Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 79: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 79: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Tiết 79. QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ

NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

A/ Mục tiêu cần đạt

- Cho học sinh thấy được vai trò, tác dụng của việc quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn bản miêu tả

- Bước đầu hình thành kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét khi miêu tả

- Nhận diện và vận dụng những thao tác cơ bản trên trong đọc và viết bài văn miêu tả.

B. Chuẩn bị:

- GV: Bài soạn, SGK, một số đoạn văn miêu tả đặc sắc.

- HS: Chuẩn bị bài.

B/ Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 79: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 23.1.2007
Giảng: 25 và 26.1.2007
Tiết 79. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và 
nhận xét trong văn miêu tả
A/ Mục tiêu cần đạt
- Cho học sinh thấy được vai trò, tác dụng của việc quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn bản miêu tả
- Bước đầu hình thành kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét khi miêu tả
- Nhận diện và vận dụng những thao tác cơ bản trên trong đọc và viết bài văn miêu tả.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bài soạn, SGK, một số đoạn văn miêu tả đặc sắc.
- HS: Chuẩn bị bài.
B/ Các hoạt động dạy và học
ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
* Hoạt động 1:
 Để viết được một bài văn miêu tả hay chúng ta cần phải nhiều thao tác và nhiều điều kiện nhưng thao tác đầu tiên để làm bài văn miêu tả đó là quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét đối tượng được tả, cần tả. Vậy quan sát tưởng tượng như thế nào? Thao tác này cần làm ra sao?
* Hoạt động 2:
H. Em hiểu quan sát là gì?
(nhìn, nghe, ngửi, sờ, chạmbằng các giác quan mắt, mũi, tai)
H. Tưởng tượng là gì? 
(Hình dung ra cái chưa có)
H. So sánh là làm như thế nào?
(Dùng cái đã biết để làm nổi bật lên cái chưa biết)
H. Nhận xét là gì?
 (Đánh giá, khen, chê)
- Học sinh đọc bài tập nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm bàn:
+ Tổ 1: Đoạn văn 1.
+ Tổ 2: Đoạn văn 2.
+ Tổ 3: Đoạn văn 3.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
H. Mỗi đoạn văn trên giúp cho em hình dung ra những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả ? 
H. Những đặc điểm nổi bật đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào? 
H. Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh? Trong mỗi đoạn, sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc đáo?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từng đoạn văn.
H. Để tả được như trên người viết cần có những năng lực cơ bản nào? (Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xétcần sâu sắc, dồi dài và tinh tế
H. Các kĩ năng quan sát, tưởng tượng so sánh ở trên có gì đặc sắc? 
(Quan sát kĩ có năng lực liên tưởng, tưởng tượng phong phú)
- Học sinh đọc đoạn văn của Đoàn Giỏi (SGK – 28)
H. Đoạn văn này so với đoạn văn ở bài tập 1 đã được bỏ đi những từ nào? 
(Những chữ bị bỏ là những động từ, tính từ, những từ so sánh, liên tưởng,tưởng tượng -> làm cho đoạn văn trở lên khô khan.)
H. Qua việc phân tích bài tập cho biết: Muốn miêu tả được trước hết ta phải làm gì? Nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh để làm gì?
- Học sinh đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3:
- Học sinh đọc bài tập -> nêu yêu cầu.
- HS làm bài tập vào vở.
- Một HS lên bảng làm.
H. Đoạn văn tả cảnh gì? Vì sao em biết
H. Tác giả đã lựa chọn những chi tiết hình ảnh tiêu biểu nào?
I. Quan sát, tưởng tưởng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
1. Bài tập
2. Nhận xét
* Đoạn 1:
- Tả chàng Dế Choắt gầy gò, ốm,đáng thương
- Thể hiện qua các từ ngữ : gầy gò, lêu nghêu, lè bè, nặng nề, ngơ ngơ, ngác ngác.
- Các câu văn có sự liên tưởng, tưởng tượng so sánh.
+ Như gã nghiện thuốc phiện
+ Như người cởi trần mặc áo Gilê
* Đoạn 2: 
- Tả cảnh đẹp thơ mộng hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
- Các từ ngữ, hình ảnh:
+ Bủa giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh, rì rào, bất tận, mênh mông, ầm ầm 
- Các hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng, so sánh:
+ Như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch, như dãy trường thành vô tận.
* Đoạn 3
- Tả cảnh mùa xuân tươi đẹp, vui náo nức
- Các từ ngữ, hình ảnh: Chim ríu rít, cây gạo thắp đèn khổng lò, ngàn hoa lửa, ngàn búp nõn , hàng ngàn ánh nến trong xanh
3. Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Tả cảnh Hồ Gươm : “ Cầu bắc từ bờ ra đều giữa tháp rùa
(Chỉ có Hồ Gươm mới có)
- Những từ ngữ
+ Gương bầu dục
+ Nến cong cong
+ Cổ kính
+ Xám xịt
+ Xanh um
4. Củng cố
- GV hệ thống bài giảng
5. Hướng dẫn học
- Học ghi nhớ
- Làm bài tập 4 ( trang 8)
- Chuẩn bị tiếp các bài tập còn lại

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 79 quan sat tuong tuong so sanh va nhan xet trong van mieu ta.doc