Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 59: Hướng dẫn đọc thêm: văn bản: Con hổ có nghĩa

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 59: Hướng dẫn đọc thêm: văn bản: Con hổ có nghĩa

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Học sinh hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện :con hổ có nghĩa. Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại. HS kể được truyện.

-Rèn luyện kỹ năng kể truyện sáng tạo.

-Giáo duc long biết ơn đó là phẩm chất cao đẹp của con người.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY VÀ HỌC.

 1. ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra:

 H. Giữa truyện cười và truyện ngụ ngô có đặc điểm gì giống và khác nhau? Cho ví dụ cụ thể?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 59: Hướng dẫn đọc thêm: văn bản: Con hổ có nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13.12.2006
Ngày giảng: 15.12.2006 
Bài 14: Tiết 59: Hướng dẫn đọc thêm:
 Văn Bản: con hổ có nghĩa
(Truyện trung đại Việt Nam)
A. Mục tiêu bài học:
 - Học sinh hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện :con hổ có nghĩa. Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại. HS kể được truyện.
-Rèn luyện kỹ năng kể truyện sáng tạo.
-Giáo duc long biết ơn đó là phẩm chất cao đẹp của con người.
B. các hoạt động day và học.
 1. ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra:
 H. Giữa truyện cười và truyện ngụ ngô có đặc điểm gì giống và khác nhau? Cho ví dụ cụ thể?
3. Bài mới: ---
* Hoạt động 1:
Tục ngữ có câu:"Cứu vật, vật trả ơn,cứu nhân, nhân trả nghĩa" Câu tục ngữ đề cao đạo lý làm người đó là biết ơn và nhớ ơn.
 Đạo lý đó được nêu ra rất rõ trong truyện :"con hổ có nghĩa".
* Hoạt động 2: 
GV hướng dẫn HS đọc thêm.
- GV hướng dẫn đọc.
- HS đọc từng câu chuyện nhỏ.
- HS kể lại truyện.
-GV giới thiệu về Vũ Trinh
Truyện có mấy câu chuyện nhỏ, hãy kể từng câu chuyện.
H. Văn bản được goi là chuyện, vì sao?( Viết theo thể loại nào? Yếu tố nào cấu thành văn bản)
- Văn bản là truyện trung đại.
- Thảo luận các chú thích: nghĩa,mỗ.
H. Các truyện nhỏ trong văn bản là gì.
H. Văn bản đề cập đến vấn đề gì?
- Chủ đề: Đền ơn đáp nghĩa.
- Hai truyện nhỏ:
+ Truyện con Hổ và bà đỡ Trần.
+ Truyện con Hổ và bác Tiều Mỗ ở Lạng Sơn.
H. Văn bản thuộc thể văn gì.
 ( Kể truyện tưởng tượng)
H. Truyện có thể chia mấy phần.
H. Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? Nhân vật nào là phụ.
H. Truyện giới thiệu bà đỡ Trần ntn? Bà làm nghề gì? Nhận xét nghề của bà.
+ Bà đỡ trần : Quê ở Đông Triều - Quảng Ninh làm nghề "đỡ đẻ " -> Giới thiệu cụ thể, đơn giản.
H. Lần đỡ đẻ này của bà Trần có gì khác thường, kỳ lạ.
+ Có tiếng gõ cửa, con Hổ lao tới cõng bà đi, dung chân rẽ lối -> Chi tiết tưởng tượng, hư cấu.
H. Em có nhận xét gì về cách " Hổ " mời bà đỡ Trần đi đỡ đẻ ? Vì sao ông Hổ lại làm như vậy.
H. Khi đua bà đỡ Trần về tới nơi (hang)
Hổ đực đã làm gì.
+ Thả bà xuống. Cầm tay bà Trần, nhìn Hổ cái, nhỏ nước mắt...
H. Bà Trần đã lầm gì để giúp đỡ vợ chồng Hổ.
+Bà hòa thuốc, xoa bóp bụng Hổ. Lát sau Hổ đẻ được .
H. Em nhận xét gì về tấm lòng bà đỡ Trần.
H. Với tấm lòng nhân hậu của bà, Hổ đã đền đáp công ơn của bà ntn.
+ Quỳ xuống .........
+ Tặng bà 10 lạng bạc, cứu bà trong lùc đói kém, lưu luyến ... cúi đầu vẫy đuôi ..... gầm lên 1 tiếng ...
H. ở đoạn này tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì.
-> Biện pháp nhân cách hóa.
H. Em có nhận xét gì về hành động của con Hổ.
H. Ngoài truyện con Hổ với bà đỡ Trần, tác giả còn kể chuyện gì về Hổ.
H. Nhân vật bác Tiều được giới thiệu ntn.
+ Bác Tiều Mỗ -> Tên phiếm chỉ, làm nghề kiếm củi.
H. Đang bổ củi bác nhìn thấy gì? Bác cứu Hổ ntn.
+ Nhìn thấy Hổ gặp nạn : Hóc xương, nhảy lên,vật xuống....lấy tay móc họng...-> Tình thế tuyệt vọng.
+ Bác trèo lên cây... ra điều kiện ....Bác thò tay vào cổ họng móc chiếc xương bò ra.
H. Em nhận xét gì về Bác Tiều và hoạt động của Bác.
H. Con Hổ đã đền ơn đáp nghĩa với bác Tiều ntn.
+ Kiếm được miếng gì ngon Hổ đem biếu bác Tiều. Khi bác mất Hổ đến trước mộ nhảy nhót lấy đầu húc vào quan tài ... gầm lên.... đem dê lợn để nhớ ngày giỗ...
H. Em có nhận xét gì về hành động của con Hổ và nghệ thuật kể truyện?
-> Biện pháp nhân hóa, tưởng tượng.
H. Em so sánh mức độ thể hiện cái nghĩa của hai con Hổ.
( Con Hổ trong câu truyện 1: Đền ơn 1 lần là song.
Con Hổ trong câu truyện 2: Đền ơn Mãi mãi, găn bó với ân nhân khi còn sống và đến khi ân nhân đã mất ->Sự gắn bó bền vững, thủy chung, cảm động )
H. Nhận xét về cách kể? Tác dụng.
( Kể theo trình tự thời gian, cốt chuyện giản dị, lời kể mộc mạc, làm rõ tính chất ngụ ngộn, ý nghĩa giáo huấn. Trí tưởng tượng phong phú -> Truyện hấp dẫn, người đọc tin là chuyện có thật)
H. Truyện thuộc loai truyện gì?Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện chủ đề? Truyện đề cao vấn đề gì.
- HS đọc ghi nhớ.
- GV hướng dẫn HS luyện tập.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích :
 1.Đọc và kể:
- Vũ Trinh( 1759 - 1828 ) Quê : Xuân Lang- Lang Tài - Trấn Kinh Bắc ( Bắc Ninh) đỗ hương cống( cử nhân ) 17 tuổi làm quan dưới triều Lê - Nguyễn 
 2. Tìm hiểu chú thích:
- Truyện trung đại :
+ Xuất hiện từ thế kỷ X ->TK XIX.
+ Viết theo thể văn xuôi chữ Hán .
+ Nội dung chủ yếu : Kể việc ( gần với thể ký, lịch sử ).
+ Cốt truyện đơn giản, mang ý nghĩa giáo huấn. Nhân vật được thể hiện qua những hành động, ít nội tâm.
II. Bố cục:
- Bố cục: Gồm hai truyện nhỏ.
III. Tìm hiểu văn bản
1.Truyện con Hổ và bà đỡ Trần:
- Con Hổ đón rước bà đỡ Trần bằng cử chỉ, hành động " Theo kiểu Hổ " bảo vệ giữ gìn bà đỡ như vật báu.
- Bà đỡ Trần có tấm lòng nhân hậu, bà đã đối sử với Hổ như với con người.
- Con Hổ biết ăn ở có tình có nghĩa với người thân, với ân nhân của mình.
2. Truyện con Hổ với bác Tiều Mỗ ( ở Lạng Sơn )
- Hổ đền đáp công ơn và mong muốn gắn bó tình nghĩa của bác tiều.
IV. Ghi nhớ: SGK Tr 94.
V. Luyện Tập
 4. Củng cố:
 - Đọc " Bia con chó vá ".
 ? Phần vă bản noi lên vấn đề.
 5. Hướng dẫn học: 
- Nắm nội dung bài.
 - Chuẩn bị động từ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 59 Con ho co nghia.doc