Nêu yêu cầu của đề. - HS thảo luận nhóm 2 (2 phút). - Đại diện 3 nhóm lên trình bày kết quả. - GV bổ xung. - HS đọc BT2-> nêu yêu cầu. - HS lên bảng điền từ. - HS đọc BT 3 -> nêu yêu cầu. - HS làm độc lập. - HS nhận xét-> GV sửa chữa. - GV đọc chậm rãi, HS viết chính tả. - HS chấm chéo - GV thu 5 bài (những HS chữ xấu) để chấm. 4. Củng cố: H. Những lỗi các em hay mắc khi viết văn là gì? Cách sửa chữa? 5. HDH: - Học bài. Hoàn thiện các bài tập trong SGK và SBT. - Chuẩn bị: Luyện nói về văn kể chuyện. I. Dùng từ không đúng nghĩa: 1. Bài tập: a. Phân tích ngữ liệu: Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu sau. * Bài tập a: Lỗi: Yếu điểm Sửa: Nhược điểm(Điểm yếu) * Bài tập b: Lỗi: Đề bạt Sửa: Bầu. * Bài tập c: Lỗi: Chứng thực Sửa: Chứng kiến. b. nhận xét: Nguyên nhân mắc lỗi: Vì không hiểu nghĩa của từ. II. luyện tập: Bài tập 1(SGK-75) Gạch dưới các kết hợp từ đúng: - Bản (Tuyên ngôn). - Xán lạn (Tương lai). - Bôn ba (hải ngoại). - Thuỷ mạc (bức tranh). - Tuỳ tiện (nói năng). Bài tập 2: Điền từ. a. dùng: Khinh khỉnh. b. Dùng: Khẩn trương. c. Dùng: Băn khoăn. Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ chưa chính xác: a. Có 2 cách sửa: - Thay " cú đá" bằng "cú đấm", giữ nguyên từ "tống" - Thay "tống" bằng "tung", giữ nguyên "cú đá". b. Thay "thực thà bằng "khẩn". - Thay "bao biện" bằng "nguỵ biện" c. Thay "tinh tú" bằng "tinh tuý". -Hoặc "tinh tú" bằng "tinh hoa" Bài tập 4: Chính tả: Nghe viết: Em bé thông minh ( Từ Một hôm......Một ngày được mấy đường).
Tài liệu đính kèm: