Tiết 53. Bài 12: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A: Mục tiêu cần đạt:
- Hướng dẫn h/s tìm hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng, hiểu được vai trò của tượng tượng trong văn tự sự.
- Rèn luyện cho h/s kĩ năng kể chuyện tưởng tượng.
B: Chuẩn bị:
- Thầy: Bài soạn + bảng phụ sách tham khảo.
- Trò: sgk + Vở ghi + vở soạn.
C: Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
H. Em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường? Yêu cầu chung khi làm thể loại này
Định hướng trả lời: Là kể về những sự việc, nhân vật trong cuộc sống thực tế xung quanh
Người kể phải tôn trong người thật, việc thật, song cần lựa chọn sự việc tiêu biểu để kể.
Ngày soạn: 27.11.2006 Ngỳa dạy: Tiết 53. Bài 12: Kể chuyện tưởng tượng A: Mục tiêu cần đạt: - Hướng dẫn h/s tìm hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng, hiểu được vai trò của tượng tượng trong văn tự sự. - Rèn luyện cho h/s kĩ năng kể chuyện tưởng tượng. B: Chuẩn bị: Thầy: Bài soạn + bảng phụ sách tham khảo. Trò: sgk + Vở ghi + vở soạn. C: Hoạt động dạy và học. ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. H. Em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường? Yêu cầu chung khi làm thể loại này Định hướng trả lời: Là kể về những sự việc, nhân vật trong cuộc sống thực tế xung quanh Người kể phải tôn trong người thật, việc thật, song cần lựa chọn sự việc tiêu biểu để kể. Bài mới. * Hoạt động 1: Các em đã được tìm hiểu và thực hành những cách thức tự sự như kể lại câu chuyện có sẵn trong sách hay trong đời sống ( những chuyện có thật). Vậy kể chuyện tưởng tượng là gì? yếu tố quan trọng khi kể chuyện tưởng tượng là gì? chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. * Hoạt động 2: - HS Đọc bài tập 1? H. Hãy tóm tắt lại chuyện “ Chân, tay, tai, mắt, miệng”? - HS tóm tắt đủ các sự việc chính sau. + Chân, tay, tai, mắt, miệng, sống hoà thuận. + Chân, tay, tai, mắt, miệng nhận thấy: Miệng chỉ ăn không ngồi rồi còn họ thì làm lụng vất vả. + Chân, tay, tai, mắt quyết định chống lại miệng. + Tất cả đều bị tê liệt " nhận ra sai lầm đến nhà miệng tìm thức ăn cho Lão. Tất cả đã dần tỉnh lại " cả bọn lại sống hoà thuận. H. Trong chuyện tác giả dân gian tưởng tượng ra những gì? H. Chi tiết nào tác giả kể dựa vào sự thật. H. Chi tiết nào tác giả tưởng tương ra? H. Cách tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? - Đọc truyện “ Lục súc tranh công” H. Trong truyện tác giả tưởng tượng ra những gì ? H. Sự tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào? H. Cách tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ? ( Thể hiện tư tưởng gì) Gv chốt : Cách kể chuyện như 2 bài tập trên là kể chuyện bằng trí tương tượng sáng tạo. H. Em hiểu thế nào là kể truyện tưởng tượng ? (không sao chép, kể lại câu chuyện có sẵn trong sách hay trong đời sống mà biết dùng trí tưởng tượng để kể một truyện sáng tạo.) - GV chốt kiến thức: - HS đọc ghi nhớ " Gv chốt lại ND. - Cho h/s đọc lại truyện “ Giấc mơ trò truyện với Lang Liễu ” H. Truyện tưởng những gì? H. Sự tưởng tượng đó dựa trên sự thật nào? H. Mục đích ( ý nghĩa) của sự tưởng trượng ấy? Yêu cầu lập dàn ý cho đề 2 – sgk 154. (Thảo luận nhóm 6 – 5 phút) Nhóm 1,2 "MBài. Nhóm 3,4 " TBài Nhóm 5,6 " KBài. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - HS nhạn xét -> GV chốt lại KT I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng. 1. Bài tập: a. Bài tập 1: * Nhận xét. - Chi tiết tưởng tượng. + Các bộ phận của cơ thể người thành những nhân vật riêng biệt gọi là: Bác, cô, cậu, Lão. + Chân, tay, tai, mắt chống lại miệng song tất cả cũng hiểu ra là sống hoà thuận như cũ. - Sự thật : Chức năng của các bộ phận cơ thể người ( Nhờ ăn mới khoẻ mạnh) - Tưởng tượng : Các bộ phận biết tị nạnh, nhận ra, hoà thuận . - Mục đích : Làm nổi bật một sự thật ( Trong XH mọi người phải lương tựa vào nhau không thể tách rời để tồn tại và phát triển) b. Bài tập 2: Tìm hiểu truyện “ Lục súc tranh công” * Nhận xét: ( sgk - 130) - Tưởng tượng: Sáu con vật biết nói như người, kể công, kể khổ. - Dựa trên sự thật cuộc sống và công việc của mỗi giống vật. - Mục đích ( ý nghĩa) + Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau. II. Ghi nhớ ( sgk - 133) III. Luyện tập. 1. Bài tập 1: Tìm hiểu truyện “ Giấc mơ trò chuyện với lang Liêu” ( sgk - 132) - Tưởng tượng : + Mơ gặp Lang Liêu, Lang Liêu đi thăm dân nấu bánh chưng, Em hỏi Lang Liêu, Lang Liêu trả lời. - Sự thật: tục làm bánh chưng ngày tết nguyên đán. - MĐích : Hiểu thêm về truyền thuyết Lang Liêu ca ngợi nét văn hoá dân tộc Việt Nam. 2. Bài số 2: - Tìm ý và lập dàn ý cho các đề bài : - Đề 2: * Mở Bài: - Hoàn cảnh có giấc mơ gặp Thánh Gióng. * Thân Bài: - Hình dáng TGióng. - Trò truyện với TGióng. - Lời khuyên bảo của Gióng. * Kết Bài: - Suy nghĩ của em vè cuộc trò truyện. Củng cố: H. Thế nào là kể chuyện tưởng tượng. Cách kể chuyện tưởng tượng. Vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự. HDH: Về học bài + Hoàn thành các đề bài trang 134. CBị ôn tập truyện dân gian, trả lời các câu hỏi trong sgk.
Tài liệu đính kèm: