Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 51: Treo biển lợn cưới áo mới

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 51: Treo biển lợn cưới áo mới

 A. Mục tiêu cần đạt :

- H.sinh hiểu được : thế nào là truyện cười , nội dung ý nghĩa nghệ thuật gây cười trong hai tryuện : Treo biển và Lợn cưới áo mới,kể lại được truyện.

- Rèn kỹ năng đọc ,kể , phân tích truyện cười.

- Giáo dục lòng say mê cảm thụ văn học.

B. Các hoạt động dạy và học :

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra:

 H. Kể tóm tắt truyện Chân, tay, tai, mắt, miệng, em rút ra bài học gì qua truyện?

 H. Em hiểu thế nào là truyện cười.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 51: Treo biển lợn cưới áo mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26.11.2006
Ngày giảng : 
Tiết 51 : Văn bản : treo biển 
Hướng dẫn đọc thêm: lợn cưới áo mới
 A. Mục tiêu cần đạt :
- H.sinh hiểu được : thế nào là truyện cười , nội dung ý nghĩa nghệ thuật gây cười trong hai tryuện : Treo biển và Lợn cưới áo mới,kể lại được truyện.
- Rèn kỹ năng đọc ,kể , phân tích truyện cười. 
- Giáo dục lòng say mê cảm thụ văn học. 
B. Các hoạt động dạy và học :
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
 H. Kể tóm tắt truyện Chân, tay, tai, mắt, miệng, em rút ra bài học gì qua truyện?
 H. Em hiểu thế nào là truyện cười.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Bên cạnh những câu truyện cổ tích li kì, huyền ảo, những lời khuyên răn, bài học thấm thía ta còn thấy trong văn học dân gian còn có những tiếng cười vui vẻ, sảng khoái, hay những tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu cảnh tỉnh người đời thể hiển rõ qua truyện cười. Đó là bài học ta sẽ nghiên cứu ngày hôm nay.
* Hoạt động 2: 
- Gv hướng dẫn đọc : Giọng đọc nhẹ nhàng pha chút dí dỏm, chú ý nhấn giọng khi nói về các ý kiến và hoạt động của nhà hàng.
- Đọc mẫu h/s đọc " 2 h/s đọc; 1h/s kể.
H. Em hiểu thế nào là truyện cười?
Gv: Là truyện kể về những hành động đáng cười. Mục đích tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán.
 Yếu tố quan trọng trong truyện là điều kiện để có cái cười.
H. Em hiểu ntn về từ biển trong trường hợp treo biển? Từ biển còn có nghĩa nào khác? 
(- Phiến gỗ mỏng , tấm sắt, gỗ.... trên có chữ viết hình vẽ, đặt ở chỗ mọi người rễ thấy.
- Vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt trái đất.)
Gv Nhấn mạnh:
- H.tượng dáng cười ( H.tượng có t/c ngược đời)
- Cái cười( Do H.tượng đáng cười gây ra)
- Đặc điểm của truyện cười ( Ngắn nhưng có kết cấu nhân vật, ngôn ngữ đều gây cười)
H. Truyện có mấy nhân vật ? Ai là nhân vật chính?
H. Truyện tập chung vào vấn đề nào?
( Việc treo biển bán cá của nhà hàng)
H. Nội dung tấm biển nhà hàng cá ntn?
H. Tấm biển thông báo những thông tin gì? 
H. Yếu tố nào bổ sung cho vị từ “ bán” ( Cá tươi)
H. Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố trên thì tấm biển có ý nghiã gì không? Nhận xét về nội dung tấm biển)
H. Nhà hàng treo biển với mục đích gì?
( Mđích hợp với lẽ thường, với tự nhiên)
H. Theo em tấm biển như vậy có đáng cười không? Vì sao?
 ( Không,vì Nó hợp với tự nhiên)
H. Vậy cái đáng cười được nẩy sinh khi nào?
H. Có mấy ý kiến góp ý về nội dung tấm biển ?
H. Theo em có 4 ý kiến trên có chỗ nào hợp lí và chỗ nào không hợp lí.?
(+ ý kiến 1: Bỏ chữ “ tươi” " không hợp lí vì mất đi sự khảng định về chất lượng.
+ ý kiến 2: Bỏ chữ “ ở đây” " hợp lí vì không cần thiết .
+ ý kiến 3: Bỏ chữ “ Có bán” " không hợp lí vì nội dung biển xẽ tối nghĩa.
+ ý kiến 4: ỏ chữ “ Cá” " Cất biển . Không hợp lý.)
Gv chốt : Như vậy các ý kiến nhận xét sự “ Thưà” của cấc yếu tố nội dung tấm biển.
H. Nhận xét thái độ góp ý của 4 người khách?
Gv: Người khách 1,2,3 : Thái độ đùa cợt ( Cười bảo bắt bẻ từng chữ)
- Người khách 4: Là người hàng xóm, có vẻ thành thật hơn.
H. Trước những lời góp ý của khách ông chủ nhà hàng đã phản ứng ntn?
GV: Đối tượng gây cười đã tạo ra caí cười trái với lẽ tự nhiên ( Hành động cất biển đi)
H. Nêu nhận xét về n.thuật kể truyện?
H. Việc cất biển của ông chủ gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật này?
H. Nếu em là chủ hàng cá, em sẽ tiếp thu ntn? “ Bán cá tươi”
H. Theo em truyện gây cười ở chỗ nào? ( Ông chủ ba phải, dễ dãi, cái hợp với lẽ tự nhiên được thay bằng cái trái tự nhiên)
 H. Qua ND câu truyện em hãy cho biết truyện có ý nghĩa gì? ( Truyện muốn khuyên điều gì)
H. Hãy nêu nội dung chính của bài.
( ND của ghi nhớ)
- H/s đọc lại phần ghi nhớ ( sgk - 125)
* Hoạt động 4:
H. Nếu là em em hãy sử lí ntn khi các khách hàng góp ý?
- Giải thích rõ vai trò của từng yếu tố .
H. Truyện đã tạo ra những tiếng cười nào?
 ( Tiếng cười chế giễu, phê phán nhẹ nhàng.)
 Văn bản 1: Treo biển.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích .
1. Đọc.
2. Tìm hiẻu chú thích.
- Khái niệm truyện cười. ( sgk - 124)
- Có 2 loại truyện cười.
+Thiên về ý nghĩa mua vui ( hài hước)
+ Thiên về đả kích, phê phán, châm biếm.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Câu truyện về cái biển của ông chủ hàng cá.
 Tấm biển nhà hàng cá .
“ ở đây có bán cá tưoi”
+ ở đây : Thông báo địa điểm của cửa hàng .( Thành ngữ.)
+ Có bán : Thông báo hành động bán (Công việc) của nhà hàng.(Vị ngữ chỉ hành động.)
+ Cá: Thông báo mặt hàng được bán (DT).
+ Tươi: Thông báo chất lượng mặt hàng (TT).
- Nội dung tấm biển rõ ràng, đủ ý.
+ Mục đích treo biển : Quảng cáo sản phẩm , bán được nhiều hàng.
+ Khách hàng góp ý : 4 ý kiến 
Bỏ chữ “Tươi”.
Bỏ chữ “ ở đây”
Bỏ chữ “ Có bán”
-Bỏ chữ “ Cá”
- Khách hàng góp ý về nội dung tấm biển theo kiểu bắt bẻ, góp ý cho vui miệng.
+ Ông chủ nhà hàng : Cất biển đi.
NThuật kể chuyện hấp dẫn, kịch tính truyện tăng tiến tạo tiếng cười vui vẻ hài hước.
- Ông chủ nhà hàng tiếp thu ý kiến như một cái máy, không có lập trường, thiếu bản lĩnh , trỏ thành trò cười cho thiên hạ.
2. ý nghĩa của truyện: 
- Giáo dục mọi người cần giữ vững lập trường quan điểm của mình, tự tin, thận trọng khi quyết định mọi việc.
3. Ghi nhớ ( sgk - 125)
IV. Luyện tập:
Văn bản 2: Hướng dẫn đọc thêm: 
 Lợn cưới - áo mới
-Gv hướng dẫn đọc " Đọc mẫu.
- H/s đọc " Nhận xét sửa sai.
- 1 h/s kể lại văn bản.
H. Từ “ Tất tưởi” được giải nghĩa bằng cách nào?
 (Đưa ra rừ đồng nghĩa.)
H. Theo em từ này nêu lên hành động hay đặc điểm của người, vật ?
" TT là gì? xẽ học sau .
H. Tìm DT trong nhan đề truyện ?
( Lợn, áo " DT.)
H. Truyện có những nhân vật nào? kể về việc gì?
H. Tìm những chi tiết nói về anh có áo mới?
+ May được áo mới " Mặc ngay.
+ Đứng ra cửa ngóng chờ người khen.
+ Chờ từ sáng đến chiều không ai hỏi " sốt ruột.
 ( Từ háo hức đến bực mình)
+ Vớ được anh tìm lợn đi qua, giơ vạt áo ra bảo: từ luc tôi mặc cái áo mới này ....không thấy con lợn nào chạy qua đây. 
 Cách khoe lố bịch gây cười. ( mang tính
H. Khi đứng chờ người khen , Anh ta có tâm trạng ntn?
(Lhệ : “ Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”)
H. Trong lúc tức tối, anh ta gặp ai? có hành động ntn?
H. Lẽ ra anh ta phải trả lời ntn?
H. Nhận xét về điệu bộ, cử chỉ đó?
H. Anh khoe áo có phù hợp với tâm lý của người thường không? vì sao? 
( Giá trị của cái áo nhỏ bé, tầm thường " không phù hợp với người lớn, trái với tự nhiên tạo ra cái cười).
H. Qua câu truyện về anh có áo mới, em có nhận xét gì về anh ta?
H. Anh tìm lợn hỏi anh có áo mới ntn?
+ Hỏi “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy...”
 Từ Cưới không thích hợp là không tin không cần thiết.
 Kết thúc truyện bất ngờ.
 N.thuật tạo tình huống gây cười, cách dẫn truyện khéo léo, tạo cái cười.
H. Trong câu hỏi của anh có thừa từ nào không ?
H. Từ Cưới trong trường hợp này có thích hợp không? Có là thông tin cần thiết không?
H. Vì sao anh ta cố hỏi thừa như vậy? 
( Muốn khoe về mình " Hóm hỉnh đến mức lố bịch.)
H. Nêu nhận xét về cách kết thúc truyện 
H. Tác giả dân gian dùng nghệ thuật gì để tạo tiếng cười?
H. Qua lời hỏi trên em có suy nghĩ ntn về anh đi tìm lợn ?
H. Trong 2 cách khoe trên, cách nào lố bịch đáng cười hơn ? 
( Cả 2 cách đều đáng cười, cách 1 lố bịch hơn.)
Gv: anh ta đang trong tâm trạng tiếc của hốt hoảng chạy ngược chạy xuôi tìm. Vậy mà trong lời hỏi thăm anh ta cũng phải khoe cho bằng được đám cưới của mình.
GV: “ Lợn cưới” >< “ áo mới” " Là nghệ thuật đối xứng, phóng đại " tạo tiếng cười xen lẫn sự chế giễu phê phán nhẹ nhàng. 
H. Nêu ý nghĩa của truyện?
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Câu truyện về anh khoe áo văn tự sự anh khoe lợn.
a. Anh có áo mới.
- Anh áo mới thích khoe của luôn muốn được người khác biết đến mình để được nhận lời khen, ca ngợi .
b. Anh tìm lợn.
- Anh tìm lợn Là người thích khoe khoang đến lố bịch về sự sang trọng, linh đình trong tiệc cưới.
2. ý nghĩa của truyện:.
Phê phán tính khoe của, làm trò cười cho thiên hạ.
III. Luyện tập: - 
Kể diễn cảm lại truyện
4. Củng cố:
H. Nhắc lại định nghĩa truyện cười.
H. Cái cười trong hai truyện trên là gì?
5. HDH:
Học phân tích, kể lại truyện, ý nghĩa của truyện?
Cbị “ Số từ và lượng từ”

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 51 treo bang - lon cuoi ao moi.doc