Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 30: Văn bản: Cây bút thần

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 30: Văn bản: Cây bút thần

 Văn bản: CÂY BÚT THẦN

 (Truyện cổ tích trung quốc)

A: Mục tiêu cần đạt:

- H/s nắm được cốt truyện, hiểu nội dung, ý nghĩa và nắm được một số chi tiết nghệ thuật của truyện.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện.

- Giáo dục ý thức “ Khổ luyện thành tài”

B: Chuận bị:

- Gv bảng phụ + tranh có sẵn.

- H/s bài soạn sgk- stk.

C: Các hoạt động dạy và học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

H. Kể T2 lại chuyện “Em bé thông minh” Nêu ý nhĩa của truyện? Em có suy nghĩ gì về nhân vật em bé trong truyện?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 30: Văn bản: Cây bút thần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22.10.2006 
 Ngày giảng: 
 Tiết 30. Bài 8: 
 Văn bản: Cây bút thần
 (Truyện cổ tích trung quốc)
A: Mục tiêu cần đạt:
- H/s nắm được cốt truyện, hiểu nội dung, ý nghĩa và nắm được một số chi tiết nghệ thuật của truyện.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện.
- Giáo dục ý thức “ Khổ luyện thành tài”
B: Chuận bị: 
- Gv bảng phụ + tranh có sẵn.
- H/s bài soạn sgk- stk.
C: Các hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra: 
H. Kể T2 lại chuyện “Em bé thông minh” Nêu ý nhĩa của truyện? Em có suy nghĩ gì về nhân vật em bé trong truyện?
Bài mới:
* Hoạt động 1: Là một trong những truyện cổ tích thần kỳ, thuộc loại truyện kể về những con người thông minh, tài giỏi, “ Cây bút thần ” đã trở thành truyện bình dân TQ và VN từ bao đời nay. Câu truyện khá li kì xoay quanh số phận của Mã Lương, từ một em bé ngheo khổ đã trở thành một hoạ sĩ lừng danh với cây bút kì diệu, giúp dân diệt bọn ác. Truyện rất hấp dẫn với người đọc " Bài mới....
* Hoạt động 2:
Gv hướng dẫn đọc: Chậm rãi bình tĩnh, chú ý phân biệt lời kể và lời một số nhân vật trọng truyện.
- Gv đọc một đoạn " H/s đọc nối tiếp Gv nhận xét.
- Một h/s kể lại truyện .
- H/s tìm hiểu chú thích: Lưu ý chú thích: 1,3,4,7,8.(sgk – 83,84)
H. Nêu nghĩa của các từ? Dốc lòng, huyền ráo, khẳng khái.
H. Truyện có những sự việc chính nào? Mỗi sự việc ứng với phần nào của truyện?
- HS thảo luận nhóm bàn (1 phút).
- Đại diện nhóm trình bày " Gv treo đáp án đúng.
* Gv tích hợp với TLV...
H. Truyện kể về ai? Về việc gì? Qua đó nói lên điều gì?
(Kể về Mã Lương, về việc Mã Lương có cây bút thần. Qua đó ca ngợi sức mạnh nhân vật và tài năng của người nghệ sĩ trong cuộc đâu tranh chống cái ác, phụng sự nhân dân) 
H. Trong truyện nhân vật nào là chính? (Mã Lương) 
H. Nhân vật T. tâm này gắn với hình tượng nào xuyên xuốt câu truyện?
( Cây bút thần)
- Vậy câu truyện Mã Lương với cây bút thần được t/giả mtả ntn? cụ thể ra sao? " chuyển phần III
- HS theo dõi đoạn 1(sgk- 80)
H. Hoàn cảnh sống của Mã Lươngcó gì đặc biệt?
H. H/ cảnh ấy có điểm gì giống các nhân vật khác trong truyện cổ tích?
( Mồ coi cha, mẹ,nghèo khổ...)
H. Cây bút thần đến với Mã Lương trong h/cảnh nào?
H. Em có nhận xét gì về chi tiết này?
H. Qua những chi tiết trên em có nhận xét gì về nhân vật Mã Lương?
- Gv: Đây là mô típ quen thuộc trong truyện cổ tích?
H. Tại sao cụ già không ban cho Mã Lương cây bút ngay từ đầu hoặc ngay sau khi thầy giáo đuổi khỏi trường?
 - HS hoạt động nhóm bàn.
( Kđịnh tài năng là do sự kiên trì, rèn luyện mà có)
H. Tgiả dân gian X.D hình ảnh ông tiên cho Mã Lương cây bút thần mà không phải người thường cho, chi tiết này có ý nghĩa ntn?
( Cây bút thần là ước mơ đời đời của người dân lao động, tô đậm, thần kỳ hoá tài vẽ của Mã Lương đó là phần thưởng xứng đáng cho em. ( Là phương tiện để em phát triển tài năng)
H. Tài năng của Mã Lương do sự cần cù mà có hãy tìm câu thành ngữ nói về nội dung này?
- Có trí thì nên; Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Gv: Rõ ràng con người có khả năng kì diệu, sánh ngang cùng tạo hoá. Mã Lương đã khổ luyện thành tài, em đã sử dụng cái tài đó cùng cây bút ra sao giờ sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.
 I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc và kể :
2.Tìm hiểu chú thích:
II. Bố cục: Ba phần
- Phần 1: (Mở Truyện).
Giới thiệu ML và h/cảnh sống của em.
- Phần 2: ( Thân truyện)
+ Mã Lương dốc lòng học vẽ, được thần thưởng cho bút thần .
+ Mã Lương đem tài năng phục vụ nhân dân.
+ Mã Lương dùng bút thần trừng trị địa chủ và vua.
- Phần 3: ( Kết truyện) 
 Mã Lương trở về và và vẽ phục vụ nhân dân.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Hình tượng Mã Lương với cây bút thần.
a, H/cảnh sống của Mã Lương.
+ Mã Lương mồ côi cha mẹ,ngheo khổ, chặt củi cắt cỏ kiếm ăn qua ngày. 
+ Ham học vẽ, mơ ước có cây bút.
+ Mã Lương m ơ được cụ già thưởng cho cây bút bằng vàng lấp lánh.
 Giấc mơ tan cây bút vẫn trong tay .
" Chi tiết kỳ lạ thú vị.
- Mã Lương là em bé nghèo khổ, ham học, cần cù, giầu nghị lực, đầy ước mơ.
Củng cố: -
- Gv hệ thống bài.
- HS kể tóm tắt truyện.
HDH: 
Nắm cốt truyện, kể bằng lời của mình.
Soạn tiếp phần còn lại.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 30 cay but than 1.doc